intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Duy Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

236
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam được nghiên cứu nhắm làm rõ thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua; kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> <br /> Nguyễn Thanh Tùng<br /> <br /> QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế<br /> Mã số: 60 31 07<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI<br /> Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kim Chi<br /> <br /> Hà Nội - 2010<br /> <br /> Mục lục<br /> Trang<br /> Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………<br /> Danh mục các bảng, Biểu đồ…………………………………... ...<br /> Mở ĐầU …………………………………………………………………...<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> <br /> 5<br /> <br /> I<br /> 1<br /> <br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ VÀ QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI<br /> 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nợ nƣớc ngoài…………………......<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1.1.1. Khái niệm………………………………………………………………..<br /> 1.1.2. Phân loại nợ…………………………………………………………….<br /> 1.1.3. Tác động của nợ nước ngoài…………………………………….......<br /> 1.2.Quản lý nợ nƣớc ngoài……………………………………………….<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………...<br /> 1.2.2. Mục tiêu………………………………………………………………….<br /> 1.2.3. Nội dung……………………………………………………………….....<br /> 1.2.4. Vai trò của quản lý nợ nước ngoài……………………………………<br /> 1.3. Kinh nghiệm quản lý, vay nợ nƣớc ngoài của một số nƣớc ………..<br /> 1.3.1. Kinh nghiệm của Mehico……………………………………………….<br /> 1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc……………………………………………<br /> 1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan………………………………………….....<br /> 1.3.4. Kinh nghiệm của Malaysia…………………………………………….<br /> <br /> 8<br /> 13<br /> 14<br /> 14<br /> 14<br /> 14<br /> 19<br /> 22<br /> 22<br /> 23<br /> 27<br /> 30<br /> <br /> CHƢƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM<br /> 2.1. Tổng quan về vay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam…………………….<br /> <br /> 34<br /> <br /> 2.1.1. Thời kỳ trước năm 1990…………………………………………………<br /> <br /> 34<br /> <br /> 2.1.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến nay…………………………………………..<br /> <br /> 36<br /> <br /> 2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ của Việt Nam thời gian qua………<br /> <br /> 43<br /> <br /> 2.2.1. Khung thể chế……..………………………………………………………<br /> <br /> 43<br /> <br /> 2.2.2. Khía cạnh kinh tế………………………………………………………..<br /> <br /> 47<br /> <br /> 2.3. Đánh giá về tình hình quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam thời gian<br /> qua…………………………………………………………………….<br /> <br /> 59<br /> <br /> 2.3.1. Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài……..<br /> <br /> 59<br /> <br /> ii<br /> <br /> 2.3.2. Một số tồn tại trong quản lý nợ nước ngoài ………………..………...<br /> <br /> 66<br /> <br /> 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại…………………………..……………<br /> <br /> 72<br /> <br /> CHƢƠNG 3<br /> MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG<br /> TÁC QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM….……...<br /> <br /> 76<br /> <br /> 3.1. Xu hƣớng vay và trả nợ nƣớc ngoài của Việt Nam trong chiến lƣợc<br /> phát triển kinh tế thời gian tới………………………………………<br /> <br /> 76<br /> <br /> 3.1.1. Huy động vốn vay nước ngoài của Việt Nam sau khi Việt Nam gia<br /> nhập WTO…………………………………………………………………………….<br /> <br /> 76<br /> <br /> 3.1.2. Một số nguyên tắc về vay và trả nợ nước ngoài trong thời gian tới<br /> 3.1.3. Các mục tiêu vay nợ nước ngoài là căn cứ chủ yếu làm cơ sở cho<br /> định hướng…………………………………………………………………………..<br /> 3.1.4. Dự báo vay và trả nợ nước ngoài thời kỳ (2010-2020)……………..<br /> 3.2. Quan điểm của Nhà nƣớc Việt Nam về quản lý nợ…………………<br /> <br /> 80<br /> 83<br /> 87<br /> 89<br /> <br /> 3.2.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình chung và quy trình cụ thể<br /> quản lý các khoản vay nợ nước ngoài……………………………………………<br /> <br /> 89<br /> <br /> 3.2.2. Tổ chức cơ cấu lại và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống<br /> ngân hàng…………………………………………………………………….<br /> <br /> 89<br /> <br /> 3.2.3. Tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay của Chính phủ…………………..<br /> <br /> 90<br /> <br /> 3.2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nợ nước ngoài…………………..<br /> <br /> 90<br /> <br /> 3.2.5. Tổ chức hệ thống thông tin về nợ nước ngoài…………………………<br /> <br /> 91<br /> <br /> 3.2.6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ…………………<br /> <br /> 92<br /> <br /> 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ nƣớc ngoài của<br /> Việt Nam<br /> <br /> 92<br /> <br /> 3.3.1. Về khuôn khổ pháp lý ………………………………………………….<br /> <br /> 93<br /> <br /> 3.3.2. Về cơ cấu tổ chức quản lý…………………………………………..<br /> <br /> 93<br /> <br /> 3.3.3. Công tác quản lý huy động vốn……………………………………….....<br /> <br /> 94<br /> <br /> 3.3.4. Công tác quản lý sử dụng vốn……………………………………………<br /> <br /> 98<br /> <br /> 3.3.5. Về công tác quản lý trả nợ……………………………………………..<br /> <br /> 101<br /> <br /> 3.3.6. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh<br /> <br /> 102<br /> <br /> KẾT LUẬN:…………………………………………………………..<br /> <br /> 104<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 107<br /> iii<br /> <br /> 92<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> (BẰNG TIẾNG VIỆT)<br /> Luận văn: Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam<br /> Ký hiệu (thư viện): 603107<br /> Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng<br /> Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế<br /> Bảo vệ năm 2010<br /> Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Chi<br /> 1. Tính cấp thiết của luận văn<br /> Trong những thập niên gần đây, cùng với quá trình phát triển và đa dạng hoá các<br /> quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá thì bên cạnh việc huy động tối đa<br /> nguồn nội lực, là vấn đề huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài ngày càng được<br /> quan tâm và trở thành một bộ phận của chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã<br /> hội của các nước, nhất là đối với khu vực các nước đang phát triển, trong đó có Việt<br /> Nam.<br /> Nhờ có vốn vay nước ngoài một số nước đã đạt được nhiều thành công trong<br /> phát triển kinh tế. Song một số nước khác, do trình độ quản lý kém, nạn tham nhũng<br /> trầm trọng thì vay nợ nước ngoài không những không có tác dụng thúc đẩy tăng<br /> trưởng mà đã trở thành gánh nặng nợ, gây ra những hiểm hoạ, nguy cơ khủng hoảng<br /> vô cùng to lớn đối với đất nước. Do vậy, câu hỏi lớn được đặt ra hiện nay là liệu chính<br /> sách về vay nợ nước ngoài của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam có<br /> bền vững không? cần có những chính sách vay và trả nợ nước ngoài như thế nào thì<br /> mới có thể đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững? Thời gian qua, Việt Nam đã<br /> thực hiện công tác quản lý nợ vay nước ngoài như thế nào? Làm sao để huy động được<br /> tối đa nguồn lực bên ngoài để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước<br /> một cách có hiệu quả mà không gây ra khủng hoảng hoặc gánh nặng nợ cho thế hệ mai<br /> sau? Việt Nam cần có giải pháp gì trong thời gian tới để hoàn thiện công tác quản lý<br /> nợ nước ngoài?<br /> 2. Tình hình nghiên cứu.<br /> Trong những năm qua, xuất phát từ vị trí quan trọng của vay nợ nước ngoài và<br /> trước đòi hỏi của thực tiễn đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất<br /> nước đang trong quá trình đổi mới, tham gia hội nhập với quốc tế và khu vực ngày<br /> càng sâu rộng, nên ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề “nợ<br /> nước ngoài”.<br /> Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi sâu vào việc đánh giá một cách có hệ thống,<br /> cập nhật thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Mặt khác, các công trình đó<br /> đều thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Với vị thế mới là thành viên của<br /> WTO, chúng ta sẽ có những cơ hội mới và thách thức mới liên quan đến việc vay,<br /> quản lý, sử dụng vốn nước ngoài của Việt Nam. Đây chính là những vấn đề mà tác giả<br /> luận văn mong muốn được làm rõ.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.<br /> <br /> 3.1. Mục đích<br /> - Làm rõ thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua.<br /> - Kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước<br /> ngoài của Việt Nam.<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nợ nước ngoài của các nước.<br /> - Phân tích tình hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, đánh giá thực trạng<br /> quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua.<br /> - Làm rõ được độ bền vững (mức độ nợ) của nợ nước ngoài ở Việt Nam.<br /> - Phân tích những cơ hội, thách thức của quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam<br /> trong bối cảnh mới và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác<br /> quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu luận văn<br /> Luận văn tập trung vào nghiên cứu nợ nước ngoài của Việt Nam đối với khu vực<br /> nhà nước (hay còn gọi là nợ Chính phủ, nợ công ). Thời gian từ năm 1993 đến nay.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, quy nạp nhằm làm<br /> sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.<br /> Phương pháp so sánh, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng được sử dụng<br /> để làm nổi bật điều kiện thực tế của Việt Nam và đưa ra những giải pháp hoàn thiện<br /> phù hợp với tình hình cụ thể.<br /> 6. Đóng góp mới<br /> - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nợ nước<br /> ngoài.<br /> - Phân tích thực trạng quản lý vay nợ nước ngoài của Việt Nam, cùng những<br /> đánh giá về công tác quản lý nợ nước ngoài cuả Việt Nam từ 1993 đến nay.<br /> - Dự báo khả năng vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam trong chiến lược<br /> kinh tế xã hội đến năm 2020.<br /> - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của<br /> Việt Nam thời gian tới.<br /> 7. Kết cấu và nội dung của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội<br /> dung của luận văn gồm có 3 chương:<br /> Chương 1. Những vấn đề chung về nợ và quản lý nợ nước ngoài.<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.<br /> Chương 3: Một số gợi ý và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ<br /> nước ngoài của Việt Nam.<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2