intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở khu vực nông thôn Hà Nội. Đánh giá hiệu quả của việc phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp chủ yếu, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nhằm phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ THANH HƢỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ THANH HƢỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ CAO ĐOÀN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Cao Đoàn. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2016 Tác giả Lê Thị Thanh Hƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đƣợc các thầy cô giáo và cán bộ, nhân viên nhà trƣờng giúp đỡ rất nhiệt tình. Với những kiến thức đã đƣợc học tại trƣờng và theo mong muốn nghiên cứu, cùng với tình hình thực tiễn đặt ra, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo và đặc biệt là PGS.TS. Lê Cao Đoàn, ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn còn có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý, của thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2016 Tác giả Lê Thị Thanh Hƣờng
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THƢ̣C TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI .......................4 1.1. Tổ ng quan tiǹ h hiǹ h nghiên cƣ́u ......................................................................4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu.........................................................................4 1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu............................................8 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại ...................................................8 1.2.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại .............................................8 1.2.2. Những nội dung chủ yếu của phát triển KTTT ........................................13 1.2.3. Những loại hình trang trại phổ biến ở Việt Nam .....................................15 1.2.4. Những cơ sở và điều kiện cần thiết cho sự phát triển của kinh tế trang trại ......................................................................................................................18 1.2.5 Những tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại ...................25 1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ..................................27 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển trang trại kinh doanh tổng hợp ở Sơn La ..........27 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ ...................27 1.3.3. Mô hình chăn nuôi một số loại gia súc ở Quảng Nam ............................28 1.3.4. Chính sách phát triển trang trại vùng cây ăn quả ở tỉnh Bắc Giang ......29 1.3.5. Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ................................................................................................................30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................32 2.1. Phƣơng pháp luận của đề tài phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ..........................................................................................................32 2.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng .................................................................32
  6. 2.1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử ........................................................................33 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài .............................................33 2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ...................................................33 2.2.2. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp .................................35 2.2.3. Phương pháp logic – lịch sử ....................................................................36 2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp ...................38 2.2.5. Phương pháp thu thập và xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp ..................39 2.2.6. Phương pháp thống kê .............................................................................40 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010- 2015 ...................................41 3.1. Những điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại ...................................................................................41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ở Hà Nội .............................................................................................................41 3.1.2. Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến phát triển KTTT ở Hà Nội ..................43 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển KTTT ở Hà Nội ............44 3.2. Thực trạng phát triển của kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 .................................................................................................46 3.2.1. Thực trạng về số lượng, loại hình và phân bố trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ........................................................................................................46 3.2.2. Thực trạng về qui mô của trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội .......49 3.2.3. Thực trạng về sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ...............................................................................................53 Về thu nhập của trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ................................67 3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ..................................................................................................................68 3.3.1. Về chủ trang trại ......................................................................................68 3.3.2. Về vốn và sử dụng vốn trong các trang trại ............................................68 3.3.3. Về đất đai trong trang trại .......................................................................70
  7. 3.3.4. Về lao động và quan hệ lao động trong các trang trại ............................70 3.3.5. Về hệ thống cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho việc sản xuất của các trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ....................................................71 3.3.6. Về công tác khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ............................................................72 3.4. Đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội 73 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 ...........................76 4.1. Phát triển kinh tế trang trại trong điều kiện mới ..........................................76 4.2. Định hƣớng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội đến năm 2030 ..............................................................................................................77 4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội ..................................................................................................................80 4.3.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh doanh ..........................................80 4.3.2. Giải pháp phát triển thị trường vốn .........................................................80 4.3.3. Giải pháp về đất đai.................................................................................81 4.3.4. Giải pháp phát triển thị trường lao động ................................................81 4.3.5. Giải pháp về phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật - công nghệ , bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm .............................82 KẾT LUẬN ............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt AseanGAP ở Đông Nam Á 3 CNH- HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 4 FAO Tổ chức nông- lƣơng của Liên Hợp Quốc 5 Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GlobalGAP toàn cầu 6 KH- CN Khoa học công nghệ 7 KH-KT Khoa học kĩ thuật 8 KTTT Kinh tế trang trại 9 KT-XH Kinh tế - xã hội 10 NQ-CP Nghị quyết chính phủ 11 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12 Nxb Nhà xuất bản 13 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 14 PTBV Phát triển bền vững 15 RVAC Rừng Vƣờn Ao Chuồng 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 VAC Vƣờn Ao Chuồng 18 VH-XH Văn hóa xã hội 19 Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP ở Việt Nam 20 XHCN Xã hội chủ nghĩa 21 WB Ngân hàng thế giới i
  9. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Diện tích đất phân bổ sử dụng của thành phố Hà Nội 1 Bảng 3.1 42 (2015) 2 Bảng 3.2 Loại hình và cơ cấu các trang trại ở Hà Nội 48 3 Bảng 3.3 Số trang trại phân theo đơn vị hành chính 49 Sự thay đổi các nguồn lực sản xuất của các trang 4 Bảng 3.4 50 trại 2011 - 2015 5 Bảng 3.5 Thông tin chung về các trang trại điều tra năm 2015 53 Diện tích đất bình quân của trang trại ở Hà Nội phân 6 Bảng 3.6 55 theo loại hình và mục đích sử dụng năm 2015 Thực trạng đất đai và nguồn gốc đất đai của trang 7 Bảng 3.7 57 trại ở Hà Nội năm 2015 8 Bảng 3.8 Lao động của các trang trại điều tra, 2015 58 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các trang 9 Bảng 3.9 60 trại, 2015 10 Bảng 3.10 Cơ sở vật chất của các trang trại, 2015 62 11 Bảng 3.11 Công tác thú y ở các trang trại điều tra, 2015 64 Doanh thu và doanh thu bình quân trang trại ở thành 12 Bảng 3.12 66 phố Hà Nội năm 2015 Thu nhập và thu nhập bình quân trang trại thành phố 13 Bảng 3.13 67 Hà Nội năm 2015 ii
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang Số lƣợng trang trại ở các vùng nông thôn thành 1 Biểu đồ 3.1 47 phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 Cơ cấu vốn đầu tƣ phân theo nguồn hình thành 2 Biểu đồ 3.2 68 trang trại, 2015 iii
  11. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại là hình thái kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp hiện đại, nó đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khu vực kinh tế nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, kinh tế trang trại là thành quả của hàng loạt những điều kiện tiền đề do công cuộc đổi mới mang lại (nhƣ luật đất đai, tự do thuê mƣớn lao động, tăng đầu tƣ cho nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất và giao lƣu hàng nông sản....). Tuy nhiên kinh tế trang trại của Việt Nam đƣợc hình thành chƣa lâu nên qui mô sản xuất của kinh tế trang trại còn thấp, hiệu quả sản xuất chƣa cao; chủ yếu nông nghiệp Việt Nam vẫn còn hoạt động dƣới hình thức kinh tế hộ nông dân. Hà Nội là một đô thị lớn mới đƣợc mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008, sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lƣơng Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi đƣợc mở rộng có diện tích tự nhiên 332.452,4 ha, lớn gấp hơn 3 lần trƣớc đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rƣỡi, hiện nay là hơn 7,3 triệu dân. Các quận, huyện ngoại thành Hà Nội- nơi tập trung của hơn 50% dân cƣ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố mà chủ yếu là theo mô hình kinh tế trang trại nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây nhiều trang trại hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đem lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên hầu hết các trang trại còn lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ,chƣa phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Kinh tế trang trại phát triển còn yếu kém so với các tỉnh, thành phố khác; thu nhập của lao động trong khu vực kinh tế trang trại còn thấp và hàng hóa sản xuất ra khó cạnh tranh với hàng hóa của các khu vực khác cũng nhƣ với những hàng hóa nông sản nhập khẩu. Hơn thế nữa, định hƣớng đến năm 2030 của thành phố Hà Nội là phát triển nông nghiệp thủ đô hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phƣơng thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trƣờng địa phƣơng. 1
  12. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có tính khoa học, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại của Thành phố là một đòi hỏi vô cùng bức thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá tình hình phát tri ển kinh tế trang trại ở khu vực nông thôn Hà Nội. Đánh giá hi ệu quả của việc phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nô ̣i trong thời gian qua. - Đề xuấ t các giải pháp chủ yế u , phù hợp với điều kiện , đă ̣c điể m kinh tế xã hô ̣i của điạ phƣơng nhằ m phát tri ển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội trong thời gian tới. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lý thuyết về kinh tế trang trại; phân tích các đặc trƣng cơ bản của kinh tế trang trại; những cơ sở và điều kiện cần thiết cho sự phát triển của kinh tế trang trại; những tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại; một số kinh nghiệm thực tế từ các địa phƣơng khác. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội, làm rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đƣa ra định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển mô hình kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội đến năm 2030. 1.3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu Sự phát triển kinh tế trang trại của thành phố Hà Nội và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển của kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn thành phố Hà Nội. 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế trang trại ở các vùng 2
  13. nông thôn Hà Nô ̣i . Đánh giá nhƣ̃ng kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c trong viê ̣c phát tri ển kinh tế trang trại, tƣ̀ đó tìm ra nh ững luận cứ khoa học, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế này tại những vùng nông thôn của thành phố Hà Nội. - Phạm vi về không gian Nghiên cứu đánh giá phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nô ̣i. Trong đó tâ ̣p chung vào viê ̣c thúc đ ẩy mở rộng mô hình kinh tế trang trại ở một số quận, huyện ngoại thành còn diện tích đất nông nghiệp lớn. - Phạm vi về thời gian Đánh giá thực trạng giai đoạn 2010 - 2015; mục tiêu, phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp giai đoạn từ nay đến năm 2030. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra nhƣ đã nêu ở trên, đề tài luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: - Phát triển kinh tế trang trại có những nội dung chủ yếu gì ? - Những cơ sở và điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế trang trại ? - Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại và khả năng vận dụng đối với Hà Nội ? - Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015 ? - Cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội trong thời gian tới? 1.5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại - Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu - Chƣơng 3: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 - Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn Hà Nội đến năm 2030 3
  14. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌ NH HÌ NH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THƢ̣C TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Tổ ng quan tin ̀ h hin ̀ h nghiên cƣ́u 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Nước ngoài Phát triển kinh tế trang trại có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại và xây dựng các mô hình kinh tế trang trại đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà quản lý ở các nƣớc trên thế giới. - Maurice Buckett (1993) “Tổ chức quản lý nông trại gia đình”. Đóng góp : tác phẩm đã đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quản lý, điều hành nông trại gia đình theo mô hình sản xuất hàng hoá. Theo tác giả, quản lý một nông trại về cơ bản không khác quản lý một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm trong quá trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên và do nông sản thƣờng nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp hơn rất nhiều so với việc điều hành một doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, Maurice Buckett cho rằng, các cơ quan quản lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện về kỹ năng quản lý cho những ngƣời chủ trang trại. - A.A Connugin, (Trƣờng đại học kinh tế TP HCM dịch và xuất bản năm 1990): “Kinh tế nông trại Mỹ” Đóng góp : cuốn sách đã giới thiệu về các mô hình tổ chức nông trại ở nƣớc Mỹ - quốc gia có nền nông nghiệp hàng hoá thuộc loại phát triển nhất trên thế giới. Mỗi mô hình tổ chức nông trại, theo tác giả, chỉ phù hợp với những điều kiện nhất định về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và mối liên kết với thị trƣờng. Công trình này đã tổng kết các loại hình nông trại với những đặc điểm trong tổ chức và quản lý; mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; ƣu nhƣợc điểm trƣớc sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng và sự tác động của nhà nƣớc đến sự phát 4
  15. triển của các nông trại. Công trình nghiên cứu A.A Connugin đã tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang trại ở một số nƣớc. Ngoài công trình trên, A.A. Conungin còn có nhiều công trình khác về kinh tế trang trại và sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Mỹ. - Các nghiên cứu của Miguel A. Altieri, Walter Goldschmidt, Maurice Buckett về kinh tế trang trại ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã rất nhấn mạnh đến tính bền vững của kinh tế trang trại. Đây cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm ở nhiều nƣớc hiện nay. Đóng góp: các nghiên cứu nêu trên đã chứng minh rằng, ở những nơi trang trại gia đình quy mô nhỏ phát triển mạnh, thì ở đó, trang trại phát triển bền vững hơn. Ở Mỹ, các trang trại nhỏ đóng góp 17% đất đai của họ để trồng rừng, trong khi các trang trại lớn chỉ có 5%. Các trang trại nhỏ sử dụng hiệu quả tốt hơn đất đai của họ cao hơn trong phong trào “Sử dụng hiệu quả đất đai”, bao gồm phủ xanh đất trống và sử dụng phân xanh. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các nƣớc Tây Âu, châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nƣớc nhƣ: số lƣợng, quy mô và cơ cấu; mô hình trang trại và phƣơng thức điều hành sản xuất; vốn, tƣ liệu sản xuất khác và nguồn lao động; hƣớng kinh doanh và thu nhập của các trang trại; thị trƣờng đầu vào, đầu ra của các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại. Đây là những tài liệu có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng. Trong nước Kinh tế trang trại theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trƣờng thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta. Trong những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và quản lý ở trung ƣơng và địa phƣơng đã bƣớc đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại. 5
  16. - Bộ NN&PTNT (1999) “Báo cáo tổng kết năm về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số tỉnh, thành phố”. Đóng góp: báo cáo đã đánh giá tƣơng đối toàn diện thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1999. Báo cáo cho rằng đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với xu hƣớng phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở nƣớc ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các tỉnh, thành phố, Bộ NN&PTNT đã đề ra một số chính sách về phát triển kinh tế trang trại: tạo điều kiện về đất sản xuất, vốn tín dụng ƣu đãi và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. - Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì thực hiện(2010): Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Viê ̣t Nam Đóng góp : Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, trƣờng đại học kinh tế quốc dân đã tiến hành điều tra khảo sát 3044 trang trại trên phạm vi 15 tỉnh, thành phố. Đề tài cũng thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, quản ly, các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách ở trung ƣơng và địa phƣơng tham gia với hơn 30 bài viết tại hội thảo đã đƣợc Ban biên tập của trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân tập hợp và trình bày trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Viê ̣t Nam” . Các bài viết tập trung vào các vấn đề nhƣ lý luận về kinh tế trang trại, quá trình hình thành phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và trên Thế giới, thực trạng kinh tế trang trại ở một số địa phƣơng, quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở nƣớc ta. Tuy nhiên các bài viết chƣa nghiên cƣ́u đ ầy đủ trong pha ̣m vi quố c gia và trong khuôn khổ của đánh giá viê ̣c gắ n mu ̣c tiêu tăng trƣ ởng kinh tế với phát tri ển nông nghiệp nông thôn nói chung cũng nhƣ phát triển của kinh tế trang trại ở Viê ̣t Nam nói riêng, chƣa đƣa ra đƣơ ̣c giải pháp phát tri ển toàn diện và phù hợp gắ n với các mu ̣c tiêu khác của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc. 6
  17. - Phan Ấn Quốc, Đa ̣i ho ̣c Đà Nẵng (2011): Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Kon Tum, (luâ ̣n án tiến sĩ kinh tế ). Đóng góp : Tác giả đã đánh giá m ột cách tổng quan về thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Kon Tum; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và các chính sách của Nhà nƣớc ta về phát triển kinh tế; lý luận và thực tiễn về trang trại, và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới; đánh giá tổng quát việc thực hiện các chính sách phát triển của tỉnh Kon Tum; nêu ra những định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế trang trại cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đẩy mạnh mở rộng sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại ở địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, tác giả đƣa ra giải pháp còn mang tính lý thuyết, chƣa đề câ ̣p đế n giải pháp phát triển phù hợp với đặc điểm địa- chính trị- xã hội của địa phƣơng. - Trần Lệ Thị Bích Hồng, Đa ̣i ho ̣c Kinh t ế và quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên, (2007): Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên (luâ ̣n án thạc sỹ kinh tế ). Đóng góp : Tác giả đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ở Việt Nam, tổng kết những mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và ở Đồng Hỷ nói riêng. Chỉ ra thực trạng phát triển của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ trong những năm vừa qua. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển cũng nhƣ hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ. Đƣa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Đồng Hỷ trong những năm tới. Tuy nhiên, luâ ̣n văn nghiên cƣ́u và đƣa ra giải pháp dƣ̣a trên đă ̣c thù vùng miề n , đinh ̣ hƣớng phát triển loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ chƣa sâu. Ngoài ra, các nghị quyết các văn kiện đại hội Đảng, các bài báo của các học giả về quan điểm, chủ trƣơng, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên các báo, các tạp chí trong và ngoài nƣớc cũng là nguồn tƣ liệu giúp học viên tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn thành phố Hà Nội. 7
  18. 1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế trang trại nhƣ các công trình nghiên cứu khoa học các cấp, bài tạp chí, sách chuyên khảo, tham khảo,… Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện thời gian mới, không gian mới với nhiều yếu tố tác động đan xen nhiều chiều cạnh. Đặc biệt đề tài lựa chọn khu vực nông thôn thành phố Hà Nội làm địa điểm nghiên cứu với những đặc thù và điều kiện riêng thì chƣa có công trình nào đề cập tới với những lý do sau: - Một là làm rõ bối cảnh mới của kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Nội mà chủ yếu tập trung vào kinh tế trang trại giai đoạn 2015 - 2030, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2020. Công tác phát triển kinh tế trang trại cần đạt đƣợc các mục tiêu: + Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế trang trại tại các vùng nông thôn thành phố Hà Nội . + Tăng thu nhập và xây dựng nếp sống công nghiệp cho ngƣời nông dân tại các quận, huyện ngoại thành Hà Nội. -Hai là làm rõ thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Hà Nội với những thành tựu đạt đƣợc, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của nó. Việc phân tích này đƣợc bám sát theo tiêu chí phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô giai đoạn 2010-2020. -Ba là làm rõ những cơ sở, điều kiện cơ bản nhằm phát triển kinh tế trang trại mang tính đặc thù vùng kinh tế của các quận, huyện còn diện tích đất nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội. Đề xuất những giải pháp mang tính bền vững cao và định hƣớng phục vụ những định hƣớng xuyên suốt, lâu dài phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung , và điều kiện phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội nói riêng. 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại 1.2.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 1.2.1.1. Khái niệm về trang trại Trong nghiên các nghiên cứu của mình ,Các Mác đã phân biệt ngƣời chủ trang trại với ngƣời tiểu nông bằng sự so sánh: “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu 8
  19. hết các sản phẩm do họ làm ra-Người tiểu nông thì dùng toàn bộ các sản phẩm do họ sản xuất ra, việc mua bán càng ít càng tốt”. Quan điểm của Mác đã khẳng định, điểm cơ bản của của trang trại là sản xuất hàng hóa, khác với tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc và chỉ có một phần nhỏ sản phẩm làm ra dành cho mua bán trao đổi. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết lý luận về trang trại luận văn cho rằng “Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, có mục đích bản chất là sự vận động tăng lên của vốn đầu tư hay nói khác đi là tạo ra lợi nhuận, hoạt động tự chủ tuân theo quy luật thị trường; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ khoa học- kỹ thuật- công nghệ tiên tiến”. Từ các quan điểm trên ta có thể thấy trang trại đƣợc phân biệt với những hình thức tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp qua các điểm sau: (1) Khác với nông hộ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trƣờng trong lĩnh vực nông nghiệp. (2) Do yêu cầu sản xuất hàng hóa, các yếu tố đầu vào của sản xuất (tƣ liệu sản xuất) đƣợc tập trung với quy mô nhất định. (3) Tƣ liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một ngƣời chủ cụ thể. (4) Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại do chủ trang trại tự quyết định hoàn toàn; chủ trang trại có thể trực tiếp quản lý trang trại hoặc thuê ngƣời khác quản lý. (5) So với kinh tế hộ, tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thƣờng xuyên tiếp cận thị trƣờng. (6) Để tiến hành sản xuất, hầu hết các trang trại đều có thuê ngƣời lao động. 1.2.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại Khái niệm kinh tế trang trại, lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của nhà nƣớc ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “kinh tế trang trại 9
  20. là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Theo GS.TS Nguyễn Đình Hƣơng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngƣ nghiệp. Mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tƣ liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất đƣợc tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đƣợc tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng” . Nhƣ vậy, kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế, để phân biệt với loại hình kinh tế khác nhƣ kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Luận văn cho rằng: “Kinh tế trang trại là kinh tế của trang trại, là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế -xã hội nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại”. Khái niệm “kinh tế trang trại” là một thuật ngữ chỉ một loại hình kinh tế, không chỉ hàm ý đề cập đến mặt kinh tế của trang trại. Với tƣ cách là một loại hình kinh tế, kinh tế trang trại bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất với các hoạt động kinh tế - xã hội và các hoạt động này có quan hệ, tác động tới môi trƣờng tự nhiên. Do vậy, kinh tế trang trại gồm có ba mặt cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. -Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất trong khu vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất, các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Các yếu tố vật chất của sản xuất, trƣớc hết là ruộng đất, tiền vốn và các tƣ liệu sản xuất khác đƣợc tập trung ở quy mô nhất định nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa. Trong loại hình kinh tế trang trại, tƣ liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một ngƣời chủ độc lập; từng trang trại có toàn quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc quyết định phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất đến tiếp cận thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm. - Về mặt xã hội, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế trong đó có các quan 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2