intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá, phân tích thực trạng và những cơ hội, thách thức trong thu hút FDI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHẠM TUYÊN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHẠM TUYÊN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VĂN YÊN HÀ NỘI - 2010
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1. §Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi trong WTO T¸c ®éng vµ bµi häc kinh nghiÖm .............................................................. 6 1.1. Kh¸i qu¸t chung vÒ FDI, WTO. .......................................................... 6 1.1.1. Kh¸i qu¸t chung vÒ WTO. ...................................................... 6 1.1.2. Kh¸i qu¸t chung vÒ FDI ........................................................ 14 1.1.3. Mét sè quy ®Þnh cña WTO ®iÒu chØnh lÜnh vùc FDI ................ 21 1.2. Nh÷ng c¬ héi, th¸ch thøc trong thu hót FDI thêi kú héi nhËp WTO ......... 24 1.2.1. Nh÷ng c¬ héi thu hót FDI khi Việt Nam lµ thà nh viªn của WTO ..................................................................................... 24 1.2.2. Nh÷ng th¸ch thøc trong thu hót FDI khi Việt Nam lµ thà nh viªn WTO .................................................................. 32 1.3. Bµi häc kinh nghiÖm thu hót FDI cña mét sè n-íc khi ®· lµ thµnh viªn cña WTO ......................................................................... 42 1.3.1. Kinh nghiÖm thu hót FDI cña mét sè n-íc .............................. 42 1.3.2. Bµi häc kinh nghiÖm thu hót FDI ............................................ 45 Chương 2. Thùc tr¹ng thu hót FDI cña ViÖt Nam tõ khi gia nhËp WTO ................................................................................................. 47 2.1. ¶nh h-ëng cña c¸c ®Þnh chÕ WTO ®Õn FDI t¹i ViÖt Nam ................ 47 2.1.1. Nh÷ng cam kÕt cña ViÖt Nam khi gia nhËp WTO ¶nh h-ëng ®Õn FDI ...................................................................... 47 2.1.2. T¸c ®éng cña mét sè ®Þnh chÕ WTO tíi FDI t¹i ViÖt Nam ...................................................................................... 51 2.2. Thùc tr¹ng thu hót vµ sö dông FDI cña ViÖt Nam .............................. 62 2.2.1. Tæng quan vÒ FDI cña ViÖt Nam tr-íc khi héi nhËp WTO..................................................................................... 62 2.2.2. FDI ViÖt Nam tõ khi héi nhËp WTO ..................................... 67
  4. 2.3. §¸nh gi¸ chung vµ bµi häc kinh nghiÖm trong thu hót FDI t¹i ViÖt Nam thêi kú Héi nhËp WTO ..................................................... 73 2.3.1. §¸nh gi¸ chung ..................................................................... 73 2.3.2. Bµi häc kinh nghiÖm trong thu hót FDI khi gia nhËp WTO..................................................................................... 79 Chương 3. Quan ®iÓm, ph-¬ng h-íng vµ gi¶i ph¸p thu hót ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi ë ViÖt Nam .......................................... 81 3.1. Quan ®iÓm, ®Þnh h-íng thu hót FDI trong giai ®o¹n hiÖn nay ........... 81 3.1.1. Quan ®iÓm thu hót FDI ......................................................... 81 3.1.2. §Þnh h-íng thu hót FDI ........................................................ 82 3.2. Ph-¬ng h-íng thu hót FDI trong giai ®o¹n hiÖn nay ......................... 84 3.2.1. Theo ngµnh, s¶n phÈm .......................................................... 84 3.2.2. Theo ®èi t¸c chiÕn l-îc ......................................................... 87 3.2.3. Theo vïng, l·nh thæ .............................................................. 90 3.3. Mét sè gi¶i ph¸p thu hót FDI trong thêi gian tíi ................................ 90 3.3.1. VÒ m«i tr-êng ph¸p lý .......................................................... 91 3.3.2. VÒ c«ng t¸c qu¶n lý nhµ n-íc ............................................... 92 3.3.3. VÒ thñ tôc hµnh chÝnh ............................................................. 94 3.3.4. VÒ kÕt cÊu h¹ tÇng................................................................... 96 3.3.5. VÒ lao ®éng, ®µo t¹o nguån nh©n lùc ...................................... 97 3.3.6. VÒ xóc tiÕn ®Çu t- ................................................................... 99 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 102
  5. BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN FDI Foreign Direct Investment - §Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi ODA Official Development Assistance - ViÖn trî ph¸t triÓn chÝnh thøc TNCs Transnational National Companies - C¸c c«ng ty xuyªn quèc gia M&A Mergers and Acquisitions - S¸p nhËp vµ mua l¹i G7 Nhãm 7 n-íc c«ng nghiÖp ph¸t triÓn nhÊt cña thÕ giíi WTO World Trade Organization - Tæ chøc Th-¬ng m¹i ThÕ giíi AFta Asean Free Trade Area - Khu vùc Th-¬ng m¹i tù do ASEAN NaFta North American Free Trade Agreement - HiÖp ®Þnh Th-¬ng m¹i tù do B¾c Mü ASEAN Association of the South-East Asian Nations - HiÖp héi c¸c quèc gia §«ng Nam ¸ Nies C¸c nÒn kinh tÕ míi c«ng nghiÖp ho¸ EU European Union - Liªn minh ch©u ¢u APEC Asia Pacific Economy Cooperation - DiÔn ®µn Hîp t¸c kinh tÕ ch©u ¸ - Th¸i B×nh D-¬ng ASEM DiÔn ®µn hîp t¸c ¸ - ¢u UNCTAD ñy ban Th-¬ng m¹i vµ Ph¸t triÓn Liªn hiÖp quèc vÒ Jica Japan International Cooperation Agency - C¬ quan hîp t¸c quèc tÕ NhËt b¶n TBCN T- b¶n chñ nghÜa CNXH Chñ nghÜa x· héi USD §ång §« - la Mü GDP Tæng s¶n phÈm quèc néi
  6. MỞ ĐẦU l. Lý do chọn đề tài Ngày 17 tháng 11 năm 2006, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thông qua Quy chế thành viên chính thức thứ 150 cho Việt Nam. Đây không những là dấu mốc mới trong tiến trình tích cực và chủ động hội nhập quốc quốc tế của nước ta, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong tiến trình đổi mới, cải cách và mở cửa mà còn là một minh chứng sống động chứng tỏ Việt Nam đã trở thành đối tác tin cậy của các quốc gia trên thế giới. Việc gia nhập WTO đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại những thách thức cho nước ta trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng. Hiện nay, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức tài chính quốc tế và đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay lượng tư bản khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các quốc gia đang thiếu vốn và có nhu cầu đầu tư lớn. Do vậy, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhận thức được những lợi ích to lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho nên trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chủ trương phải thực hiện tích cực các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những chủ trương này đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật để thực hiện. Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện, liên tục bổ sung và hoàn thiện Luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp 1
  7. phần không nhỏ vào quá trình giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cải thiện, nâng cao mức sống dân cư, từng bước đưa Việt Nam hoà nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau ba năm gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, loại hình và quy mô đầu tư. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2007, nước ta đã thu hút được 20,3 tỷ USD FDI, mức cao nhất so với các năm trước đó. Năm 2008, số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 ước đạt trên 74,5 tỷ USD, tăng hơn 200% so với năm 2007, vốn giải ngân đạt khoảng 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Trong năm 2009, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam ước đạt 21,48 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD [7], [8], [9]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2007 đến nay cũng bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế, làm suy giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời bối cảnh bên ngoài và điều kiện bên trong nền kinh tế đang đặt ra những thách thức mới. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập WTO thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những cơ hội, thách thức đặt ra trong việc thu hút FDI, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn. Do vậy, tôi chọn đề tài: ''Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO” làm Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, FDI là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế và học giả nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hàng năm đều công bố Báo cáo đầu tư thế giới 2
  8. (World Investment Report) tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng vận động FDI trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các cuốn sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, các báo cáo và bài viết, của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề FDI và hội nhập WTO như: TSKH. Trần Nguyễn Tuyên (2005): Việt Nam gia nhập WTO - thời cơ, thách thức và những giải pháp cần thực hiện; Nguyễn Thuỷ Nguyên (2006): WTO “Thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam; PGS,TS. Tô Huy Rứa (2005): Tác động của tiến trình gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam; TS. Lê Xuân Bá (2006): Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; TS. Nguyễn Về Hoàng (2006): Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO; Trần Xuân Tùng (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; TS Nguyễn Kim Bảo (2006): Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì; Nguyễn Việt Hưng (2004): Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; Nguyễn Văn Thanh (2006): Thành viên WTO thứ 150, bài học từ các nước đi trước; Nguyễn Văn Tuấn (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam” Và rất nhiều các đề tài khoa học khác liên quan đến vấn đề này được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu khái quát và tổng hợp hoạt động nguồn vốn FDI kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: - Đánh giá, phân tích thực trạng và những cơ hội, thách thức trong thu hút FDI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay. 3
  9. * Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI và WTO và các định chế của WTO liên quan đến FDI. - Đánh giá cơ hội và thách thức thu hút FDI khi Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời tìm hiểu bài học kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia sau khi gia nhập WTO. - Tổng hợp các cam kết của Việt Nam có liên quan đến FDI từ đó đánh giá tác động việc thực hiện các cam kết này tới thu hút FDI giai đoạn hiện nay - Tổng hợp và đánh giá thực trạng thu hút FDI từ khi Hội nhập WTO, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI của Việt Nam. - Xác định các quan điểm, phương hướng trong thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay và qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Việt Nam trong thời kỳ mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ khi hội nhập WTO cho đến nay. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu: - Các học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin; Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài; Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Các sách, bài báo và các công trình khoa học có liên quan đến FDI. * Phương pháp nghiên cứu: 4
  10. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp duy vật lịch sử; Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, nghiên cứu so sánh; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 6. Đóng góp của luận văn Bước đầu, luận văn đã làm rõ được các cơ hội, thách thức cũng như những tác động trong thu hút FDI của nước ta khi gia nhập WTO, qua đó đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết: Chƣơng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong WTO, tác động và bài học kinh nghiệm Chƣơng 2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ khi hội nhập WTO Chƣơng 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp thu hút FDI 5
  11. Chƣơng 1 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG WTO TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.1. Khái quát chung về FDI, WTO 1.1.1. Khái quát chung về WTO 1.1.1.1. Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau: Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới; Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. WTO thực hiện 5 chức năng sau: 6
  12. - Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ. - Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO. - Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên. - Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO. - Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu [53]. 1.1.1.2. Các nguyên tắc pháp lý, cơ cấu tổ chức và tư cách thành viên WTO của WTO - Các nguyên tắc pháp lý Tổ chức Thương mại thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng. + Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. 7
  13. 8
  14. + Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. + Nguyên tắc mở cửa thị trường Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mỹ là "tiếp cận" thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. + Nguyên tắc cạnh tranh công bằng Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong vụ án Uruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lý không vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc "cạnh tranh công bằng" [53]. - Cơ cấu tổ chức của WTO WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp: - Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision- making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại; - Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, và Hội 9
  15. đồng TRIPS; - Cuối cùng là Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO. - Tư cách thành viên WTO Tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng thành viên của WTO không chỉ có các quốc gia có chủ quyền mà có cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ như EU, Hồng Kông, Macao. Có hai loại thành viên theo quy định của hiệp định về WTO: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập là những nước ký kết GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31-12-1994 (tất cả các bên ký kết GATT 1947 đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO). Thành viên gia nhập là các nước hoặc lãnh thổ gia nhập Hiệp định WTO sau ngày 1-1-1995. Các nước này phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải được Đại hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất hai phần ba số phiếu thuận [53]. Khác với việc gia nhập, việc rút khỏi WTO phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định riêng của từng nước. Điều XV Hiệp định về WTO quy định việc rút khỏi WTO bao hàm cả việc rút khỏi tất cả các hiệp định thương mại đa phương và sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút. Ngân sách hoạt động của WTO do tất cả các nước thành viên đóng góp trên cơ sở tương ứng với phần của mỗi nước trong thương mại quốc tế. Tỷ lệ đóng góp tối thiểu là 0,03% ngân sách của WTO [53]. 1.1.1.3. Cơ chế ra quyết định, cơ chế giải quyết tranh chấp và cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của WTO - Cơ chế ra quyết định của WTO Về phương diện ra quyết định, WTO là một tổ chức kinh tế quốc tế liên 10
  16. chính phủ khác với một số tổ chức khác. Về nguyên tắc, các quyết định lớn và quan trọng nhất của WTO do chính phủ tất cả các nước thành viên thông qua, hoặc ở cấp Bộ trưởng tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc ở cấp Đại sứ tại Đại hội đồng WTO. Tất cả các quyết định này thông thường được thông qua trên cơ sở đồng thuận. - Cơ chế giải quyết tranh chấp: Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 đã được hầu hết các chuyên gia về thương mại quốc tế đánh giá rất cao và được công nhận như là một trong những thành công quan trọng nhất của GATT sau gần 50 năm tồn tại. Những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đã được WTO kế thừa và phát triển. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế. Ngoài ra, WTO cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT 1947 như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ; giải quyết tích cực các tranh chấp; cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO. Nguyên tắc cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu. - Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Cơ quan giải quyết tranh chấp: Viết tắt theo tiếng Anh là DSB (Dispute Settlement Body) có quyền quyết định thành lập và thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia và nhóm phúc thẩm, giám sát việc thực hiện các quyết định về giải quyết tranh chấp, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các hiệp định thương mại với một nước thành viên, cho phép áp dụng các biện pháp trừng 11
  17. phạt. Nhóm chuyên gia: Công việc chính về giải quyết tranh chấp do các nhóm chuyên gia thực hiện. Các nhóm chuyên gia này do DSB thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ Cơ quan phúc thẩm thường trực: có 7 thành viên, do cơ quan giải quyết tranh chấp bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm, là những chuyên gia pháp lý và thương mại quốc tế có kinh nghiệm lâu năm. Cơ quan này có chức năng xem xét theo thủ tục “phúc thẩm” báo cáo của nhóm chuyên gia, theo đề nghị của một trong các bên tranh chấp. Ngoài cơ chế của DSB, các nước thành viên WTO còn có thể sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác trong Công pháp quốc tế như trọng tài liên quốc gia (interstate arbitration), trung gian (mediation) và hoà giải (conciliation). Điều 25 Thoả thuận DSU quy định các nước thành viên có thể giải quyết tranh chấp với nhau thông qua trọng tài đối với những tranh chấp nếu các nước này thoả thuận nhất trí sử dụng cơ chế này và chấp nhận tuân thủ quyết định của trọng tài. Ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp chung ra, một số Hiệp định thương mại đa biên của WTO cũng quy định những cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt. - Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Ở vòng đàm phán Uruguay, Braxin đã đưa ra đề nghị cần thiết phải áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Đề nghị này đã được chấp nhận và thể hiện trong Thoả thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Cụ thể như sau: - Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải trong trường hợp có tranh chấp với nước phát triển; 12
  18. - Trong thành phần của nhóm chuyên gia nhất thiết phải có một thành viên là công dân của một nước đang phát triển, trừ khi nước đang phát triển có liên quan không yêu cầu như vậy; - Thời gian để giải quyết tranh chấp với các nước đang phát triển có thể được kéo dài hơn so với quy định chung; - Các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa với bên thua kiện là nước đang phát triển; - Các nước phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối với bên thua kiện là nước phát triển; - Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Ban Thư ký WTO trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp; - Các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5-4-1966. - Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại (TPRM), đạt được tại Vòng đàm phán Uruguay và đã được áp dụng tạm thời từ năm 1989 theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ tại Montréal, Canađa. Nội dung chính của TPRM là xem xét định kỳ, đánh giá chính sách và thực tiễn thương mại của tất cả các thành viên WTO. Việc kiểm điểm thực hiện theo nguyên tắc nước thành viên có vị trí càng quan trọng trong thương mại quốc tế thì càng phải kiểm điểm thường xuyên hơn các nước thành viên khác. Vì vậy, bốn cường quốc thương mại lớn nhất thế giới là Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa, sẽ kiểm điểm 2 năm/lần, 16 thành viên xếp tiếp theo đó sẽ kiểm điểm 4 năm/lần. Trung bình một năm có khoảng 20 năm phải kiểm điểm chính sách thương mại [17]. Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại khác với Cơ chế giải quyết tranh chấp là không có quyền cưỡng chế hoặc giải thích các điều khoản của các Hiệp định của WTO. 13
  19. Mục đích của TPRM là thông qua cơ chế kiểm điểm giúp các thành viên tuân thủ các luật lệ, quy định của WTO và cam kết riêng của mình. Đồng thời, nhân dịp kiểm điểm, các nước thành viên có cơ hội giải thích, làm cho các thành viên khác hiểu biết hơn về chính sách và thực tiễn thương mại của nước mình cũng như về những khó khăn có thể gặp khi thực hiện các cam kết của mình. Việc kiểm điểm chính sách thương mại được tiến hành trên cơ sở hai báo cáo, một do Ban thư ký WTO soạn thảo và một số nước kiểm điểm soạn thảo. Báo cáo của Ban thư ký được soạn thảo theo mẫu bao gồm phần "Nhận xét khái quát", 4 chương về môi trường kinh tế, các khía cạnh thể chế và ra quyết định về thương mại, đầu tư, biện pháp thực hiện chính sách và thực tiễn thương mại trong từng lĩnh vực. Để đảm bảo tính đúng đắn thông tin trong báo cáo, Ban Thư ký sẽ cử đoàn quan chức đi thăm nước kiểm điểm để thảo luận và kiểm tra lại các số liệu và thông tin có liên quan đến chính sách thương mại của nước này. Báo cáo của nước kiểm điểm có tên gọi là "Tuyên bố về chính sách" có nội dung chính là giới thiệu khái quát về những mục tiêu và phương hướng chính trong chính sách thương mại của mình và đánh giá về triển vọng trong tương lai. Hai báo cáo nói trên sẽ được các thành viên WTO xem xét, thảo luận tại phiên họp của Cơ quan kiểm điểm. Nước kiểm điểm sẽ phải trả lời hoặc giải thích về những điểm nêu trong báo cáo của Ban Thư ký. Phần nhận xét khái quát trong báo cáo của Ban Thư ký và kết luận cuối cùng của chủ tịch phiên họp được công bố công khai và đưa lên trang chủ của WTO trên Internet. TPRM đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. TPRM được coi là diễn đàn duy nhất, nơi tất cả các thành viên phải định kỳ "tự kiểm điểm" về chính sách và thực tiễn thương mại của mình trước 14
  20. tất cả các thành viên khác. TPRM cũng là cơ hội để các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển nhận sự trợ giúp kỹ thuật của Ban Thư ký WTO, tìm hiểu về các chính sách thương mại của các thành viên khác. TPRM cũng giúp các thành viên thúc đẩy các cải cách thương mại cần thiết nhân dịp kiểm điểm việc thực hiện những cam kết thương mại. TPRM cũng thúc đẩy quá trình minh bạch hoá trong việc ra quyết định và luật lệ về thương mại tại các nước thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định về TPRM cũng nói rõ "minh bạch hoá" là vấn đề "chính trị nội bộ" của mỗi nước và phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có tính đến sự khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp của từng nước thành viên. 1.1.2. Khái quát chung về FDI 1.1.2.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của FDI * Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một hình thức của đầu tư nước ngoài. Sự ra đời và phát triển của FDI là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế. Trên thực từ có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, do đó cũng có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa FDI là: "Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó" [22, tr.31]. Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đưa ra khái niệm về FDI: "Luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2