intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguathienthan5 Nguathienthan5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

113
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận về du lịch, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và hiện trạng của du lịch đường sông Đồng Nai. Qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai theo hướng phát triển bền vững và có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp

  1. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Huy Xu Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Huỳnh Ngọc Thu Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 21 tháng 7 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. PGS. TS. Phan An Chủ tịch Hội đồng 2. TS. Lê Thị Trúc Anh Ủy viên Thư ký 3. PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên Cán bộ phản biện 1 4. TS. Huỳnh Ngọc Thu Cán bộ phản biện 2 5. TS. Nguyễn Đệ Ủy viên Hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn Trưởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa CHỦ TỊCH TRƯỞNG NGÀNH PGS. TS. PHAN AN PGS. TS. PHAN AN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TS. THÁI HỮU TUẤN
  2. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ là công trình nghiên cứu đánh dấu kết quả cuối cùng của quá trình học tập tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tp. Hồ Chí Minh của tôi. Trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như đang thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các đơn vị: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai, Cục Thống kê Đồng Nai và gia đình, bạn bè. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Phan Huy Xu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến quý thầy/ cô trong Viện Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc đi khảo sát thực tế, thu thập tài liệu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các cán bộ quản lý, nhân viên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai, công ty cổ phần du lịch Đồng Nai, Cục Thống kê Đồng Nai cùng các Khu du lịch, Điểm du lịch và cơ quan … đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho đề tài luận văn của tôi. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cập nhật và kiểm tra thông tin nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 05 tháng 5 năm 2016 HỌC VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Đình Thọ i
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ là công trình nghiên cứu của riêng tôi và là kết quả sau hai năm học tập tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, từ quá trình thực tế phục vụ trong ngành du lịch và được quý thầy/ cô trong Viện Đào tạo Sau Đại học và giảng viên giảng dạy dẫn dắc trong suốt quá trình học. Các số liệu điều tra xã hội học trong luận văn là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác, chưa từng được công bố. Tôi xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 05 tháng 5 năm 2016 HỌC VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Đình Thọ ii
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................3 5. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................3 5.1. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................3 5.1.1. Quan điểm tổng hợp ................................................................................3 5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ..........................................4 5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................5 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, phân tích và tổng hợp ................5 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ..............................................................5 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học SPSS và SWOT ................................6 5.2.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................7 6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ..................................................................................7 6.1. Lịch sử nghiên cứu du lịch Đồng Nai ..........................................................7 7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ..........................................................................................8 Đề tài gồm 3 phần chính: ..........................................................................................8 7.1. Phần mở đầu..................................................................................................8 7.2. Phần nội dung gồm 3 chương: .....................................................................8 Chương 1: Cơ sở lý luận. ...................................................................................8 1.1. Một số khái niệm về du lịch và du khách .....................................................8 1.2. Một số vấn đề lý luận phát triển du lịch ......................................................8 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch đường sông Đồng Nai .......................8 iii
  5. Tiểu kết chương 1. ..............................................................................................8 Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch đường sông Đồng Nai ...................8 2.1. Hiện trạng hoạt động du lịch đường sông Đồng Nai ..................................8 2.2. Phân tích SWTO ..........................................................................................8 Tiểu kết chương 2. ..............................................................................................8 Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch đường sông Đồng Nai. .....................................................................................................................8 3.1. Các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch đường sông Đồng Nai .........8 3.2. Kiến nghị ......................................................................................................8 Tiểu kết chương 3. ..............................................................................................8 Phần kết luận ..........................................................................................................8 Ngoài ra còn phần phụ lục và tài liệu tham khảo nhằm dẫn chứng, dẫn nguồn cho đề tài thêm sinh động và phong phú. ..........................................................................8 CHƯƠNG I ................................................................................................................9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................................9 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG ................................................................9 1.1.1. Du lịch .........................................................................................................9 1.1.2. Du khách ...................................................................................................12 1.1.3. Tài nguyên du lịch ....................................................................................13 1.1.4. Du lịch bền vững .......................................................................................15 1.1.5. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch ...................................................15 1.1.6. Các loại hình du lịch ................................................................................15 1.1.7. Sản phẩm du lịch ......................................................................................16 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ......................17 1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch ..........17 1.2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch ............................................................26 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI............................................................................................................................31 iv
  6. 1.3.1. Vị trí địa lý, lãnh thổ .................................................................................31 1.3.2. Khái quát về tự nhiên ...............................................................................31 1.3.3. Khái quát về kinh tế - xã hội ....................................................................35 TIỂU KẾT CHƯƠNG I. .........................................................................................40 CHƯƠNG II ............................................................................................................42 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..........................................................42 ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI ..............................................................................42 2.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI ....42 2.1.1. Tài nguyên du lịch đường sông Đồng Nai ..............................................42 2.1.2. Về cơ sở hạ tầng ........................................................................................48 2.1.3. Về hoạt động khai thác .............................................................................51 2.1.4. Về xúc tiến, quảng bá ...............................................................................65 2.1.5. Về nguồn nhân lực ...................................................................................70 2.2. PHÂN TÍCH SWOT ........................................................................................71 2.2.1. Điểm mạnh ................................................................................................72 2.2.2. Điểm yếu ....................................................................................................76 2.2.3. Cơ hội ........................................................................................................81 2.2.4. Thách thức ................................................................................................84 TIỂU KẾT CHƯƠNG II. .......................................................................................88 CHƯƠNG III ...........................................................................................................90 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI ..............................................................................................................90 3.1. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI90 3.1.1. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông. ..............................................................................................................90 3.1.2. Nhóm giải pháp cải tạo cảnh quan, môi trường, vệ sinh, trật tự an toàn .. ...................................................................................................................93 3.1.3. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đường sông. ....................95 v
  7. 3.1.4. Nhóm giải pháp quảng bá xúc tiến du lịch đường sông .......................102 3.1.5. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch đường sông ..105 3.1.6. Nhóm giải pháp về nguồn vốn và huy động vốn xã hội cho việc phát triển du lịch đường sông ........................................................................................106 3.2. KIẾN NGHỊ. ...................................................................................................108 3.2.1. Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai ................................................................108 3.2.2. Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai ....................................................110 3.2.3. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai ...................................................111 3.2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai .......................................111 3.2.5. Quy hoạch Kiến trúc tỉnh Đồng Nai ......................................................112 3.2.6. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ............................................................113 TIỂU KẾT CHƯƠNG III.....................................................................................113 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119 Tài liệu sách ........................................................................................................119 Các trang web: ...................................................................................................120 vi
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU TÊN BẢNG Trang 1. Bảng 1.1. Phân biệt khách du lịch và khách tham quan........................................ 13 2. Bảng 1.2: Số giờ nắng trung bình mùa theo mùa khí hậu và thời vụ .................... 33 3. Bảng 1.3: Tổng giá trị gia tăng tỉnh ĐN (GRDP) theo giá cố định năm 2015 ..... 36 4. Bảng 1.4: Tổng giá trị sp (GRDP) và cơ cấu kinh tế theo giá thực tế tỉnh ĐN .... 37 5. Bảng 3.1: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn phát triển du lịch ..................................... 107 vii
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang 1 Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ du khách tiềm năng biết đến các danh thắng trên tuyến sông Đồng Nai ................................................................................................................... 46 2. Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ doanh nghiệp biết đến các danh thắng trên tuyến sông Đồng Nai ............................................................................................................................. 46 3. Biểu đồ 2.3: Ý kiến doanh nghiệp về hướng khai thác tour trên tuyến sông Đồng Nai ............................................................................................................................. 53 4. Biểu đồ 2.4: Ý kiến du khách về thời lượng tour trên tuyến sông Đồng Nai ....... 54 5. Biểu đồ 2.5: Ý kiến du khách tiềm năng về số lượng điểm tham quan trong tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai ................................................................................. 55 6. Biểu đồ 2.6: Số tiền du khách tiềm năng sẵn sàng chi trả cho tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai ................................................................................................. 56 7. Biểu đồ 2.7: Các hoạt động du khách thích tham gia khi đi du lịch đường sông . 57 8. Biểu đồ 2.8: Các đặc điểm của cảnh quan được du khách tiềm năng quan tâm ... 57 9. Biểu đồ 2.9: Các đặc điểm của điểm tham quan được du khách quan tâm .......... 58 10. Biểu đồ 2.10: Các điểm du khách tiềm năng thích được bố trí ăn uống ............. 59 11. Biểu đồ 2.11: Các hoạt động buổi tối du khách tiềm năng thích tham gia ......... 60 12. Biểu đồ 2.12: Các lựa chọn ngủ qua đêm của du khách tiềm năng .................... 61 13. Biểu đồ 2.13: Các đối tượng du khách thích đi cùng khi tham gia tour ............. 62 14. Biểu đồ 2.14: Các mặt hàng du khách chọn để làm quà tặng sau tour ............... 63 15. Biểu đồ 2.15: Các yếu tố cần ưu tiên để phát triển sản phẩm du lịch, theo các doanh nghiệp ............................................................................................................. 64 16. Biểu đồ 2.16: Các phương án hỗ trợ mà các doanh nghiệp cần .......................... 65 17. Biểu đồ 2.17: Tỉ lệ du khách tiềm năng biết có tour đường sông Đồng Nai ...... 66 18. Biểu đồ 2.18: Tỉ lệ doanh nghiệp biết có tour đường sông Đồng Nai ................ 67 19. Biểu đồ 2.19: Các kênh du khách biết đến du lịch đường sông Đồng Nai ......... 68 20. Biểu đồ 2.20: Các kênh quảng bá du khách tiềm năng cho là hiệu quả nhất ...... 68 viii
  10. 21. Biểu đồ 2.21: Các kênh quảng bá doanh nghiệp cho là hiệu quả nhất ............... 69 22. Biểu đồ 2.22: Các hình thức khi đi du lịch đường sông mà du khách lựa chọn . 70 23. Biểu đồ 3.1: Các đặc điểm du khách quan tâm đối với điểm tham quan ............ 92 24. Biểu đồ 3.2: Các đặc điểm du khách tiềm năng quan tâm đối với cảnh quan .... 94 25. Biểu đồ 3.3: Thống kê các hoạt động du khách thích tham gia khi đi du lịch đường sông ................................................................................................................ 95 26. Biểu đồ 3.4: Thời lượng tour phù hợp theo ý kiến khách tiềm năng .................. 96 27. Biểu đồ 3.5: Số tiền du khách tiềm năng sẵn sàng chi trả cho tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai ................................................................................................. 97 28. Biểu đồ 3.6: Ý kiến du khách tiềm năng về số lượng điểm tham quan trong tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai .............................................................................. 98 29. Biểu đồ 3.7: Thống kê ý kiến khách hàng về việc bố trí ăn uống ..................... 101 30. Biểu đồ 3.8: Thống kê các kênh quảng bá hiệu quả nhất ................................. 102 ix
  11. DANH MỤC BẢN ĐỒ/ SƠ ĐỒ/ LƯỢC ĐỒ/ HÌNH ẢNH Trang 1. Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa bốn chủ thể trong du lịch ........................................ 10 2. Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ..................................................... 32 3. Bản đồ 2.1. Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai. ........................................................ 44 4. Bản đồ 2.2. Bản đồ quy hoạch các điểm du lịch hấp dẫn tỉnh Đồng Nai ............. 48 5. Lược đồ 2.1. Lược đồ sông Đồng Nai (đoạn chảy qua Tp. Biên Hòa). ................ 42 6. Lược đồ 2.2. Lược đồ tuyến du lịch đường sông Đồng Nai ................................. 47 7. Hình ảnh 2.1. Bến tàu Khu du lịch Ngọc Phát Riverside. .................................... 50 x
  12. DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT BNN: Bộ Nông nghiệp BNV: Bộ Nội vụ BNT: Bộ Ngoại thương BVMT: Bảo vệ môi trường BVHTT&DL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CP: Chính phủ CTCP: Công ty cổ phần CCVCKTDL: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DL: Du lịch DLBV: Du lịch bền vững DLST: Du lịch Sinh thái DNNN: Doanh nghiệp nước ngoài ĐH: Đại học ĐN: Đồng Nai ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GS: Giáo sư GTVT: Giao thông vận tải H: Huyện HST: Hệ sinh thái KT: Kinh tế KDL: Khu du lịch KCN: Khu công nghiệp KHĐT: Kế hoạch đầu tư KBTTT: Khu bảo tồn thiên nhiên HHDL: Hiệp hội Du lịch HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng xi
  13. NXB: Nhà xuất bản P: Phường PL: Phụ lục QĐ: Quyết định PGS. Phó Giáo sư PTTH: Phát thanh truyền hình TP: Thành phố TS: Tiến Sĩ TW: Trung ương GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GRDP: Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn TCCB: Tổ chức cán bộ TCDL: Tổng cục Du lịch TTLT: Thông tư liên tịch TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân VH; Văn hóa VN: Việt Nam VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch VQG: Vườn quốc gia XH: Xã hội xii
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, ngành du lịch được gọi là ngành công nghiệp không khói và là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều vùng lãnh thổ và nhiều địa phương, đồng thời được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch, chưa tạo được sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các ngành dịch vụ. Đối với Đồng Nai để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, có giá trị một cách hợp lý và có hiệu quả, rất cần thiết phải nghiên cứu lập quy hoạch phát triển ngành du lịch một cách cụ thể. Nhằm đánh giá đúng thực trạng về những mặt đạt được và chưa đạt trong việc khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch. Từ đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành du lịch của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch một cách hiệu quả và bền vững, đóng góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng Nai được thiên nhiên ban tặng một tài nguyên vô cùng quý giá là sông Đồng Nai, là con sông nội sinh dài nhất Việt Nam, là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam và đứng thứ ba toàn quốc. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh. Cửa sông Đồng Nai rộng và sâu, mực nước lên xuống theo chế độ bán nhật triều, giao thông đường thủy rất thuận tiện ở khúc hạ lưu, từ Trị An ra biển. Từ nguồn về tới biển Rạp Xoài, sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 586 km (364 dặm), đoạn chảy qua Đồng Nai khoảng 220 km (tính từ ngã ba sông Lòng Tàu - Nhà Bè) và lưu vực 38.600 km2 (14.910 mi2). 1
  15. Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai đã phối hợp cùng một số sở ban ngành quy hoạch tuyến du lịch đường sông Đồng Nai là một trong năm tuyến chính thuộc quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng 2030. Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương phát triển du lịch, trong đó có du lịch đường sông một cách rõ ràng. Tiêu biểu phải kể đến chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2013 - 2020) và chỉ thị đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Chương trình hành động đã nêu rõ đối với phát triển du lịch đường sông: Đầu tư xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch đường sông, như bến hồ Trị An, bến Bửu Long, bến đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh … Nâng cấp chất lượng điểm đến trên tuyến du lịch đường sông Đồng Nai và bổ sung một số dịch vụ tại điểm du lịch cù lao Ba Xê, làng bưởi Tân Triều … Liên kết ngành du lịch Tp. Hồ Chí Minh để xây dựng chương trình du lịch đường sông và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đưa chương trình vào khai thác. Dọc tuyến sông Đồng Nai có nhiều điểm du lịch thích hợp cho các hoạt động khám phá, trải nghiệm; tìm hiểu về lịch sử văn hóa … như “cù lao Phố, làng nghề gốm Tân Vạn, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Ông, làng cá bè Tân Mai, cù lao Ba Xê, làng bưởi Tân Triều, hồ Trị An …” Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng vốn có của du lịch Đồng Nai đang bộc lộ nhiều bất cập như: khâu tổ chức còn khá sơ sài, sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa được đầu tư đúng mức, sự liên kết còn kém, phát triển chưa xứng với tiềm năng, … khiến sức hấp dẫn du khách giảm dần đi. Xuất phát từ những lợi thế được trình bày ở nội dung trên, kèm theo suy nghĩ mong muốn phát triển mạnh du lịch tỉnh nhà, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp”, với hy vọng tìm hiểu và xây dựng những giải pháp thiết thực để có thể đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển du lịch đường sông Đồng Nai nói riêng và du lịch tỉnh Đồng Nai nói chung trong thời gian tới. 2
  16. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích: - Dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận về du lịch, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và hiện trạng của du lịch đường sông Đồng Nai. - Qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai theo hướng phát triển bền vững và có hiệu quả 2.2. Nhiệm vụ: - Dựa trên cơ sở lý luận phù hợp để vận dụng vào việc nghiên cứu tiềm năng du lịch đường sông Đồng Nai. - Phân tích tiềm năng và hiện trạng trong hoạt động kinh doanh du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về nội dung: đề tài tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai. - Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai. Tuy nhiên, du lịch có tính tổng hợp và liên vùng nên đề tài xem xét nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai trong mối quan hệ với du lịch tỉnh Đồng Nai và các tỉnh trong tiểu vùng Đông Nam Bộ. - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015, giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020. 5. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp 3
  17. Các hiện tượng và sự vật địa lý là một hệ thống thuộc địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. Hệ thống kinh tế - xã hội của nước ta lại bao gồm các hệ thống kinh tế - xã hội nhỏ hơn ở cấp tỉnh, thành phố như Đồng Nai và hệ thống này còn tiếp tục được phân chia tới các cấp nhỏ hơn nữa như các ngành kinh tế, dân cư, xã hội … Nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch thì phải xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta. Khi nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai, tác giả đặt trong mối quan hệ với du lịch tỉnh Đồng Nai và tiểu vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích tình hình phát triển du lịch đường sông Đồng Nai trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trong hoạt động du lịch trên một không gian và thời gian nhất định. Mặt khác hiệu quả của ngành du lịch đưa lại cũng mang tính tổng hợp như hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và sinh thái. Do đó, trong quá trình nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai, tác giả triệt để áp dụng quan điểm này. 5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Có thể nói Đồng Nai là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Song hiện nay du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Do đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển lên tầm cao mới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch đường sông Đồng Nai từ những năm 2010 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên 4
  18. nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh … Song việc phát triển du lịch chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước … Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực - tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Quan điểm này được tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, phân tích và tổng hợp Trên cơ sở thu thập các số liệu, tài liệu về số lượng khách du lịch, doanh thu, tình hình phát triển của du lịch tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2015 từ Cục Thống kê, Sở VHTT&DL (Sở VHTT&DL ), Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai và các ban ngành có liên quan trong tỉnh Đồng Nai, tác giả đã sử dụng phương pháp này trong việc xử lý và phân tích các cơ sở số liệu phục vụ cho đề tài. Trong luận văn, tác giả đã trực quan hóa một số số liệu thành các biểu đồ, bản đồ để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển du lịch đường sông Đồng Nai. Đồng thời, bản đồ còn cho thấy rõ sự phân bố của các đối tượng, đặc biệt là tài nguyên du lịch. Đó chính là cơ sở để tác giả xây dựng các tuyến, cụm du lịch đường sông một cách hợp lý. Trên cơ sở thống kê, phân loại tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp, phân tích các vấn đề về du lịch đường sông Đồng Nai. Trong đó có so sánh với du lịch đường sông với các tỉnh, thành khác và một số nước trên thế giới có du lịch đường sông phát triển để rút ra được những luận điểm sắc bén hơn. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Để thấy được hiện trạng hoạt động và phát triển của du lịch đường sông Đồng Nai, tác giả đã tiến hành 3 đợt khảo sát trong tháng 11 (02 đợt), tháng 12 (01 đợt). Trong chương trình khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát 02 cụm: 5
  19. - Cụm 01 gồm các điểm tham quan: Khu du lịch (KDL) Bò Cạp Vàng, cù lao Ba Xê, cù lao Phố, KDL Bửu Long, làng bưởi Tân Triều và các KDL tại Quận 9, Tp. HCM; - Cụm 02 gồm các điểm tham quan: Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Chiến khu D, khu hồ thủy điện Trị An, đảo Ó - Đồng Trường … để có cơ sở đúng đắn trong việc đánh giá tiềm năng cũng như hiện trạng khai thác phát triển của từng điểm du lịch, từ đó có thể đề xuất các giải pháp mang tính khả thi hơn. 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học SPSS và SWOT Đây là phương pháp được sử dụng để lấy ý kiến từ thị trường nguồn và các bên tham gia để tìm ra những gợi ý cho hoạt động du lịch đường sông Đồng Nai. Các nhóm được điều tra gồm: du khách tiềm năng tại thị trường nguồn (Tp. HCM) và cư dân địa phương (Biên Hòa, Đồng Nai); đại diện các công ty lữ hành tại thị trường nguồn; các chuyên gia thuộc lĩnh vực kinh doanh lữ hành và du lịch đường sông. Phương pháp SWOT: phương pháp này đánh giá các điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội và thách thức của bản thân hoạt động du lịch đường sông Đồng Nai hiện nay. Từ việc đánh giá, các bên liên quan có thể đưa ra quyết định hành động phù hợp. Bảng hỏi được chuyển đến các đối tượng tham gia khảo sát qua phương thức: trực tiếp. Tác giả đã đến tại doanh nghiệp, khu dân cư và chuyên gia. Chi tiết bảng hỏi nằm trong phụ lục. Việc phát bảng hỏi điều tra được tiến hành với các kết quả dưới đây: Loại bảng hỏi trực tiếp Số phát ra Số thu về Số hợp lệ Dành cho du khách tiềm năng và dân cư 50 50 49 Dành cho công ty lữ hành 24 24 24 Dành cho chuyên gia 7 7 7 Tổng số 81 81 80 Sau khi thu thập, dữ liệu được chuyển vào xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. 6
  20. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn: bà Nguyễn Thị Khánh - Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Tp. HCM; ông Nguyễn Việt Anh - Trưởng phòng quản lý du lịch Tp. HCM; ông Nguyễn Văn Hậu - Phó trưởng phòng quản lý du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai và Ông Ngô Văn Chương - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đồng Nai, Tổng Giám đốc công ty cổ phần du lịch Đồng Nai. Qua đó, tác giả có thêm nhiều tư liệu quý giá để tổng hợp và xử lý thông tin hiệu quả hơn, cũng như đưa ra các định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai và các giải pháp thực hiện phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện đề tài của mình. 6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 6.1. Lịch sử nghiên cứu du lịch Đồng Nai Hiện nay du lịch tỉnh Đồng Nai có nhiều tác giả nghiên cứu về nhiều khía cạnh khách nhau, chẳng hạn: Nguyễn Hoàng Hải (2000), Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp năm 2000. Nguyễn Thị Phượng Nga (2000), Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2005, Luận văn tốt nghiệp năm 2000. Nguyễn Đình Thọ (2012), Định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp năm 2012. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai (2010), Du lịch Đồng Nai phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Qua thời gian từ năm 2000 - 2015 cho thấy, đề tài viết về du lịch Đồng Nai đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên chưa có tác giả nào viết về chủ đề du lịch đường sông Đồng Nai. Do đó tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp”, với hy vọng tìm hiểu và xây dựng những giải pháp thiết thực để có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển du 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0