intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

56
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tổng hợp và đối chiếu được các quy định về đo lường CMKT Việt Nam và quốc tế đối với khoản mục tài sản vô hình; kết quả của việc đánh giá mức độ hài hòa sẽ cho thấy các vấn đề cần phải thực hiện của các CMKT Việt Nam nói chung và các CMKT Việt Nam, quy định về TSCĐ vô hình nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------------------------------------- NGUYỄN KHOA DIỆU TRANG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI HOÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh- 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------------------------------------- NGUYỄN KHOA DIỆU TRANG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI HOÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ TP Hồ Chí Minh- 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “ Đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế” là do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Võ Văn Nhị. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu nào trước đây. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả NGUYỄN KHOA DIỆU TRANG
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 4.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI HOÀ GIỮA CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN................................... 5 1.1 Tóm tắt các bài nghiên cứu về hài hoà kế toán của quốc tế ............................... 5 1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 8 1.3 Nhận xét các nguyên cứu trước và xác định khe hỏng nghiên cứu.................. 12 Kết luận chương 1: ......................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI HOÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN VÔ HÌNH GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ................................................................ 13 2.1 Khái niệm về hài hoà ........................................................................................ 13 2.1.1 Hài hoà chuẩn mực kế toán và hài hoà thực tế kế toán .................................13 2.1.2 Tiến trình hài hoà kế toán quốc tế .................................................................15 2.2 Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về tài sản vô hình ..... 16 2.2.1 Tổng quan về sự hài hoà giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế ............17
  5. 2.2.2 Tổng quan chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định vô hình ................20 2.2.3 Tổng quan chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định vô hình ............27 2.2.4 Lý thuyết về đo lường trong kế toán .............................................................31 2.2.4.2 Thang đo.....................................................................................................31 2.2.4.3 Các cơ sở đo lường.....................................................................................32 2.2.4.4 Các mô hình đo lường trong kế toán ..........................................................33 Kết luận chương 2 .......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 38 3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38 3.2 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 38 3.3 Phân tích dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 39 Kết luận chương 3: ......................................................................................................... 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 44 4.1 Kết quả kiểm định ............................................................................................ 44 4.2 Kết luận về giả thuyết....................................................................................... 46 Kết luận chương 4: ......................................................................................................... 53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 54 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 54 5.2 Một số kiến nghị ............................................................................................... 55 5.2.1 Kiến nghị chung.............................................................................................55 5.2.2 Kiến nghị đối với chuẩn mực TSCĐ vô hình ................................................56 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 60 Kết luận chương 5 .......................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán DN Doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSCĐVH Tài sản cố định vô hình IAS International Accounting Standards IAH International Accounting Harmonization
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thời gian và khoảng cách giữa ngày ban hành/sửa đổi của các CMKT Việt Nam và IAS/IFRS tương đương .................................................................................... 17 Bảng 3.1 – Các khoản mục đo lường mức độ hài hoà ................................................... 40 Bảng 4.1 Bảng chi tiết tần số xếp hạng gần gũi các khoản mục.................................... 44 Bảng 4.2 Tần số xếp hạng gần gũi VAS/IAS 38 ........................................................... 45 Bảng 4.3: Phân tích các điểm khác biệt cơ bản giữa VAS và IAS về TSCĐ vô hình ... 46 Hình 4.1 Tần số xếp hạng gần gũi VAS và IAS về tài sản cố định vô hình .................. 45
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua. Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đó khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu. Kết quả bài nghiên cứu của tác giả Phạm Hoài Hương (2012) chỉ ra rằng mức độ hài hòa giữa VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được chọn nghiên cứu ở mức bình quân là 68%. Theo đó, các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hài hòa cao hơn các CMKT về tài sản. Mức độ hài hòa về đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa về khai báo thông tin (57%). Trong đó, mức độ hài hoà của chuẩn mực “Tài sản cố định vô hình” (57,4%) thấp hơn mức trung bình (68%). Khoảng cách giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế đặc biệt là các chuẩn mực về tài sản vẫn còn lớn đã ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và hoàn thiện
  9. 2 CMKT ở nước ta. Việc tìm hiểu mức độ hài hòa quy định về tài sản cố định vô hình của Việt Nam và CMKT quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài hòa, tìm nguyên nhân và đưa ra định hướng cho việc hoàn thiện các chuẩn mực về TSCĐ vô hình nói riêng và hệ thống CMKT Việt nam nói chung để từ đó tiến gần hơn với việc hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, ở Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả vẫn chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế” để làm luận văn tốt nghiệp bậc thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Đo lường mức độ hài hòa quy định về TSCĐ vô hình của Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2016. - Mục tiêu cụ thể: + Trên cơ sở quy định về TSCĐ vô hình của CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế đánh giá mức độ hài hòa trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2016. + Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao mức độ hài hòa về TSCĐ vô hình Việt Nam với CMKT quốc tế nói riêng và hệ thống kế toán Việt Nam nói chung. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn sẽ được làm rõ: - Mức độ hài hòa về tài sản cố định vô hình giữa CMKT Việt Nam và quốc tế như thế nào. - Các giải pháp nào được đưa ra nhằm nâng cao mức độ hài hoà giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về TSCĐ vô hình?
  10. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những đối tượng sau: - Các CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế về TSCĐ vô hình ở các khía cạnh: khái niệm, phạm vi, phân loại, ghi nhận và đo lường. - Các quy định kế toán tại Việt Nam liên quan đến TSCĐ vô hình. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - CMKT Việt Nam được nghiên cứu là VAS 04 (Tài sản cố định vô hình) và các văn bản pháp luật kế toán khác có liên quan trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2016. - CMKT quốc tế được nghiên cứu là CMKT quốc tế hiện hành bao gồm: IAS 38, trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu - Vì dữ liệu nghiên cứu trong luận văn này dưới dạng văn bản, để đánh giá hài hòa chuẩn mực về đo lường, luận văn này sử dụng phương pháp định tính, phân tích nội dung. Kỹ thuật của phương pháp này được sử dụng để nhận diện các đặc trưng cụ thể của các thông tin trong văn bản nghiên cứu. - Nghiên cứu này cũng dựa vào phân tích nội dung để sắp xếp các quy định đo lường về TSCĐ vô hình của hai hệ thống chuẩn mực theo danh mục xác định trước. Từ đó, dựa vào bài nghiên cứu của tác giả Qu and Zhang (2010) xây dựng mức “xếp hạng gần gũi” có mức thang đo lần lượt là 1; 0.7; 0.3; 0 cho các khoản mục để đánh giá mức độ hài hòa giữa VAS so với IAS/IFRS về TS vô hình. Cụ thể như sau: Một giá trị xếp hạng rank = 1 là nội dung các yêu cầu trong VAS và IAS/IRFS hoàn toàn giống nhau. Một giá trị xếp hạng rank = 0.7 khi hầu hết các chi tiết trong yêu cầu là giống nhau, tuy nhiên còn một số khác biệt, nhưng không quan trọng. Một giá trị xếp hạng rank = 0.3 khi có một vài điểm hài hòa nhưng tồn
  11. 4 tại khác biệt lớn giữa VAS với IAS/IFRS. Một giá trị xếp hạng rank = 0 là nội dung các yêu cầu trong VAS hoàn toàn không hài hòa với IAS/IFRS. Sau khi xếp hạng tổng hợp các khoản mục, luận văn sẽ định lượng được mức độ hài hòa chuẩn mực về đo lường. 6. Đóng góp của luận văn  Tổng hợp và đối chiếu được các quy định về đo lường CMKT Việt Nam và quốc tế đối với khoản mục tài sản vô hình.  Kết quả của việc đánh giá mức độ hài hòa sẽ cho thấy các vấn đề cần phải thực hiện của các CMKT Việt Nam nói chung và các CMKT Việt Nam, quy định về TSCĐ vô hình nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm có năm chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây về đo lường mức độ hài hoà giữa các chuẩn mực kế toán. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  12. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI HOÀ GIỮA CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 1.1 Tóm tắt các bài nghiên cứu về hài hoà kế toán của quốc tế Trong những năm vừa qua đã có một lượng lớn các nghiên cứu về IAH. Theo Baker & Barbu (2007), từ 1965 đến 2007 có khoảng 200 bài nghiên cứu về IAH đã công bố trên 24 tạp chí nghiên cứu kế toán hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu trước 1987 chủ yếu thực hiện bởi các tổ chức nghề nghiệp hay được khảo sát bởi các công ty kiểm toán lớn (Kees Camfferman, 2007). Garrido et al (2002) và Bayerlein et al (2012) đã tổng kết và đều cho rằng so với nghiên cứu hài hòa về thực hành kế toán thì số lượng nghiên cứu hài hòa về chuẩn mực ít hơn (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015). Nghiên cứu về hài hòa về thực hành kế toán chủ yếu tập trung vào ba nội dung chính. Đầu tiên là tập trung vào phương pháp đo lường mức độ hài hoà về thực hành kế toán trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia. Thứ hai là sử dụng các chỉ số hài hoà về thực hành kế toán trong các nghiên cứu trước để xác định mức độ hài hòa của IAS/IFRS với CMKT của quốc gia và kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài hoà này. Thứ ba, kiểm tra mức độ phù hợp thực tế chuẩn mực thông qua các công ty trong phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ chuẩn mực của công ty (Pham Hoai Huong, 2012). Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng để đo lường mức độ hài hòa thực tế là thông tin kế toán được trình bày trên BCTC của công ty. Tuy nhiên, bởi vì nghiên cứu về hài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tế khác nhau cơ bản nên các chỉ số được dùng trong nghiên cứu về hài hòa thực tế không có giá trị để đánh giá hài hòa chuẩn mực. Các nghiên cứu hài hòa về chuẩn mực là nghiên cứu về các quy định kế toán, tuy nhiên mỗi nghiên cứu có trọng tâm riêng và được chia thành các dòng nghiên cứu: (i) khám phá sự khác biệt quan trọng giữa chuẩn mực quốc gia và IAS/IFRS; (ii) khám phá những thuận lợi và khó khăn khi hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với IAS/IFRS, (iii) đánh giá ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các chuẩn mực quốc
  13. 6 gia với IAS/IFRS đến chất lượng thông tin kế toán và (iv) lượng hóa mức độ hài hòa về chuẩn mực của các quy định kế toán (Phạm Hoài Hương, 2012). Rahman et al. (1996) đã đo lường hài hòa chuẩn mực giữa hai quốc gia Úc và New Zealand. Nguồn dữ liệu của họ là các yêu cầu công bố thông tin, quy định về đo lường của CMKT và yêu cầu của Ủy ban chứng khoán. Các nguyên tắc kế toán được phân loại thành những mục: “Bắt buộc”, “Cho phép”, “Không quy định” và “Không cấm”. Những yêu cầu về công bố và đo lường trong mỗi mục được xem là dữ liệu rời rạc. Hệ số “exact matches” được tính cho mỗi quy định về công bố và đo lường, sử dụng khoảng cách Mahalanobis để đo lường khoảng cách của các mục. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy mức độ hài hòa về yêu cầu đo lường cao hơn mức độ hài hòa về yêu cầu công bố thông tin. Tuy nhiên có lập luận cho rằng là khoảng cách Mahalanobis là tuyệt đối nên giải thích không thỏa đáng mức độ hài hòa vì khoảng cách Mahalanobis đã được sử dụng để đo lường các biến liên tục trong khi đó các yêu cầu về công bố và đo lường được xem là dữ liệu rời rạc (Fontes et al., 2005; Qu and Zhang, 2010). Mặc dù có những hạn chế về vấn đề đo lường nhưng Rahman et al. (1996) đã cung cấp một cái nhìn mới về hài hòa chuẩn mực. Không giống như nghiên cứu theo chiều ngang của Rahman et al. (1996), Garridoz et al. (2002) đã thực hiện nghiên cứu theo chiều dọc, nghiên cứu về sự tiến bộ của CMKT theo thời gian. Họ sử dụng khoảng cách Euclide để đánh giá quá trình tiến bộ của IASC qua ba giai đoạn của quá trình thiết lập CMKT. Phân tích thực nghiệm của họ bao gồm 20 vấn đề của IAS đã được cải thiện trong thời gian tồn tại của IASC và các nguyên tắc kế toán trong CMKT được phân loại theo Rahman et al. (1996), đó là “Bắt buộc”, “Cho phép”, “Không qui định” và “Không cấm”. Họ cho thấy rằng phương pháp kế toán thay thế giảm qua các giai đoạn khác nhau, do đó tính so sánh các thông tin tài chính được cải thiện. Mặc dù nghiên cứu này cho thấy sự tiến bộ trong nghiên cứu đo lường hài hòa chuẩn mực nhưng cũng còn một số tồn tại như khoảng cách Euclide là tuyệt đối nên chỉ cho thấy sự khác nhau của các mục được so sánh mà không cho thấy sự giống nhau (Qu and Zhang, 2010).
  14. 7 Nhận thấy được những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu trước, Fontes et al. (2005) đã đề xuất sử dụng hệ số Jaccard (Jaccard’s coefficients) và hệ số Spearman (Spearman’s coefficients) để đánh giá sự tiến bộ của hài hòa chuẩn mực giữa hai bộ CMKT. Họ đã đo lường mức độ hài hòa chuẩn mực giữa CMKT Bồ Đào Nha và IFRS qua ba giai đoạn của hội tụ kế toán bằng cách sử dụng khoảng cách Euclide, hệ số Jaccard và hệ số Spearman để đánh giá kết quả. Họ đã phân tích dựa vào 43 yêu cầu kế toán trong CMKT quốc tế tương ứng trong CMKT Bồ Đào Nha. Kết quả cho thấy rằng dùng hệ số Jaccard, hệ số Spearman phù hợp hơn để đo lường mức độ hài hòa chuẩn mực quốc gia với IAS so với sử dụng phương pháp khoảng cách Euclide được phát triển bởi Garrido et al. (2002). Phương pháp tiếp cận của Fontes et al. (2005) thể hiện bước tiến quan trọng trong lý thuyết về đo lường hài hòa chuẩn mực, tuy nhiên chỉ thích hợp với các quy định kế toán với nhiều phương pháp thay thế. Bae et al. (2008) phát triển hai phương pháp để cho thấy sự khác biệt của CMKT cho 1.176 “cặp mẫu” các quốc gia khác nhau qua danh sách gồm 21 nguyên tắc kế toán quan trọng dựa trên một cuộc khảo sát các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) năm 2001. Đầu tiên, với mỗi mục IAS trong danh sách, một “cặp mẫu” được gán giá trị “1” nếu một quốc gia phù hợp với IAS và quốc gia còn lại không phù hợp. Một cặp “cặp mẫu” được gán giá trị “0” nếu cả hai quốc gia phù hợp với IAS.Phương pháp thứ hai của họ mỗi mục IAS được gán giá trị “1” nếu nguyên tắc kế toán quốc gia đó phù hợp với IAS và không phù hợp được gán giá trị “0”. Tuy nhiên, ở cả hai phương pháp thì không bao gồm trường hợp cả hai quốc gia trong cặp mẫu thì khác biệt so với IAS. Peng và van der Laan Smith (2010) giới thiệu cách tiếp cận mới để đo lường mức độ hội tụ của Chuẩn mực kế toán Trung Quốc với IAS / IFRS trong giai đoạn 1992-2006. Các mục đo lường chính là những đoạn chính được in đậm trong IFRS năm 2006 và được phân loại là “hội tụ đầy đủ”, “hội tụ cơ bản” và “không hội tụ ". Tuy nhiên, tác giả đã không xác định rõ thuật ngữ “hội tụ cơ bản”, một hạn chế
  15. 8 khác của bài nghiên cứu này là các thuật ngữ “hội tụ đầy đủ” và “hội tụ cơ bản” để đánh giá mức độ hội tụ trong khi tác giả phản ánh ở các mức độ hài hòa khác nhau. Kết quả cho thấy mức độ de jure hội tụ của CMKT Trung Quốc và IFRS đã được cải thiện trong giai đoạn 1992-2006: từ 20% năm 1992, 35% năm 1998, lên 49% vào năm 2001 và đến 77% vào năm 2006. Qu và Zhang (2010) đã đo lường sự hội tụ của chuẩn mực kế toán Trung Quốc với IFRS bằng phương pháp phân tích cụm mờ. Phương pháp tiếp cận của họ giải quyết đa dạng hơn về các khía cạnh của đo lường kế toán của các nghiên cứu về sự hội tụ chuẩn mực kế toán trước đó. Mỗi chuẩn mực được phân tích thành các mục 6 vấn đề chính: các định nghĩa, phạm vi của chuẩn mực, ghi nhận, tiêu chuẩn đo lường, phương pháp đo lường, đo lường lại vào cuối kỳ. Họ cố gắng để đo lường mức độ hội tụ cho từng hạng mục đo lường khác nhau hơn là sử dụng một biến danh nghĩa thường thấy trong các nghiên cứu trước. Trên cơ cở đó, đánh giá sự hội tụ của các mục như sau: “0” thể hiện sự khác biệt hoàn toàn (Complete difference), “0.3” có hài hòa nhưng tồn tại một vài khác biệt quan trọng (Substantial difference), “0.7” căn bản giống nhau (Substantial match), “1” thể hiện sự giống nhau hoàn toàn (Complete match). Hạn chế của họ không định nghĩa rõ các khái niệm “Substantial match” và “Substantial difference”. Hơn nữa, mức độ hài hoà của một mục hoặc tiểu mục có thể đạt được bất cứ điểm nào giữa 0-1 chứ không phải chỉ có bốn cấp độ như tác giả đã nêu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy về CMKT Trung Quốc ban hành năm 2006 đã đạt được mục tiêu của hội tụ đáng kể với IFRS 2005, mức độ hội tụ xấp xỉ 75%. 1.2 Các nghiên cứu trong nước Luận văn “Quá trình hoà hợp – hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam” của tác giá Tăng Thị Thanh Thuỷ (2009) sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Qua việc trình bày các khác biệt tồn tại giữa hệ thống CMKT Việt Nam và quốc tế, tác giả đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo tác giả, ngoại trừ chuẩn mực VAS 17, VAS 18, VAS 24,
  16. 9 VAS 28, VAS32 tương đồng hoàn toàn với CMKT quốc tế, các chuẩn mực còn lại đều có một số khác biệt chủ yếu như sau: - Về cơ cấu, CMKT Việt Nam xây dựng các quy định chung thành một chuẩn mực. Trường hợp có sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ thể và chuẩn mực chung thì áp dụng theo chuẩn mực cụ thể. Trường hợp chưa quy định CMKT cụ thể thì áp dụng theo chuẩn mực chung. Bên cạnh đó, CMKT Việt Nam còn bổ sung phần giải thích thuật ngữ nhằm giúp người đọc hiểu rõ về các thuật ngữ trong chuẩn mực. - Về nội dung, một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia và ngược lại. Hiện nay, các quy tắc kế toán còn bị bó buộc trong một vài hệ thống tài khoản đã định sẵn và các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch cụ thể, chưa phù hợp với tinh thần của IFRS. Sự cứng nhắc này gây trở ngại đến việc phát triển kế toán chuyên nghiệp. Phạm Hoài Hương (2012) đo lường mức độ hài hòa giữa VAS và IAS/IFRS thông qua các chỉ số hài hòa về mặt đo lường (M-DJCS), khai báo thông tin (D- DJCS) và tổng hợp (0-DJCS). Các chỉ số DJCS dao động từ 0% đến 100%. 0% thể hiện sự khác nhau hoàn toàn giữa VAS và IAS/IFRS và 100% thể hiện sự giống nhau hoàn toàn giữa VAS Và IAS/IFRS. Tác giả đã phân tích mỗi chuẩn mực thành các mục (vấn đề) chính. Trên cơ sở đó so sánh VAS với IAS/IFRS theo từng mục. Thang đánh giá từ 0 đến 1 được dùng để đánh giá mức độ giống nhau giữa VAS và IAS/IFRS theo từng mục (sub - score). “0” thể hiện sự khác nhau hoàn toàn, trong khi “1” thể hiện sự giống nhau hoàn toàn. Trong trường hợp phương pháp xử lý liên quan đến cùng một vấn đề kế toán không hoàn toàn giống và cũng không hoàn toàn khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS thì mức độ hài hòa được đánh giá là một giá trị nằm trong khoảng (0;1). Để định lượng mức độ giống nhau cho từng mục một cách hợp lý, mỗi mục được phân tích thành các tiểu mục (nếu có thể), khi đó mức độ giống nhau của từng mục (sub - score) được tính bằng tỉ lệ các tiểu mục giống nhau giữa VAS và IAS/IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài hòa của VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được nghiên cứu biến động trong khoảng từ
  17. 10 14,3% đến 87,5%, mức bình quân là 68%. Các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hài hòa cao hơn các chuẩn mực về TS. Cụ thể, các chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác” và “Chi phí lãi vay” cùng có mức độ hài hòa cao nhất (87,5%), trong khi chuẩn mực “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” có mức độ hài hòa thấp (14,3%). Các chuẩn mực như “Tài sản cố định vô hình”, “Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh” và “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái” có mức độ hài hòa thấp hơn mức trung bình. Mức độ hài hòa bình quân về đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa bình quân về khai báo thông tin (57%). Bài nghiên cứu “Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế” của tác giả Trần Quốc Thịnh (2013) đã kết hợp nhiều phương pháp bao gồm phân tích nội dung, định tính, định lượng dựa trên dữ liệu nghiên cứu là hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế; hệ thống chuẩn mực quốc gia gồm 2 nhóm: các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia nhỏ có đặc điểm gần với Việt Nam; hệ thống CMKT Việt Nam để từ đó nghiên cứu và đề xuất định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã hình thành một hệ thống các chuẩn mực phản ảnh tương đối đầy đủ các giao dịch cơ bản của doanh nghiệp như kết quả khảo sát. Bước đầu giải quyết được mối quan hệ giữa chuẩn mực và hệ thống kế toán thống nhất. Kết quả khảo sát cho thấy các bên liên quan đến báo cáo tài chính đều ý thức ở mức độ nhất định về vai trò của chuẩn mực kế toán trong công tác lập và trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế của CMKT Việt Nam so với CMKT quốc tế như: Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn khoảng cách khác biệt so với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cũng như chưa có sự bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, quan hệ giữa các chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp. Tính tuân thủ của các doanh nghiệp trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam còn hạn chế và chất lượng thông tin chưa đạt yêu cầu. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất CMKT Việt Nam nên chọn cách hội tụ từng phần.
  18. 11 Trong bài nghiên cứu “Sự hoà hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn”, tác giả Trần Hồng Vân (2014) dựa trên bài nghiên cứu của tác giả Yu & Qu (2009) để đo lường mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và IAS/IFRS trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC HN). Dữ liệu được sử dụng là các nguyên tắc kế toán lập và trình bày BCTC HN từ các văn bản pháp luật có liên quan tại Việt Nam và từ các IAS/IFRS. Để kiểm định lại việc có hay không sự thay đổi đáng kể về mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và IAS/IFRS có hiệu lực ở các thời điểm khác nhau trong việc lập và trình bày BCTC HN. Tác giả đã sử dụng chỉ số H và chỉ số C với dữ liệu là thông tin về thực tế lập và trình bày BCTC HN tại các DN Việt Nam qua các vấn đề: nguyên tắc chung, phạm vi hợp nhất, lý thuyết HN và các phương pháp kế toán có liên quan khác. Để kiểm định mối quan hệ giữa hài hoà thực tế kế toán của các DN Việt Nam với mức độ tuân thủ CMKT của các DN và với mức độ hài hoà giữa VAS với IAS/IFRS từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao mức độ hài hoà của kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) đo lường mức độ hài hòa các quy định của Việt Nam về công bố thông tin công cụ tài chính trước và sau khi ban hành thông tư 200/2009/TT-BTC. Tổng số các yêu cầu công bố thông tin sẽ khảo sát cho giai đoạn 2 (sau năm 2009) là 69 khoản mục tương ứng với 15 nhóm; giai đoạn 1 (từ năm 2005 đến cuối năm 2009) sẽ ít hơn 5 khoản mục. Tác giả đã sử dụng kiểm định Chi bình phương đánh giá ý nghĩa của sử thay đổi mức độ hài hòa sau khi thông tư 200/2009/TT-BTC được ban hành. Kết quả cho thấy mức độ hài hòa quy định công bố công cụ tài chính trên BCTC ngân hàng Việt Nam so với IFRS hiện nay chưa cao 68%. Nghiên cứu cũng cho bằng chứng có ý nghĩa thống kê ủng hộ quan điểm rằng thông tư 200/2009/TT-BTC đã góp phần cải thiện được mức hài hòa quy định công bố công cụ tài chính tăng lên đáng kể so với trước. Bên cạnh đó cũng chính vì vậy giúp cho
  19. 12 mức độ hài hòa về công bố công cụ tài chính của ngân hàng cao hơn so với mức độ hài hòa chung. 1.3 Nhận xét các nguyên cứu trước và xác định khe hỏng nghiên cứu. - Hầu hết các nghiên cứu trước đóng góp cho lý thuyết về hài hòa tại một thời điểm trong khi tương đối ít các nghiên cứu đánh giá quá trình hài hòa. Trong hiểu biết của mình, tác giả chưa thấy nghiên cứu nào tập trung đánh giá mức độ hài hòa chuẩn mực về TSCĐ vô hình tại Việt Nam mặc dù đây là các chuẩn mực quan trọng đối với hầu hết đối tượng kế toán doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đã sử dụng đánh giá ý nghĩa thay đổi giá trị chỉ số hài hòa giữa các thời điểm bộc lộ mức độ khác biệt về phương pháp luận cũng như kết luận còn tranh cãi. - Từ đó tác giả đã chọn hướng nghiên cứu hài hòa chuẩn mực về đo lường và áp dụng phương pháp phân tích cụm mờ của tác giả Qu and Zhang (2010) để đánh giá mức độ hài hòa về TSCĐ vô hình giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế; đưa ra nhận xét, các giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về TSCĐ vô hình. Kết luận chương 1: Chương này trình bày các nghiên cứu về mức độ hài hoà giữa CMKT Việt Nam và quốc tế bằng nhiều phương pháp nhau, từ đó các tác giả đã đưa ra những đánh giá về sự hài hoà giữa các CMKT Việt Nam và quốc tế ở mức độ tổng thể hoặc một khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời qua chương này tác giả đã đưa ra những nhận xét về các nguyên cứu trước và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  20. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI HOÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN VÔ HÌNH GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 2.1 Khái niệm về hài hoà Sự phát triển theo hướng quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết nhằm tạo ra ngôn ngữ chung và sân chơi đạt tiêu chuẩn sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp, tăng phần cạnh tranh có hiệu quả. Chính vì thế hài hoà chuẩn mực kế toán có mục đích hướng tới một chuẩn mực chung, một nguyên tắc chung trên toán thế giới. Hài hoà chuẩn mực kế toán quốc tế là quá trình gia tăng mức độ thống nhất trong CMKT và thực tế giữa các quốc gia, cho phép giảm sự khác biệt về kế toán giữa các quốc gia và gia tăng sự linh hoạt trong thực tế (NCS Trần Quốc Thịnh - Hoà hợp kế toán từ chuẩn mực đến thực tiễn). Van der Tas (1988, tr 157) cho rằng hài hoà là sự kết hợp, điều chỉnh của hai hay nhiều đối tượng. Tay and Parker (1990) đưa ra một mô hình giải thích khái niệm “hài hòa” và phân biệt với “tiêu chuẩn hóa”. Theo đó, quá trình “hài hòa” là sự chuyển hóa từ trạng thái đa dạng hoàn toàn các phương pháp kế toán sang trạng thái hài hòa, có nghĩa là sự hình thành các nhóm doanh nghiệp tập trung vào một số ít các phương pháp kế toán. Trong khi đó, quá trình “tiêu chuẩn hóa” là sự chuyển hóa sang trạng thái thống nhất. Như vậy, “tiêu chuẩn hóa” bao hàm cả sự “hài hòa” và sau đó sự giảm thiểu các lựa chọn về phương pháp kế toán. Theo FASB, sự hài hoà nhằm mục đích giảm thiểu sự khác biệt của các nguyên tắc kế toán ở các thị trường vốn lớn trên thế giới. Đến năm 1990 thì khái niệm hài hoà được thay thế bằng khái niệm hội tụ (Convergence) Hội tụ là sự phát triển của hệ thống CMKT quốc tế chất lượng cao được áp dụng ít nhất ở tất cả các thị trường vốn lớn trên thế giới (Theo FASB) 2.1.1 Hài hoà chuẩn mực kế toán và hài hoà thực tế kế toán Hài hoà chuẩn mực về kế toán được chia thành hai loại:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2