intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

30
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là đánh giá tổng quan thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất các giải pháp thực hiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI TUẤN PHƢỢNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI TUẤN PHƢỢNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Từ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Quảng Ninh, ngày …… tháng……. năm 2015 Tác giả luận văn Mai Tuấn Phượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, toàn thể các Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất để trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Từ vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. thập số liệu để hoàn thiện bản luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Quảng Ninh, ngày …… tháng……. năm 2015 Tác giả luận văn Mai Tuấn Phƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn ................................. 3 5. Bố cục của luận văn .................................................................................. 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5 1.1.1. Nông nghiệp và nông thôn .............................................................. 5 1.1.2. Những vấn đề chủ yếu về nông thôn mới ....................................... 9 1.1.3. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ............................................ 17 1.1.4. Các bước xây dựng nông thôn mới ............................................... 18 1.1.5. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ......................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 24 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về chương trình xây dựng nông thôn mới ......................................................................................... 24 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh ...... 30 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 33 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................. 33 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 33 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................... 34 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 34 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 35 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CÔ TÔ .... 41 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cô Tô ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện .... 41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 41 3.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội .................................... 45 3.1.3. Một số đánh giá chung về đặc điểm địa bàn huyện Cô Tô có ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện ................................................................................... 49 3.2. Thực trạng nông nghiệp - nông thôn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 ...................................................................... 51 3.2.1. Những chủ trương, chính sách về phát triển nông thôn của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.......................................................................... 51 3.2.2. Thực trạng nông nghiệp - nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn 2010-2014 ............................................................................................... 51 3.2.3. Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện ......................................................... 55 3.3. Thực trạng đầu tư xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới......................................................................................... 57 3.3.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ............................................... 57 3.3.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ................................ 59 3.3.3. Chỉ tiêu Kinh tế và tổ chức sản xuất ............................................. 64 3.3.4. Văn hóa - xã hội và môi trường ................................................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.3.5. Hệ thống chính trị ......................................................................... 72 3.3.6. Thúc đẩy, hỗ trợ phát triển sản xuất ............................................. 73 3.4. Đánh giá thực trạng công tác hoạch định xây dựng nông thôn của huyện Cô Tô giai đoạn 2010 - 2014............................................................ 75 3.4.1. Những mặt đã làm được ................................................................ 76 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và khó khăn ............................................. 76 Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN CÔ TÔ - TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 ...... 78 4.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng nông thôn mới huyện CôTô - tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ......................................................................... 78 4.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 78 4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 79 4.2. Các giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện CôTô - tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 .............................................................................................. 81 4.2.1. Về công tác chỉ đạo điều hành ...................................................... 81 4.2.2. Công tác tuyên truyền, vận động .................................................. 83 4.2.3. Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội...................................... 84 4.2.4. Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới .................................................................................................. 86 4.2.5. Phát triển sản xuất hàng hoá và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho người dân ............................................... 87 4.2.6. Giải pháp phát triển văn hoá, xã hội và môi trường ..................... 90 4.2.7. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở ............................................................................ 92 4.2.8. Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch ....... 93 4.3. Một số kiến nghị................................................................................... 93 4.3.1. Kiến nghị với Trung ương ............................................................ 94 4.3.2. Kiến nghị với tỉnh ......................................................................... 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 4.3.3. Đối với huyện Cô Tô và cộng đồng dân cư .................................. 95 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BGD&ĐT : Bộ giáo dục và đào tạo BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVHTT : Bộ văn hóa thông tin CN-TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại học DĐĐT : Dồn điền đổi thửa GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KTQD : Kinh tế quốc dân MTQG : Mục tiêu quốc gia NN-ND-NT : Nông nghiệp - nông dân - nông thôn NQ : Nghị quyết NTM : Nông thôn mới SL xã : Số lượng xã TTCN : Tiểu thủ công nghiệp THCS : Trung học cơ sở THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân VH-TT-DL : Văn hóa - thể thao - Du lịch XD : Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch đến năm 2014 ......................................................................................... 58 Bảng 3.2: Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn huyện Cô Tô tính đến năm 201463 Bảng 3.3: Các nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất ......................................... 65 Bảng 3.4: Tình hình thực hiện các tiêu chí về văn hóa - xã hội và môi trường đến năm 2014 .................................................................................. 68 Bảng 3.5: Hệ thống chính trị tại địa phương và quốc phòng, an ninh ............ 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường...nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Cô Tô là một huyện đảo thuộc vào diện khó khăn bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, cuộc sống của nhân dân Cô Tô gặp muôn vàn khó khăn, thiếu nước ngọt, thiếu điện, thiếu tàu thuyền kết nối đảo với đất liền, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phương tiện sản xuất nhỏ lẻ, manh mún… Trong những năm đầu mới thành lập huyện đã có nhiều hộ bỏ đảo trở về quê cũ ở đất liền. Nhưng những ai quay trở lại Cô Tô vào thời gian này đều ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Huyện Cô Tô xác định được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ là sự ghi nhận ban đầu, là nấc thang đầu tiên trên con đường phát triển của huyện đảo. Mục tiêu của huyện đảo Cô Tô trong giai đoạn tới là tiếp tục xây dựng nông thôn mới ở một tầm cao mới, xây dựng Cô Tô trở thành một huyện điểm văn hóa nông thôn; phấn đấu hoàn thành tất cả các quy hoạch chiến lược của huyện; tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư để từng bước thực hiện ước mơ xây dựng Cô Tô trở thành đô thị sinh thái biển của tỉnh Quảng Ninh. Nhằm góp phần tích cực tìm ra các giải pháp tốt nhất trong điều kiện thực tế của huyện để phục vụ việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020, việc nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp xây dựng nông thôn mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” là vô cùng cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng chương trình nông thôn mới ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 2015 đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chương trình xây dựng nông thôn mới; - Đánh giá tổng quan thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất các giải pháp thực hiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đề tài đi sâu phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cô Tô. + Nội dung: Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới theo 5 nhóm chỉ tiêu với 19 tiêu chí. + Về thời gian: Nghiên cứu việc xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2014 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản và thực tiễn về nông thôn mới - Đánh giá kết quả, tìm ra tồn tại, hạn chế cùng các nguyên nhân trong quá trình thực hiện vận dụng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới trong điều kiện kinh tế xã hội huyện Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. - Luận văn sẽ là luận cứ khoa học đối với lãnh đạo huyện Cô Tô nhằm xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới; là tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học ngành kinh tế, quản lý và phát triển nông thôn. 5. Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 Chương 4: Giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nông nghiệp và nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp và nông thôn * Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm.. để thoả mãn các nhu cầu của mình. Theo nghĩa rộng nông nghiệp còn bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine..) * Khái niệm nông thôn Ở mỗi nước có các quan niệm khác nhau về nông thôn (vùng nông thôn) do điều kiện KT-XH, điều kiện tự nhiên khác nhau. Trong từ điểm tiếng việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 1994, nông thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông. Còn trong từ điển Bách khoa Xô Viết của Nhà xuất bản Bách Khoa Liên Xô năm 1986 định nghĩa thành thị là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa này mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Song trên thực tế, chúng ta thấy nông thôn và thành thị không chỉ có sự khác nhau về đặc điểm nghề nghiệp và dân cư mà còn có sự khác nhau về nhiều đặc điểm khác như tự nhiên, kinh tế và xã hội. Do vậy, để xác định đâu là vùng nông thôn, đâu là thành thành thị, chúng ta phải xét trên nhiều khía cạnh. Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau: Nông thôn là vùng khác với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có tình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn. Từ đây, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung về vùng nông thôn như sau : Nông thôn là vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp, thu nhập và mức sống của dân cư thấp hơn đô thị. Như vậy, khái niệm về vùng nông thôn phải bao gồm tổng hợp nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau, mà từng mặt, từng tiêu chí riêng lẻ không thể nói lên một cách đầy đủ. Mặt khác chúng ta thấy, khái niệm này cũng chưa phải đã hoàn chỉnh, nếu không đặt nó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định của nông thôn mỗi vùng, mỗi nước và mỗi thời kỳ. 1.1.1.2. Vai trò của nông nghiệp và nông thôn Như khái niệm ở trên cho thấy nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn về các mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội và có vai trò ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người như lương thực, thực phẩm mà không người sản xuất ra vật chất nào có thể thay thế được. Ngoài ra nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu. Trong lịch sử phát triển của thế giới, bất cứ ở nước nào dù giàu hay nghèo, nông nghiệp đều có trị trí quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển nông nghiệp tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia. Nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại lệ, tùy theo lợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp bằng cách thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nông nghiệp và các ngành khác trong nền KTQD. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 Nông nghiệp nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của con người. Nông nghiệp phát triển là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp hóa học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển. Ở hầu hết các nước đang phát triển, NNNT là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Như vậy có thể nói trong hoạt động của nền KTQD, các lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ luôn có mối liên hệ ràng buộc và cộng sinh. Sự liên hệ này thể hiện ở chỗ không những nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, vốn và lao động cho công nghiệp và dịch vụ mà còn là thị trường rộng lớn của công nghiệp, dịch vụ. Mối liên hệ này còn được thể hiện ở cả những vấn đề khoa học và công nghệ được áp dụng trong quá trình sản xuất, chúng có tác dụng như đòn bẩy để cho cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển. Hoạt động của nông nghiệp còn có tác dụng bảo tồn và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Sản xuất nông, lâm nghiệp luôn gắn liền với việc sử dụng có hiệu quả và quản lý tốt các tài nguyên như đất đai, rừng, biển, động thực vật,.. Một nền nông nghiệp phát triển, ngoài việc tăng trưởng cao còn phải bảo vệ tài nguyên, chống giảm cấp về môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững. Việt Nam là một nước nông nghiệp, vị trí vai trò của nông nghiệp càng trở lên quan trọng trong nền KTQD, mặc dù xu hướng chung là tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trong tổng GDP sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng nền kinh tế, nhưng vai trò của nông nghiệp, nông thôn vẫn luôn được khẳng định trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Hiện nay ở Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển trên thế giới vẫn còn tình trạng lợi ích mang lại trong quá trình tăng trưởng kinh tế đổ dồn về thành thị hơn là về nông thôn. Vấn đề đã trở nên rõ ràng là nếu không tập trung đầu tư có hiệu quả và lâu dài vào ngành nông nghiệp và nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 thì sẽ có nguy cơ tăng thêm độ chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị và sẽ làm trầm trọng hơn sự phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn thế nữa với khoảng 76% dân số sống ở vùng nông thôn cũng chứa đựng một lượng lao động khá lớn, nếu không giải quyết tốt công ăn việc làm thì sẽ tăng thêm sự bất ổn định về chính trị của đất nước. Mặt khác tình trạng nghèo đói ở Việt Nam vẫn chủ yếu là ở các vùng nông thôn (người nghèo ở nông thôn chiếm 90% tổng số người nghèo trong cả nước). Tình trạng nghèo ở nông thôn càng trở lên trầm trọng hơn do tăng tự nhiên về dân số với tỷ lệ cao. Vì vậy, tập trung vào chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm là điều kiện tiên quyết cho phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam. 1.1.2. Những vấn đề chủ yếu về nông thôn mới 1.1.2.1. Bối cảnh ra đời và một số quan điểm về nông thôn mới Ngay sau khi nước ta thành lập năm 1945, mặc dù vẫn tập trung chỉ đạo cho công cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm tới xây dựng và phát triển nông thôn, Người nêu rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nông thôn: “Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp sản xuất ra, đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển, công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn”. Hồ Chủ Tịch coi phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề kinh tế xã hội. Bác Hồ luôn coi nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối liên minh công nông do Đảng lãnh đạo để đoàn kết dân tộc, là cơ sở, là chỗ dựa quan trọng chiến tranh bảo vệ, giải phóng và xây dựng đất nước. Thực tiễn trong bảo vệ, xây dựng đất nước, trong phát triển kinh tế ở nước ta đến nay cho thấy, cùng với chính sách đổi mới, mở cửa đã minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 chứng điều nhận định trên. Nền nông nghiệp nước ta không những đảm bảo lương thực đủ ăn cho 90 triệu người dân nước ta mà còn xuất khẩu một lượng lớn hàng nông sản. Qua nhiều kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn được quan tâm đặc biệt. Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng cao, càng được quan tâm tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tổng thể phát triển chung của đất nước. Hiện nay lực lượng nông dân vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, là lực lượng quan trọng của cách mạng, mà chính nông nghiệp, nông dân nước ta luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Nông nghiệp mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Cho đến nay sản phẩm nông nghiệp vẫn là những sản phẩm chủ yếu để đi vào sự hội nhập kinh tế quốc tế và sự hội nhập toàn cầu của nước ta. Đến Hội nghị Trung ương 7 khóa X của Đảng đã thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW khẳng định rõ nét về nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN- ND-NT) với các nội dung cơ bản: -Vị trí chiến lược của NN-ND-NT trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Vấn đề NN-ND-NT phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong mối quan hệ NN-ND-NT, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. - Phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2