intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm trình bày tổng quan về Tổng Công ty Cà phê Việt Nam; phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đến năm 2015; đưa ra các định hướng chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đến năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- ƯNG THANH HỒNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CHO TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- ƯNG THANH HỒNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CHO TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHƯƠNG NGỌC THẠCH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các đồ thị, sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2 6. Nội dung của luận văn.......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ...................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh .................................... 4 1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh ............................................................. 5 1.1.2. Tiến trình họach định chiến lược ................................................................... 5 1.1.2.1. Phân tích môi trường ............................................................................. 5 1.1.2.2. Xác định nhiệm vụ, phương hướng và mục tiêu của tổ chức................ 7 1.2. Những vấn đề cơ bản của xuất khẩu ............................................................. 7 1.2.1. Ích lợi của thương mại quốc tế....................................................................... 7 1.2.1.1. Nguyên nhân của thương mại quốc tế ................................................... 7
  4. 1.2.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế ............................................................. 8 1.2.2. Các công cụ và chính sách của thương mại quốc tế ...................................... 8 1.3. Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu cà phê............................................... 10 1.3.1. Tình hình cà phê thế giới ............................................................................ 10 1.3.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới .............................................. 10 1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới................................................. 14 1.3.1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu cà phê ở một số nước ................................... 19 1.3.2. Tổng quan ngành cà phê Việt Nam ............................................................. 20 1.3.2.1. Đánh giá tình hình trồng trọt và sản lượng cà phê Việt Nam.............. 20 1.3.2.1.1. Diện tích gieo trồng cà phê ........................................................ 20 1.3.2.1.2. Giống cà phê Việt Nam .............................................................. 21 1.3.2.1.3. Sản lượng cà phê......................................................................... 23 1.3.2.2. Chế biến và bảo quản cà phê ............................................................... 23 1.3.2.3. Số lượng và kim ngạch XK cà phê nhân Việt Nam ............................ 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 26 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM ........................................................... 26 2.1. Tổng quan về Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam......................................... 26 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam....... 26 2.1.2. Mô hình tổ chức của VINACAFE ............................................................... 27 2.1.2.1. Hội đồng quản trị và Ban kiểm sóat .................................................... 27 2.1.2.2. Ban giám đốc và bộ máy giúp việc ..................................................... 27 2.1.2.3. Các đơn vị trong VINACAFE ............................................................. 28 2.2. Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE đến năm 2015 ............................................................................................................... 32 2.2.1. Môi trường vĩ mô ......................................................................................... 32
  5. 2.2.1.1. Môi trường quốc tế .............................................................................. 32 2.2.1.2. Về kinh tế ............................................................................................ 32 2.2.1.3. Về chính trị .......................................................................................... 33 2.2.1.4. Về điều kiện xã hội.............................................................................. 33 2.2.1.5. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 34 2.2.1.6. Khoa học-công nghệ............................................................................ 36 2.2.1.7. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 36 2.2.2. Môi trường ngành (Các yếu tố đặc thù trong ngành cà phê Việt Nam)....... 37 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................... 37 2.2.2.2. Nhà cung cấp ...................................................................................... 38 2.2.2.3. Thị trường và khách hàng.................................................................... 39 2.2.2.4. Sản phẩm thay thế .............................................................................. 40 2.2.3. Môi trường nội bộ của VINACAFE ............................................................ 40 2.2.3.1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của VINACAFE................. 40 2.2.3.1.1. Diện tích và sản lượng cà phê..................................................... 40 2.2.3.1.2. Các chủng lọai mặt hàng cà phê xuất khẩu ................................ 41 2.2.3.1.3. Chất lượng cà phê nhân xuất khẩu.............................................. 42 2.2.3.1.4. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của VINACAFE ....... 43 2.2.3.1.5. Doanh nghiệp tham gia cung ứng - xuất khẩu ............................ 44 2.2.3.1.6. Thị trường xuất khẩu .................................................................. 46 2.2.3.1.7. Giá xuất khẩu cà phê nhân của VINACAFE .............................. 51 2.2.3.2. Phân tích năng lực kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE .... 54 2.2.3.2.1. Về nhân sự .................................................................................. 54 2.2.3.2.2. Về quản lý ................................................................................... 54 2.2.3.2.3. Về tài chính ................................................................................. 55 2.2.3.2.4. Về nghiên cứu và phát triển ........................................................ 56 2.2.3.2.5. Về marketing............................................................................... 56
  6. 2.2.3.2.6. Về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu ......................................... 57 2.3. Ma trận SWOT rút gọn của VINACAFE................................................... 58 TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................... 59 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 60 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO VINACAFE ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................................................. 60 3.1. Nhiệm vụ, phương hướng và mục tiêu của VINACAFE đến 2015 .......... 60 3.1.1. Một số quan điểm cơ bản trong kinh doanh xuất khẩu cà phê..................... 60 3.1.2. Nhiệm vụ của VINACAFE .......................................................................... 60 3.1.3. Phương hướng đến năm 2015 ...................................................................... 60 3.1.4. Mục tiêu ....................................................................................................... 61 3.2. Định hướng chiến lược kinh doanh cho VINACAFE đến năm 2015 ...... 63 3.2.1. Định hướng chiến lược kinh doanh.............................................................. 63 3.2.2. Các giải pháp................................................................................................ 65 3.2.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm............................................ 65 3.2.2.1.1. Giải pháp trồng trọt..................................................................... 65 3.2.2.1.2. Giải pháp cải tiến việc thu hái, chế biến và bảo quản cà phê nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu ........................................................ 66 3.2.2.1.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ phục vụ cho công nghiệp chế biến.............................................................................................................. 67 3.2.2.2. Giải pháp phát triển và thâm nhập thị trường...................................... 69 3.2.2.2.1. Về tiếp cận thị trường ................................................................. 69 3.2.2.2.2. Vấn đề tổ chức thâm nhập và phát triển thị trường .................... 69 3.2.2.2.3. Một số biện pháp về phát triển, thâm nhập thị trường................ 69 3.2.2.3. Giải pháp phát triển nhân lực .............................................................. 70 3.2.2.3.1. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ ............................................ 70
  7. 3.2.2.3.2. Xây dựng quy chế khen thưởng-kỷ luật, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ trong kinh doanh ......................................................................................... 73 3.2.2.4. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 74 3.2.2.5. Giải pháp về tổ chức ................................................................................. 75 3.2.3. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh ở VINACAFE........................................................................................................... 76 3.2.3.1. Đối với Nhà nước ................................................................................ 76 3.2.3.2. Đối với VINACAFE............................................................................ 77 TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................... 78 KẾT LUẬN............................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT DIỄN GIẢI BMT Buôn Ma thuột BQ Bình quân CB Chế biến Cty Công ty CPH Cổ phần hóa DLk Đaklak DNCI Doanh nghiệp công ích DV Dịch vụ DV QN Dịch vụ Quảng Ngãi ĐT Đầu tư EU15 15 nước Liên Minh Châu Âu (gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần (European Union 15) Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh. GL Gia Lai KD Kinh doanh KT Kon tum NKNQ Nhập kho ngoại quan NSBQ Năng suất bình quân SXKDDV Sản xuất kinh doanh dịch vụ SXTM Sản xuất thương mại TBD Thái Bình Dương TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố VTCBCỨ Vật tư chế biến cung ứng XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang BẢNG 1.1: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI ........................................ 11 BẢNG 1.2: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ ROBUSTA TRÊN THẾ GIỚI .................... 12 BẢNG 1.3: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ ARABICA TRÊN THẾ GIỚI ..................... 13 BẢNG 1.4: TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI ............................................. 15 BẢNG 1.5: THAM KHẢO SỨC TIÊU THỤ CÀ PHÊ BÌNH QUÂN/NGƯỜI/NĂM TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI 2007 . 18 BẢNG 1.6: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÀ PHÊ VIỆT NAM ........................... 20 BẢNG 1.7: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM ................................................. 20 BẢNG 1.8: SỐ LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN CỦA VIỆT NAM ............................................................................................................ 24 BẢNG 2.1: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN CỦA VINACAFE............................................................................................................ 40 BẢNG 2.2: SỐ LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XK CÀ PHÊ NHÂN CỦA VINACAFE............................................................................................................ 43 BẢNG 2.3: SỐ LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XK CÀ PHÊ THÀNH PHẨM CỦA VINACAFE............................................................................................................ 44 BẢNG 2.4: THỊ TRƯỜNG XK CÀ PHÊ NHÂN NĂM 2007 VÀ 6 THÁNG/2008 CỦA VINACAFE ................................................................................................. 46 BẢNG 2.5: THỊ TRƯỜNG XK CÀ PHÊ THÀNH PHẨM NĂM 2007 VÀ 6THÁNG/2008 CỦA VINACAFE........................................................................ 49 BẢNG 2.6: GIÁ XK CÀ PHÊ NHÂN CỦA VINACAFE VÀ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG LUÂN ĐÔN ........................................................................................ 51 BẢNG 2.7: GIÁ XK CÀ PHÊ NHÂN CỦA VINACAFE VÀ GIÁ XK CỦA VIỆT NAM ...................................................................................................................... 51 BẢNG 2.8: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA VINACAFE TRONG THỜI GIAN QUA ............................................................................................................ 55
  10. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Trang CÁC ĐỒ THỊ ĐỒ THỊ 1.1: ĐỒ THỊ THỂ HIỆN LƯỢNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI ....................................................................................................................... 16 ĐỒ THỊ 2.1: ĐỒ THỊ GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG LUÂN ĐÔN, VIỆT NAM VÀ VINACAFE............................................................................................................ 52 CÁC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA VINACAFE ............................. 31 SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐƯỢC SẮP XẾP LẠI CỦA VINACAFE............................................................................................................ 76
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu: Ở nước ta cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Từ một nước sản xuất cà phê nhỏ, đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxin. Hàng năm, ngành cà phê đã đưa về cho đất nước một khối lượng kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc biệt là Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam là một tổ chức chuyên kinh doanh cà phê lớn nhất nước. Với vai trò đầu tàu của mình, Tổng Công Ty đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Tổng Công Ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đó là: Sự gia nhập thị trường của các tập đoàn nước ngoài, các Công ty, văn phòng đại diện nước ngoài đã nhảy vào thị phần kinh doanh xuất khẩu cà phê tại Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với Tổng Công ty; Thực trạng giá bán cà phê của Tổng Công Ty luôn thấp hơn giá trên thị trường Luân Đôn; Yêu cầu của thế giới là cà phê có chất lượng cao, được chế biến sâu và đa dạng; Thêm vào đó là tình trạng thiếu vốn của Tổng Công Ty trong giai đoạn hiện nay,…là những thực tế và thách thức hết sức gây gắt đối với Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam. Chính vì lẽ đó, Tổng Công Ty đang rất cần một định hướng chiến lược đúng đắn trong giai đoạn hiện nay để phát triển mạnh hơn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, là một nhân viên công tác trong doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015” làm luận văn tốt nghiệp.
  12. 2 2. Mục đích nghiên cứu: - Trình bày tổng quan về Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam. - Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015. - Đưa ra các định hướng chiến lược kinh doanh cho Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Cung, cầu trên thị trường cà phê thế giới và Việt Nam thời gian qua. - Thực trạng của sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân của Tổng Cty Cà Phê Việt Nam trong thời gian qua. - Diễn biến giá cà phê của thị trường Luân Đôn, giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam và của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam trong thời gian qua. 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu về tình hình cung, cầu trên thị trường và thực trạng tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam, của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam để đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê trên cơ sở vận dụng khoa học kinh tế trong quá trình thực hiện. 6. Nội dung của luận văn: - Lời nói đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê. - Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam. - Chương 3: Định hướng chiến lược kinh doanh cho VINACAFE đến năm 2015.
  13. 3 - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục
  14. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 1.1. Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh: Thuật ngữ chiến lược (Strategy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “stratos” (quân đội, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển). Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện chương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đã xác định. Cũng như có thể hiểu chiến lược là một phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì sự phát triển. Khác với quan niệm trên, Mintzberg tiếp cận chiến lược theo cách mới. Ông cho rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hành động. Tuy nhiên, dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất đó là: - Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp. - Đưa ra các chương trình hành động tổng quát. - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bố nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó.
  15. 5 1.1.2. Tiến trình hoạch định chiến lược 1.1.2.1. Phân tích môi trường Yếu tố môi trường tác động rất lớn lên tổ chức vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ của các bước tiếp theo của tiến trình quản trị chiến lược. Mọi chiến lược được lựa chọn đều phải hoạch định trên cơ sở của các điều kiện môi trường mà bản thân tổ chức đang chịu chi phối. Có thể chia môi trường ra làm 3 cấp độ: - Môi trường vĩ mô: việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những vấn đề gì? Các yếu tố cần nghiên cứu trong môi trường vĩ mô đó là: môi trường quốc tế, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên, khoa học-công nghệ, cơ sở hạ tầng. mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác. - Môi trường ngành: bao gồm các yếu tố: đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, thị trường và khách hàng, sản phẩm thay thế. Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự thực phải chấp nhận đối với tất cả các doanh nghiệp. - Môi trường nội bộ công ty: bao gồm các yếu tố nội tại trong một tổ chức nhất định: về nhân sự, về quản lý, về tài chính, về nghiên cứu và phát triển, về marketing. Môi trường kinh doanh của tổ chức được phân tích bằng Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ (SWOT), qua việc phân tích ma trận này có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau: ™ Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
  16. 6 ™ Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. ™ Các chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): Sử dụng điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. ™ Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): Đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. Để lập một ma trận SWOT, theo Fred R.David phải trải qua 8 bước: (1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty; (2) Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty; (3) Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty; (4) Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty; (5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp; (6) Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO; (7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST; (8) Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả quả chiến lược WT
  17. 7 1.1.2.2. Xác định nhiệm vụ, phương hướng và mục tiêu của tổ chức Nhiệm vụ, phương hướng: là mục đích chính của tổ chức, phân biệt nó với các tổ chức khác cùng ngành. Nội dung của nhiệm vụ, phương hướng được nêu ra để làm định hướng và biểu lộ quan điểm chứ không phải để thể hiện những mục đích cụ thể. Một bản báo cáo nhiệm vụ tốt sẽ định rõ tính chất về mục đích của tổ chức, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, thị trường, công nghệ cơ bản,…vì trong mô hình quản trị chiến lược cần xác định nhiệm vụ rõ ràng trước khi đề ra và thực hiện các chiến lược có thể được lựa chọn. Mục tiêu: là các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà tổ chức phấn đấu đạt được. Mục tiêu xuất phát từ nhiệm vụ, phương hướng nhưng nó cụ thể và rõ ràng hơn. 1.2. Những vấn đề cơ bản của xuất khẩu Trong chiến lược kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp cần hiểu rõ những khó khăn, thuận lợi, cũng như những ích lợi trong thương mại quốc tế,…có như vậy doanh nghiệp mới có thể đề ra được chiến lược kinh doanh thích hợp trong xu thế hội nhập như hiện nay. 1.2.1. Ích lợi của thương mại quốc tế 1.2.1.1. Nguyên nhân của thương mại quốc tế Các nước tham gia thương mại quốc tế trước hết vì hiệu quả kinh tế theo qui mô và những khác biệt về khả năng chiếm lĩnh nguồn lực. Ngoài ra, thị hiếu, bằng phát minh sáng chế, tri thức chuyên môn,.. cũng có thể là nguyên nhân của thương mại quốc tế. Hiệu quả kinh tế theo qui mô: Hiệu quả kinh tế theo qui mô hay lợi suất tăng dần theo qui mô nghĩa là hầu hết hàng hóa sản xuất ra sẽ đắt hơn khi sản xuất số lượng nhỏ và rẻ hơn khi sản xuất số lượng lớn. Nguyên nhân là do với nền sản xuất qui mô lớn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhân công, nguyên liệu,..
  18. 8 Những khác biệt về khả năng chiếm dụng nguồn lực: Ngoài hiệu quả kinh tế theo qui mô, một lý do khác của thương mại quốc tế chính là sự khác biệt về khả năng chiếm dụng nguồn lực. Nói cách khác, nguồn cung về các yếu tố sản xuất khác nhau của các quốc gia là khác nhau. Với một nguồn lực riêng lẻ và phong phú thì việc sản xuất ra các sản phẩm sử dụng nguồn lực này cũng rẻ hơn. 1.2.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động thương mại ra khỏi phạm vi của một nước. Việc trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới giúp mở rộng khả năng tiêu dùng và sản xuất của quốc gia, đồng thời hòa nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.2.2. Các công cụ và chính sách của thương mại quốc tế Công cụ và chính sách thương mại quốc tế là hệ thống chính sách ngoại thương của một nước, phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nắm vững các công cụ và chính sách này, chủ yếu là: - Thuế quan: là hình thức phổ biến để hạn chế thương mại. Thông qua thuế quan doanh nghiệp có thể biết được thái độ của chính phủ sở tại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. - Hạn ngạch: được nhiều nước áp dụng để quản lý xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên, cải thiện cán cân thanh toán và thực hiện chính sách thị trường. - Hàng rào phi thuế quan: là những khác biệt trong các quy định hoặc tập quán của quốc gia nhằm cản trở sự lưu thông tự do giữa các nước của một số loại các
  19. 9 hàng hóa, dịch vụ, yếu tố sản xuất,…để chống lại hàng hóa nước ngoài và ủng hộ hàng nội địa. - Trợ cấp xuất khẩu: là các chính sách ngoại thương mang tính nâng đỡ xuất khẩu, thường là dưới hình thức trợ cấp trực tiếp, cho vay tín dụng ưu đãi hoặc miễn giảm thuế. - Tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên quan: đây là nhóm chính sách và biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa trong hoạt động xuất khẩu. - Chính sách đối với cán cân thanh toán quốc tế và thương mại: như chính sách đầu tư của Nhà nước hình thành vùng chuyên canh hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu có qui mô lớn, công nghệ hiện đại, hay chính sách khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia xuất khẩu hàng chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2