intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng của làng nghề ớ Bắc Ninh, luận văn xác định rõ xu hướng vận động và những giải pháp đồng bộ để phát triển toàn diện làng nghề ở Bắc Ninh trong tình hình mới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

  1. - — _______________________________________________________ s- - — — 5— — — ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỔI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ PHẠM THỊ VÂN ANH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở BẮC NINH TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TÊ CHÍNH T R Ị Chuyên ngành'. Kinh tế chính trị M ã s ố : 60.31.01 Ngưòỉ hướng dẫn khoa học: PGS. TS v ũ VÃN HIỂN Hà Nội, 2006
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hoá : CNH Hiện đại hoá : HĐH Hợp tác xã : HTX Khu công nghiệp : KCN Thủ công truyền thống : TCTT Tiểu thủ công nghiệp : TTCN Trách nhiệm hữu hạn : TNHH
  3. MỤC LỤC Mở đầu.......................................................................................................................... 1 Chương 1. Làng nghề và sự phát triển làng nghề ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn............................................................................................ 6 1.1. Làng nghề và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề............................................................................................... 6 1.2. Vai trò của làng nghề trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông th ô n ............................................................................... 24 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trong và ngoài nước.............................................................................................. 30 Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển các làng nghề ở Bắc N inh...................................................................................................... 42 2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của Bắc Ninh có ảnh hưởng tới sự phát triển của làng n g h ề ........................................ 42 2.2. Thực trạng quá trình phát triển các làng nghề ở Bắc N inh........ 51 2.3. Đánh giá................................................................................................. 69 Chương 3. Phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề ở Bác Ninh trong thời gian tới............................................ 85 3.1. Phương hướng...................................................................................... 85 3.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong thời gian tới............................................................................... 94 Kết l u ậ n ....................................................................................................................... 111 Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................... 113
  4. MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đề tài: Làng nghề ở nông thôn Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời nhà Lý, cả nước đã có 64 làng nghề. Đến tháng 5 năm 2005, toàn quốc có 2971 làng nghề trải khắp ba miền Bắc -Trung - Nam, thu hút trên 1,4 triệu hộ nông dân và khoảng 6 - 7 triệu lao động tham gia làm nghề chưa kể số lao động thuê mướn theo thời vụ. Năm qua, các làng nghề đạt giá trị sản xuất khoảng 9000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm 2001 - 2004 đạt 15%/ năm. Nhìn chung, làng nghề Việt Nam đã đóng góp cho xã hội một lượng hàng hoá phong phú, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc Đồng bằng châu thổ sông Hồng, là vùng đất được coi như cái nôi của nền văn minh dân lộc Việt. Nơi đây đã sán sinh và lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo. Từ xa xưa nhân dân Bắc Ninh đã sớm chú ý đến sản xuất vật phẩm ticu dùng, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm của các làng nghề Bắc Ninh đã có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Làng nghề đang ngày càng có vai irò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tính. Hiện nay, Bắc Ninh có tới 62 làng nghề trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới. Tổng số lao động tham gia làm nghề là 143.831 người, chiếm 14,4% tổng dân số, trong đó số lao động trực tiếp tham gia làm nghé là 59.600 người, chiếm 70% lổng số lao động của làng nghề. Những năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng nhanh trong đó có sự dóng góp không nhỏ của công nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Qua điều tra cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề luôn chiếm từ 70 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn tỉnh. Theo chiều dài lịch sử có thể nói sự phát triển của các làng nghề ở 1
  5. Bắc Ninh có rất nhiều biến động, có thăng, có trầm, có thịnh, có suy. Bên cạnh những iàng nghề đang phát triển mạnh và trở nên giàu có như đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn), Giấy Dương Ô (Yên Phong)... cũng có không ít các làng nghề đang bị điêu đứng và đang đứng trước nguy cơ mất nghé: Làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), làng sản xuất dụng cụ cầm tay ở xã Đông Thọ (Yên Phong) hay như làng gốm Phù Lãng (Quế Võ)... Điéu đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của tỉnh bởi làng nghề vốn được coi là một thế mạnh của Bắc Ninh, là một tiềm năng cần được khai thác nhất là trong thời điểm Bắc Ninh đang gấp rút tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn để sớm trở thành thành phố vệ tinh của Thủ đô. Tình hình đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu khoa học - thực tiễn để tìm ra những yếu tố thúc đẩy sự phát triển cũng như những nguyên nhân dãn đến sự thất bại của các làng nghề, thấy được xu hướng vận động và đề ra được các giải pháp cho làng nghề phát iriển. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Phát triển làng nghề ở B ắc Ninh trong tiến trình công nghiệp hoáy hiện đại h oá nông nghiệp nông thôn” làm đề tài cho luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Chung quanh sự phát triển của làng nghé đã có khá nhiéu các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: - Sở Công nghiệp Bắc Ninh (1998), “Phương hướng và giải pháp phút triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ CNH, HĐH”. - Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình C!
  6. - sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh (2004), “Làng nghề ở Bắc Ninh - Tiềm năng và hội nhập ”, NXB Thế giới. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh (2004), “Thực trạng và giải pháp đào tạo nghé' â làng nghề tỉnh Rắc Ninh giai đoạn 2004 - 2010”. - Phạm Sơn (2004), “Làng nghề và tỉìốn\> kê làng nghề”, Tạp chí Thông tin Khoa học Thống kc, 2. - TS Phạm Quốc sử (2002), “Làng nghé truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ’ Tạp chí Lý luận chính trị, 2. - Vũ Thị Thu (1998), “Khôi phục và phát triển làngnghê truyền thống ở Việt N am ”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội. - Bích Vân (2005), "Bắc Ninh - váng đầu vì làng nghề ô nhiễm”, Báo Tiền phong, 185. Ngoài ra còn có nhiều đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết khác đề cập đến sự phát triển làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghe ở Bắc Ninh nói riêng. Tuy vậy ở đó các tác giả mới chí đề cập đến từng mảng, từng vấn đề riêng biệt của làng nghề mà chưa có một cái nhìn tổng hợp để đưa ra dược những giải pháp nhằm phát triển toàn diện làng nghề ở Bắc Ninh trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Vì vậy luận văn thạc sĩ “ Phát triển làng nghề ở Bấc Ninh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hu á nông nghiệp nông thon '’ là một công trình độc lập, tiếp thu chọn lọc những vấn đề đã được làm rõ để đưa ra những luận cứ khoa học có bước phát triển mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng của làng nghề ớ Bắc Ninh, luận văn xác định rõ xu hướng vận động và những giải pháp đồng bộ để phát triển toàn diện làng nghề ở Bắc Ninh trong tình hình mới. 3
  7. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: + Nghiên cứu, làm rõ khái niệm làng nghề, đặc điểm chủ yếu của làng nghề ở Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề, vai trò của làng nghề trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. + Phân tích rõ tiềm năng, thực trạng của việc phất triển làng nghềở Bắc Ninh trong thời gian qua và những tồn tại cần khấc phục. + Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề ở Bắc Ninh một cách toàn diện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn tập trung phân tích kỹ sự phát triển củacác làng nghề ở Bắc Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Sự phát triển làng nghề trong thời kỳ đổi mới đặc biệt là những năm gán đây. + Về địa bàn: Chủ yếu nghiên cứu, khao sát những làng nghề điển hình của Bắc Ninh. 5. Đóng góp của luận văn - Phân tích có hệ thống các vấn đề cơ bản trong sự phát triển của làng nghề ở Bắc Ninh trong giai đoạn từ đổi mới đến nay. - Nêu ra xu hướng vận động và đề xuất một vài giải pháp cơ bản để có thể phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh một cách toàn diện trong giai đoạn mới. - Nêu lên một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển làng nghề ở Bắc Ninh nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung . 4
  8. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cư sở lý luận: Dựa trôn quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghicn cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lịch sử cụ thể, thống kc, phân tích tổng hợp, khảo sát thực tế đồng thời có kế thừa nhữru? kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiế t. Chương Ị. Làng nghề và sự phát triển làng nghề ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Chương 2. Tiềm năng và thực Irạng phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh Chương 3. Phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong thời gian tới. 5
  9. Chương 1 LÀNG NGHỀ VÀ S ự PHÁT TR IỂ N LÀNG NGHỂ ở v iệ t nam TRO N G T IẾ N TRÌNH CỒNG NGHIỆP HOÁ, H IỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 1.1. Làng nghề và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. ỉ.L I . K hái niệm làng nghé Khái niệm làng nghề thường được xuất hiện trên khá nhiều sách, báo địa phương và trung ương, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất. Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn một vài khái niệm: Thú nhất, làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Quan niệm này chưa thoả đáng bởi lẽ trên thực tế có nhiều làng xưa kia có thể cả làng làm nghề nhưng nay chỉ còn vài hộ, thậm chí không còn hộ nào làm nghề nữa, và như vậy ta sẽ loại nó ia khỏi hệ thống làng nghề. Thiết nghĩ để nghiên cứu sự phát triển của làng nghề một cách có hệ thống thì ta phải gắn liền với lịch sử phát triển của nó, có sinh, có tồn, có thịnh, có suy. Thứ hai, làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết lỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hộ doanh nghiệp \ừa và nhỏ và có cùng tổ nghề. Có thể thấy quan niệm này chưa phản ánh đượ: đầy đủ các tính chất của làng nghề, mới chỉ coi làng nghề như một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử. Thứ ba, làng nghề là những làng cổ truyền làm nghề thủ công nhưng không mất thiết toàn bộ dân làng đều làm nghé thủ công. Người thợ thủ công 6
  10. nhiều khi cũng là những người làm nghề nông nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá họ chuyển sang chuyên sán xuất hàng thủ công ngay tại làng que của mình hay ở làng nghé, phố nghé nơi khác. Nếu theo quan niệm này ihì bất cứ làng nào có vài ba cái lò rèn, vài ba gia đình làm nghề đúc đồng, vài ba gia đình làm đồ gỗ cũng sẽ là làng nghề. Như vậy, việc nghiên cứu làng nghề sẽ rất tản mạn, không nêu được những đặc trưng mang tính chất độc đáo của các làng nghề Việt Nam. Thứ tư, làng nghề là làng (thôn) có ngành nghề phi nông nghiệp sản xuất ở từr.g hộ trong làng, phát triển đến mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhậf chủ yếu của người dân trong làng (thôn), ổ đây cũng có những điểm chưa thoả đáng bởi lẽ nếu lấy làng nghề (thôn) làm đơn vị thì đôi khi sẽ không thể nống kê được số lao động và sản phẩm của một nghề trong xã nếu như nghề đó mở rộng và phát triển sang cả một số hộ ở các thôn khác trong xã. Không những thế, cụm từ “có ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp” cũng chưa phản ánh được bản chất của làng nghề. "ừ các cách tiếp cận trcn đây, để có thể hiểu được chính xác khái niệm làng nghề chúng ta cần phải bắt đầu từ việc nghiên cứu các khái niệm có liên quan như “ làng” , “ nghề” . ‘Làng” là một phạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác. Qua các tài liệu lịch sử cho thấy, trong hệ thống hành chírứ của các triều đại phong kiến thì làng là một đơn vị hành chính dưới huyệi, đứng đầu làng là Lý trưởng có chức năng quản lý nhà nước trong làng (quảĩ lý đinh, điền, thu thuế, trật tự an ninh). Hiện nay khái niệm làng được dùng để chỉ địa danh của một cụm dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đòi sống riêng biệt về nhiều mật. Làng bao gồm nhiều xóm chẳng hạn xã Gia Đỏng, Thuận Thành, Bắc Ninh gồm 4 làng: Tam Á (gồm 4 xóm), Ngọc Khán (gồm 4 xóm), Yên Nho (gồm 5 xóm), Đống Côi (gồm 2 xóm). 7
  11. Ban đầu, phần lớn người dân trong làng đcu làm nghề nông, sau đó họ đã làm thèm một số nghề thủ công lúc đầu với mục đích sản xuất ra một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ gia dinh trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Nhưng qua một quá trình phát triển do có sự khác nhau về kinh nghiệm, tay nghề, ớ từng địa phương đã có sự chuyên môn hoá, sản phẩm của các địa phương đó không những bền, đẹp mà còn có giá rẻ nên được xã hội chấp nhận. Từ đó, các sản phẩm được đưa ra trao đổi irên thị trường như những loại hàng hoá: Ví dụ như vải lụa Vạn Phúc- Hà Tây, đồ gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh hay như bánh cáy làng Nguyễn - Thái Bình... Như vậy, các hoạt động sản xuất ở một địa phương nào đó sẽ được coi là “nghề” khi nó tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người sản xuất, hộ nông dân lấy việc hành nghề đó ỉàm nguồn thu chủ yếu của mình. Từ khái niệm “làng” và “nghề” trình bày trên đây, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu khái niệm “làng nghề” . Đây cũng là một khái niệm có từ lâu đời để phân biệt với khái niệm phường hội ở khu vực đô thị mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công nghệ ở các làng nghề khu vực nông thôn vẫn mang nặng tính chất thủ công và gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Trước khi đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về làng nghề cần thống nhất một quan điểm đó là một làng sẽ được coi là làng nghề khi nó hội đủ 2 tiêu chí sau: Một là, Có một số lượng tương đối các hộ trong làng đã, đang sản xuất một nghề. Hai là, Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Với cách đặt vấn đé như trên, có ihể nói: Làng nghê là một đơn vị hành chính cấp làng trong đó có một nghề phi nông nghiệp đ ã và đang phát triển ổn định tới mức trở thành nguồn sống chủ yếu của đa s ố hộ dân trong làng. 8
  12. Làng nghề được phân loại thành làng nlìiều nghề, làng một nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới... + Làng nhiều nghé là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số nghé thủ công khác nữa. Ví dụ như làng Ninh Hiệp (Ilà Nội), Đình Bảng (Bắc Ninh), Trai Trang (Hưng Yên)... + Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề thủ công duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối. Ví dụ như làng gốm - Bát Tràng (Hà Nội), làng lụa - Vạn Phúc (Hà Tây), làng giấy - Dương ổ (Bắc Ninh)... -+ Làng nghề truyền thống là những làng xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và cồn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng tồn tại hàng trăm năm thậm chí hàng ngàn năm. Chẳng hạn, Làng Khảm trai (Chuyên Mỹ, Hà Tây) xuất hiện từ thế kỷ thứ XII, nghề làm gốm sứ xuất hiện ở Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) A từ thế kỷ thứ XV, làng giấy dó Dương o (Yên Phong,Băc Ninh) cũng đã có lịch sử trên 800 năm ... + Làng nghề mới là những làng xuất hiện do sự lan toả của các làng nghề truyền thống trong những năm gẩn đây, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ví như, Làng Quan Độ - Yên Phong - Bắc Ninh chuyên cung cấp dịch vụ vật tư tổng hợp, làng Đoài - Yên Phong - Bắc ninh chuyên sản xuất mỳ, bún, bánh đa... 1.1.2. Những đ ặc điểm chủ yếu của làng nghề Việt Nam Làng nghề ở Việt Nam không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá như trong một công xưởng mà đó là cả một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Số lượng nghề và làng nghề ở nước ta rất lớn, hình thành và phát triển rộng khắp trên tất cả các miền, các vùng lãnh thổ với hàng trăm, hàng nghìn iàng nghề lâu đời, nổi tiếng. Địa 9
  13. bàn tập trung nhiều làng nghề nhâì là khu vực Bắc Bộ với các tính, thành phố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hái Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang...Trên dải đất Miền Trung các tỉnh, thành có nhiều làng nghề là Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẩng, Quảng Nam, Ninh Thuận... Khu vực Nam Bộ làng nghé tập trung ở Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí M inh... Ngoài ra cũng phải kể đến các hoạt động thủ công của một số dân tộc ít người tại các tính Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình... Nghicn cứu thực trạng của các làng nghề ở nước ta hiện nay có thể rút ra được một số đặc điểm chung sau đây: Thứ nhất, ở các làng nghề hiện nay tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ chỉ coi là nghề phụ, nghề làm thêm, nghề tay trái trong lúc nông nhàn vì thế những người iàm nghề thường tận dụng ngay nhà mình làm nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Như vậy, họ vừa không mất vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho tàng vừa có thể tranh thủ thời gian làm bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, mô hình này sẽ không thích hợp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn và nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người trong gia đình (đặc biệt là người già và trẻ nhỏ) nếu việc sản xuất không đi đôi với việc xử lý chất thải, cải thiện môi trường. Từ Đại hội Đại biểu lần thứ VI của Đảng (1986) nền kinh tế nước ta chuyển dần sang cơ chế thị trường đã tạo sắc thái mới cho nền kinh tế. Trong cơ chế mới, đòi hỏi người sản xuất phải trả lời đúng, đầy đủ 3 câu hỏi : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Lúc này, những người sản xuất không thể sản xuất cái mà họ có thể sản xuất, họ cần phải tìm hiểu xem người tiêu dùng cần gì, thị trường cần gì để đưa ra các quyết định sản xuất của mình và do đó họ cũng buộc phải thay đổi quy mô sản xuất cũng như cách 10
  14. thức sản xuất cho phù hợp. Do vậy, ở các làng nghề Việt Nam hiện nay đã hình thành một hình thái kinh tế đa thành phẩn với các loại hình sản xuất kinh doanh phổ biến sau: + Hình thức sản xuất kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Với mô hình này, người ta có thể huy động được nguồn vốn tự có và tất cả các thành viên trong gia đình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, vừa giải quyết được công ăn việc làm cho các thành viên của gia đình vừa tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Năm 2005, ở Bắc Ninh trong số 19.223 cơ sở sản xuất thì có tới 18.415 cơ sở được tổ chức theo hình thức hộ gia đình (chiếm 95,8%). Hay như ở Hà Tây, trong tổng số 99.394 đơn vị sản xuất thì có tới 99.361 cơ sở được tổ chức theo quy mô hộ gia đình. Có thể nói việc sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình là rất phù hợp với cách quản lý và trình độ của người ỉao động ở các làng nghề Việt Nam hiện nay. + Hình thức hộ tiểu chủ. Hình thức này thường được áp dụng ở các làng nghề có trình độ sản xuất tập trung tương đối cao. So với kiểu tổ chức hộ gia đình, hộ tiểu chủ ngoài việc huy động nguồn vốn và nhân lực của gia đình họ còn thường xuyên thuê mướn thêm lao động từ các nơi khác đến, họ có vốn lớn hơn nhiều so với các hộ sản xuất kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, quy mô vốn của các hộ tiểu chủ bình quân khoảng 50 - 70 triệu đồng, sử dụng khoảng 9 - 10 lao động trong đó có 4 lao động chính, phụ của gia đình, 3 lao động thuê ngoài thường xuyên và 2 -3 lao động Ihuê ngoài theo thời vụ, giá trị sản lượng ước khoảng 70 - 80 triệu đổng [23, tr. 24]. + Ngoài các cơ sở sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình, hộ tiểu chủ, còn có các cơ sở sản xuất kinh doanh được tổ chức theo mô hình hợp tác xã . lỉ
  15. Đây là một hình Ihức kinh tế tự chủ dược thành lập Irên cư sở sự tự nguyện góp vốn, góp sức của người lao động với mục đích giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện đời sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã (HTX) không cao do thiếu một cơ chế và động lực thích hợp. Từ khi được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt là sự ra đời của Luật HTX đã tạo khuôn khổ pháp lý để cho các HTX có thể cùng hoạt động trong một môi trường với các loại hình sản xuất kinh doanh khác thì hiệu quả hoạt động của các HTX đã có nhiều khởi sắc. Điển hình như HTX Đại Đồng (Hưng Yên) là một hợp tác xã dã 2 lần được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động, nhiều năm là lá cờ đầu của ngành tiểu thủ công nghiệp. HTX có trên 300 lao động với số vốn đầu tư cho sản xuất là trên 5 tỷ đồng, giá trị sản iượng của HTX ngày một tăng, từ 530 triệu đồng (năm 1993) lên 1,8 tỷ đồng (năm 1998) [20, tr. 86]. + Bên cạnh đó, còn có các cơ sở sản xuất được tổ chức dưới dạng các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần. Bảng 1. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở một số làng nghề Tỉnh Hộ Doanh nghiệp Công ty TNHH Tổng HTX Thành phố gia đình tư nhân Công ty cổ phần sô Bắc Ninh 18415 213 226 369 19223 Hải Dương 23572 56 15 28 23671 Hà Nam 10684 164 11 - 10859 Nguồn: [19, 27, 36] Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần có vai trò “bà đỡ” rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận với thị Irường và khoa học - công nghệ hiện đại. 12
  16. Tóm lại, trong các làng nghề ở Việt Nam hiện nay tồn tại khá nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau tuỳ theo quy mô, sán phẩm, mức độ phát triển của mỗi làng nhưng hình thức hộ gia đình vẫn là chủ yếu. Thứ hai, cơ cấu sàn phẩm của các lủng nghề rất da dạng song so với nhiều nước tron í> khu vực, sản phẩm của cúc làng nghề Việt Nam còn thua kém họ về nhiều phương diện: giá cả, mẩu mã, chất lượng, kênh phân phối... + Về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của các làng nghề Việt Nam chất lượng chưa cao, không đồng đều, thua xa các sản phẩm cùng loại của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, sở dĩ có sự yếu kém về chất lượng sản phẩm của các làng nghề Việt Nam so với các nước khác trong khu vực là do các làng nghề của ta còn thiếu các thợ thủ công lành nghề, chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định do thiếu chiến lược phát triển, quản lý nguồn nguyên liệu sẵn có, thiếu chiến lược quản lý kiểm tra việc thu mua nguyên liệu từ các nơi khác. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay, chưa có một cơ quan chuyên trách trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của các làng nghề nên đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho mình dẫn đến không có cơ sở để so sánh đối chiếu. Theo số liệu thống kố của Viện nghiên cứu kinh tế thương mại, Bộ Thương mại, trong số các làng nghề được điều tra chỉ riêng các làng nghề sản xuất các sản phẩm sơn mài và tranh dân gian được trả lời có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng ( chiếm 54,0% và 50,0% số làng nghề được hỏi), còn dệt sợi thì ngược lại (có gần 50% số làng nghề được hỏi trả lời là có khả năng cạnh tranh yếu). Nếu tính chung cho tất cả các làng nghề thì số làng nghề có khả năng cạnh tranh trung bình về chất lượng chiếm tới 62,8% trong khi số làng nghề có khả năng cạnh tranh cao chỉ chiếm 22,4%. + Về giá cả: Do hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề V iột Nam là quy mô hộ gia đình nên việc đẩu tư thiết bị công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sán phẩm bị hạn chế. Việc sử dụng các 13
  17. thiết bị cũ tiêu tốn nhiều nguyên nhiên vật liệu. Không những thế, thời gian gần đây giá cả nhiều loại nguycn, nhiên vật liệu tăng lên (Ví dụ như than, xăng dầu, gas...) làm tăng chi phí sản xuất ra sản phẩm và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề. Bảng 2 : Khả năng cạnh tranh về giá của mộl số sản phẩm TTCN Sô làng nghề % Sản phẩm Trung Tổng Trung Cao Yếu Cao Yếu Cộng bình sô bình Cói 37 215 24 276 13,4 77,9 8,7 100 Sơn mài 16 15 0 31 51,6 48,4 0,0 100 Mây tre đan 112 464 100 676 16,6 68,6 14,8 100 Gốm sứ 11 39 9 59 18,6 66,1 15,3 100 Thêu ren 50 185 87 322 15,5 57,5 27,0 100 Dệt sợi 27 153 245 425 6,4 36,0 57,6 100 GỖ 54 246 35 335 16,1 73,4 10,4 100 Chạm khắc đá 9 30 6 45 10,0 66,7 13,3 100 Giấy 1 6 1 8 12,5 75,0 12,5 100 Tranh dân gian 1 3 0 4 25,0 75,0 0,0 100 Sản phẩm khác 110 369 27 506 21,7 72,9 5,3 100 Nguồn: Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại, 2003. + Về mẫu mã: Sản phẩm của các làng nghé Việt Nam thường có mẫu mã đơn điệu, chưa có điểm nổi trội mang màu sắc văn hoá của từng iàng, từng vùng. Trong khi đó, ở các nước như Nhật Bản (từ những năm 70) và Thái Lan (những năm gần đây) đã có chiến lược phát triển “mỗi làng một sản phẩm”, lạo được lợi thế độc quyền cho hàng nghìn sản phẩm TTCN trên cơ sở tận 14
  18. dụng lợi thế riêng của từng vùng, lừng miền. Chính sự đa dạng về mẫu mã đã giúp họ chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị phán thế giới vẻ hàng TTCN. Để có thể cải thiện được tinh irạng trên và đứng vững được trên thị trường gần đây ở một số làng nghề ở Việt Nam bước đầu đã sử dụng thành tựu kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào một số khâu của quá trình sản xuất. Đồng thời từ bỏ sản xuất những sản phẩm không còn được thị trường ưa chuộng để chuyển sang sản xuất những sản phẩm mà người tiêu dùng hiện đang ưa thích. Thứ ba, hầu hết các làng nghề đ ã sử dụng thành tựu kỹ thuật và công nghệ hiện đại vảo phục vụ sản xuất Trước kia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề được tiến hành theo phương pháp thủ công là chủ yếu. Gần đây, để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, những người sản xuất trong các làng nghề ở Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào phục vụ cho sản xuất như ánh sáng điện (cho mọi cơ sở sản xuất); mô tơ điện (cho các khâu sản xuất có trục quay); mạ điện, hàn điện (làm đồ cơ khí); khoan, mài (làm đồ trang sức); cưa, bào (làm đồ mộc)... hay như các loại hoá chất cho nghề nhuộm, thuộc da... Sự kết hợp giữa công nghộ truyền thống và công nghệ hiện đại đã tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn hẳn so với sản xuất thủ công thuổn tuý. Làng nghề đúc đồng Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh là một ví dụ. Trước đây việc sản xuất trong làng chỉ sử dụng các công cụ thô sơ nhưng hiện nay đã sử dụng một số công cụ hiộn đại vào sản xuất như máy tiện, máy khoan, máy đột dập để sản xuất các sản phẩm như van xe đạp, van nước, các loại ốc vít...Với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cổng nghệ truyền thống đảm nhận các khâu như đúc phôi, gò sản phẩm, đánh bóng, chạm khắc... còn công nghệ hiện đại được áp dụng vào các kháu tiện, đột dập... giúp cho sản phẩm có độ đồng đều và chính xác hơn. Các làng sắt thép Đa Hội (Bắc Ninh), 15
  19. dệt Phương La (Thái Bình) cũng là những điển hình trong việc kết hợp công nghệ cổ truyền với công nghệ hiện đại. Thứ tư, hầu hết sản phẩm của các làng nghề Việt Nam chưa có thương hiệu, thiếu các quy định về chất lượng, quy cách kỹ thuật nên thường gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Sản phẩm của các làng nghề TTCN có đặc trưng riêng về truyền thống văn hoá, chất liệu địa phương, nếu xây dựng được thương hiệu riêng sẽ được quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với từng sản phẩm. Điều đó sẽ tạo ra lợi thế độc quyền trên thị trường quốc tế và là đặc điểm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trên thế giới. Thực tế cho thấy, các sản phẩm của làng gốm sứ Bát Tràng trên thị trường Nhật Bản đắt gấp 10 lần các sản phẩm cùng loại của Nhật Bản nhưng vẫn được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận [1, tr. 1,7]. Mặt khác, các sản phẩm TTCN hầu hết là sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu sản xuất do đó đều liên quan đến các quy định quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Có thể thấy rằng hầu hết sản phẩm của các làng nghề Việt Nam chưa thực hiện quy trình quản lý chất lượng, nên khi thâm nhập thị trường quốc tế luôn gặp khó khăn bởi những quy định về tiêu chuẩn chất lượng của các nước. Thứ năm, khả nâng nắm bắt thông tin về thị trường nước ngoài của cúc chủ doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong các làng nghê TTCN ở nước ta còn rất yếu kém. Có một thực tế là thông tin về thị trường sản phẩm TTCN chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và khách hàng nước ngoài chủ động thu thập. Nhưng những doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiộp mới bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu, họ rất thụ động trong việc tận dụng nguồn thông tin từ khách hàng nước ngoài nên nguồn thông tin thường không đđy đủ và không 16
  20. kịp thời. Hơn nữa, Nhà nước ta hầu như chưa có sự hỗ trợ nào cho các doanh nghiệp trong vấn đề thu thập thông tin về thị trường thế giới. Vì vậy, người sản xuất tại các làng nghề Việt Nam thường không biết họ bán sản phẩm cho ai và sản phẩm đó được sử dụng như thế nào. Đáng lẽ ra họ phải sản xuất cái mà thị trường cần thì họ lại sản xuất cái mà họ có thể sản xuất. Điều đó là không phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường hiện nay. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tói sự phát triển của làng nghê ở Việt Nam. Quá trình phát triển của làng nghề chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó, có những nhân tố thúc đẩy làng nghề phát triển song cũng có những nhân tố kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Sự tác động của những nhân tố đó ở các vùng, địa phương, làng nghề là không giống nhau do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi làng, mỗi vùng, mỗi địa phương. Những nhân tố đó là: * Thị trường Thị trường là một trong những nhân tố ảnh hưưng trực tiếp đến sự phát triển của các làng nghề. Nếu như trong nền sản xuất tự cấp tự túc hay trong cơ chế tập trung bao cấp, người sản xuất có thể không quan tâm mấy tới yếu tố thị trường, tới mong muốn của người mua thì trong nền sản xuất hàng hoá đặc biệt là với sự điều tiết của cơ chế thị trường để có thể tồn tại và phát triển, họ lại không thể không quan tâm tới nhu cầu của thị trường. Sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh buộc người sản xuất phải tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu thị trường. Nếu người sản xuất nào đáp ứng tốt được nhu cầu thị trường thì sẽ tồn tại và ngày một phát triển, ngược lại thì sẽ bị đào thải. Đối với các làng nghề cũng vậy. Làng nghề nào có khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0