intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hệ thống hóa, phân tích các rủi ro đã xảy ra trên thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm các thông tin hữu ích, có cái nhìn bao quát hơn về các rủi ro trên thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có những hướng đi đúng đắn hơn khi phát triển công cụ thanh toán hiện đại này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam

  1. 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------------ LỮ NGUYỄN BẢO UYÊN GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN NĂNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
  2. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................ i DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ - BẢNG ................................................................... v MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG ................................................................ 4 1.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của thẻ ngân hàng ................................ 4 1.1.2. Khái niệm về thẻ ngân hàng ........................................................................... 9 1.1.3. Phân loại thẻ ngân hàng ................................................................................... 9 1.1.4. Lợi ích của thẻ ngân hàng ............................................................................ 12 1.1.4.1. Đối với ngành ngân hàng .................................................................... 13 1.1.4.2. Đối với người sử dụng thẻ ................................................................... 14 1.1.4.3. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ .............................................................. 15 1.1.4.4. Đối với nền kinh tế-xã hội ................................................................... 16 1.2. QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ ................................... 17 1.2.1. Các chủ thể tham gia trong quy trình ............................................................ 17 1.2.1.1. Ngân hàng phát hành .......................................................................... 17 1.2.1.2. Chủ thẻ ................................................................................................ 17 1.2.1.3. Đơn vị chấp nhận thẻ .......................................................................... 17 1.2.1.4. Ngân hàng thanh toán ......................................................................... 18 1.2.1.5. Ngân hàng đại lý ................................................................................. 18 1.2.1.6. Tổ chức thẻ quốc tế ............................................................................. 18
  3. 2 3 1.2.2. Quy trình phát hành thẻ ................................................................................. 19 15 1.2.2.1. Nguyên tắc phát hành thẻ .................................................................. 19 1.2.2.2. Nghiệp vụ phát hành thẻ .................................................................... 19 16 1.2.3. Quy trình thanh toán thẻ................................................................................ 21 1.2.3.1. Quy trình thực hiện một giao dịch thanh toán thẻ ............................. 21 1.2.3.2. Hệ thống thanh toán toàn cầu .......................................................... 24 17 0 1.3. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ .................................... 24 4 1.3.1. Khái niệm về rủi ro ....................................................................................... 24 5 1.3.2. Phân loại rủi ro .............................................................................................. 25 18 1.3.2.1. Rủi ro thẻ bị mất cắp, thất lạc ........................................................... 25 19 1.3.2.2. Rủi ro thẻ giả mạo ............................................................................. 25 20 1.3.2.3. Rủi ro thẻ bị lạm dụng tài khoản ...................................................... 26 21 1.3.2.4. Rủi ro tác nghiệp ............................................................................... 27 22 1.3.2.5. Rủi ro tín dụng .................................................................................. 28 23 1.3.2.6. Rủi ro do công nghệ, kỹ thuật ........................................................... 28 24 1.3.2.7. Rủi ro khác ........................................................................................ 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................30 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 32 2.1.1. Quá trình hình thành thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam ....................... 32 2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ ............................................... 33 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam hiện nay ....... 34 2.1.3.1 Về số lượng các ngân hàng tham gia thị trường thẻ Việt Nam ........ 34
  4. 3 2.1.3.2 Tình hình hoạt động phát hành thẻ .................................................... 35 2.1.3.3. Doanh số sử dụng thẻ ........................................................................ 37 2.1.3.4. Tình hình hoạt động thanh toán thẻ .................................................. 38 2.1.3.5. Mạng lưới ATM và đơn vị chấp nhận thẻ ......................................... 39 2.1.3.6. Tình hình hoạt động của các tổ chức chuyển mạch thẻ .................... 41 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 42 2.2.1 Rủi ro thẻ giả mạo ....................................................................................... 43 2.2.2 Rủi ro thẻ bị mất cắp, thất lạc ...................................................................... 50 2.3.3 Rủi ro thẻ bị chiếm dụng tài khoản .............................................................. 53 2.2.4 Rủi ro do kỹ thuật công nghệ ....................................................................... 57 2.2.5 Rủi ro tác nghiệp .......................................................................................... 59 2.2.6 Rủi ro tín dụng ............................................................................................. 61 2.2.7 Rủi ro do đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng ........................... 62 2.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO ................................................. 63 2.3.1 Nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng ................................................. 63 2.3.2 Nguyên nhân do chủ thẻ gây ra .................................................................... 65 2.3.3 Nguyên nhân từ phía đơn vị chấp nhận thẻ .................................................. 66 2.3.4 Nguyên nhân do các cá nhân, tổ chức tội phạm gây ra ................................ 66 2.4. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC .............................................................. 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................68 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 3.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .........70
  5. 4 3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ................................................................ 71 3.2.2. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ .......... 71 3.2.3. Tăng cường quản lý, bảo mật hệ thống hoạt động máy ATM ..................... 72 3.2.4. Nâng cấp máy móc thiết bị, hệ thống công nghệ thẻ ................................... 74 3.2.4. Mở rộng kết nối thông tin tài khoản thẻ với các phương tiện hiện đại khác 76 3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ......................................................... 78 3.2.6. Giải pháp an ninh mạng đối với các giao dịch qua Internet ......................... 79 3.2.7. Phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng ........................................... 81 3.2.8. Chú trọng hướng dẫn khách hàng cách sử dụng thẻ an toàn ........................ 82 3.2.9. Trang bị kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đơn vị chấp nhận thẻ .83 3.2.10. Trang bị hệ thống trung tâm tin học đủ lớn, mạnh, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ thẻ ........................................................................................................... 84 3.3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ PHÍA CƠ QUAN HỮU QUAN ............................ 85 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................................... 85 3.3.2. Đối với Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam .......................................................... 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................................88 KẾT LUẬN .....................................................................................................................89 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình phát hành thẻ ............................................................................ 20 Sơ đồ 1.2 Quy trình thực hiện một giao dịch thanh toán thẻ ................................... 21 Biểu đồ 2.1 Tình hình phát hành thẻ nội địa năm 2008 ............................................. 35 Biểu đồ 2.2 Tình hình phát hành thẻ quốc tế năm 2008 .............................................. 36 Biểu đồ 2.3 Doanh số sử dụng thẻ năm 2008 ............................................................. 38 Biểu đồ 2.4 Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2008 ............................................ 39 Biểu đồ 2.5 Hệ thống ATM của Việt Nam năm 2008 ................................................. 40 Biểu đồ 2.6 Hệ thống đơn vị chấp nhận thẻ tại Việt Nam năm 2008 .......................... 40 Biểu đồ 2.7 Tình hình rủi ro thẻ giả mạo, gian lận do các ngân hàng Việt Nam phát hành ...........................................................................................................45 Biểu đồ 2.8 Tình hình thanh toán thẻ giả mạo, gian lận tại Việt Nam ........................ 48 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam ..... 42 Bảng 2.2 Tình hình rủi ro thẻ giả mạo, gian lận do các ngân hàng Việt Nam phát hành ...........................................................................................................45 Bảng 2.3 Tình hình thanh toán thẻ giả mạo, gian lận tại Việt Nam ........................ 48
  7. 6 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN Sự ra đời của ngành công nghệ thẻ trong vài thập niên gần đây đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử phát triển tiền tệ, góp phần đưa con người tiến gần hơn đến thế giới văn minh, hiện đại. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, công nghệ thẻ cũng được ứng dụng và phát triển lên tầm cao mới, tình hình hoạt động kinh doanh thẻ nhờ đó cũng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thẻ lớn mạnh lại đi kèm với sự không ngừng gia tăng các rủi ro. Những rủi ro này đang ở mức báo động, không những gây tổn thất nặng nề đến hoạt động kinh doanh thẻ của các quốc gia trên thế giới mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những thị trường thẻ mới phát triển như Việt Nam chúng ta. Rủi ro xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại trong nước mà còn tác động đến người sử dụng thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ tham gia hoạt động trên thị trường với mức độ thiệt hại ngày càng nhiều và không ngừng gia tăng. Trăn trở trước thực tế này, nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam” với mong muốn góp phần nhỏ nhằm giúp thị trường thẻ Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh, an toàn và hiệu quả. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Góp phần thiết thực trong việc hình thành một sản phẩm khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn về hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam. Đề tài là sự hệ thống hóa, phân tích các rủi ro đã xảy ra trên thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm các thông tin hữu ích, có cái nhìn bao quát hơn về các rủi ro trên thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có những hướng đi đúng đắn hơn khi phát triển công cụ thanh toán hiện đại này.
  8. 7 Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam, để giúp cho ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng vững tin trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng thời gian qua để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro này. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng nói chung và các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp, thu thập thông tin, thống kê thực trạng các rủi ro đã xảy ra, qua đó đánh giá phân tích các rủi ro này để tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro. Vận dụng những kiến thức của các môn học về tài chính ngân hàng kết hợp với kinh nghiệm thực tế đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thẻ để giải quyết các vấn đề đã đặt ra trong đề tài. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Nội dung luận văn được bố cục thành ba chương : ƒ Chương 1: Tổng quan về thẻ ngân hàng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng ƒ Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam ƒ Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam Do thời gian nghiên cứu, khả năng và lượng thông tin thu thập được có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, các bạn và những người quan tâm đến đề tài. Em xin chân thành cảm ơn!
  9. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG
  10. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG -------------o0o------------- 1.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG 1.1.1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của thẻ ngân hàng 6 Lịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau gắn liền với các hình thức tiền tệ khác nhau. Từ hình thức tiền tệ thô sơ như vỏ sò, vỏ ốc,.. chuyển sang kim loại quý nguyên chất, đến đồng tiền đúc, rồi đồng tiền giấy, tiền ghi sổ và đỉnh cao nhất là tiền điện tử, là tiền đề cho sự ra đời các phương thức thanh toán bằng thẻ sau này. Chiếc thẻ là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người, góp phần tạo ra những tiến bộ to lớn có ý nghĩa quyết định đối với lịch sử văn minh của loài người bằng cách thúc đẩy thương mại và hoạt động kinh tế phát triển. Theo tài liệu ghi chép lại của tổ chức Visa quốc tế, vào một buổi tối năm 1949, lúc trả tiền một bữa ăn đãi khách tại nhà hàng Manhattan hoa lệ, luật sư người Mỹ Frank MC Namara mới biết mình quên mang ví lẫn chi phiếu. “Thật xấu hổ chưa từng thấy”, ông thốt lên. Ông hốt hoảng gọi điện thoại về nhà để vợ mang tiền đến thanh toán hóa đơn. Sau lần mất mặt đó, ông tự hứa sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng tương tự như vậy nữa. Năm sau, 1950, ông vận động mười bốn nhà hàng tại New York chấp nhận để mình và hai trăm đồng nghiệp cùng thân hữu được trả tiền bằng cách xuất trình một tấm thẻ nhỏ, thẻ Dinners Club ra đời. Đến năm 1951, ông thành lập công ty mang tên Dinners Club, là công ty đầu tiên phát hành thẻ tín dụng, đánh dấu một sự kiện, cột mốc lịch sử quan trọng trên thế giới. Dinners Club - Câu lạc bộ ăn tối – được hình thành và thành công nhanh chóng. Một năm sau, hai mươi ngàn người đã được cấp thẻ Dinners. Tổ chức này bắt đầu phát triển ra nước ngoài năm 1952. Do sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà buôn với nhau trong việc thu hút khách hàng, các nhà buôn tìm mọi cách để cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng càng
  11. 10 nhiều hơn, vì vậy các nhà buôn đã đồng ý cho khách hàng mua chịu hàng hóa, dịch vụ và thanh toán lại sau. Tuy nhiên, đối với các nhà buôn nhỏ, sự hạn chế về vốn đã cản trở họ trong việc mở rộng tín dụng đến các khách hàng và điều này đã tạo cơ hội để các định chế tài chính tham gia vào. Một hệ thống tín dụng được phát triển bởi ông John Biggins vào năm 1946. Với hệ thống tín dụng này, các nhà buôn sẽ ký quỹ tại ngân hàng ông Biggins, ngân hàng sẽ hoàn trả tiền cho các nhà buôn và sau đó thu hồi lại tiền từ khách hàng của họ. Hệ thống tín dụng này đã mở đường cho ngân hàng đầu tiên, Franklin National ở Long Island phát hành chiếc thẻ tín dụng đầu tiên lưu hành vào năm 1951 tại New York. Phương thức này đã được công ty American Express bắt chước vào năm 1958, cải tiến với một tấm thẻ nhựa có khả năng thanh toán khi đi du lịch và trong vòng 5 năm sau đó đã đạt một triệu khách hàng. Đến năm 1960, một ngân hàng của Mỹ là Bank of America đã phát hành thẻ Bank Americard. Sau đó, ngân hàng này đã bắt đầu cấp giấy phép cho các định chế tài chính trong khu vực được cấp phép phát hành thẻ Bank Americard. Dần dần ngày càng nhiều các định chế tài chính được cấp giấy phép để phát hành thẻ Bank Americard. Vì vậy, ngân hàng Bank of America đã xây dựng một số quy định và tiêu chuẩn riêng đối với các định chế tài chính khi phát hành thẻ này. Trước những thành công của việc phát hành thẻ Bank Americard, một số ngân hàng ở Mỹ đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp cạnh tranh lại với các định chế đã phát hành thẻ Bank Americard. Vì vậy vào năm 1966, mười bốn ngân hàng ở Mỹ đã quyết định thành lập một Hiệp hội thẻ liên ngân hàng - được gọi là “InterBank” để trao đổi các thông tin về các giao dịch thẻ tín dụng. Một năm sau đó (1967), bốn ngân hàng thuộc bang California đã thay đổi tên của họ từ Hiệp hội thẻ ngân hàng California thành Hiệp hội thẻ ngân hàng các bang phía Tây (tên tiếng Anh là Western States BankCard Association – WSBA). Hiệp hội này đã mở rộng thành viên sang các định chế khác ở phía Tây của nước Mỹ và các sản phẩm thẻ ngân hàng của Hiệp hội này có tên gọi là “MasterCharge”.
  12. 11 Vào cuối những năm 1960, nhiều định chế tài chính đã trở thành hội viên của WSBA để phát hành các sản phẩm thẻ ngân hàng mang thương hiệu MasterCharge và cạnh tranh với thẻ Bank Americard nêu trên. Cho đến năm 1977, chiếc thẻ tín dụng Bank Americard trở thành thẻ Visa và tổ chức Visa quốc tế ra đời từ đây. Ngày nay, thẻ Visa đã trở thành thẻ ngân hàng được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Đến năm 1979, MasterCharge đổi tên thành MasterCard và sản phẩm thẻ MasterCard ra đời trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của thẻ Visa. MasterCard và Visa là hai tổ chức thẻ lớn nhất thế giới, sản phẩm thẻ ngân hàng của hai tổ chức này được sử dụng phổ biến rộng khắp và chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường thẻ ngân hàng trên thế giới cả về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ. Ngày nay, chiếc thẻ được xem là công cụ văn minh, tiện lợi nhất trong các giao dịch mua bán. Các ngân hàng, các công ty đã liên kết với nhau để khai thác lợi nhuận đối với sản phẩm dịch vụ này. Nhiều loại thẻ được ra đời và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. + Thẻ Dinners Club Là loại thẻ du lịch và giải trí T & E ( Travel & Entertainment) đầu tiên được phát hành năm 1949, cũng là loại thẻ đầu tiên có mặt tại Nhật Bản vào năm 1960. Ban đầu thẻ này phát triển rất mạnh, năm 1990 có 6,9 triệu người sử dụng với doanh số 16 tỷ dollas. Tuy nhiên số người sử dụng thẻ Dinners Club ngày càng giảm dần do chi phí sử dụng khá cao. Năm 1993 chỉ còn 1,5 triệu thẻ với doanh số là 7,9 tỷ dollas. + Thẻ American Express ( Amex) Là loại thẻ cao cấp dành cho giới thượng lưu, ra đời vào năm 1958, có trụ sở chính tại San New York, United States. Với hàng triệu công ty trên toàn thế giới, American Express thực sự đã giành được vị trí thương hiệu toàn cầu, luôn khẳng định vị thế của mình bằng những kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch nước ngoài. Sản phẩm và dịch vụ của hãng hiện nay đã có mặt trên 200 quốc gia với hơn 65 triệu thẻ và công
  13. 12 ty cũng có hơn 78.000 chi nhánh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, VietComBank hiện là ngân hàng đầu tiên và duy nhất phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này. Sản phẩm, dịch vụ của thẻ Amex có điểm nổi bật khác biệt so với các loại thẻ khác như: dịch vụ hỗ trợ thay thế thẻ khẩn cấp, dịch vụ bảo hiểm trong và ngoài nước cho: tai nạn, y tế, mất mát hành lý… Đây là loại thẻ sang trọng và cao cấp nhất hiện nay. American Express luôn tận tụy với việc duy trì thương hiệu của mình là nhà cung cấp dịch vụ tài chính và du lịch uy tín hàng đầu thế giới. + Thẻ JCB (Japan Credit Bureau) Là loại thẻ xuất phát từ Nhật Bản vào năm 1961 do ngân hàng Sanwa phát hành. Năm 1981 JCB đã bắt đầu phát triển cơ sở và trở thành một thương hiệu mang tầm vóc quốc tế, mục tiêu chủ yếu là hướng vào thị trường giải trí và du lịch. Năm 1985, thẻ JCB được phát hành lần đầu tiên ngoài thị trường Nhật Bản. Hiện nay, thẻ JCB được chấp nhận tại hơn 9 triệu đơn vị chấp nhận thẻ trên 167 quốc gia trên toàn thế giới. + Thẻ Visa Năm 1960, một ngân hàng lớn của Mỹ là Bank of America phát hành thẻ Bank Americard. Để mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng này cấp giấy phép cho các định chế tài chính trong khu vực được phát hành thẻ Bank Americard. Năm 1977, thẻ tín dụng Bank Americard được đổi tên thành thẻ Visa. Tổ chức thẻ Visa quốc tế cũng chính thức hình thành và phát triển từ đây. Tổ chức thẻ này không trực tiếp phát hành thẻ mà phân phối cho các thành viên các nước phát hành thẻ làm cho tổ chức thẻ Visa nhanh chóng mở rộng thị trường. Đến nay, thẻ Visa là loại thẻ có quy mô lớn nhất và có số lượng người sử dụng nhiều nhất thế giới. Hiện nay, Visa có hơn 22.000 thành viên tại hơn 230 quốc gia, đã phát hành khoảng 1,4 tỷ thẻ; có hơn 25 triệu đơn vị chấp nhận thẻ. Điều này cho thấy sự chấp nhận thẻ Visa mang tính toàn cầu và được minh chứng bởi 55% thị phần của Visa trên toàn thế giới. Visa Net thực hiện khoảng 2700 giao dịch mỗi giây với khả năng xử lý 160 loại tiền tệ khác nhau, nó trở thành hệ thống thực hiện việc thanh toán của khách hàng rộng nhất và tinh tế nhất toàn cầu.
  14. 13 + Thẻ MasterCard MasterCard ra đời vào năm 1966 với tên gọi là Mastercharge do Hiệp hội thẻ liên ngân hàng được gọi tắt là ICA (Interbank Card Association) phát hành. Đến năm 1979, Mastercharge đã đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới sau tổ chức Visa. Hiện nay, MasterCard đã có 29.000 thành viên tại hơn 200 nước, đã phát hành hơn 1 tỷ thẻ, có khoảng 20 triệu đơn vị chấp nhận thẻ trên khắp thế giới. + Thẻ CUP (China Union Pay) Công ty Chuyển Mạch Thẻ Quốc Gia China UnionPay thành lập tháng 3/2002 là trung tâm then chốt trong lĩnh vực thẻ ngân hàng Trung Quốc đặt nền móng cho sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thẻ ngân hàng. Đến cuối năm 2007, CUP có hơn 190 thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng: 169 ngân hàng thành viên của CUP đã phát hành hơn 1,5 tỷ thẻ. Ở Trung Quốc, có khoảng 930.000 doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ với 1.450.000 điểm POS, số lượng máy ATM đạt 140.000 máy. Hiện, CUP có hơn 200 thành viên. Mạng lưới chấp nhận giao dịch thẻ CUP phát triển trên toàn lãnh thổ Trung Quốc và 27 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. CUP đang ngày càng được biết đến và là sự lựa chọn của các chủ thẻ Trung Quốc sử dụng ngoài nước. Ngày 23/10/2008, tại Hà Nội, Vietcombank, Smartlink và China Union Pay (CUP) khai trương hệ thống thanh toán thẻ Vietcombank- Smartlink - CUP. Việc liên thông hệ thống thanh toán thẻ Vietcombank – Smartlink - CUP sẽ mang lại hàng loạt tiện ích cho hàng triệu người Trung Quốc sở hữu thẻ mang thương hiệu CUP đến Việt Nam đầu tư, mua sắm, giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch cũng như công tác. Đồng thời, các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với một trị trường tiềm năng lớn.
  15. 14 1.1.2 Khái niệm về thẻ ngân hàng 7 Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm thẻ ngân hàng, cụ thể là: - Quan điểm thứ nhất: Cho rằng thẻ ngân hàng là một trong những công cụ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ thay thế cho tiền mặt hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, hoặc tại các máy ATM. - Quan điểm thứ hai: Thẻ ngân hàng được sử dụng để thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi ngân hàng, các định chế tài chính hay các công ty. - Quan điểm thứ ba: Thẻ ngân hàng được sử dụng để thanh toán là một phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua các máy đọc thẻ phối hợp với mạng máy tính kết nối giữa ngân hàng với các điểm có chấp nhận thanh toán bằng thẻ (đơn vị chấp nhận thẻ). Ngoài các quan điểm nêu trên ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra khái niệm về thẻ ngân hàng được quy định trong văn bản Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng được ban hành kèm theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007. Theo đó ngân hàng Nhà nước quy định: Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Qua các khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu khái niệm về thẻ ngân hàng như sau: “Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do tổ chức phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt theo những quy định đã được thỏa thuận và kí kết giữa hai bên”. 1.1.3 Phân loại thẻ ngân hàng 8 Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại thẻ đang lưu hành. Đứng dưới góc độ khác nhau thì thẻ ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau: ● Phân loại theo công nghệ sản xuất - Thẻ khắc chữ nổi (Embossing card)
  16. 15 Đây là loại thẻ dựa trên công nghệ khắc chữ nổi. Tấm thẻ thanh toán đầu tiên cũng được làm dựa trên công nghệ này. Ngày nay hầu như các tổ chức phát hành không còn dùng kỹ thuật này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị làm giả. - Thẻ băng từ (Magnetic Stripe) Thẻ này được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng khá phổ biến trong vòng 20 năm nay nhưng cũng đã bộc lộ một số nhược điểm: * Các thông tin ghi trên thẻ không tự mã hóa được, người ta có thể đọc thẻ dễ dàng bằng thiết bị đọc gắn với máy tính. * Thẻ từ chỉ mang những thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hóa, bảo mật thông tin. * Thẻ dễ bị nhiễm từ tính dẫn đến mất thông tin. - Thẻ thông minh (Smart Card )- Thẻ Chip Chip là một miếng rất nhỏ silicon chứa đựng hàng trăm ngàn mạch bán dẫn, chip có khả năng lưu trữ, cập nhật và xử lý thông tin với số lượng lớn. Thẻ chip còn gọi là thẻ thông minh, là một loại thẻ có kích thước tương tự như thẻ thông thường nhưng được cài đặt thêm một con chip trên thẻ với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao, khó bị lợi dụng làm giả. Tuy nhiên chi phí để đầu tư phát triển hệ thống thẻ chip là rất cao. ● Phân loại theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ - Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng do ngân hàng cấp để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ như: nhà hàng, khách sạn, siêu thị,…hoặc dùng để rút tiền mặt tại các máy ATM và các điểm ứng tiền mặt trên khắp thế giới. Được gọi là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được cấp tín chấp một hạn mức nhất định dựa trên uy tín của mình để tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau
  17. 16 một kỳ hạn nhất định, có thể thanh toán toàn bộ hoặc một phần. Nếu chủ thẻ trả hết toàn bộ số tiền nợ vào đúng kỳ hạn quy định thì không phải trả lãi cho số tiền đã sử dụng đó. Còn nếu chủ thẻ không thanh toán được hết toàn bộ thì sẽ phải trả lãi trên số tiền này kể từ ngày bắt đầu sử dụng số tiền đó theo mức lãi suất được quy định cụ thể (lãi suất này được qui định tùy theo từng ngân hàng). Cũng từ đặc điểm trên mà người ta gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả. Thẻ tín dụng cũng có nhiều loại khác nhau: * Thẻ chuẩn (Standard card): đây là loại thẻ phổ thông, được phát hành chủ yếu nhắm đến đối tượng là người dân bình thường, người có thu nhập vừa phải, hạn mức thông thường khoảng từ 1000 dollas trở lên. * Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ dành riêng cho các đối tượng có thu nhập cao, có khả năng tài chính mạnh và có nhu cầu chi tiêu lớn. Chính vì vậy thẻ có hạn mức tín dụng cao hơn hạn mức thông thường, khoảng từ 3000 dollas trở lên. * Thẻ cá nhân: Được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện phát hành thẻ được quy định tùy theo từng ngân hàng. Chủ thẻ là người chịu trách nhiệm thanh toán các khoản dư nợ phát sinh từ thẻ. * Thẻ công ty: là thẻ do công ty đứng ra xin phát hành và ủy quyền cho cá nhân thuộc công ty đó sử dụng. Công ty có toàn quyền đưa ra các quyết định liên quan đến việc sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản dư nợ phát sinh từ thẻ. - Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có liên hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi không kì hạn của chủ thẻ. Cách sử dụng loại thẻ này cũng giống như thẻ tín dụng tuy nhiên có sự khác biệt là loại thẻ này khi được sử dụng để chi tiêu hay rút tiền mặt, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ trực tiếp từ tài khoản tiền gửi của chủ thẻ . Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Tuy nhiên một số tổ chức phát hành cũng có thể cho phép chủ thẻ sử dụng vượt hạn mức số dư trên tài khoản, đây gọi là thấu chi. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
  18. 17 + Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức từ tài khoản chủ thẻ. + Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ từ tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. - Thẻ trả trước (Prepaid card): Thẻ trả trước là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ (gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác) trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước có đặc điểm khác với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là chủ thẻ không cần phải có tài khoản tại ngân hàng. Thẻ trả trước bao gồm hai loại là thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh). Đối với thẻ trả trước vô danh, số dư trên mỗi thẻ không được vượt quá hạn mức do Ngân hàng Nhà nước quy định, không được nạp thêm tiền vào thẻ và chỉ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Quy định này nhằm hạn chế việc lợi dụng thẻ trả trước vô danh trong các hoạt động tội phạm, rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. ● Phân loại theo phạm vi sử dụng - Thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. - Thẻ quốc tế: là thẻ được sử dụng để thanh toán trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, khách hàng khi sử dụng thẻ quốc tế thường phải chịu nhiều chi phí hơn so với thẻ nội địa, trong đó đặc biệt là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi ngoại tệ giữa các quốc gia. 1.1.4 Lợi ích của thẻ ngân hàng 9 Ngành công nghệ thẻ đã và đang phát triển ngày càng lớn mạnh, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường. Điều đó là minh chứng thực tế cho thấy lợi ích thiết thực mà chiếc thẻ mang lại cho con người. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho ngành ngân hàng, người sử dụng thẻ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có chấp nhận thanh toán thẻ nói riêng mà còn cho toàn xã hội nói chung.
  19. 18 1.1.4.1. 25 Đối với ngành ngân hàng * Góp phần tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Hàng năm nguồn lợi nhuận thu được từ việc phát hành và thanh toán thẻ là một con số khá lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của các ngân hàng bao gồm các khoản thu như sau: • Các khoản phí: do ngân hàng thu của khách hàng khi ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng như: phí phát hành, phí thường niên, phí thay đổi hạn mức tín dụng, phí cấp lại thẻ, phí tra soát, phí rút tiền mặt… • Các khoản tiền phạt: ngân hàng thu của khách hàng khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không có khả năng hoàn trả đủ số tiền tối thiểu theo quy định của ngân hàng khi đến hạn. Số tiền tối thiểu và mức phạt được qui định tùy từng ngân hàng và được thỏa thuận trong hợp đồng giữa ngân hàng với chủ thẻ. • Các khoản lãi: Ngân hàng thu lãi trong trường hợp khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng đến hạn thanh toán không có khả năng thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng cho ngân hàng (mà chỉ thanh toán một phần) thì số dư nợ đã sử dụng sẽ bị tính lãi như một khoản ngân hàng cho khách hàng vay với mức lãi suất được quy định tùy từng ngân hàng và tùy từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt khách hàng cũng phải trả lãi cho ngân hàng tương tự như một khoản vay ngắn hạn. Riêng đối với thẻ ghi nợ, nếu khách hàng được ngân hàng cấp hạn mức thấu chi, khách hàng phải trả lãi cho ngân hàng số tiền đã sử dụng do việc cấp thấu chi này. • Phí chiết khấu thương mại: đây là khoản phí ngân hàng thu của các đơn vị chấp nhận thẻ do ngân hàng đứng ra cung cấp các phương tiện, máy móc thiết bị để phục vụ thanh toán thẻ. Trên cơ sở đó các đơn vị này sẽ chiết khấu lại cho ngân hàng một tỷ lệ trên doanh thu thu được từ việc thanh toán thẻ. Tỷ lệ này do ngân hàng thỏa thuận với các đơn vị chấp nhận thẻ ngay khi ký kết hợp đồng. * Góp phần tạo kênh huy động vốn dồi dào Thông qua các hoạt động trên thị trường thẻ, đặc biệt là hoạt động phát hành thẻ, các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn đáng kể để đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội. Thật vậy, trong thời gian qua, khi phát hành thẻ cho khách hàng các ngân hàng
  20. 19 phát hành thẻ thường yêu cầu khách hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng các hình thức như: ký quỹ bằng tiền mặt, cầm cố sổ tiết kiệm (đối với thẻ tín dụng); hoặc các cá nhân phải có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mở tại ngân hàng (đối với thẻ ghi nợ). Ngoài ra, thông qua hoạt động thanh toán thẻ, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng huy động nguồn vốn từ các hoạt động thanh toán thẻ qua ngân hàng làm tăng trưởng ngân quỹ, góp phần phục vụ cho việc đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh để tăng thêm lợi nhuận. * Góp phần thu hút khách hàng Những tiện ích mà thẻ ngân hàng đem lại cho khách hàng không chỉ thu hút khách hàng trong lĩnh vực thẻ mà còn kéo theo các dịch vụ bán lẻ khác phát triển. Thông thường khách hàng có thói quen khi sử dụng một dịch vụ nào đó của ngân hàng thì sẽ sử dụng tiếp các dịch vụ khác của ngân hàng đó khi cần. Điều này tạo cơ hội cho ngân hàng giữ chân khách hàng qua đó ngân hàng có thể giới thiệu quảng bá các sản phẩm khác để mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động nhằm lôi kéo các khách hàng đến với ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. 1.1.4.2 Đối với người sử dụng thẻ 26 Ưu điểm lớn nhất mà sản phẩm thẻ ngân hàng mang lại cho người sử dụng là nó cung cấp một phương tiện giao dịch thanh toán an toàn, tiện lợi và kinh tế. + Tính an toàn: Sử dụng thẻ mang lại tính an toàn cao vì không cần phải mang một số tiền lớn trong người khi đi ra đường, không lo gặp phải tiền giả vì mọi giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ sẽ được thực hiện trên tài khoản. Đồng thời chủ thẻ cũng không lo chuyện bị mất cắp. Nếu mất tiền thì khả năng mất là chắc chắn nhưng nếu mất thẻ thì chủ thẻ có thể thông báo cho ngân hàng phát hành để phong tỏa tài khoản thẻ và cấp lại thẻ mới + Tính tiện lợi: Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán có thể thay thế tiền mặt. Vì vậy người sử dụng thẻ không cần mang theo một khối lượng tiền lớn khi đi du lịch hay đi mua sắm trong và ngoài nước mà chỉ cần nộp tiền vào tài khoản thẻ tại ngân hàng trước khi đi du lịch. Hoặc trong trường hợp chủ thẻ đang ở nước ngoài mà cần tiền có thể yêu cầu người thân đem tiền nộp vào tài khoản thẻ là chủ thẻ đang ở bất cứ đâu cũng có thể tiếp tục sử dụng thẻ được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2