intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM giai đoạn 2008 - 2012

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM, trong đó nhấn mạnh đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE); đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM giai đoạn 2008 - 2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ KIỀU THỊ THANH HOA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ KIỀU THỊ THANH HOA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS VÕ THÀNH DANH TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. MỤC LỤC Trang Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt i,ii Danh mục hình vẽ iii Danh mục bảng biểu và sơ đồ iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp luận nghiên cứu 6. Nguồn số liệu thu thập 7. Ý nghĩa của luận văn 8. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC 1 CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn đề chung về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết 1 1.1.1 Khái niệm về CTCP niêm yết 1 1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết 2 1.1.3 Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả tài chính của công ty 2 niêm yết 1.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính các công ty 3 niêm yết của ngành thủy sản 1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 3 1.2.2 Tỷ số hoạt động 6 1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính 8 1.2.4 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 10 1.2.5 Tỷ số giá thị trường 11
  4. 1.3 Các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 12 1.3.1 Các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả tài chính theo mô hình Dupont 12 1.3.2 Các chỉ tiêu tác động đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 14 Kết luận chương 1 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY 18 NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM 2.1 Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 18 2.1.1 Vị trí và tiềm năng của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam 18 2.1.2 Những đặc điểm chủ yếu của ngành thủy sản Việt Nam 19 2.1.3 Giới thiệu một số công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK 21 Tp.HCM 2.2 Phân tích hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy 25 sản trên SGDCK TP.HCM 2.2.1 Phân tích tình hình khả năng thanh toán 26 2.2.2 Phân tích tỷ số hoạt động 29 2.2.3 Phân tích cơ cấu tài chính 36 2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 41 2.2.5 Phân tích tỷ số giá thị trường 46 2.3 Đánh giá hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy 47 sản trên SGDCK Tp.HCM 2.3.1 Đánh giá hiệu quả tài chính từng công ty 47 2.3.2 Những thành tựu đạt được 50 2.3.3 Những hạn chế tồn tại 51 2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 52 Kết luận chương 2 54 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU 56 QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM 3.1 Phân tích qua mô hình Dupont (kết hợp các tỷ số) 55
  5. 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính qua mô hình kinh tế 63 lượng Kết luận chương 3 71 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC 71 CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM 4.1 Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 72 4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính các công ty niêm yết 72 của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM 4.2.1 Các giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam 72 4.2.2 Các giải pháp đối với các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên 74 SGDCK TP.HCM 4.2.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 74 4.2.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 74 4.2.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 76 4.2.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 77 4.2.2.3 Giải pháp huy động vốn và xây dựng cơ cấu vốn hợp lý 77 4.2.2.4 Giải pháp giảm chi phí 79 4.2.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho 79 4.2.2.6 Giải pháp tăng doanh thu 80 4.2.2.7 Giải pháp tăng lợi nhuận 84 4.3 Các giải pháp hỗ trợ 85 Kết luận chương 4 88 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Ký hiệu “,” : Phân biệt số thập phân Ký hiệu “.” : Phân biệt số hàng nghìn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa đầy đủ CTCP Công ty cổ phần CP Cổ phiếu DOC Bộ thương mại Hoa Kỳ Đvt Đơn vị tính EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBT Lợi nhuận trước thuế EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GAP Thực hành nông nghiệp tốt GDP Tổng sản phẩm quốc nội HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HQQLCP Hiệu quả quản lý chi phí HSKĐV Hiệu số khuyếch đại vốn HSSDTS Hiệu suất sử dụng tài sản HSTTLV Hệ số thanh toán lãi vay HVG Công ty Cổ phần Hùng Vương KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KTTBQ Kỳ thu tiền bình quân KTRBQ Kỳ trả tiền bình quân NTKBQ Ngày tồn kho bình quân POR Rà soát thuế chống bán phá giá ROA Tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản ROE Tỷ lệ lãi ròng trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
  7. ii TBN Trung bình ngành TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định TSTTHH Tỷ số thanh toán hiện hành TSTTN Tỷ số thanh toán nhanh TSNTVCSH Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu TSNTTS Tỷ số nợ trên tổng tài sản UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu VQTSCĐ Vòng quay tài sản cố định
  8. iii DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Tỷ số thanh toán hiện hành giai đoạn 2008 - 2012................................... 26 Hình 2.2: Tỷ số thanh toán nhanh giai đoạn 2008 - 2012 ........................................ 27 Hình 2.3: Kỳ thu tiền bình quân bình quân giai đoạn 2008 - 2012........................... 29 Hình 2.4: Kỳ trả tiền bình quân giai đoạn 2008 - 2012............................................ 30 Hình 2.5: Ngày tồn kho bình quân giai đoạn 2008 - 2012 ....................................... 31 Hình 2.6: Tỷ số vòng quay tài sản cố định giai đoạn 2008 - 2012 ........................... 33 Hình 2.7: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giai đoạn 2008 - 2012 .............................. 34 Hình 2.8: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008 - 2012 ............................... 36 Hình 2.9: Tỷ số nợ trên tổng tài sản giai đoạn 2008 - 2012 ..................................... 37 Hình 2.10: Hệ số khuyếch đại vốn giai đoạn 2008 - 2012 ....................................... 38 Hình 2.11: Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu giai đoạn 2008 - 2012............................... 41 Hình 2.12: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giai đoạn 2008 - 2012 ...................... 43 Hình 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008 – 2012.. ............. 44 Hình 2.14: Thu nhập trên mỗi cổ phần bình quân giai đoạn 2008 – 2012…………..46 Hình 3.1: Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí trên doanh thu với ROE........................... 65 Hình 3.2: Mối quan hệ giữa doanh thu trên tổng tài sản với ROE ........................... 65 Hình 3.3: Mối quan hệ giữa hệ số khuyếch đại vốn với ROE .................................. 66 Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản với ROE............... 66 Hình 3.5: Mối quan hệ giữa tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản với ROE....................... 67
  9. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1: Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 .................... 19 Bảng 3.1: Phân Tích Dupont của công ty AAM ...................................................... 55 Bảng 3.2: Phân tích Dupont của công ty ABT......................................................... 56 Bảng 3.3: Phân tích Dupont của công ty ACL......................................................... 57 Bảng 3.4: Phân tích Dupont của công ty AGF......................................................... 57 Bảng 3.5: Phân tích Dupont của công ty ANV ........................................................ 58 Bảng 3.6: Phân tích Dupont của công ty FMC ........................................................ 58 Bảng 3.7: Phân tích Dupont của công ty HVG ........................................................ 59 Bảng 3.8: Phân tích Dupont của công ty MPC ........................................................ 60 Bảng 3.9: Phân tích Dupont của công ty TS4 ......................................................... 60 Bảng 3.10: Phân tích Dupont của công ty VHC ...................................................... 61 Bảng 3.11: Mô tả mẫu............................................................................................. 64 Bảng 3.12: Hệ số xác định R-square, Radj và ANOVA ............................................ 67 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu .......................................... 50 thủy sản của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2012 Sơ đồ 1.1: Nhân tố quyết định đến ROE của doanh nghiệp ..................................... 14
  10. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, song tình hình xuất khẩu càng lúc gặp khó khăn do thị trường bất lợi, giá xuất giảm, những rào cản kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Mỹ…. Đặc biệt là tình trạng thiếu nguyên liệu và thiếu vốn. Hiện tại, Nhà nước chưa có chính sách giúp nông dân xây dựng vùng nuôi nguyên liệu. Trong khi đó, các doanh nghiệp không thể vừa chế biến, sản xuất, xuất khẩu đồng thời quy hoạch tốt vùng nuôi cho nông dân. Dẫn đến tình trạng chất lượng nuôi trồng thủy sản không đạt, giá thành nguyên liệu cao và không ổn định. Về nguồn vốn kinh doanh, ngành thủy sản lâu nay vẫn được ưu tiên tiếp cận vốn tốt, nên nhiều Doanh nghiệp thủy sản lợi dụng điều này để tiếp cận vốn kinh doanh ngành khác. Việc sử dụng vốn không hiệu quả đã khiến nhiều Doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Đối với một Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, nếu yếu kém về năng lực tài chính, khả năng quản trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiền của ngân hàng. Đó cũng là lý do nhiều Doanh nghiệp thủy sản khó tiếp cận vốn, đình trệ sản xuất trong khi nhu cầu của thị trường không giảm. Vì thế, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam muốn khẳng định và tạo lập lợi thế cạnh tranh riêng có, vượt trội cần phải chuẩn bị nguồn lực tài chính đủ mạnh để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh và không ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động của mình. Hiệu quả tài chính là thước đo quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả tài chính sẽ không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định các nhà quản trị mà còn phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư hiện hữu, nhà đầu tư tiềm năng...
  11. Việc nâng cao hiệu quả tài chính các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trở nên cấp bách, tạo cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường thế giới và tăng khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM giai đoạn 2008 - 2012” là cần thiết. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả tài chính đã được thực hiện: - Tác giả Trần Thị Thanh (2011) trong đề tài thạc sỹ: “Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước – Đà Nẵng”: + Mục tiêu nghiên cứu: luận văn đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của Công ty từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong chính sách tài trợ của Công ty nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp. + Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, dùng các phương pháp so sánh để phân tích từ chi tiết đến tổng hợp. + Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá các đặc trưng cấu trúc tài chính của Công ty cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính của CTCP Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước góp phần nâng cao hiệu quản sử dụng vốn tại Công ty, giúp cho việc đa dạng hoá các nguồn tài trợ cho công ty. - Tác giả Nguyễn Ngọc Điệp (2008) trong đề tài thạc sỹ: “Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM”: + Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn và các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI trong các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; (2) Đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI trong các KCX – KCN thành phố Hồ Chí Minh;
  12. (3) Nhận xét các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực đến các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI trong các khu CX-CN TP.HCM. + Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thực hiện trên cơ sở thiết kế nghiên cứu mô tả và thiết kế nhân quả. Thiết kế mô tả nhằm mô tả các biến, mối quan hệ giữa biến hiệu quả và các nhân tố tác động qua phân tích thống kế. Thiết kế nhân quả nhằm đánh giá tác động của các nhân tố lên chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. + Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI tại các KCN - KCX TP.HCM hiện tại. Qua đó giúp các nhà quản lý, các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các chính sách tài chính hiện tại, thấy được những bất cập có tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư, từ đó có các chính sách phù hợp. Điểm mới của đề tài này so với các đề tài trước đây là: phân tích đặc thù ngành thủy sản, phân tích số liệu qua các năm, so sánh và đánh giá hiệu quả tài chính của từng công ty trong ngành. Từ đó xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty trong ngành thủy sản thông qua mô hình kinh tế lượng. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty trong ngành thủy sản. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM, trong đó nhấn mạnh đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài đi sâu vào đánh giá tình hình, thực trạng và hiệu quả tài chính 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 với đặc thù là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (cá tra, cá ba sa, tôm…).
  13. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động tài chính của 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, đề tài hướng đến xây dựng mô hình kinh tế lượng để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong giai đoạn 2013 – 2018 và những năm tiếp theo. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: dựa theo lý thuyết của Modigliani & Miller và tham khảo các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính từ các luận văn nghiên cứu như ở mục 2, tác giả đã đem vào áp dụng cho 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM thì tác giả thấy rằng các nhân tố đó đã mang lại ý nghĩa cao trong kết quả nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: + Phân tích mô tả, so sánh: nhằm xác định xu hướng biến động và mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu tài chính của các công ty cổ phần ngành thủy sản. + Phân tích hồi quy: nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, giúp các nhà quản trị công ty, nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến ROE. Trên cơ sở phân tích mô tả các yếu tố tác động, mô hình hồi quy đa biến được xây dựng. Dữ liệu thu thập sẽ được tiến hành xử lý theo yêu cầu của mô hình. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định các giả thuyết đặt ra. 6. NGUỒN SỐ LIỆU THU THẬP - Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thống kê qua báo cáo tài chính: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, qui mô vốn, doanh thu, … của 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM từ năm 2008 đến năm 2012. - Nguồn số liệu sơ cấp: Thiết kế, lập bảng những số liệu đã được thu thập để tính toán các tỷ số tài chính, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Để đảm bảo độ tin cậy của số liệu, tác giả đã lựa chọn 10 CTCP ngành thủy sản có cổ phiếu được niêm yết trên SGDCK Tp. HCM. Số liệu của các công ty này đã được kiểm toán, tính minh bạch trong báo cáo tài chính tốt hơn các công ty
  14. khác. Đồng thời, công việc thu thập số liệu báo cáo tài chính của các công ty này từ năm 2008 -2012 dễ dàng hơn. Từ định hướng trên tác giả đã tiến hành thu thập số liệu, phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của các CTCP ngành thủy sản Việt Nam theo danh sách như phụ lục 20. 7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN - Thông qua việc phân tích thực trạng và đánh giá dựa trên các quan điểm tài chính, đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM để khai thác tối đa điểm mạnh, tận dụng cơ hội thị trường (tập trung nguồn lực, hướng tới cơ hội tốt nhất của thị trường) với mục đích ổn định, cân đối nguồn tài chính lành mạnh nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững. - Ứng dụng lý thuyết hiệu quả tài chính vào thực tiễn công tác quản lý tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM để phân tích thực trạng hiệu quả tài chính nhằm đưa ra các nhận xét khách quan trên cơ sở phân tích số liệu thu thập được. - Với những kết luận thu được từ việc phân tích tình huống cụ thể của từng công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM (chú trọng phân tích tình hình tài chính, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn) trong nghiên cứu này, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tính toán hiệu quả quản lý vốn nói riêng và quản lý tài chính nói chung cho các doanh nghiệp khác. - Luận văn góp phần làm rõ lý thuyết nâng cao hiệu quả tài chính vào thực tế hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, là tình huống có tính tham khảo cho các nghiên cứu khác. 8. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên thị trường chứng khoán Mục đích của chương này nhằm nêu rõ các lý thuyết về hiệu quả tài chính, các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính làm tiền đề cho ứng dụng thực tiễn ở chương 2.
  15. Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM Mục đích của chương này nhằm phân tích tình hình tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM qua việc phân tích các chỉ số tài chính của 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM. Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM Chương này tác giả sử dụng mô hình Dupont và mô hình kinh tế lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM. Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM Trên cơ sở xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM ở chương 3, mục đích của chương này nhằm đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty.
  16. -1- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn đề chung về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết 1.1.1 Khái niệm về CTCP niêm yết Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty niêm yết là công ty có chứng khoán được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung sau khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn niêm yết. Ở Việt Nam, theo Điều 8, nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật chứng khán và Nghị định số 84/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như sau: a) Là CTCP có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6
  17. -2- tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ 1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến vấn đề tài chính. Doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả thì quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra liên tục, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Hiệu quả tài chính hay còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, ROE vẫn là một trong các chỉ số tốt nhất. ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: return on equity, có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối tài sản cuối kỳ. Tỷ số này thể hiện được mức sinh lời trên 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng sinh lời trong tương lai của một công ty. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Thông thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Đây là một chỉ tiêu hiệu quả tài chính không chỉ quan trọng với chính những người quản trị công ty mà còn quan trọng đối với nhà đầu tư. Vì vậy, tác giả sử dụng chỉ tiêu ROE để đánh giá hiệu quả tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản . 1.1.3 Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả tài chính của công ty niêm yết Đánh giá hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết không chỉ quan trọng đối với người quản lý mà còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, để thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty, những điểm mạnh, yếu của công ty. Từ đó,
  18. -3- các nhà quản lý sẽ có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp để hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn. Đối với nhà đầu tư thì dựa vào việc đánh giá hiệu quả tài chính này để ra quyết định có nên đầu tư vào công ty đó hay không. Đánh giá hiệu quả tài chính để biết được sức khỏe của từng công ty niêm yết, tạo cơ sở để các nhà quản lý vĩ mô, các cơ quan nhà nước sẽ có những chấn chỉnh kịp thời để hỗ trợ cho các công ty trong điều kiện công ty đó hoạt động không hiệu quả, nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản, ảnh hưởng dây chuyền gây trì trệ đối với nền kinh tế. 1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản Việc đánh giá hiệu quả tài chính của một công ty niêm yết cũng tương tự như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do đặc điểm là các công ty có chứng khoán được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung và các chứng khoán này được mua bán tự do trên thị trường nên các doanh nghiệp niêm yết luôn chịu sức ép rất lớn trong việc đạt được chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch để giữ giá cổ phiếu, tránh sức ép của cổ đông và thu hút thêm nhiều cổ đông để tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Với các nhà đầu tư, đối với các công ty niêm yết thì ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính như đối với các doanh nghiệp thông thường thì các chỉ tiêu về tỷ số giá thị trường (EPS, P/E, P/B) cũng được đánh giá kỹ lưỡng để giúp nhà đầu tư lựa chọn được những cổ phiếu tốt, an toàn. Trong phạm vi của luận văn, tác giả phân tích các chỉ tiêu tài chính thông thường và chỉ tiêu EPS để đánh giá hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết của ngành thủy sản vì trong các chỉ tiêu về tỷ số giá thị trường thì EPS thể hiện được khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp và khi kết hợp đánh giá với các chỉ tiêu tài chính thông thường thì các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý có thể đánh giá tổng thể hiệu quả tài chính của một công ty niêm yết. Việc đánh giá hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết ngành thủy sản cũng giống như với những doanh nghiệp niêm yết khác. Điểm khác biệt là do ảnh hưởng của yếu tố ngành nghề nên từng chỉ tiêu đánh giá sẽ có mức trung bình ngành yêu cầu khác biệt so với những ngành nghề khác. Các công ty ngành thủy sản có một số đặc điểm cơ bản sau:
  19. -4- + Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu đầu vào (tôm, cá tra, basa, cá ngừ, cua, nghêu,…) rất quan trọng, những mặt hàng này được nuôi trồng trong tự nhiên nên lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. + Thị trường tiêu thụ chính của công ty trong ngành là xuất khẩu sang các nước EU, Mỹ, Nhật…nên giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu. + Các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu vào các thị trường rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (EU, Mỹ, Nhật…) nên đòi hỏi công nghệ máy móc thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu. + Đặc thù của ngành thuỷ sản là bán hàng trả chậm nên các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Kế tiếp là khoản mục hàng tồn kho do tính thời vụ của ngành, các doanh nghiệp thường phải dự trữ nguồn nguyên liệu đầu vào để chủ động cho việc chế biến. + Chính vì vốn lưu động chậm luân chuyển do khoản mục khoản phải thu và hàng tồn kho cao nên các doanh nghiệp này đa số huy động vốn lưu động từ các ngân hàng, chính vì thế và hệ số nợ của các công ty trong ngành khá cao. + Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của các công ty ngành thủy sản (80% - 90%). Ngoài ra, do hầu hết các công ty đều sử dụng nợ vay cao nên chi phí lãi vay khá lớn, thường chiếm khoảng 3% - 4% doanh thu thuần. Lợi nhuận ròng của ngành đạt khoảng 5% doanh thu. + Ngoài ra, các công ty ngành thủy sản có ROE cao chủ yếu là do sử dụng nợ vay cao. Đặc trưng của ngành đòi hỏi vốn lưu động lớn trong khi nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế nên hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. 1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển
  20. -5- hóa thành tiền để đối phó các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Với ý nghĩa đó, ta so sánh các nghĩa vụ nợ ngắn hạn với các nguồn lực ngắn hạn đang sẵn sàng cho việc đáp ứng các nghĩa vụ này. Đồng thời, ta cũng xem xét mối tương quan giữa một bên là tài sản có tính sinh lợi thấp, có thể chuyển hóa nhanh thành tiền và một bên là các khoản nợ với phí tổn thấp nhưng người đi vay phải thường xuyên đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Với các thông số này, ta có thể đánh giá khả năng thanh toán và khả năng duy trì hoạt động thanh toán trong trường hợp bất trắc. Có hai thông số cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán là tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh. [4, tr.129] Trong ngành thủy sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chính (trên 70% tổng tài sản) trong khi nợ ngắn hạn chỉ tài trợ khoảng 50% - 60% tổng tài sản nên hệ số thanh toán hiện hành của các công ty trong ngành đều đảm bảo. Tuy nhiên, do hàng tồn kho cao nên hầu hết các công ty không đảm bảo hệ số thanh toán nhanh. Tỷ số thanh toán hiện hành: Tỷ số này được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như thế nào. Taøi saûn ngaén haïn Tỷ số thanh khoản hiện hành = Nôï ngaén haïn Các tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn có thời gian đáo hạn nhỏ hơn một năm) bao gồm tiền mặt, các chứng khoán thị trường, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Các khoản nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn nhỏ hơn một năm) bao gồm các khoản phải trả nhà cung cấp, các giấy nợ ngắn hạn, các khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả, thuế phải trả và lương phải trả. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, khả năng thanh toán của công ty sẽ bị chậm trễ, làm cho các khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, tỷ số thanh khoản hiện hành sẽ giảm xuống và đây là dấu hiệu cho thấy công ty sẽ gặp khó khăn rắc rối về tài chính.[1, tr.200] Thông thường, khả năng thanh toán hiện thời càng cao cho một cảm giác là khả năng trả nợ càng cao nhưng thông số này chỉ được xem là một công cụ đo lường thô vì nó không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm tài sản ngắn hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2