intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ mang lại một tầm nhìn tổng hợp các rủi ro đã và sẽ có thể xảy ra và tìm cách ứng xử với rủi ro để làm sao thỏa mãn tiêu chí kinh doanh hiệu quả của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu chính đáng của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------- PHẠM THỊ MỸ HẠNH GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU SAU GIAO HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Hoàng Ngân TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN     Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình tự bản thân biên soạn và nghiên cứu. Số liệu chính xác rút trích từ nguồn đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu không sao chép của tác giả khác. Tác giả ký tên
  3. MỤC LỤC  Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ Lời mở đầu Trang Chương 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU SAU GIAO HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................ 1 1.1 Các phương thức thanh toán quốc tế .................................... 1 1.1.1 Phương thức ghi sổ .................................................................... 1 1.1.1.1 Khái niệm .................................................................................. 1 1.1.1.2 Sơ đồ giao dịch ......................................................................... 1 1.1.1.3 Đặc điểm ................................................................................... 1 1.1.2 Phương thức chuyển tiền ........................................................... 2 1.1.2.1 Khái niệm .................................................................................. 2 1.1.2.2 Sơ đồ giao dịch ......................................................................... 2 1.1.2.3 Đặc điểm ................................................................................... 4 1.1.3 Phương thức nhờ thu ................................................................. 5 1.1.3.1 Khái niệm .................................................................................. 5 1.1.3.2 Sơ đồ giao dịch ......................................................................... 5 1.1.3.3 Đặc điểm ................................................................................... 6 1.1.4 Phương thức tín dụng chứng từ ................................................. 7 1.1.4.1 Khái niệm .................................................................................. 7 1.1.4.2 Sơ đồ giao dịch ......................................................................... 7
  4. 1.1.4.3 Đặc điểm ................................................................................... 8 1.2 Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ............... 9 1.2.1 Tài trợ nhập khẩu....................................................................... 9 1.2.2 Tài trợ xuất khẩu ....................................................................... 9 1.3 Tài trợ xuất khẩu sau giao hàng ............................................ 10 1.3.1 Khái niệm .................................................................................. 10 1.3.2 Đặc điểm.................................................................................... 10 1.3.3 Vai trò của xuất khẩu sau giao hàng ......................................... 11 1.3.3.1 Đối với ngân hàng thương mại .................................................. 11 1.3.3.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu ............................................... 11 1.3.3.3 Đối với nền kinh tế .................................................................... 12 1.3.4 Các hình thức tài trợ xuất khẩu sau giao hàng .......................... 12 1.3.4.1 Chiết khấu hối phiếu.................................................................. 12 1.3.4.2 Chiết khấu bộ chứng từ ............................................................ 13 1.3.4.3 Bao thanh toán .......................................................................... 15 1.4 Rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng ..... 17 1.4.1 Rủi ro xuất khẩu sau giao hàng ................................................. 18 1.4.1.1 Khái niệm .................................................................................. 18 1.4.1.2 Rủi ro thương mại...................................................................... 19 1.4.1.3 Rủi ro kinh tế - chính trị ........................................................... 19 1.4.2 Rủi ro hoạt động ........................................................................ 20 1.4.2.1 Khái niệm .................................................................................. 20 1.4.2.2 Rủi ro gian lận ........................................................................... 20 1.4.2.3 Rủi ro do đội ngũ nhân sự ......................................................... 21 1.4.2.4 Rủi ro hệ thống xử lý nội bộ...................................................... 22 1.4.3 Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng 23 1.4.4 Bài học kinh nghiệm từ công tác phòng ngừa rủi ro trong tài .. trợ xuất khẩu sau giao hàng của các ngân hàng thương mại trên thế giới................................................................................ 23
  5. 1.4.4.1 Thẩm định và lựa chọn khách hàng ........................................... 23 1.4.4.2 Quản lý rủi ro tín dụng .............................................................. 23 1.4.4.3 Quản lý rủi ro giao dịch – tác nghiệp ....................................... 24 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 24 Chương 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU SAU GIAO HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ..................... 26 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam . 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP ........... Công Thương Việt Nam ............................................................ 26 2.1.1.1 Những cột mốc lịch sử .............................................................. 26 2.1.1.2 Tầm nhìn – Sứ mệnh - Thành tích đạt được ............................. 27 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công .... Thương Việt Nam từ 2009 đến 2012 ........................................ 28 2.1.2.1 Công tác huy động vốn .............................................................. 28 2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn ............................................................... 30 2.1.2.3 Kết quả kinh doanh.................................................................... 31 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 32 2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...................................................................... 32 2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại và tài trợ xuất .. khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương ... Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012.................................... 33 2.2.1 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại ................. 33 2.2.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - tài trợ xuất khẩu sau giao hàng 35 2.2.2.1 Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu ............................................. 35 2.2.2.2 Bao thanh toán xuất khẩu .......................................................... 40 2.2.3 Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ xuất khẩu sau giao hàng .................................................................... 43
  6. 2.3 Thực trạng rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại ......... Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ......................... 47 2.3.1 Rủi ro thương mại...................................................................... 48 2.3.2 Rủi ro kinh tế - chính trị ............................................................ 51 2.3.3 Rủi ro hoạt động ....................................................................... 51 2.3.3.1 Rủi ro do gian lận ...................................................................... 51 2.3.3.2 Rủi ro do đội ngũ nhân sự ......................................................... 54 2.3.3.3 Rủi ro do hệ thống xử lý nội bộ................................................. 55 2.4 Nguyên nhân gây rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng .... 56 2.4.1 Nguyên nhân khách quan .......................................................... 56 2.4.1.1 Sự khó khăn của nền kinh tế toàn cầu ....................................... 56 2.4.1.2 Thực trạng môi trường kinh tế - pháp lý Việt Nam .................. 57 2.4.1.3 Sự hạn chế của khách hàng ....................................................... 60 2.4.2 Nguyên nhân chủ quan .............................................................. 62 2.5 Đánh giá công tác phòng ngừa rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .. 63 2.5.1 Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP .......... Công Thương Việt Nam ............................................................ 63 2.5.2 Hoạt động phòng ngừa rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng .. tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ........................ 67 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 69 Chương 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU SAU GIAO HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .................................. 70 3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại trong thời gian tới tại Ngân hàng .......... TMCP Công Thương Việt Nam ............................................. 70 3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao . hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .......... 71
  7. 3.2.1 Các giải pháp quản lý rủi ro chiết khấu bộ chứng từ và bao ..... thanh toán .................................................................................. 71 3.2.1.1 Giải pháp quản lý rủi ro chiết khấu bộ chứng từ L/C-D/P-D/A 71 3.2.1.2 Giải pháp quản lý rủi ro chiết khấu bộ chứng từ chuyển tiền ... 72 3.2.1.3 Giải pháp quản lý rủi ro bao thanh toán .................................... 72 3.2.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ .... xuất khẩu sau giao hàng ............................................................ 72 3.2.2.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro thương mại .................................. 72 3.2.2.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro kinh tế chính trị ........................... 74 3.2.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro do gian lận, bên thứ ba ................ 75 3.2.2.4 Giải pháp về nhân sự ................................................................. 77 3.2.2.5 Giải pháp về hệ thống quản lý - kiểm soát rủi ro ...................... 79 3.2.2.6 Giải pháp về phối hợp xử lý rủi ro – giảm thiểu rủi ro kiện tụng hợp đồng ............................................................................ 79 3.3 Các kiến nghị ........................................................................... 80 3.3.1 Đối với Chính phủ ..................................................................... 80 3.3.1.1 Tạo dựng môi trường kinh tế - pháp lý thuận lợi cho phát triển xuất khẩu ................................................................................... 80 3.3.1.2 Nâng cao kỷ luật thị trường – đạo đức kinh doanh ................... 82 3.3.1.3 Phát huy vai trò của cơ quan lãnh sự ở nước ngoài................... 83 3.3.1.4 Điện toán hóa hoạt động của các thực thể trong nền kinh tế .... 83 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................... 84 3.3.2.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và thống nhất .... 84 3.3.2.2 Bổ sung cảnh báo rủi ro tài trợ thương mại trong chức năng .... hoạt động của CIC ..................................................................... 84 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 85 Kết luận ................................................................................................... 86 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CIC: Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam) D/P: Document against Payment (Giao chứng từ thanh toán ngay) D/A: Document against Acceptance (Giao chứng từ thanh toán sau) EU: European Union (Cộng đồng châu Âu) FCI: Factors Chain International (Hiệp hội các nhà Factor quốc tế) ICC: International Chamber of Commerce (Phòng thương mại Quốc tế) IFG: International Factors Group (Tổ chức các nhà Factor quốc tế) INCAS: Incombank’s Advanced System (Hệ thống tiên tiến của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) L/C: Letter of Credit (Thư tín dụng/Tín dụng chứng từ) OFAC: Office of Forein Assets Control (Cơ quan kiểm soát tài sản ở nước ngoài) T/T: Teletraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện) TMCP: Thương mại cổ phần UCP: The Uniform Custorm and Practice for documentary (Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) URC: The Uniform Rules for Collection (Các quy tắc thống nhất về nhờ thu) WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG 2.1: củ Ngân hàng TMCP Công ươ Vệ N m m 9-2012 BIỂU ĐỒ iểu đồ 2.1: Quy mô uồ vố qu các m iểu đồ 2.2: rưở uồ vố qu các m iểu đồ 2.3: Cơ cấu uồ ề ử iểu đồ 2.4: Quy mô í ụ qu các m 9-2012 iểu đồ 2.5: Cơ cấu ư ợ m 12 iểu đồ 2.6: B ểu ồ rưở số xuấ ẩu qu các m 9- 2012 iểu đồ 2.7: B ểu ồ số á L/C-N ờ u-C uyể ề m 2009-2012 iểu đồ 2.8: B ểu ồ ỷ rọ số á L/C-N ờ u-C uyể ề SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ ồ ổ c ức củ N â à MCP Cô ươ Vệ N m P ụ ục)
  10. LỜI MỞ ĐẦU  1/ Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây, kinh tế thế giới suy thoái, các nền kinh tế từ Âu sang Mỹ,….đều trải qua thăng trầm khó khăn: khủng hoảng nợ công, thắt lưng buộc bụng, hàng loạt tổ chức kinh tế phá sản, cuộc sống con người cũng nghèo khó hơn, ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trước. Do đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam muốn duy trì đà phát triển bền vững thì phải quản lý tốt tất cả các mảng hoạt động, trong đó công tác kiểm soát rủi ro phải không ngừng được quan tâm, chú trọng. Việt Nam với chính sách phát triển đa dạng ngành hàng, thì đầu ra chính là khuyến khích xuất khẩu, một chính sách lớn quan trọng của nền kinh tế đất nước. Từ đó, các ngân hàng vào cuộc cạnh tranh để tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp xuất khẩu và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm giành thị phần xuất khẩu cũng như nguồn ngoại tệ thu được. Lô hàng xuất khẩu là thành phẩm của một doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, khi đó doanh nghiệp cần ngân hàng tài trợ vốn lưu động để liên tục duy trì sản xuất trong lúc chờ người mua thanh toán. Rủi ro xảy đến khi ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp nhưng sau đó không thu về được, hoặc thu về không đủ bù đắp cho khoản đã tài trợ. Nền kinh tế khó khăn, mua bán chịu phát triển, rủi ro không thu được tiền thanh toán tăng lên là hệ quả từ hiệu ứng dây chuyền của các đối tác trong và ngoài nước, nhưng áp lực nền kinh tế và cạnh tranh khiến các nhà quản lý Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phải kiểm soát rủi ro này đồng thời phải phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng. Đứng trước tình hình cấp thiết này, đề tài nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ
  11. xuất khẩu sau giao hàng được nghiên cứu sâu rộng và toàn diện để đáp ứng thực tế kể trên. 2/ Mục đích và yêu cầu của đề tài: Nhằm hạn chế các tác động tiêu cực xảy đến cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng, đề tài sẽ mang lại một tầm nhìn tổng hợp các rủi ro đã và sẽ có thể xảy ra và tìm cách ứng xử với rủi ro để làm sao thỏa mãn tiêu chí kinh doanh hiệu quả của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu chính đáng của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nói riêng. Yêu cầu của đề tài sẽ đi vào chi tiết giải quyết các câu hỏi: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã và sẽ có thể gặp những rủi ro gì trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng? Nguyên nhân phát sinh rủi ro từ đâu? Từ đó, đề xuất cách thực hiện hạn chế rủi ro như thế nào? 3/ Tính thực tiễn của đề tài: Dựa trên nghiên cứu thực trạng trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, các rủi ro mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã gặp phải, từ đó đúc rút ra hướng đi vững chắc hơn cho hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 4/ Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu là khách hàng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, hoạt động thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng, thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2012. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sẽ tuần tự nguyên cứu lý thuyết về rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng, tiếp theo là thu thập thông tin rủi ro sau giao hàng từ
  12. các doanh nghiệp xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và thu thập thông tin rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Sau đó là tổng hợp, phân tích, đánh giá định tính các rủi ro. Cuối cùng là, tổng hợp các giải pháp khắc phục rủi ro. Với đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu như vậy, ngoài mục lục, lời mở đầu, lời kết, bố cục của đề tài sẽ bao gồm 3 phần chính như sau: Chương 1 : Tổng quan về rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại các ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chương 3 : Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
  13. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU SAU GIAO HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Các phương thức thanh toán quốc tế 1.1.1 Phương thức ghi sổ 1.1.1.1Khái niệm Phương thức ghi sổ (open account) là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu/người mua thực hiện thanh toán cho người xuất khẩu/người bán sau một khoảng thời gian nhất định thỏa thuận trước, sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo quy định của hợp đồng. 1.1.1.2Sơ đồ giao dịch (2) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (1) (3) Diễn giải: (1): Hợp đồng quy định rõ thanh toán bằng phương thức ghi sổ (2): Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua. (3): Người mua nhận hàng và thanh toán theo định kỳ quy định trong hợp đồng. 1.1.1.3Đặc điểm Một là, áp dụng khi cả hai có quan hệ lâu dài và thực sự tin tưởng lẫn nhau. Hai là, có lợi cho người mua: nhận hàng trước khi phải thanh toán, tận dụng được vốn của người bán.
  14. 2 Ba là, bất lợi cho người bán: bị chiếm dụng vốn, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của nười mua. Bốn là, đơn giản dễ áp dụng và chi phí thấp. Năm là, không có quy tắc thống nhất quốc tế chung điều chỉnh nên dễ gặp rủi ro về xung đột pháp luật. 1.1.2 Phương thức chuyển tiền 1.1.2.1Khái niệm Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu/người mua thực hiện thanh toán cho người xuất khẩu/người bán trước hoặc sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo quy định của hợp đồng. Theo phương thức chuyển tiền thì có hai trường hợp đó là chuyển tiền trả trước khi giao hàng (in advance) và chuyển tiền trả sau khi giao hàng (after shipment). 1.1.2.2Sơ đồ giao dịch Trường hợp 1: Chuyển tiền trả trước Ngân hàng Ngân hàng chuyển tiền (3) trả tiền (Remitting bank) (Paying bank) (2) (4) Người chuyển (1) tiền Người hưởng (Remitter) (Beneficiary) (5)
  15. 3 Diễn giải: (1): Hợp đồng quy định rõ thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trả trước. (2): Người mua lập lệnh chuyển tiền đề nghị ngân hàng phục vụ chuyển tiền. (3): Ngân hàng chuyển tiền [thông qua ngân hàng giữ tài khoản] chuyển tiền đến ngân hàng hàng trả tiền, là ngân hàng phục vụ người bán. (4): Ngân hàng trả tiền chi tiền cho người bán/người thụ hưởng. (5): Người bán giao hàng và chứng từ cho người mua. Trường hợp 2: Chuyển tiền trả sau Ngân hàng Ngân hàng chuyển tiền (4) trả tiền (Remitting bank) (Paying bank) (3) (5) Người chuyển (1) tiền Người hưởng (Remitter) (Beneficiary) (2) Diễn giải: (1): Hợp đồng quy định rõ thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trả sau. (2): Người bán giao hàng và chứng từ cho người mua. (3): Người mua lập lệnh chuyển tiền đề nghị ngân hàng phục vụ chuyển tiền. (4): Ngân hàng chuyển tiền [thông qua ngân hàng giữ tài khoản] chuyển tiền đến ngân hàng hàng trả tiền, là ngân hàng phục vụ người bán. (5): Ngân hàng trả tiền chi tiền cho người bán/người thụ hưởng.
  16. 4 1.1.2.3Đặc điểm Chuyển tiền trả trước Chuyển tiền trả sau - Có lợi cho người bán: nhận tiền trước - Có lợi cho người mua: nhận khi giao hàng, tận dụng được vốn của hàng trước khi phải thanh toán, người mua. tận dụng được vốn của người - Bất lợi cho người mua: bị chiếm bán. dụng vốn, chưa chắc nhận được hàng - Bất lợi cho người bán: bị chiếm hoặc nhận hàng không đúng chất dụng vốn, việc thanh toán phụ lượng và/hoặc số lượng hoặc không thuộc vào thiện chí của nười đúng hạn. mua. - Chứng từ thương mại và/hoặc chứng - Chứng từ thương mại và/hoặc từ tài chính được người bán chuyển chứng từ tài chính được người trực tiếp cho người mua, không qua bán chuyển trực tiếp cho người ngân hàng. Ngân hàng chỉ là trung mua, không qua ngân hàng. gian chuyển tiền, không có trách Ngân hàng chỉ là trung gian nhiệm thanh toán tiền hàng hóa/dịch chuyển tiền, không có trách vụ. nhiệm thanh toán tiền hàng - Áp dụng khi người mua tin tưởng hóa/dịch vụ. người bán và muốn thiết lập mối - Áp dụng khi người mua – người quan hệ lâu dài với người bán/hoặc bán có quan hệ lâu dài hoặc khi người bán lo lắng khả năng tài người mua có ưu thế hơn trên thị chính của người mua/hoặc người bán trường hoặc mối quan hệ đại là doanh nghiệp sản xuất/bán hàng lý,… đặc chủng. - Không có quy tắc thống nhất - Không có quy tắc thống nhất quốc tế quốc tế chung điều chỉnh nên dễ chung điều chỉnh nên dễ gặp rủi ro về gặp rủi ro về xung đột pháp luật. xung đột pháp luật.
  17. 5 1.1.3 Phương thức nhờ thu 1.1.3.1Khái niệm Thanh toán nhờ thu (Collection) là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu/người bán sau khi giao hàng hóa/dịch vụ xuất trình chứng từ tới ngân hàng, yêu cầu ngân hàng gửi bộ chứng từ cho người mua/người nhập khẩu để được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hoặc giao chứng từ theo các điều kiện khác. Có hai phương thức nhờ thu đó nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nhờ thu trơn (clean collection) là là phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu qua ngân hàng chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác). Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) là phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu qua ngân hàng là chứng từ thương mại và chứng từ tài chính (nếu có). Phần dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu nhờ thu kèm chứng từ gì chúng phổ biến trong thanh toán quốc tế. 1.1.3.2Sơ đồ giao dịch nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng chuyển Ngân hàng thu hộ/ (7) nhờ thu Ngân hàng xuất trình (Remitting bank) (Collecting bank/ (4) Presenting bank) (8) (3) (6) (5) (1) Người mua/nhập khẩu Người bán/xuất khẩu (Principal/Drawer) (Drawee) (2) Diễn giải: (1): Hợp đồng quy định phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P, D/A). (2): Người bán giao hàng.
  18. 6 (3): Người bán yêu cầu ngân hàng phục vụ thực hiện nhờ thu kèm chứng từ thương mại, chứng từ tài chính (nếu có). (4): Ngân hàng người bán chuyển Lệnh nhờ thu và chứng từ thương mại, chứng từ tài chính (nếu có) đến ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình, là ngân hàng phục vụ người mua. (5): Ngân hàng thu hộ thông báo nhờ thu đến người mua. (6): Ngân hàng thu hộ giao chứng từ cho người mua trên cơ sở người mua thanh toán (D/P) hoặc chấp nhận thanh toán (D/A). Người mua đi nhận hàng. (7): Ngân hàng thu hộ thanh toán/thông báo chấp nhận thanh toán/thực hiện điều kiện khác cho người bán thông qua ngân hàng chuyển nhờ thu. (8): Ngân hàng chuyển nhờ thu chi tiền cho người bán hoặc thông báo cho người bán bộ chứng từ đã được người mua chấp nhận thanh toán khi đến hạn. 1.1.3.3Đặc điểm *Ưu điểm *Nhược điểm - Thông qua ngân hàng, người bán vẫn kiểm - Người bán giao hàng khi chưa được soát được chứng từ hàng hóa, chứng từ thanh toán. Thậm chí theo D/A thì hàng hóa chỉ được chuyển giao cho người người bán mất kiểm soát về hàng mua khi thanh toán/chấp nhận thanh hóa khi hối phiếu đã được chấp nhận toán/thực hiện điều kiện khác. Đặc biệt nhưng chưa được thanh toán. Việc trong phương thức D/P, nếu chứng từ nhờ thanh toán khi đáo hạn phụ thuộc thu bao gồm chứng từ sở hữu hàng hóa thì hoàn toàn vào tính chân thực và khả người mua chỉ lấy được hàng khi đã thanh năng tài chính của người mua. toán. - Người bán bị chiếm dụng vốn cho - Đơn giản và chi phí thấp hơn phương thức tới khi nhận được thanh toán từ tín dụng chứng từ (L/C). người mua thông qua ngân hàng. - Dễ dàng nhận được các khoản tài trợ xuất - Nếu người mua không lấy hàng, khẩu (chiết khấu, bao thanh toán) hoặc tài người bán phải chịu các chi phí lưu kho, lưu bãi; hàng hóa phải chuyên
  19. 7 trợ nhập khẩu. chở về, thậm chí không còn bán - Có luật thống nhất điều chỉnh đó là Quy tắc được cho ai. thống nhất về nhờ thu (URC) do ICC ban hành. Ấn bản hiện hành là URC 522. *Vai trò của ngân hàng: Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian chuyển/xuất trình chứng từ và thu hộ tiền. Ngân hàng không có trách nhiệm cũng như không đưa ra bất kỳ cam kết thanh toán tiền hàng. Ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra nội dung chứng từ, chỉ kiểm tra số lượng chứng từ so với số lượng liệt kê trên Lệnh nhờ thu, kiểm tra các chỉ thị trên Lệnh nhờ thu có rõ ràng và có thực hiện được không. Nếu số lượng chứng từ sai lệch hoặc chỉ thị không rõ ràng hoặc rủi ro thì ngân hàng phải thông báo ngay cho bên gửi chứng từ. 1.1.4 Phương thức tín dụng chứng từ 1.1.4.1Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ/thư tín dụng (L/C) là phương thức thanh toán trong đó, ngân hàng phát hành, theo yêu của người mua hoặc theo yêu cầu của chính mình, cam kết thanh toán không hủy ngang cho người hưởng khi người hưởng xuất trình các chứng từ theo đúng quy định của thư tín dụng. 1.1.4.2Sơ đồ giao dịch (9a) Ngân hàng thông báo/ Ngân hàng phát hành Ngân hàng xác nhận (Issuing bank) (8) (Advising bank/ Confirming bank) (3) (4) (6) (7) (9b) (11) (10 (2) ) (1) Người yêu cầu Người hưởng (Applicant) (5) (Beneficiary) (12)
  20. 8 Diễn giải: (1): Hợp đồng quy định rõ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng (L/C). (2): Người mua đề nghị ngân hàng phục vụ mở L/C. (3): Ngân hàng thẩm định hồ sơ và phát hành L/C. (4): Ngân hàng xác thực tính chân thực và thông báo L/C cho người bán. (5): Người bán tiến hành giao hàng/cung ứng dịch vụ. (6): Người bán lập bộ chứng từ theo quy định của L/C. (7) Ngân hàng người bán kiểm tra bộ chứng từ, thực hiện chiết khấu (nếu có) (8): Gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành để đòi tiền. (9a): Ngân hàng phát hành thanh toán (trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (trả chậm). (9b): Ngân hàng người bán sẽ ghi có cho người bán (nếu có). (10): Ngân hàng phát hành chuyển bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng. (11): Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 1.1.4.3Đặc điểm *Ưu điểm *Nhược điểm - Thư tín dụng độc lập với hợp đồng cơ sở. - Chi phí cao - Các bên tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không phụ thuộc hơn các vào hàng hóa/dịch vụ liên quan. phương thức khác. - Được sử dụng phổ biến vì dung hòa quyền lợi cho cả người mua và người bán: người bán chắc chắn được thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp, người mua chắc chắn nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng mới phải thanh toán. - Người mua, người bán dễ tiếp cận các khoản tài trợ của ngân hàng. - Có luật áp dụng đó là Quy tắc thực hàng thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do ICC ban hành. Ấn bản hiện hành là UCP600.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2