Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tỷ suất lời của các ngân hàng TMCP. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết luận và các kiến nghị giúp các nhà quản trị điều hành hoạt động của ngân hàng TMCP tốt hơn trước những biến động từ các nhân tố, góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------------------- NGUYỄN PHƯƠNG CHI ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------------------------- NGUYỄN PHƯƠNG CHI ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Quang Thông TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan số liệu trong bài viết này là chính xác, trung thực, và đề tài “ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỀN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” được trình bày là nghiên cứu của tác giả, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013 Nguyễn Phương Chi
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .................................................................................... 01 2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 01 3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 02 4.Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 02 5.Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề ................................................................. 03 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 03 7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ............................................................................. 03 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. ................................................. 04 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . 04 1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại. ................................................................. 04 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại. ......................................................... 04 1.1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại. ...................................... 05 1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP .................... 05 1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP ......................... 05 1.1.2.2.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP ....... 08 1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP ........................................................................................................................................ 12 1.2.1 Phương pháp phân tích CAMELS và bộ chỉ số theo chuẩn của IMF .............. 12 1.2.1.1.Phương pháp phân tích CAMELS ................................................................. 13 1.2.1.2.Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn IMF ...................................... 14
- 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP ..... 17 1.2.2.1 Các yếu tố bên trong. ................................................................................... 17 1.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài. ................................................................................... 21 1.3.Các nghiên cứu trước về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP .......... 24 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. ..................................................................................................................... 27 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trong những năm gần đây .......................................................................................................................................... 27 2.1.1 Quy mô thị trường ............................................................................................... 27 2.1.2. Huy động vốn ..................................................................................................... 29 2.1.3.Hệ số an toàn vốn: ............................................................................................... 32 2.1.4. Hoạt động tín dụng: ............................................................................................ 33 2.1.5.Tái cơ cấu các TCTD yếu kém ............................................................................ 39 2.1.6.Lợi nhuận hoạt động ............................................................................................ 40 2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hiệu quả hoạt động của ngân hàng ....... 42 2.2 Mô tả mẫu, thu thập xử lý dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu ................. 43 2.2.1.Mô tả mẫu nghiên cứu. ...................................................................................... 43 2.2.2.Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu ............................................................... 44 2.2.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ....................................................................... 44 2.2.2.2. Quá trình xử lý dữ liệu nghiên cứu ............................................................ 44 2.2.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu. ........................................................................... 47 2.3 .Xây dựng mô hình nghiên cứu. ............................................................................. 49 2.3.1 Đo lường các biến trong mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. ...................... 49 2.3.1.1.Biến phụ thuộc ............................................................................................. 49 2.3.1.2. Biến độc lập ................................................................................................. 50 2.3.2 Mô hình nghiên cứu. .......................................................................................... 54 2.4.Thống kê mô tả nghiên cứu .................................................................................... 55 2.5. Phân tích tương quan các biến nghiên cứu.......................................................... 57
- 2.6.Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu ................................................................ 58 2.6.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy ................................................ 59 2.6.1.1. Biến phụ thuộc ROA ................................................................................... 59 2.6.1.2. Biến phụ thuộc ROE ................................................................................... 60 2.6.2 Phân tích ý nghĩa của các hệ số hồi quy.......................................................... 61 2.7. Kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu. ........................................................... 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM...................................................................... 68 3.1 Giải pháp đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam. ............................................. 68 3.1.1. Quy mô ngân hàng ............................................................................................. 68 3.1.2. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu : ..................... 69 3.1.3.Đa dạng hóa thu nhập: ....................................................................................... 70 3.1.4.Nâng cao chất lượng quản trị ............................................................................. 71 3.1.5. Đẩy mạnh công tác huy động vốn: ................................................................... 72 3.1.6.Minh bạch hóa thông tin tài chính ..................................................................... 73 3.1.7.Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh ................................................................. 73 3.2.Một số kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là Ngân hàng Nhà Nước và Chính phủ. ....................................................................................................................... 74 3.2.1. Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam ........................ 74 3.2.2.Cần chấn chỉnh và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng: ............................................. 77 3.2.3.Phát triển thị trường tài chính phái sinh: ............................................................. 77 3.2.4.Xử lý nợ xấu, và tăng cường giám sát hoạt động cho vay của các ngân hàng . 78 3.2.5. Hoàn thiện các quy định về phân loại nợ ........................................................... 79 3.2.6.Tăng cường giám sát về việc huy động vốn của các ngân hàng ...................... 79 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thống kê mô tả Phụ lục 2: Bảng ma trận tương quan giữa các biến
- Phụ lục 3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Phụ lục 4: Kết quả mô hình hồi quy dữ liệu bảng đối với biến phụ thuộc ROA Phụ lục 5: Kết quả hồi quy dữ liệu bảng đối với biến phụ thuộc ROE Phụ lục 6: Kiểm định Hausman test với biến phụ thuộc ROA Phụ lục 7: Kiểm định Hausman test với biến phụ thuộc ROE Phụ lục 8: Kiểm định Wald – Mô hình ROA – Tác động ngẫu nhiên Phụ lục 9: Kiểm định Wald – Mô hình ROE – Tác động cố định Phụ lục 10 Kiểm định phần dư trong mô hình
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Basel Hiệp ước về giám sát hoạt động ngân hàng BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NH Ngân hàng NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NHNNG Ngân hàng nước ngoài NHNN Ngân hàng nhà nước VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu QM Quy mô CAR Hệ số an toàn vốn CTG NHTMCP Công Thương Việt Nam CAMELS Khung phân tích dựa trên 6 yếu tố RRTD Rủi ro tín dụng DDHTN Đa dạng hóa thu nhập CLQT Chất lượng quản trị THTK Thanh khoản TCTD Tổ chức tín dụng NIM Hệ số chênh lệch lãi thuần IMF Quỹ tiền tệ quốc tế EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín VCBS Cty TNHH Chứng khoán NHTMCP Ngoại Thương VN
- PNS Cty CP Chứng khoán Phương Nam NIM Hệ số thu nhập lãi thuần R2 Hệ số xác định mô hình hồi quy 𝛽 Hệ số hồi quy X Biến độc lập Y Biến phụ thuộc 𝜀 Sai số
- DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Top 10 tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng ................................ 28 Bảng 2.2.Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991-2012 ..................................... 29 Bảng 2.3. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của 12 NH lớn trong 2010 ............................................................................................................... 29 Bảng 2.4: Thị phần huy động vốn ................................................................. 30 Bảng 2.5. Tăng trưởng huy động 2000 – 2010.............................................. 31 Bảng 2.6. Diễn biến lãi suất theo tháng năm 2012 và năm 2013 .................. 32 Bảng 2.7. Hệ số an toàn của các ngân hàng 2010 ......................................... 33 Bảng 2.8 : Thị phần tín dụng của các ngân hàng .......................................... 33 Bảng 2.9.Tăng trưởng tín dụng 2000 – 2010 ................................................ 34 Bảng 2.10. Tăng trưởng tín dụng từ 2001- 2013 ........................................... 36 Bảng 2.11.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu qua các năm ............................................ 37 Bảng 2.12.Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm ......................................... 42 Bảng 2.13 Tóm tắt quan hệ các biến và kỳ vọng .......................................... 54 Bảng 2.13 Thống kê mô tả ............................................................................ 55 Bảng 2.15 Ma trận hệ số tương quan............................................................. 57 Bảng 2.16 Kết quả kiểm định Hausman ........................................................ 58 Bảng 2.17: Kết quả ước lượng mô hình Random Effects với biến ROA và Fixed Effects với biến ROE ..................................................................................... 58 Bảng 2.18 Kết quả kiểm định Wald đối với biến QM, RRTD trong mô hình ROA. ......................................................................................................................... 60
- Bảng 2.19.Kết quả kiểm định Wald các biến độc lập QM, RRTD, CLQT, TH_KH, CAR trong mô hình ROE................................................................................ 60 Bảng 2.20.Tóm tắt kết quả nghiên cứu so với kỳ vọng ban đầu. ................... 64
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường với nhiều những thông tin không hoàn hảo, không minh bạch, thông tin bất cân xứng, đặc biệt ở Việt Nam tình trạng này hiện vẫn có diễn biến rất trầm trọng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các nhà đầu tư, người gửi tiền, nhà quản trị phải đối mặt với các rủi ro lớn, gây tổn thất, thua lỗ trầm trọng, thậm chí đi đến phá sản làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Đứng trước những nguy cơ về tràn ngập các thông tin vi mô và vĩ mô, để nhận diện chính xác thông tin nào tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam. Từ đó để ra quyết định đúng đắn hơn trong tiến trình quản lý hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Mặt khác, lợi nhuận hoạt động luôn là vấn đề quan tâm của tất cả các thành phần kinh tế, trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu và nhiều tổ chức đã đi sau nghiên cứu và tìm ra những mô hình tốt nhất để đo lường hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đứng trước hoàn cảnh kinh tế hiện nay, các ngân hàng thương mại đang đối chọi với thua lỗ, hiệu quả hoạt động giảm sút, cũng như sự biến động mạnh từ các chỉ số vĩ mô đã đặt những câu hỏi, liệu các yếu tố nào sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần? Và đây cũng là lý do động lực để tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “ Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu : Các NHTMCP chịu tác động của các yếu tố nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh? Trong các nhân tố sẽ được lựa chọn thì nhân tố nào tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại?
- 2 Các nhà quản trị sẽ phản ứng và ra quyết định như thế nào trong điều kiện kinh tế có nhiều yếu tố biến động? Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tỷ suất lời của các ngân hàng TMCP. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết luận và các kiến nghị giúp các nhà quản trị điều hành hoạt động của ngân hàng TMCP tốt hơn trước những biến động từ các nhân tố, góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Đối tượng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời (ROA, ROE) của ngân hàng TMCP Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2005 - 2012. Nghiên cứu chỉ giới hạn đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP. Kỳ nghiên cứu: Dựa trên báo cáo tài chính năm của các ngân hàng TMCP từ năm 2005 đến hết năm 2012. 4. Nội dung nghiên cứu. Trong đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, cách tính các nhân tố khác nhau của ngành ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước về những phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố và hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP. Đưa ra mô hình nghiên cứu tối ưu về đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP.
- 3 5. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề Phương pháp : Sử dụng phương pháp định tính để xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả những nghiên cứu có liên quan đã được tiến hành trong và ngoài nước; thu thập các thông tin số liệu trên báo cáo tài chính, tổng cục thống kê và trên thị trường chứng khoán Việt Nam, so sánh và tiến hành phân tích dữ liệu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chạy mô hình hồi quy, lựa chọn các biến có liên quan đến đề tài xây dựng và phát triển mô hình hồi quy thông qua sử dụng phần mềm Eviews 6 để đo lường mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. 6. Kết cấu của luận văn: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài: Việc nghiên cứu sẽ giúp đưa ra một mô hình phân tích hồi quy, có sự tác động mạnh của các yếu tố lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Từ đó, giúp cho công tác quản trị ngân hàng được thuận lợi hơn. Nghiên cứu này còn giúp cho các nhà đầu tư, các nhà tài trợ sẽ đánh giá tốt hơn các ngân hàng TMCP Việt Nam khi có những biến động từ các nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ đó đưa ra những quyết định thích hợp trong công việc đầu tư cá nhân hoặc gửi tiền vay tiền.
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. Chương một nghiên cứu tìm hiểu về một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài trong đó bố cục được chia ra làm ba phần, phần một sẽ giới thiệu về ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Phần hai sẽ giới thiệu về các yếu tố tác động đến ngân hàng, qua đó cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố đó với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Phần ba, nghiên cứu đi tìm hiểu một vài nghiên cứu trước đây liên quan tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại. 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại. Đối với định nghĩa về ngân hàng thương mại thì hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì ngân hàng thương mại đầu tiên phải là một ngân hàng trung gian. Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư. Ở Thổ Nhĩ Kì: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác. Ở Việt Nam theo Luật ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 thì “ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh và dịch vụ với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6
- 5 năm 2010 thì là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng và tất cả các hoạt động kinh doanh khác theo luật nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và được nhiều người ví như là huyết mạch của nền kinh tế của một quốc gia. Theo quan điểm truyền thống thì ngân hàng thương mại có những vai trò căn bản sau: Một là, vai trò tập trung vốn của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò này các ngân hàng thương mại huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các công cụ như sản phẩm tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu,…Mặt khác, với số vốn nhàn rỗi này, ngân hàng sẽ cung ứng ra cho các nhu cầu của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,…Như vậy, với vai trò này ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay với một mức lãi suất chênh lệch để duy trì hoạt động và thu lợi cho mình. Hai là, ngân hàng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Trung gian thanh toán là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả theo lệnh của chủ tài khoản. Khi làm trung gian thanh toán thì ngân hàng tạo ra các công cụ thanh toán như sec, giấy chuyển khoản, thẻ thanh toán,… và độc quyền quản lý các công cụ đó. Ba là, chức năng tạo ra tiền ngân hàng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Chính nhờ vai trò này, ngân hàng thương mại còn là công cụ để ngân hàng Nhà Nước thực hiện các chính sách tiền tệ. 1.1.2.Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP 1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Theo McMahon (1995) cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh như là một chỉ số được tính toán dựa trên các số liệu kế toán. Nó đánh giá hiệu quả quá trình tạo ra các giá trị tối đa cho các cổ đông. Theo quan điểm truyền thống hiệu quả kinh tế của một quá trình được định nghĩa như sau: “nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và
- 6 toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó”. Lợi nhuận liên quan chặt chẽ đến khả năng hoạt động của các ngân hàng để đạt được lợi ích. Nhiều nghiên cứu sử dụng biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) như một biện pháp được sử dụng để phản ánh lợi nhuận của một ngân hàng. ROA đo lường lợi nhuận thu được từ mỗi đồng tiền của tài sản phản ánh như thế nào quản lý sử dụng nguồn thực sự của đầu tư cho một lợi nhuận (Ben Naceur-Goaied, 2005). Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đo lường bằng tỷ suất sinh lợi. Theo các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng của các nghiên cứu trước trong nước và trên thế giới thì dựa trên hai lý thuyết cơ bản sau đây: một là lý thuyết quyền lực thị trường (MP – Market Power); hai là, lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Es – Efficient Structure). Lý thuyết quyền lực thị trường MP. MP có hai hướng tiếp cận chính: Lý thuyết về cấu trúc – hành vi – hiệu quả (SCP) và lý thuyết quyền lực tương đối (RMP). Lý thuyết SCP cho rằng, cấu trúc của thị trường quyết định đến hành vi của công ty, và quyết định hành vi là kết quả của cấu trúc thị trường, chẳng hạn như hiệu quả hoạt động, tiến bộ và tăng trưởng. Theo Bain (1951) thì nhiều ngành tập trung quyền lực quá cao dẫn tới độc quyền, đã tạo ra những kết quả nghèo nàn, là nguyên nhân giảm sản lượng hình thành nên giá độc quyền. Dựa trên lý thuyết SCP thì thị trường ngành ngân hàng càng tập trung, càng độc quyền thì lãi suất cho vay càng cao, lãi suất huy động càng thấp, dẫn đến thiệt hại cho người vay, người gửi tiền và nền kinh tế. Theo Al-Muharrami và Matthews (2009), các ông đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng theo lý thuyết SCP thì có thể chia làm nhóm theo phương pháp đo lường hiệu quả được sử dụng. Nhóm đầu tiên đo lường giá cả một số sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cụ thể. Nhóm này có thể bị sai lệch tính đa dạng sản phẩm của ngân hàng. Nhóm thứ hai, sử dụng thước đo hiệu quả hoạt động như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Biện pháp này có
- 7 thể cung cấp nhiều thông tin hơn, nhưng cũng có thể giải thích khó khăn vì tính phức tạp của các thủ tục kế toán. Trong một số trường hợp đặc biệt, theo Berger (1995) thì lý thuyết MP là lý thuyết quyền lực thị trường tương đối, đối với lý thuyết này thì cho rằng những công ty có thị phần lớn và sản phẩm khác biệt có thể sử dụng quyền lực thị trường, độc quyền để kiếm lợi nhuận không cạnh tranh như ngân hàng lớn, thương mại cổ phần nhà nước với lợi thế thương hiệu, chất lượng sản phẩm, quyền lực nhà nước có thể tăng giá sản phẩm dịch vụ để thu lợi nhuận đáng kể. Lý thuyết ES Lý thuyết ES ngược lại với lý thuyết MP, lý thuyết ES cho rằng cấu trúc thị trường được xác định bởi hiệu xuất của công ty, nghĩa là hiệu suất công ty tạo nên cấu trúc thị trường. Theo Olweny và Shipho (2011) lợi nhuận ngân hàng càng cao thì chúng càng hoạt động hiệu quả. Lý thuyết ES cũng được đề xuất với hai hướng tiếp cận, tùy theo từng loại hiệu xuất xem xét. Theo hướng tiếp cận hiệu quả X (X-Efficiency), theo Al-Muharrami và Matthews (2009), những công ty đạt được hiệu quả cao hơn thường thì có lợi nhuận cao, thị phần lớn bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí quản lý. Hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale – Efficiency). Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và quy mô được giải thích dựa trên nguyên lý tính kinh tế theo quy mô. Theo Olweny và Shipho (2011) cho rằng, ngân hàng càng lớn chi phí hoạt động càng thấp nhờ đó lợi nhuận thu được cao hơn. Ngoài hai lý thuyết MP và ES các nhà nghiên cứu còn dựa trên lý thuyết đầu tư cân bằng (Balanced Porfolio Theory) để nghiên cứu về hoạt động ngân hàng (Nzongang và Atemnkeng, 2006). Lý thuyết này còn được biết đến với cái tên là lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, lý thuyết cho rằng nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro thị trường thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư để đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Hiệu quả tổng thể của việc đa dạng hóa này có thể giảm thiểu biến động của lợi nhuận kỳ vọng. Theo Agu (1992) nói rằng việc tối ưu hóa danh mục đầu tư là một hàm các quyết định về chính sách được xác định bởi yếu tố như tỷ suất lợi
- 8 nhuận trên toàn bộ tài sản trong danh mục đầu tư, mức độ rủi ro đối với mỗi loại tài sản và kích cỡ của danh mục đầu tư cho nên, đa dạng hóa danh mục đầu tư là kết quả mong muốn của ban quản trị NHTMCP. Như vậy, có nhiều cách tiếp cận đo lường hiệu quả hoạt của NHTM như MP, ES, lý thuyết danh mục đầu tư. Các lý thuyết đều cho rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Và trên thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các lý thuyết trên để đo lượng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, không có một lý thuyết nào có thể liệt kê đầy đủ cả yếu tố bên trong và bên ngoài đó để giải thích cho sự thay đổi về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các yếu tố bên trong và bên ngoài để giải thích cho sự thay đổi về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các yếu tố được lấy dựa trên khung phân tích CAMELS và bộ chỉ số theo chuẩn của IMF và dựa trên hoàn cảnh thực tế Việt Nam để chọn ra một mô hình thích hợp đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. 1.1.2.2.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Như chúng ta đã biết huy động vốn và cho vay là những mảng hoạt động kinh doanh truyền thống của các Ngân hàng thương mại (NHTM), nó tạo ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Khác với những ngân hàng thương mại khác trên thế giới với nhiều sản phẩm tài chính đa dạng, phong phú đã hình thành nên những nguồn thu đa dạng cho các ngân hàng thì các NHTM Việt Nam vẫn chỉ dậm chân tại hai mảng hoạt động truyền thống trên. Vì thế để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhóm xin được chia thành các nhóm chỉ tiêu theo hai mảng hoạt động trên: a. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%): (Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = ----------------------------------------------- x 100% Dư nợ năm trước
- 9 Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%): (DSCV năm nay - DSCV năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = --------------------------------------------- x 100% DSCV năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi). Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. Tỷ lệ thu lãi (%): Tổng lãi đã thu trong năm Tỷ lệ thu lãi (%) = -------------------------------------------- x 100% Tổng lãi phải thu trong năm Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai. (thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt) Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 823 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 396 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 339 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn