intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho người lao động ở nông thôn sau khi được đào tạo nghề; đánh giá thu nhập của người lao động ở nông thôn sau khi được đào tạo nghề. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- NGUYỄN THÀNH XUÂN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- NGUYỄN THÀNH XUÂN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn “Đánh giá tác động của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2015”: - Là do chính bản thân Tôi nghiên cứu; - Các sản phẩm/nghiên cứu của người khác được sử dụng trong luận văn này đều có trích dẫn theo qui định; - Chưa từng được sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác. Trà Vinh, ngày 09 tháng 4 năm 2017 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thành Xuân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.5. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 5 2.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm về lao động ..................................................................................... 5 2.1.2. Khái niệm về việc làm ...................................................................................... 5 2.1.3. Việc làm nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp ............................................ 6 2.2. Các lý thuyết liên quan ........................................................................................ 7 2.2.1. Lý thuyết về lao động, việc làm ....................................................................... 7 2.2.2. Lý thuyết kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn ............................................... 8 2.2.3. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 ............... 8
  5. 2.2.4. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề, giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn ......................................................................................................9 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đào tạo nghề ................................9 2.3.1. Ahmed & Chattopadhyay (2016). General education and vocational education .....................................................................................................................................9 2.3.2. Ahmed (2016). Labour market outcome for formal vocational education .....11 2.3.3. Andersson et al (2014). Vocational education and training on earnings ........12 2.3.4. Arriagada et al (1992). Vocational secondary schooling, occupational choice and earnings ..............................................................................................................13 2.3.5. Barria & Klasen (2016). The impact of SENAIs vocational training programme ................................................................................................................14 2.3.6. El Hamidi (2006). General or vocational schooling .......................................16 2.3.7. Hotchkiss (1993). Effects of training occupation match on wage ..................17 2.3.8. Kahyarara & Teal (2008). The returns to vocational training and academic education ...................................................................................................................18 2.3.9. Konings & Vanormelingen (2015). The impact of training on productivity and wages ..................................................................................................................19 2.3.10. Lopes & Teixeira (2013). The returns to firm-provided training .................20 3.1. Khung phân tích .................................................................................................22 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................23 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24 4.1. Tổng quan về kinh tế của huyện Châu Thành ....................................................28 4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................28 4.1.2. Tình hình kinh tế của huyện ............................................................................29
  6. 4.2. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện ............................................. 30 4.2.1. Tình hình dân số ............................................................................................. 30 4.2.2. Thực trạng lao động nông thôn ...................................................................... 31 4.3. Khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp của huyện .......................................... 31 4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn .................................................................................................................. 32 4.4.1. Nhóm nhân tố về dạy nghề, tuổi, học vấn, thời gian cư trú của người lao động .................................................................................................................................. 32 4.4.2. Nhóm nhân tố về thu nhập, thời gian làm việc, lương của người lao động ... 33 4.4.3. Nhóm nhân tố về dạy nghề của người lao động ............................................. 34 4.4.4. Nhóm nhân tố về dân tộc của người lao động ................................................ 34 4.4.5. Nhóm nhân tố về kết hôn của người lao động ............................................... 35 4.4.6. Nhóm nhân tố về kênh thông tin đào tạo nghề của người lao động ............... 35 4.4.7. Nhóm nhân tố về lĩnh vực đào tạo nghề của người lao động ......................... 37 4.4.8. Nhóm nhân tố về thời gian đào tạo nghề cho người lao động ....................... 38 4.4.9. Nhóm nhân tố về chi trả phí đào tạo nghề cho người lao động ..................... 38 4.4.10. Nhóm nhân tố về chi phí chi trả và chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động .......................................................................................................................... 39 4.4.11. Nhóm nhân tố về loại hình đào tạo nghề cho người lao động ..................... 39 4.4.12. Nhóm nhân tố về hỗ trợ tìm việc cho người lao động ................................. 40 4.4.13. Nhóm nhân tố về tác động của đào tạo nghề cho người lao động ............... 40 4.4.14. Nhóm nhân tố về tỷ lệ người lao động sử dụng nghề được đào tạo nghề để mưu sinh ................................................................................................................... 41
  7. 4.5. Kết quả kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn huyện Châu Thành và phân tích......................................................42 4.5.1. Kiểm tra sự khác biệt trong thu nhập ..............................................................42 4.5.2. Kiểm tra sự khác biệt trong số giờ làm việc ...................................................43 4.5.3. Kiểm tra sự khác biệt trong mức lương ..........................................................44 4.6. Kết quả hồi qui 45 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................47 5.1. Kết luận ..............................................................................................................47 5.2. Đề xuất các chính sách .......................................................................................49 5.3. Hạn chế của luận văn và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo………………50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ILO (Intenational Labour Orgnization) Tổ chức lao động Quốc tế GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội TTP (Trans - Pacific Strategic Economic Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Parnership Agreement) Dương UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Hình 3.1. Khung phân tích ........................................................................................22 Bảng 3.1 Định nghĩa các biến trong mô hình ...........................................................26 Bảng 4.1. Tổng sản phẩm theo giá thực tế trên địa bàn huyện phân theo khu vực giai đoạn 2011 - 2015 (giá thực tế). .................................................................................29 Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 2011 đến năm 2015 .............................29 Bảng 4.3. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn ....................30 Bảng 4.4. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế ....................................31 Bảng 4.5. Đặc điểm về dạy nghề, tuổi, học vấn, thời gian cư trú của người lao động ...................................................................................................................................32 Bảng 4.6. Đặc điểm về thu nhập, thời gian làm việc, lương của người lao động .....33 Bảng 4.7. Đặc điểm về dạy nghề của người lao động ...............................................34 Bảng 4.8. Đặc điểm về dân tộc của người lao động .................................................34 Bảng 4.9. Đặc điểm về kết hôn của người lao động .................................................35 Bảng 4.10. Đặc điểm về thông tin từ xã, ấp ..............................................................35 Bảng 4.11. Đặc điểm về thông tin từ bạn bè, người thân .........................................36 Bảng 4.12. Đặc điểm về thông tin từ trung tâm đào tạo nghề ..................................36 Bảng 4.13. Đặc điểm về thông tin từ Trung tâm giới thiệu việc làm........................36 Bảng 4.14. Đặc điểm về thông tin khác ....................................................................37 Bảng 4.15. Đặc điểm về lĩnh vực đào tạo nghề của người lao động ........................37 Bảng 4.16. Đặc điểm về thời gian đào tạo nghề cho người lao động .......................38 Bảng 4.17. Đặc điểm về chi phí đào tạo nghề cho người lao động ..........................38
  10. Bảng 4.18. Đặc điểm về chi phí chi trả và chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động .......................................................................................................................... 39 Bảng 4.19. Đặc điểm về loại hình đào tạo nghề cho người lao động ...................... 39 Bảng 4.20. Đặc điểm về hỗ trợ tìm việc cho người lao động .................................. 40 Bảng 4.21. Đặc điểm về tác động của đào tạo nghề cho người lao động ................ 40 Bảng 4.22. Đặc điểm về tỷ lệ người lao động sử dụng nghề được đào tạo để mưu sinh ........................................................................................................................... 41 Bảng 4.23. Đặc điểm về sự khác biệt trong thu nhập của người lao động............... 42 Bảng 4.24. Đặc điểm về sự khác biệt trong số giờ làm việc của người lao động .... 43 Bảng 4.25. Đặc điểm về sự khác biệt trong mức lương của người lao động ........... 44 Bảng 4.26. Kết quả hồi qui mô hình 1……………………………………………45 Bảng 4.27. Kết quả hồi qui ở mô hình 2……………………………………….…45 Bảng 4.28. Kết quả hồi qui ở mô hình 3…………………………………………46
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc làm đã trở thành chương trình mục tiêu. Nhất là sau khi trở thành thành viên ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong thời gian tới nông dân Việt Nam sẽ có cơ hội trực tiếp tham gia mở rộng các hoạt động thương mại xuất khẩu về nông sản và các sản phẩm phi nông nghiệp, do vậy nhu cầu về việc làm của người lao động ở nông thôn là cấp thiết, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp. Trong những năm gần đây, đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, mặt khác, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp là một tất yếu để phát triển kinh tế nhưng tỷ lệ tăng dân số lại cao và trình độ dân trí còn thấp đã làm cho người dân sống ở nông thôn ngày càng khó tìm được việc làm. Với mục tiêu tổng quát bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dư ng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng đội ng cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 1956/QĐ- TTg, Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, với quan điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà
  12. 2 nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dư ng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dư ng; nhằm xây dựng đội ng cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Theo Báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 1956 cho biết, trong 6 năm (2010 - 2015), ngân sách Trung ương đã bố trí cho công tác dạy nghề lao động nông thôn trên 4.873 tỷ đồng, ngoài ra có 12 địa phương tự cân đối được ngân sách, lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án cho hoạt động này. Kết quả, đã có 1,615 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ dạy nghề, trong đó 1,5 triệu người đã học xong. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải bất cứ lao động nào sau khi được đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ c ng đều sử dụng nghề đã được đào tạo để mưu sinh và tạo ra thu nhập cao hơn.
  13. 3 Vì thế, “Đánh giá tác động của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2015” là cần thiết để góp phần giúp công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho người lao động ở nông thôn sau khi được đào tạo nghề. - Đánh giá thu nhập của người lao động ở nông thôn sau khi được đào tạo nghề. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá sự thay đổi trong số giờ làm việc và mức lương của người lao động thay đổi như thế nào sau khi được đào tạo nghề. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Lao động ở nông thôn sau khi được đào tạo nghề có mức lương cao hơn trước không? - Lao động ở nông thôn sau khi được đào tạo nghề có thời gian làm việc nhiều hơn trước không? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lao động ở nông thôn được đào tạo nghề phi nông nghiệp theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; - Không gian nghiên cứu: Địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2011 - 2015. Luận văn thu thập số liệu về số giờ làm việc hàng tháng và mức lương tại hai thời điểm một năm trước và sau khi đào tạo. Nghiên cứu lựa chọn nhóm đối chứng (không được đào tạo nghề) và c ng khảo sát số giờ làm việc và mức lương ở hai thời điểm tương ứng với nhóm có qua đào tạo. Từ đó so sánh sự thay đổi trong số
  14. 4 giờ lao động và mức lương giữa hai nhóm có và không qua đào tạo nghề, nhằm đánh giá tác động của đào tạo nghề. 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm năm chương được trình bày như sau: Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
  15. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này trình bày các khái niệm có liên quan; các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm trước. 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm về lao động Lao động là hoạt động của con người nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế, là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người. Để thực hiện quyền và nghĩa vụ đó, người lao động nói chung cần được đào tạo nghề để có cơ hội tìm việc làm hợp pháp, tạo ra thu nhập, đảm bảo ổn định đời sống của bản thân. 2.1.2. Khái niệm về việc làm Thực tế, ở gốc độ khác nhau, mỗi quốc gia, mỗi nhà nghiên cứu về việc làm lại có những quan niệm về việc làm khác nhau. - Quan niệm về việc làm của thế giới Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật. Đồng thời ILO c ng đưa ra quan niệm người có việc làm là những người có việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật (Kết quả nghiên cứu của Tổ chức lao động Quốc tế trích trong Bùi Thanh Thủy, 2005).
  16. 6 - Quan niệm về việc làm của Việt Nam Theo Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 thì việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Do vậy, trong nghiên cứu này, việc làm là hoạt động của người lao động ở khu vực nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm nghề phi nông nghiệp, kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất theo những điều kiện phù hợp nhất định, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, có thu nhập đáp ứng lợi ích của người lao động mà không bị pháp luật ngăn cấm. Trong lao động, việc làm ở nông thôn, bao gồm lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp. Vậy việc làm nông nghiệp và việc làm phi nông nghiệp khác biệt thế nào? 2.1.3. Việc làm nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp Việc làm phi nông nghiệp và việc làm của các thành viên hộ gia đình nông thôn không thuộc các dạng hoạt động việc làm nông nghiệp có tính chất nguyên thủy như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, săn bắn (Reardon và ctg, 2001). Việc làm phi nông nghiệp là những hoạt động tạo thêm thu nhập trong khu vực nông thôn không thuộc việc làm nông nghiệp (Lanjouw và P.Lanjouw, 2001). Việc làm phi nông nghiệp là bất kỳ hoạt động nằm ngoài khu vực nông nghiệp, cho dù thực hiện trên nông trại của chính mình hoặc lao động trong các trang trại khác; tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt việc làm nông nghiệp và việc làm phi nông nghiệp là ở giá trị gia tăng (Dasgupta.N và ctg, 2004). Như vậy, khái niệm việc làm phi nông nghiệp là khá rộng. Địa điểm hoạt động, quy mô hoạt động, công nghệ được sử dụng c ng như tư liệu, thành phần tham gia không phải là tiêu chí phân biệt hộ nông nghiệp hay hộ gia đình có hoạt động phi nông nghiệp.
  17. 7 Để hiểu sâu hơn, cần tiếp tục tìm hiểu, phân tích, vận dụng các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn cho cơ sở lý luận về việc làm phi nông nghiệp của lao động ở nông thôn. 2.2. Các lý thuyết liên quan 2.2.1. Lý thuyết về lao động, việc làm Vấn đề nguồn gốc, bản chất, quá trình hình thành và phát triển lý thuyết lao động, việc làm, trong đó có lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp được nhiều nhà khoa học, quản lý trong, ngoài nước quan tâm đến. Trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của các dân tộc”, ông Adam Smith (1723-1790) khẳng định nguồn gốc của mọi sự giàu có là lao động và lao động tạo ra mọi của cải cho đất nước (Kết quả nghiên cứu của Adam Smith trích trong Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008). Như vậy, qua khẳng định của Adam Smith cho ta thấy sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Do đó, làm thế nào để tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Trong tác phẩm “Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936, ông John Maynard Keynes khẳng định trong nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm tăng và ngược lại (Kết quả nghiên cứu của John Maynard Keynes trích trong Trần Thị Minh Phương, 2015). Như vậy, qua khẳng định của J.M Keynes cho ta thấy để tăng việc làm, giảm thất nghiệp phải tăng tổng cầu của nền kinh tế gồm cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Trong Đề tài “Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009”, tác giả Bùi Quang D ng đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề như tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, đào tạo nghề cho nông nghiệp, tình trạng di dân đô thị và nghèo đói của người lao động nông thôn Việt Nam,… Kết quả nghiên cứu cho thấy khi lượng lao động ở nông thôn di cư ra đô thị càng nhiều (do sự chênh lệch giàu nghèo giữa
  18. 8 đô thị và nông thôn) thì sức ép về việc làm ở đô thị càng lớn, khi đó người di cư phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mưu sinh ở đô thị dẫn đến việc người di cư quay về nông thôn, gây nên tình trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn không di cư. 2.2.2. Lý thuyết kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn Một báo cáo của Bộ phát triển Quốc tế Anh Quốc cho rằng kinh tế phi nông nghiệp nông thôn là một phần quan trọng của kinh tế nông thôn, cung cấp từ 40% đến 60% thu nhập và việc làm ở khu vực nông thôn (Davis, 2003). Như vậy, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp có tác dụng nhiều mặt trong công cuộc phát triển nông thôn. Vì thế, cần phải phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ làm chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế. 2.2.3. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 Các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở cấp trung ương và địa phương nói chung, theo Quyết định 1956 nói riêng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tạo việc làm cho người lao động. Ở Trung ương, các chính sách về việc làm cho người lao động nông thôn theo Quyết định 1956 đã được ban hành như: Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng”;… Ở địa phương, để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Trà Vinh và huyện Châu Thành đã cụ thể hóa bằng các chương
  19. 9 trình, kế hoạch cho từng giai đoạn và hàng năm. Cụ thể như: Quyết định số 2021/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh “Về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh “Về việc phê duyệt danh mục nghề và mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 586/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh “Về việc phê duyệt danh mục nghề và định mức chi phí đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2011 - 2016; Kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2017 - 2020;… 2.2.4. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề, giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động, nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo một nguồn thu nhập chính đáng, để trang trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu của gia đình và tiết kiệm hoặc đem lại tích l y (Hoàng Tú Anh, 2012). Như vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung, lao động phi nông nghiệp ở nông thôn nói riêng sẽ giúp người lao động có cuộc sống ổn định, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hạn chế được những phát sinh tiêu cực xã hội do thiếu việc làm gây ra. 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đào tạo nghề 2.3.1. Ahmed & Chattopadhyay (2016). General education and vocational education Nghiên cứu nhằm đo lường lợi ích (thông qua thu nhập) của chương trình giáo dục và đào tạo nghề ở Ấn Độ. Đối tượng nghiên cứu là nhóm dân số từ 15 đến 59 tuổi đã rời khỏi trường học, dựa trên kết quả khảo sát lần thứ 66 của National
  20. 10 Sample Survey về việc làm và thất nghiệp. Cuộc khảo sát diễn ra ở 7.402 làng và 5.252 đô thị của Ấn Độ, từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2010, bao gồm 100.957 hộ gia đình và 459.784 người dân. Nghiên cứu ước lượng phương trình tiền lương Mincer bằng mô hình OLS, OLS mở rộng và Heckman 2 giai đoạn. Biến phụ thuộc: Logarit tự nhiên của tiền lương danh nghĩa hàng tuần (không có đơn vị tính), phân theo 3 nhóm đối tượng: (1) Primary: Primary (5 năm) & middle (4 năm); (2) Secondary: Secondary (2 năm)& higher secondary (2 năm); (3) Tertiary: Graduate (3 năm)&post - graduate (2 năm). Biến độc lập chính: Kinh nghiệm, kinh nghiệm bình phương và số năm giáo dục tổng quát, các biến giả phân loại các hình thức giáo dục và đào tạo nghề khác nhau (giá trị 0 không tham gia giáo dục dạy nghề) bao gồm: “Giáo dục dạy nghề chính thức - formal vocational education”; “dạy nghề theo hình thức cha truyền con nối - hereditary training”; “huấn luyện qua dạy nghề thực tế - On the Job training (OJT)”; và “các hình thức khác”. Kinh nghiệm Age - 5 - years trong giáo dục tổng quát (nếu cá nhân không tham gia giáo dục và đào tạo nghề). Kinh nghiệm Age - 6 - years trong giáo dục tổng quát (nếu cá nhân đã trải qua giáo dục và đào tạo nghề). Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục dạy nghề chính thức và huấn luyện qua dạy nghề thực tế là hai hình thức giáo dục và đào tạo nghề có tác động dương đến tiền lương của người lao động, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng nghỉ học khi đã hoàn thành xong chương trình tiểu học. Lợi nhuận này sẽ giảm khi một cá nhân tham gia học nghề sau khi đã hoàn thành chương trình giáo dục tổng quát ở các trình độ cao hơn (trung học; đại học và sau đại học). Trong khi đó, dạy nghề theo hình thức cha truyền con nối lại có tác động âm đến tiền lương. Các hình thức giáo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2