intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất doanh nghiệp tỉnh An Giang (2008 - 2013)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả của đơn vị trước và sau khi nhận được hỗ trợ đổi mới công nghệ, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách đổi mới công nghệ trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất doanh nghiệp tỉnh An Giang (2008 - 2013)

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ TIẾP THU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT/DOANH NGHIỆP TỈNH AN GIANG (2008 - 2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ TIẾP THU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT/DOANH NGHIỆP TỈNH AN GIANG (2008 - 2013) Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ. Hồ Ngọc Phương TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do chính tác giả thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Luận văn không trùng lắp với bất cứ luận nghiên cứu khoa học nào./. An Giang, ngày 19 tháng 5 năm 2015 Tác giả Đặng Thị Tiếp Thu
  4. ii TÓM TẮT Luận văn “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở/doanh nghiệp tỉnh An Giang (2008 - 2013)” được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015. Với mục tiêu đánh giá hiệu quả của đơn vị trước và sau khi nhận được hỗ trợ đổi mới công nghệ, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách đổi mới công nghệ trong thời gian tới. Các nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Điều tra, khảo sát các đơn vị nhận hỗ trợ đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn từ 2008 – 2013; (2) Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia quản lý trong lĩnh vực quản lý KH&CN địa phương. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được có 85% cơ sở sản xuất ở quy mô nhỏ, số lao động trong đơn vị từ 10- 50 người; ngành nghề tham gia thực hiện đổi mới công nghệ tập trung ở 03 ngành chính đó là: cơ khí chế tạo (28,33%), thực phẩm (23,33%), vật liệu xây dựng (23,33%) và còn lại là ngành thủ công mỹ nghệ, y học cổ truyền, rèn và sản xuất phân bón lá; ngành cơ khí chế tạo là ngành có số đơn vị tham gia nhiều nhất kế đến là ngành thực phẩm và vật liệu xây dựng. Kết quả cũng cho thấy đơn vị nhận hỗ trợ nhiều nhất ở mức 29% có 11 đơn vị (chiếm 18,33%), mức 30% có 8 đơn vị (13,33%), kế đến là mức 23% có 7 đơn vị (11,67%), số còn lại phân bổ đều cho các mức hỗ trợ. Theo kết quả điều tra cho thấy thu nhập của công nhân lao động còn thấp trung bình từ 3 triệu trở xuống; các đơn vị thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ có mức giá trị tăng thêm cho sản phẩm sau khi đổi mới tập trung nhiều nhất ở mức 10% ở ngành thực phẩm và ngành cơ khí chế tạo. Bên cạnh đó, với số lượng nguyên liệu cố định, tỷ lệ nhiên liệu tiết kiệm trung bình cho mỗi đơn vị là 11,6% ở các đơn vị có tác động đến máy móc thiết bị; ngành vật liệu xây dựng tiết kiệm nhiên liệu nhiều nhất ở mức 12%, ngành thực phẩm, cơ khí chế tạo, thủ công mỹ nghệ, tiết kiệm ở mức 10%. Tương tự, tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm từ 18 - 20% tập trung nhiều nhất cho ngành hàng vật liệu xây dựng. Kết quả trao đổi với chuyên gia cho thấy hoạt động phát triển ứng dụng đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2013, đã đạt được một số kết
  5. iii quả khích lệ. Trong đó, đã góp phần tăng năng suất, chất lượng cho các sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho đơn vị. Quá trình thực hiện cũng đã tạo được sự đồng thuận và sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh tham gia. Từ những kết quả đạt được cho thấy, việc ban hành các chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất kinh doanh cho các đơn vị tỉnh An Giang là việc làm hết sức thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay. Chính sách này đã góp phần giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN, các nông hộ… trên địa bàn toàn tỉnh nâng cao nhận thức về ứng dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, tạo sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh; đồng thời, đáp ứng ngày càng cao đối với các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Từ khóa: đổi mới công nghệ, chính sách hỗ trợ.
  6. iv MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Tóm tắt ................................................................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................................................. iv Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................................ v Danh mục các bảng biểu và hình .......................................................................................... vi Chương I. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu: ............................................................................................................... 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 3 Chương II CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 4 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh An Giang ..................................... 4 2.2. Tổng quan về tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ....................................... 5 2.3. Tổng quan về tình tình hoạt động của Sở KH&CN và các chính sách hỗ trợ ...... 6 2.3.1. Tình hình hoạt động của Sở KH&CN trong giai đoạn 2008 - 2013 ............ 6 2.3.2. Các chính sách hỗ trợ mà tỉnh An Giang đã ban hành trong thời gian qua và chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ hiện đang thực hiện ............................................... 8 2.3.3. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan........................................... 11 2.3.4. Tổng quan các khái niệm có liên quan ...................................................... 15 Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18 3.1. Khung phân tích .................................................................................................. 18 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18 3.3. Mô hình phân tích ............................................................................................... 19 Chương IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................ 21 4.1. Kết quả tổng hợp, phân tích chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ .................... 21 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 27 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 44 Chương V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 50 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 50 5.2. Kiến nghị............................................................................................................. 52 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 54 Phụ lục ................................................................................................................................ 59
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DN Doanh nghiệp KH&CN Khoa học và Công nghệ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Bảng 1.1. Thống kê số lượng đơn vị tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2014.......................... 6 Bảng 4.1. Về loại hình ......................................................................................................... 27 Bảng4.2. Quy mô của đơn vị ............................................................................................... 28 Bảng 4.3. Số lao động tham gia trong đơn vị ...................................................................... 28 Bảng 4.4. Tổng hợp giữa loại hình sản xuất kinh doanh và quy mô của các đơn vị tham gia đổi mới thiết bị công nghệ ................................................................................................... 28 Bảng 4.5. Ngành nghề sản xuất ........................................................................................... 29 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ phân bổ ngành nghề tham gia đổi mới công nghệ ................................. 30 Bảng 4.6. Bảng tổng hợp giữa ngành nghề và quy mô sản xuất của các đơn vị tham gia đổi mới thiết bị công nghệ ......................................................................................................... 30 Bảng 4.7. Năm đầu tư thiết bị .............................................................................................. 31 Bảng 4.8. Năm đổi mới thiết bị công nghệ .......................................................................... 32 Bảng 4.10. Mức lương của lao động tham gia trong đơn vị ................................................ 34 Bảng 4.11. Phương thức tổ chức quản lý ............................................................................. 34 Bảng 4.12. Tổng hợp giữa phương thức tổ chức quản lý và loại hình của các đơn vị tham gia đổi mới ........................................................................................................................... 35 Bảng 4.13. Trang thiết bị thông tin phục vụ cho đơn vị ...................................................... 35 Bảng 4.14. Giá trị sản phẩm tăng thêm................................................................................ 37 Bảng 4.15. Tổng hợp giá trị sản phẩm tăng thêm cho các ngành nghề tham gia đổi mới công nghệ ............................................................................................................................. 38 Bảng 4.16. Nhiên liệu tiết kiệm ........................................................................................... 39 Bảng 4.17. Tổng hợp nhiên liệu tiết kiệm được phụ thuộc vào từng ngành nghề. .............. 40 Bảng 4.18. Thông tin về xử lý chất thải để bảo vệ môi trường ........................................... 41 Bảng 4.19. Tổng hợp hiệu quả xử lý môi trường giữa các loại hình tham gia đổi mới công nghệ ...................................................................................................................................... 41 Biểu đồ 4.2. Mối tương quan giữa tỷ lệ nhận được hỗ trợ và tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm ..................................................................................................................................... 42 Hình 4.1 Giá trị sản phẩm tăng thêm phụ thuộc vào thời gian thực hiện đổi mới công nghệ ............................................................................................................................................. 46
  9. 1 Chương I GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Điều 62 của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2013) có nêu rõ việc phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Để khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt cho phát triển nhanh và bền vững đất nước, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, cơ chế phát triển khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2012). Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và liên tục, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,
  10. 2 đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, với mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên tăng vốn đầu tư, khai thác các lợi thế về tài nguyên và sức lao động, nền kinh tế Việt Nam chưa thích ứng với bối cảnh khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc tế phát triển mạnh, toàn cầu hóa trở thành xu hướng tất yếu và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhận định, thời gian qua hoạt động KH&CN đã có bước phát triển, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, quản lý KH&CN có đổi mới, thị trường KH&CN bước đầu được hình thành, đầu tư cho KH&CN được nâng lên (Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2011). Những thành tựu KH&CN ngày càng được áp dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đã ý thức được việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vào cuộc sống, xem đó là một trong những chìa khóa quan trọng cho việc mở ra con đường phát triển, ngành KH&CN An Giang đưa những kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ triển khai vào thực tế sản xuất, đời sống, từng bước nâng cao giá trị đóng góp của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với quan điểm đó, Sở KH&CN tỉnh An Giang đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng các tiến bộ KH&CN trên cơ sở thực hiện các mục tiêu nhằm khuyến khích các đơn vị trên địa bàn tỉnh An Giang ứng dụng, triển khai những kỹ thuật, công nghệ mới, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hạn chế tác động đến môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) nâng cao trình độ công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất; tăng cường hàm lượng khoa học, công nghệ trong các sản phẩm chủ lực; tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể các Chính sách như: Nâng cao năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Đổi mới thiết bị công nghệ; ...
  11. 3 Từ những chính sách mà Sở KH&CN đã thực hiện trong thời gian qua, trong khuôn khổ đề tài này tôi sẽ tập trung phân tích và đánh giá chính sách hỗ trợ thiết bị công nghệ cho cơ sở và doanh nghiệp tỉnh An Giang có mang lại lợi ích gì cho cơ sở và doanh nghiệp với tên Đề tài “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở/doanh nghiệp tỉnh An Giang (2008 - 2013)”. 1.2. Mục tiêu: Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở/doanh nghiệp tỉnh An Giang (2008 - 2013) 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ chọn các cơ sở, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ sở sản xuất, công ty cổ phần và trang trại tỉnh An Giang (gọi tắt là đơn vị) tham gia chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ từ năm 2008 – 2013 do Sở KH&CN quản lý. Hoạt động trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xay xát và kinh doanh lúa gạo, y tế - y học cổ truyền. Chính sách đổi mới công nghệ cho các đơn vị tham gia thực hiện việc đổi mới công nghệ giai đoạn 2008 – 2013 Địa bàn nghiên cứu: tại tỉnh An Giang. Nội dung nghiên cứu: (1) Điều tra, khảo sát các đơn vị nhận hỗ trợ đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang, trong giai đoạn từ 2008 - 2013. (2) Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia quản lý trong lĩnh vực quản lý KH&CN địa phương. Phương pháp chọn mẫu: theo tổng thể (chọn tất cả những đơn vị có tham gia thực hiện đổi mới công nghệ tại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2008 -2015). Cỡ mẫu là: 60 đơn vị tham gia thực hiện đổi mới công nghệ. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015.
  12. 4 Chương II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh An Giang Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang giai đoạn năm 2011 - 2015 có giới thiệu tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang cụ thể như sau: An Giang là tỉnh nông nghiệp đầu nguồn sông Cửu Long, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài gần 100km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.537km2, bằng 1,07% diện tích toàn quốc và bằng 8,73% diện tích toàn vùng ĐBSCL, đứng thứ 4 trong vùng. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 156 xã phường thị trấn (119 xã, 21 phường và 16 thị trấn). Giao thông chính của An Giang là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có các cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên, Vĩnh Xương - Tân Châu, Long Bình - An Phú) là lợi thế để tỉnh mở cửa phát triển và hội nhập quốc tế. Dân số tính đến năm 2012 đạt 2,15 triệu người, chiếm 2,4% dân số cả nước và chiếm gần 12,4% dân số vùng ĐBSCL. Tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh (0,11%/năm giai đoạn 2011 - 2012) thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước và của vùng (là 1,05%/năm và 0,39%/năm giai đoạn 2011 - 2012) sẽ làm giảm áp lực tăng dân số, tạo điều kiện tốt hơn trong việc nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Dân cư của tỉnh tương đối thuần nhất, gồm 4 dân tộc chủ yếu, trong đó người Kinh chiếm 94,83%, người Hoa chiếm 0,64%, người Khơ-me chiếm khoảng 3,90% và người Chăm chiếm khoảng 0,62%. Phần lớn dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm tới 70% dân số toàn tỉnh năm 2012. Tuy nhiên, những thành công bước đầu trong công cuộc đô thị hóa đã giúp tỷ lệ dân cư thành thị của tỉnh tăng từ 21,1% năm 2000 lên 28,1% năm 2005, 29,8% năm 2010 và đạt 30% năm 2012, cao hơn so với tỷ lệ dân cư thành thị của vùng ĐBSCL (24,9%) nhưng thấp hơn của cả nước (31,9%) và vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL (34,3%).
  13. 5 Thu nhập và đời sống dân cư đã được cải thiện từng bước. Mức thu nhập bình quân đầu người một tháng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2012 đạt 1.875,4 nghìn đồng/người/tháng, cao hơn so với bình quân thu nhập của vùng ĐBSCL (1.785 nghìn đồng/người/tháng) nhưng vẫn thấp hơn so với của cả nước (2.000 nghìn đồng/người/tháng). Tuy có nhiều thuận lợi về nguồn nước, khí hậu ôn hòa, điều kiện đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng An Giang cũng gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lũ lụt hàng năm đã gây thiệt hại đáng kể đến tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước. 2.2. Tổng quan về tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tính đến thời điểm cuối năm 2014 tổng số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất (gọi chung là đơn vị) có trên địa bàn tỉnh là 6.555 đơn vị (bao gồm: 279 Công ty Cổ phần, 1.610 Công ty TNHH, 3.045 Doanh nghiệp tư nhân, 1.621 cơ sở sản xuất), với tổng vốn đăng ký là 34.358 tỷ đồng, bình quân vốn đăng ký của một doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng, có 88.962 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 6.471 tỷ đồng, giải quyết việc làm khoảng 242.832 lao động (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2014).
  14. 6 Bảng 1.1. Thống kê số lượng đơn vị tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2014. Đơn vị STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 tính 1 Tổng số đăng ký thành lập Đơn vị 4.333 4.951 5.962 6.555 2 Số đăng ký mới Đơn vị 555 618 1.011 593 Tổng số vốn đăng ký thành lập 3 Tỷ đồng 4.494 3.041 2.698 2.175 mới Số hoạt động trong nền kinh tế 4 Đơn vị 3.681 4.127 5.006 6.397 (không tính các đã giải thể) 5 Số giải thể hàng năm Đơn vị 150 116 132 158 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2014) 2.3. Tổng quan về tình tình hoạt động của Sở KH&CN trong giai đoạn từ 2008 - 2013 và các chính sách hỗ trợ 2.3.1. Tình hình hoạt động của Sở KH&CN trong giai đoạn 2008 - 2013 Sở KH&CN là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm các lĩnh vực được phân công quản lý: hoạt động nghiên cứu khoa học; ứng dụng và đổi mới công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013 Sở KH&CN đã tham mưu xây dựng cơ chế chính sách về KH &CN xác định là nhiệm vụ trọng tâm được tập trung thực hiện, cùng với sự tham gi a tích cực của các ngành các cấp , đã tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành 10 văn bản về chủ trương và chính sách của tỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về KH&CN, trong đó có nhiều
  15. 7 văn bản quan trọng mang tính đột phá về phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL, tạo điều kiện cho hoạt động quản lý khoa h ọc và công ngh ệ trên địa bàn tỉnh, chính sách thông thoáng theo từng thời kỳ nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng mô hình công nghệ, đổi mới thiết bị và công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển tài sản trí tuệ. Sau đây là một số văn bản như: Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 07/04/2008 về việc hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ; hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2010 (và đã được thay thế bằng Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015); Chỉ thị số 32/1998/CT.UB ngày 09/10/1998 (tiền thân ra đời Quyết định số 1968/QĐ-CTUB ngày 23/9/2004 và Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ tỉnh An Giang); Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đáng chú ý đã triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đả ng khóa XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa , hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011- 2020. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong đó gồm: quản lý đề tài cấp tỉnh có 34 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện. Ngoài ra, trên địa bàn có 05 đề tài, dự án thuộc Chương trình Nông thôn - Miền núi và Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ do Trung ương ủy quyền địa phương quản lý. Quản lý đề tài cấp cơ sở có 114 đề tài được Sở KH&CN phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện cao nhất là 25 triệu đồng/đề tài (giai đoạn từ năm 2008 -2013). Tất cả đề tài cấp tỉnh và cấp cơ sở được các đơn vị tham gia thực hiện đều phù hợp với thực tiễn và nhu cầu địa phương, nên phát huy hiệu quả được địa phương và các Sở, Ban ngành đồng tình ủng hộ và ứng dụng nhân rộng.
  16. 8 Công tác ứng dụng, đổi mới công nghệ đã hỗ trợ cho 73 đơn vị, cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng đổi mới công nghệ với số tiền khoảng 16 tỷ đồng nguồn sự nghiệp của Sở KH&CN với tổng kinh phí đầu tư trên 40 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ chiếm trên 25% so với tổng kinh phí đầu tư thực hiện. Đã góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, của cộng đồng về đổi mới công nghệ, tăng năng suất, tạo sản phẩm có chất lượng, hàm lượng công nghệ cao và tăng cường tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng để khuyến khích các doanh nghiệp và thí điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong tỉnh, Sở KH&CN hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị trên thực hiện như sau: Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho 07 đơn vị (hỗ trợ 100% kinh phí tư vấn và chứng nhận), 26 doanh nghiệp (hỗ trợ 30% kinh phí tư vấn và chứng nhận nhưng không quá 60 triệu đồng), 19 đơn vị sự nghiệp (hỗ trợ 70 kinh phí tư vấn và chứng nhận); Hỗ trợ giải thưởng chất lượng Việt Nam cho 03 đơn vị: Nhà máy gạch CERAMIC An Giang, Cty TNHH đông dược Xuân Quang, Cty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ KH&CN tổ chức. 2.3.2. Các chính sách hỗ trợ mà tỉnh An Giang đã ban hành trong thời gian qua và chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ hiện đang thực hiện Theo Sở KH&CN trong giai đoạn từ 2008 - 2013, đã tham mưu cho UBND tỉnh An Giang ban hành và thực hiện những chính sách thúc đẩy phát triển khoa học và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang. Cụ thể những chính sách như sau: * Chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học: Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 13/6/2007 Về việc ban hành Quy chế quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang và Quyết định số 47/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 về việc quy định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Quyết định 22/2013/QĐ-
  17. 9 UBND ngày 09/7/2013 của UBND tỉnh An Giang Ban hành Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang. * Chính sách hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ: Để đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 07/4/2008 về việc hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ; hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo được cụ thể bằng Quyết định 538/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015. * Chuyển giao công nghệ: Giống thuỷ sản: Từ năm 2008-2013, tỉnh tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản xuất con giống theo hướng cải thiện di truyền nên đã hỗ trợ nhập con giống mới từ Viện thủy sản II (đàn cá bố mẹ 1000 cặp cá bố mẹ) và hướng dẫn nông dân nuôi thương phẩm theo tiêu chuẩn SQF cho trên 500 ngư dân; “Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất hoa cúc đại đóa và pha lê”; “Chuyển giao công nghệ lan Mokara” đều bằng phương pháp nuôi cấy mô, kết hợp kỹ thuật điều khiển chế độ chiếu sáng từ Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Phú Yên;... Nhân giống lúa: Dự án phát triển hệ thống sản xuất giống lúa nguyên chủng và giống xác nhận chất lượng cao của tỉnh An Giang được thực hiện từ năm 2008 với sự phối hợp của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm khuyến nông và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống Bình Đức.
  18. 10 * Chính sách hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ: Để hỗ các doanh nghiệp phát triển, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh ban hành quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 06/3/2007 về việc phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010. Theo quyết định trên, kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ 800.000 đồng cho một nhãn hiệu đăng ký hỗ trợ 4.000.000 đồng cho một nhãn hiệu tập thể. * Chính sách hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thực hiện quản lý chất lượng theo hệ thống quốc tế ISO: Để đẩy mạnh công tác hỗ trợ đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh ban hành quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 22/7/2008 về việc ban hành Quy chế xét duyệt hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến; Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 17/6/2008 Phê duyệt Đề án Xây dựng phong trào năng suất chất lượng tỉnh An Giang thập niên 2006-2015. * Chính sách khen thưởng hoạt động khoa học và công nghệ: Nhằm động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân hoạt động nổi bật trong lĩnh vực KH&CN cụ thể như: các đề tài, dự án khoa học và công nghệ; các chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học công nghệ; các sáng chế, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật đạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật do tỉnh tổ chức; về quảng bá thương hiệu (sở hữu trí tuệ), mang lại hiệu quả thiết thực kinh tế- xã hội tỉnh nhà, UBND tỉnh An Giang, (2013a). Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 Về việc ban hành Quy chế khen thưởng các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang. * Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ hiện đang thực hiện Trong giai đoạn 2011- 2015, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành chương trình Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015. Quá trình thực hiện đã hỗ trợ kinh phí cho 39 mô hình, dự án (trong đó,
  19. 11 có 8 mô hình, dự án đang trong quá trình thực hiện) với tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp của Sở KH&CN trên 10 tỷ đồng so với tổng kinh phí đầu tư gần 40 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ chiếm 25% so với tổng kinh phí đầu tư thực hiện. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật, chương trình đã hỗ trợ 76 lớp tập huấn với hơn 4.470 lượt người, bao gồm: cán bộ, kỹ thuật viên địa phương, nông dân tại nơi triển khai thực hiện dự án và đã xây dựng 152 mô hình (trong các lĩnh vực: thủy sản, nông nghiệp, ứng dụng đổi mới công nghệ,…) (Sở KH&CN An Giang, 2014). 2.3.3. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan Trong nước Theo Đàm Văn Nhuệ và Nguyễn Đình Quang (1998) đã xác định có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc chọn công nghệ ở các doanh nghiệp với các yếu tố khác của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (1999) đã đề cập về 2 mảng chính sách (tài chính và nhân lực) ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Bên cạnh những điểm tích cực của những chính sách này cũng cho thấy có sự chưa phù hợp của môi trường chính sách với nhu cầu của hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hòa (2007) cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ cơ chế chính sách của Nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước và một số tổ chức đã chuyển đổi từ Viện/Trung tâm nghiên cứu thành doanh nghiệp. Một số yếu tố cản trở doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN đó là doanh nghiệp thiếu cộng tác với các tổ chức KH&CN; cam kết và nhận thức của doanh nghiệp; năng lực đổi mới và năng lực KH&CN của doanh nghiệp còn yếu; cơ chế chính sách chuyển giao công nghệ phức tạp dẫn đến doanh nghiệp hạn chế chuyển giao; thiếu tinh thần hợp tác, thiếu sự sẵn sàng giúp đỡ, nhiều sự né tránh bất hợp tác; thiếu sự tác động kịp thời của Nhà nước và cuối cùng là thiếu ngôn ngữ giao tiếp, đàm phán và ký kết. Theo Nguyễn Văn Thu (2007) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau: Một là, cần coi
  20. 12 trọng yếu tố “sức kéo” của thị trường. Nói cách khác, quá trình chuyển một sáng chế thành một đổi mới trong thực tiễn bị chi phối chủ yếu bởi sức kéo của thị trường. Cũng có trường hợp một đổi mới có thể khởi đầu bằng “lực đẩy” của công nghệ nhưng điều đó chỉ thành công khi nó đáp ứng được nhu cầu rõ ràng của thị trường hoặc giải quyết một số vấn đề kỹ thuật quan trọng; Hai là, đổi mới là một quá trình tác động qua lại. Việc thiết kế thử nghiệm phải gắn kết chặt chẽ với khâu nghiên cứu thiết kế công nghiệp và sản xuất. Sự phản hồi giữa các khâu này là rất quan trọng; Ba là, điều quan trọng đối với quá trình đổi mới là tinh thần kinh doanh - toàn bộ quá trình đổi mới sẽ thực hiện có kết quả nếu được lôi kéo bởi động lực kinh doanh và sự hứng thú. Nguyễn Đức Chính (2012) trình bày cơ sở lý luận về chính sách; chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN); chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu những tác động dương tính và tác động ngoại biên dương tính của chính sách KH&CN đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tìm hiểu những tác động âm tính và tác động qua lại của chính sách KH&CN đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trương Minh Nhựt (2010), đã khái quát một số vấn đề lý luận về đổi mới công nghệ và vai trò của các công cụ hỗ trợ về tài chính của nhà nước nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đồng thời đã hệ thống tình hình đổi mới công nghệ, phân tích hiện trạng những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc sử dụng công cụ hỗ trợ về tài chính của Nhà nước, cùng với học hỏi những kinh nghiệm của một số quốc gia trong hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ. Qua đó cho thấy: (1) Tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến dừa nói riêng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, xét tổng thể thì tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ còn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2