intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giáo dục và phân phối thu nhập: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đoạn 1990-2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp một số thông tin hữu ích cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, đặc biệt là Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề công bằng xã hội, hướng đến xây dựng nhà nước phúc lợi nhằm nâng cao vai trò của Chính phủ và các tổ chức xã hội trong việc giảm bất bình đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giáo dục và phân phối thu nhập: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đoạn 1990-2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG HOÀNG MINH QUÂN GIÁO DỤC VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP GIAI ĐOẠN 1990-2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG HOÀNG MINH QUÂN GIÁO DỤC VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP GIAI ĐOẠN 1990-2015 Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỲNH HOA Tp. Hồ Chí Minh - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Giáo dục và phân phối thu nhập: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đoạn 1990-2015” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Tp.HCM, tháng 11 năm 2016 ĐẶNG HOÀNG MINH QUÂN
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 6 2.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................... 6 2.2. Mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập ....................................... 13 2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ............................................. 16 2.4. Khung phân tích.................................................................................................. 24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 28
  5. 3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 29 3.3. Mô tả biến số ...................................................................................................... 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 34 3.5. Dữ liệu ................................................................................................................ 38 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41 4.1. Tổng quan về tình hình các quốc gia thu nhập trung bình thấp ......................... 41 4.2. Thống kê mô tả ................................................................................................... 42 4.3. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình .......................................................... 47 4.4. Kết quả ước lượng tác động giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập .................... 54 4.5. Phân tích kết quả nghiên cứu .............................................................................. 60 4.6. Kiểm tra tính vững của kết quả .......................................................................... 64 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 67 5.1. Kết luận............................................................................................................... 67 5.2. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu.................................................................... 67 5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên OLS Ordinary least squares Bình phương tối thiểu thông thường WDI World Development Indicators Chỉ số phát triển thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu chính liên quan ............................................... 23 Bảng 3.1: Biến số và nguồn dữ liệu ......................................................................... 34 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả cho mẫu nghiên cứu .......................................... 42 Bảng 4.2: Tính toán hệ số bất bình đẳng giáo dục ................................................... 44 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy ban đầu .......................................................................... 54 Bảng 4.4: Nhân tử phóng đại phương sai ................................................................. 57 Bảng 4.5: Kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi ....... 58 Bảng 4.6: Mô hình tác động cố định với ước lượng vững ....................................... 59 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê .............................. 60 Bảng 4.8: Kiểm tra tính vững của mô hình .............................................................. 65
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Đường cong Lorenz ................................................................................... 8 Hình 2.2: Mối quan hệ nhân quả giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập ............ 15 Hình 2.3: Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................. 25 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 29 Hình 4.1: Phân bố giá trị bất bình đẳng giáo dục của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015 ........................................................................................... 45 Hình 4.2: Phân bố giá trị bất bình đẳng thu nhập của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015 ............................................................................... 46 Hình 4.3: Mối quan hệ giữa bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015 ....................................................................... 48 Hình 4.4: Mối quan hệ giữa trung bình số năm đi học và bất bình đẳng thu nhập trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015 ............................................................. 49 Hình 4.5: Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng thu nhập trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015..................................................... 50 Hình 4.6: Mối quan hệ giữa chi tiêu giáo dục của chính phủ và bất bình đẳng thu nhập trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015..................................................... 51 Hình 4.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số thành thị và bất bình đẳng thu nhập trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015 ....................................................................... 52 Hình 4.8: Mối quan hệ giữa chỉ số tự do hóa kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015 ............................................................. 53
  9. TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xem xét tác động của giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập thông qua hai biến số bất bình đẳng giáo dục và trung bình số năm đi học dựa trên mô hình phân tích trong nghiên cứu của Gregorio và Lee (2002), Tselios (2008) và Petcu (2014). Các mô hình được sử dụng gồm có OLS gộp, tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) thông qua bộ số liệu của World Bank, ADB, Barro-Lee và Fraser Institute. Bên cạnh đó, các phân tích đều được dựa trên hai bộ dữ liệu theo giai đoạn (cỡ mẫu nhỏ) và dữ liệu theo năm (cỡ mẫu lớn) của 18 nước thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong giai đoạn 1990-2015 nhằm gia tăng mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Các kết quả thu được từ phân tích về quy mô, xu hướng tác động của các biến số cho thấy giáo dục có tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Cụ thể với mức độ bất bình đẳng trong giáo dục càng cao sẽ dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập và trung bình số năm đi học càng lớn cũng thúc đẩy bất bình đẳng thu nhập cao hơn. Ngoài ra, tác giả cũng phát hiện mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ chi tiêu giáo dục trong tổng GDP, tỷ lệ dân số thành thị, chỉ số tự do kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của chính phủ và chỉ số tự do hóa kinh tế có xu hướng làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số thành thị càng gia tăng sẽ dẫn đến phân hóa thu nhập ở các quốc gia càng cao. Mặc dù vẫn còn tồn tại hạn chế tuy nhiên nghiên cứu này đã có những đóng góp quan trọng. Về mặt lý luận, nghiên cứu phần nào đã hệ thống hóa lại những phương pháp đo lường bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập, xây dựng cơ sở lý luận cho các nghiên sau về mối quan hệ này. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập và gợi ý các giải pháp cho các nhà làm chính sách với mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập cho nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trong đó có Việt Nam.
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Chương này tác giả sẽ giới thiệu sơ lược về nghiên cứu được thực hiện bao gồm đặt vấn đề, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu cũng như là phương pháp, phạm vi tiếp cận, kết cấu và ý nghĩa của nghiên cứu mang lại. 1.1. Đặt vấn đề Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là mối quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia ở các mức độ khác nhau. Một số tác giả cho rằng bất bình đẳng không mấy quan trọng, ví dụ theo Feldstein (1999) chẳng có gì sai khi phúc lợi của người giàu tăng lên hay hệ quả bất bình đẳng tăng lên do sự gia tăng của nhóm thu nhập cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu tâm lý lại cho thấy điều ngược lại. Đa số mọi người đều mong muốn có sự công bằng ở mức độ nào đó và phụ thuộc vào nền văn hóa thay đổi theo thời gian (Nguyễn Thanh Hằng, 2015). Như vậy tồn tại mức độ bất bình đẳng thu nhập được xem là cần thiết cho hoạt động kinh tế bởi vì nó tạo động lực để vươn lên cho nhóm thu nhập thấp. Tuy nhiên bất bình đẳng cực đoan thường là một mối quan tâm đến các nhà kinh tế do tác động ngược chiều của nó có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng (Champernowne và Cowell, 1998). Bên cạnh đó, khi xã hội ngày càng phát triển, người ta càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề công bằng. Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhưng phải đi đôi với công bằng xã hội, đó là yêu cầu của một xã hội phát triển toàn diện, mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng đến (Nguyễn Thanh Hằng, 2015). Hiện nay, bất bình đẳng đang gây nên sự bất ổn trong xã hội ở nhiều quốc gia. Trong đó, giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập. Để có một cơ hội giáo dục tốt có nghĩa là phải có một mức thu nhập cao hơn. Đồng thời chi tiêu giáo dục cũng có thể vượt ra ngoài tầm với những người có mức thu nhập thấp. Do đó, nghèo có nghĩa là cơ hội tiếp cận giáo dục có thể ít hiệu quả, hoặc thậm chí không có được bất kỳ mức giáo dục nào. Điều này sẽ dẫn
  11. 2 đến giảm thiểu các cơ hội có được một công việc với mức lương tốt và khoảng cách thu nhập sẽ lớn hơn giữa các khu vực giàu và nghèo trong cộng đồng (Abdelbaki, 2012). Cho đến nay, mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập là chủ đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu chính sách trên thế giới. Tuy nhiên, ước tính thực nghiệm qua những tác động của nó và các biến số kinh tế thường mâu thuẫn hoặc không thể kết luận được vì tính phức tạp của các mối quan hệ. Bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập không đồng nhất với nhau. Một số nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng thu nhập và giáo dục có mối quan hệ cùng chiều (Psacharopoulos, 1977; Winegarden, 1979; Gregorio và Lee, 2002; Tselios, 2008; Rodríguez‐Pose và Tselios, 2009; Kanwal và Munir, 2015). Ngược lại, một số nghiên cứu khác với kết luận giáo dục và bất bình đẳng thu nhập tồn tại mối quan hệ ngược chiều (Barro, 2000; Checchi, 2003; Castelló-Climent và Domenech, 2014). Riêng Ram (1984), Yang và cộng sự (2009), Földvári và Leeuwen (2011) xác định mối quan hệ này rất yếu hoặc chưa thấy rõ mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới phần lớn tiếp cận mối quan hệ này theo nhóm các quốc gia phát triển và đang phát triển hoặc một khu vực, một nước. Tuy nhiên, nghiên cứu với cách tiếp cận theo một nhóm các quốc gia có thu nhập tương đồng với nhau để xác định mối quan hệ này vẫn chưa nhiều. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm xét tác động của giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập thông qua hai biến số liên quan đến giáo dục: (i) tác động của bất bình đẳng giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập; và (ii) tác động số năm đi học đến bất bình đẳng thu nhập. Ngoài ra, nghiên cứu này sẽ tiếp cận với nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp1 trong giai đoạn 1990-2015 với hai lí do: (i) bất bình đẳng vẫn đang diễn ra ở các nước nhưng điều đáng quan tâm hiện nay là ở nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp, tuy nhiên nhóm 1 Theo cách xác định của nhóm Ngân hàng Thế giới năm 2015, các quốc gia có thu nhập trung bình thấp là những nước có tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người từ 1.026 đến 4.035 Dollar Mỹ (USD) một năm (danh sách các nước được đính kèm ở phụ lục).
  12. 3 các nước thu nhập trung bình thấp sẽ được chọn để tiếp cận trong nghiên cứu vì các nước này vẫn còn những nguồn lực để san lấp khoảng cách bất bình đẳng cao hơn so với nhóm thu nhập thấp; (ii) trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp có Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu này hi vọng cung cấp một số thông tin hữu ích cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, đặc biệt là Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề công bằng xã hội, hướng đến xây dựng nhà nước phúc lợi. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm xem xét tác động của bất bình đẳng giáo dục và trung bình số năm đi học đến bất bình đẳng thu nhập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, đặc biệt là Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề công bằng xã hội, hướng đến xây dựng nhà nước phúc lợi nhằm nâng cao vai trò của Chính phủ và các tổ chức xã hội trong việc giảm bất bình đẳng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (i) Bất bình đẳng giáo dục có tác động đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp hay không? (ii) Số năm đi học có tác động đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp hay không? (iii) Chính phủ và các tổ chức xã hội cần làm gì để giảm bất bình đẳng ? 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng trong nghiên cứu của tác giả là các yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập, trong đó hai biến số bất bình đẳng giáo dục và trung bình số năm đi học giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này được thực hiện cho 18 quốc gia thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp trong giai đoạn 1990-
  13. 4 2015 và phạm vi các biến số trong nghiên cứu này phần lớn liên quan đến ảnh hưởng của giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: (i) Phương pháp phân tích và tổng hợp: nhằm tổng quan các khái niệm, lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp này được tác giả vận dụng trong Chương 2. (ii) Phương pháp thống kê mô tả: nhằm mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp này được tác giả vận dụng trong Chương 4. (iii) Phương pháp định lượng: mô hình Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Phương pháp này được tác giả sử dụng trong Chương 4. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu (i) Hệ thống hóa lại những phương pháp đo lường bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Xây dựng cơ sở lý luận cho các nghiên sau về mối quan hệ này. (ii) Cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Gợi ý các giải pháp cho các nhà làm chính sách với mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập. 1.7. Cấu trúc luận văn Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
  14. 5 Chương 1. Giới thiệu Tác giả trình bày khái quát các nội dung chính của nghiên cứu bao gồm đặt vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và phạm vi tiếp cận, ý nghĩa và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết Tác giả tổng quan các cơ sở lý thuyết bao gồm: các khái niệm liên quan, lý thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập cùng với các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Bên cạnh đó, thông qua khung lý thuyết và thực nghiệm đã được chứng minh có cơ sở khoa học, tác giả sẽ đưa ra khung phân tích cho đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả giới thiệu về quy trình thực hiện nghiên cứu, mô hình, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu sẽ được sử dụng cho đề tài. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Tác giả thực hiện các thao tác thống kê mô tả nhằm thể hiện những đặc trưng của bộ dữ liệu. Trong phần kết quả hồi quy và thảo luận: các kết quả nghiên cứu sẽ được tóm lược và đối chiếu với các nghiên cứu trước để tìm ra điểm giống và khác nhau bằng hình thức so sánh hoặc xác nhận có điểm mới. Chương 5. Kết luận và kiến nghị Tác giả tóm lược lại toàn bộ nghiên cứu từ lý do chọn đề tài cho đến phương pháp và thảo luận kết quả của nghiên cứu. Dựa trên kết quả, tác giả kiến nghị và đề xuất những giải pháp về mặt chính sách có liên quan trong đề tài. Bên cạnh đó sẽ nêu những hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong chương 1, trong chương này tác giả sẽ tổng quan các cơ sở lý thuyết bao gồm: các khái niệm liên quan, lý thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập cũng như các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Bên cạnh đó, thông qua khung lý thuyết và thực nghiệm đã được chứng minh có cơ sở khoa học, tác giả sẽ đưa ra khung phân tích cho đề tài. 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Bất bình đẳng xã hội Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về bất bình đẳng xã hội. Theo Kerbo (1996) “Bất bình đẳng xã hội là tình huống mà ở đó mọi người có sự tiếp cận không bình đẳng về các nguồn lực có giá trị, các dịch vụ và những vị trí trong xã hội”. Với cách tiếp cận đơn giản hơn, Sernau (2013) cho rằng “Bất bình đẳng xã hội xảy ra khi các nguồn lực trong xã hội được phân bổ không đồng đều”. Gần đây hơn, Schaefer (2015) với cách tiếp cận “Bất bình đẳng xã hội là tình huống mà các thành viên trong xã hội khác nhau về sự giàu có (wealth), uy tín (prestige), quyền lực (power)”. Như vậy các khái niệm trên đều có giá trị làm rõ nội dung của bất bình đẳng xã hội. Tuy nhiên, sự đa dạng của các khái niệm cho thấy bất bình đẳng xã hội được đánh giá trên cơ sở các yếu tố định tính từ nhiều góc độ khác nhau. Các tiêu chí định tính này chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố tập quán, tâm lý xã hội và có thể đưa tới các kết quả rất khác biệt từ các đối tượng đánh giá. Bên cạnh đó, người ta có thể phân loại bất bình đẳng xã hội thành (i) bất bình đẳng cơ hội (ví dụ như tiếp cận giáo dục); và (ii) bất bình đẳng kết quả (ví dụ như mức thu nhập) (UNDP, 2013). Ngoài ra, bất bình đẳng còn có thể được chia thành: (i) bất bình đẳng mang tính tự nhiên (đó là sự khác biệt của cá nhân về một hoặc một số đặc điểm sẵn có như giới, tuổi, chủng tộc, trí lực,…) (ii) bất bình đẳng mang tính xã hội (đó là sự phân công lao động dẫn đến phân tầng, tạo ra lợi ích khác nhau
  16. 7 giữa các cá nhân) (Nguyễn Thị Hương Trà, 2007). Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ tiếp cận theo cách phân chia thứ nhất mà cụ thể sẽ tập trung vào hai khái niệm bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng giáo dục. 2.1.2. Bất bình đẳng thu nhập Cũng như khái niệm bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng thu nhập cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, tác giả sẽ chọn hai cách tiếp cận sau trong nghiên cứu của mình. Theo Fletcher (2013) “Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập”. Tác giả Đinh Phi Hổ và cộng sự (2009) cũng có cách tiếp cận tương tự “Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là sự khác biệt lớn về tình trạng thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội”. Như vậy, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập biểu hiện với những mức độ khác nhau ở các quốc gia và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, để lượng hóa giá trị bất bình đẳng các nhà kinh tế và tổ chức trên thế giới đã sử dụng khá nhiều cách đo lường cho bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, các thước đo sử dụng phổ biến trong phân tích và nghiên cứu hiện nay bao gồm đường cong Lorenz2, hệ số Gini, tiêu chuẩn Ngân hàng thế giới và hệ số chênh lệch thu nhập. 2.1.2.1. Đường cong Lorenz Đường cong Lorenz thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm dân số và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). 2 Đường cong Lorenz được lấy theo tên của Conrad Lorenz, một nhà thống kê người Mỹ năm 1905 đã nghĩ ra biểu đồ thuân tiện và sử dụng rộng rãi này để biểu thị quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ.
  17. 8 Hình 2.1: Đường cong Lorenz Nguồn: Đinh Phi Hổ và cộng sự (2009) Trong hình 2.1, trục hoành thể hiện tỷ lệ phần trăm cộng dồn của dân số và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, trục tung biểu thị tỷ lệ phần trăm cộng dồn của thu nhập mà mỗi phần trăm dân số nhận được. Đường 45o trong hình vẽ cho biết ở bất kỳ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm dân số. Khoảng cách giữa đường 45o và đường Lorenz cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009). Như vậy, đường cong Lorenz có thể xảy ra các trường hợp sau: (i) Bất bình đẳng không xảy ra (công bằng tuyệt đối) trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz ở dạng đường 45o; (ii) Bất bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz ở dạng đường OCD; (iii) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz ở dạng như hình vẽ và nằm trong khu vực giữa đường 45o và đường OCD.
  18. 9 Ngoài ra, vị trí của đường Lorenz cũng có những ý nghĩa kinh tế quan trọng: (i) Khi đường Lorenz dịch chuyển về đường 45o, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng giảm; (ii) Khi đường Lorenz dịch chuyển ra xa đường 45o, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng tăng. Tuy nhiên do đường Lorenz thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bằng hình vẽ nên không lượng hóa được mức độ cụ thể của tình trạng bất bình đẳng (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009). 2.1.2.2. Hệ số Gini Một cách thường được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng là hệ số Gini3. Hệ số Gini được tính toán dựa trên đường cong Lorenz. Như vậy theo hình 2.1, hệ số Gini được xác định bằng cách lấy diện tích giới hạn bởi đường 45o và đường cong Lorenz (diện tích A) chia cho diện tích nằm dưới đường 45o (diện tích A+B). Đường cong Lorenz càng nằm xa về bên phải của đường 45o thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Khi đó, hệ số Gini sẽ càng tiến gần về giá trị 1. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng công thức sau để tính toán hệ số Gini: trong đó n là số hộ; Yi là mức chi tiêu (thu nhập) bình quân đầu người tương ứng hạng thứ i; M là chi tiêu (thu nhập mẫu bình quân); Ri là thứ tự thứ i của hộ gia đình có mức chi tiêu (thu nhập) bình quân đầu người Yi xếp hạng theo thứ tự giảm dần. Như vậy, giá trị của chỉ số Gini có thể xảy ra các trường hợp: (i) Gini = 0 nghĩa là hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập; (ii) Gini = 1 nghĩa là hoàn toàn bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; (iii) 0< Gini < 1 có xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặc dù có thể lượng hóa được hệ số bất bình đẳng thu nhập nhưng hệ số Gini chỉ là thước đo về quy mô tương đối cho nên trong nhiều trường hợp có cùng một giá trị Gini nhưng trên thực tế thì mức độ
  19. 10 công bằng trong xã hội không giống nhau. (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009; Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2010) 2.1.2.3. Tiêu chuẩn “40” của Ngân hàng thế giới Ngân hàng thế giới cũng đề xuất các chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng thông qua tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội. Theo chỉ tiêu này sẽ có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể như sau: (i) Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng thấp; (ii) Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội có tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối; (iii) Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp trong xã hội có tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009). 2.1.2.4. Hệ số giãn cách thu nhập Ngoài ra, trong nhiều công trình nghiên cứu, chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Chỉ tiêu này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng cao (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009). Tóm lại, mỗi cách đo lường hệ số bất bình đẳng thu nhập đều có những ưu và nhược điểm riêng. Mỗi tác giả sẽ lựa chọn cách đo lường thích hợp nhất cho mình dựa trên đặc điểm các quốc gia, tính thuận tiện trong tiếp cận dữ liệu, mục tiêu nghiên cứu…Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiếp cận bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số Gini được thu thập từ nguồn dữ liệu có sẵn của Ngân hàng thế giới. 3 Hệ số Gini được đặt theo tên một nhà thống kê người Ý C.Gini, người đầu tiên phát minh ra hệ số này vào năm 1912.
  20. 11 2.1.3. Bất bình đẳng giáo dục Giáo dục với các cơ hội và các điều kiện của nó cũng thuộc về tài sản và nguồn vốn cơ bản trong xã hội. Do vậy, cần phải phân chia bình đẳng các cơ hội giáo dục cho mọi người, đặc biệt là cơ hội đến trường. Tồn tại tình trạng bất bình đẳng giáo dục sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội. Theo Lê Ngọc Hùng (2015), bất bình đẳng xã hội trong giáo dục sẽ làm giảm hiệu quả và lợi ích mà giáo dục có thể đem đến cho cuộc sống của con người và xã hội. Đối với cá nhân, việc bị tước bỏ cơ hội đi học gây ra hậu quả xấu trực tiếp trước mắt và lâu dài đối với cuộc sống của họ. Đối với cộng đồng xã hội, sự bất bình đẳng xã hội trong giáo dục là nguyên nhân của những bất ổn định, mâu thuẫn, xung đột, nghèo nàn, tụt hậu, chậm phát triển và phát triển thiếu bền vững. Về khái niệm, theo Đỗ Thiên Kính (2015) bất bình đẳng giáo dục có thể tiếp cận với hai góc độ. Thứ nhất, bất bình đẳng về giáo dục được xem xét như sự phân chia những thành tựu giáo dục đạt được cho các thành viên trong xã hội. Theo góc độ này, bất bình đẳng về giáo dục được so sánh tương tự như bất bình đẳng về thu nhập (hoặc chi tiêu) và ta có thể đo lường nó thông qua hệ số Gini. Thứ hai, bất bình đẳng về giáo dục là sự phân phối những thành tựu giáo dục đạt được cho các thành viên theo những cơ sở xã hội khác nhau sẽ nhận được những mức độ giáo dục cũng khác nhau. Ta có thể đo lường sự bất bình đẳng theo góc độ này thông qua chỉ số phân hóa (chỉ số chênh lệch) giữa các nhóm cơ sở xã hội khác nhau. Như vậy cũng tương tự như bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng giáo dục cũng có các cách tiếp cận và đo lường khác nhau. Tuy nhiên, các chỉ số đo lường cho bất bình đẳng giáo dục rất đa dạng và không có cách đo lường nào được xem là tối ưu. 2.1.3.1. Tỷ lệ nhập học Tỷ lệ nhập học ở các cấp được sử dụng như các chỉ số phát triển con người. Thông thường người ta sử dụng tỷ lệ nhập học cấp tiểu học, tỷ lệ nhập học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2