intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm của 10 nước đang phát triển khu vực châu Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở một số nước đang phát triển khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam và mức ngưỡng của lạm phát ở các quốc gia này. Từ đó, bài viết cung cấp thêm một kênh tham khảo hữu ích cũng như gợi ý chính sách cho các chiến lược quản lý các biến kinh tế vĩ mô của các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm của 10 nước đang phát triển khu vực châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ HỒNG OANH HIỆU ỨNG NGƯỠNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở MƯỜI NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng. Mã số : 60340201. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ HỒNG OANH HIỆU ỨNG NGƯỠNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở MƯỜI NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng. Mã số : 60340201. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung và số liệu phân tích trong luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2017. Tác giả Đỗ Thị Hồng Oanh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 2 1.1 Đặt vấn đề: .............................................................................................................. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ................................................................................. 4 1.6 Bố cục của luận văn: .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................... 6 2.1 Khung lý thuyết: .................................................................................................... 6 2.1.1 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế: ........................................................... 6 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế: .................................................................. 6 2.1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế: ................................................................... 6 2.1.2 Cơ sở lý luận về lạm phát: ............................................................................. 8 2.1.2.1 Khái niệm lạm phát:................................................................................... 8 2.1.2.2 Phân loại lạm phát: ................................................................................... 9 2.1.2.3 Tác động kinh tế của lạm phát:................................................................ 11 2.1.2.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát:................................................................. 14 2.1.3 Mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát: ................ 15 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây: ............................................................... 17 2.2.1 Trường phái đưa ra mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát – tăng trưởng kinh tế: ....................................................................................................... 18 2.2.1.1 Bài nghiên cứu của Thirlwall, A.P. và Barton, C.A. (1971): .................. 18 2.2.1.2 Bài nghiên cứu của Mallik và Chowdhury (2001): ................................. 18
  5. 2.2.2 Trường phái đưa ra mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát – tăng trưởng kinh tế: ....................................................................................................... 19 2.2.2.1 Bài nghiên cứu của Gregorio, D.J (1992): .............................................. 19 2.2.2.2 Bài nghiên cứu của Barro (1996): ........................................................... 19 2.2.3 Trường phái tìm ra mối tương quan dương và âm của lạm phát – tăng trưởng kinh tế: .............................................................................................. 20 2.2.3.1 Bài nghiên cứu của Fischer (1993): ........................................................ 20 2.2.3.2 Bài nghiên cứu của Sarel (1996): ............................................................ 20 2.2.3.3 Bài nghiên cứu của Michael Bruno và William Easter (1998): ......... 21 2.2.3.4 Bài nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): ...................................... 21 2.2.3.5 Bài ngiên cứu của Alexander Bick (2010): .............................................. 22 2.2.3.6 Bài nghiên cứu của Lopez-Villavicencio và Mignon (2011): .................. 22 2.2.3.7 Bài nghiên cứu của Omay và 𝑂znur Kan (2010): ................................... 22 2.2.3.8 Bài nghiên cứu của Vinayagathasan (2013): ...................................... 23 2.2.3.9 Bài nghiên cứu của Seleteng, M., Bittencourt, M., và van Eyden, R. (2013): .................................................................................................................. 23 2.2.3.10 Bài nghiên cứu của Eggoh và Khan (2014): ....................................... 23 2.2.3.11 Bài nghiên cứu của Baglan và Yoldas (2014): .................................... 24 2.2.3.12 Bài nghiên cứu của Sử Đình Thành (2015): ......................................... 24 2.2.3.13 Bài nghiên cứu của Celil Aydin, 𝑂mer Esen, Metin Bayrak (2016): .... 24 2.2.3.14 Bài nghiên cứu của Raul Ibarra và Danilo R. Trupkin (2016): ............ 25 2.2.3.15 Bài nghiên cứu của Ahmad Zubaidi Baharumshah, Ly Slesman, Mark E. Wohar (2016):........................................................................................ 25 2.2.4 Một số nghiên cứu ở Việt Nam về mối quan hệ lạm phát – tăng trưởng kinh tế: ....................................................................................................... 27 2.2.4.1 Bài nghiên cứu của Hồ Thị Lam (2015): ................................................. 27 2.2.4.2 Bài nghiên cứu của Lê Thanh Tùng (2015): ............................................ 28 2.2.4.3 Bài nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015): . 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 29 3.1 Quy trình nghiên cứu: ......................................................................................... 29 3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm: ..................................................................... 31 3.3 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 34 3.3.1 Tính dừng của các biến: ............................................................................... 34
  6. 3.3.2. Mô hình ngưỡng theo đề xuất của Hansen (1999): .................................. 34 3.3.3 Mô hình ngưỡng theo đề xuất của Wang (2015): ...................................... 37 3.3.3.1 Mô hình một ngưỡng: .............................................................................. 37 3.3.3.2 Mô hình nhiều ngưỡng:............................................................................ 38 3.3.4 Kiểm định ngưỡng theo phương pháp Bootstrap: .................................... 39 3.3.4.1 Kiểm định giá trị ngưỡng ở mô hình một ngưỡng: .................................. 39 3.3.4.2 Kiểm định giá trị ngưỡng ở mô hình nhiều ngưỡng: ............................... 40 3.3.5 Kiểm định lại giá trị ngưỡng theo mô hình hồi quy GMM: ..................... 41 3.4 Dữ liệu nghiên cứu: .............................................................................................. 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 49 4.1 Tính dừng của dữ liệu: ........................................................................................ 49 4.2 Kết quả hồi quy ngưỡng: ..................................................................................... 50 4.3 Tác động giữa tăng trưởng kinh tế và các biến trong mô hình: ...................... 51 4.4 Kết quả kiểm định giá trị ngưỡng tìm được bằng phương pháp hồi quy GMM: .......................................................................................................................... 55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1: Phân phối của biến tỷ lệ lạm phát (ip)………………….……trang 47. Biểu đồ 3.2: Phân phối của hàm semi-log của lạm phát (semip)………….trang 48.
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây…………………………..trang 26. Bảng 3.1 Tên và diễn giải các biến trong mô hình…………………….trang 44. Bảng 3.2 Bảng mô tả thống kê các biến trong mô hình……….………trang 45. Bảng 4.1 Kết quả về kiểm tra tính dừng của các biến…………………trang 50. Bảng 4.2 Kết quả hồi quy ngưỡng……………………………………..trang 51. Bảng 4.3 Kết quả các giá trị ngưỡng…………………………………..trang 51. Bảng 4.4 Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với các biến kiểm soát trong mô hình………………………………….……………………………..trang 52. Bảng 4.5 Kết quả hồi quy bằng GMM…………………………….......trang 56.
  9. 1 TÓM TẮT Luận văn “Hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm của 10 nước đang phát triển khu vực châu Á” dựa trên bài nghiên cứu “Tác động của ngưỡng lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” của Bick (2010) và bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của ngưỡng lạm phát ở 5 nước Asean: Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng” của Sử Đình Thành (2015). Với mục tiêu tìm ra tác động phi tuyến của lạm phát và tăng trưởng kinh tế và giá trị của ngưỡng lạm phát này, tác giả đã thu thập dữ liệu của 10 nước đang phát triển khu vực châu Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives) giai đoạn từ 1981 - 2014 từ Penn World Table 9.0 (PWT 9.0) và Economy Watch (EW). Tác giả sử dụng kỹ thuật ước lượng dựa trên mô hình ngưỡng được đề xuất bởi Hansen (1999) và được cụ thể hóa trong kỹ thuật ước lượng ngưỡng của Q. Wang (2015) với bài nghiên cứu “Mô hình ngưỡng tác động cố định sử dụng Stata” và chạy mô hình này trên phần mềm Stata 14. Dựa trên các khung lý thuyết nền tảng về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế như hiệu ứng Mundell - Tobin, lý thuyết Keynes và Tân – Keynes, các tác động tiêu cực của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và các bài báo của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã tìm ra tác động phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng trên mẫu dữ liệu thu thập và tìm được giá trị ngưỡng trung bình của các quốc gia này là 12.24%. Khi lạm phát dưới 12.24% thì lạm phát không có tác động rõ ràng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng khi lạm phát vượt mức 12.24%, nó thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn cung cấp thêm một kênh tham khảo hữu ích cũng như gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chiến lược quản lý của các quốc gia.
  10. 2 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề: “Lạm phát là một căn bệnh mãn tính, những lúc ngớt cơn chỉ là thời kỳ ủ bệnh và khi phát cơn thì như một ngọn lửa bùng” (Maurice Flamant, 1992). Lạm phát là một trong những biến kinh tế vĩ mô thường được đưa vào mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và với đa số người dân trong xã hội. Vì chúng ta thường cảm thấy e sợ lạm phát. Có vẻ như lạm phát đã làm cho số tiền trong ví chúng ta giảm dần theo thời gian. Chẳng hạn như cách đây vài năm, một chỗ bán bánh mì ngoài vỉa hè có giá năm ngàn đồng một ổ bánh mì thì bây giờ đã có giá là mười hai ngàn đồng. Đối với các nhà hoạch định chính sách, họ thường theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Đối với các nhà kinh tế học, có nhiều quan điểm tranh luận về vấn đề này. Đại đa số đều cho rằng lạm phát với mức ổn định hay chỉ tăng nhẹ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như đề cập của Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus: “Mặc dù các nhà kinh tế còn có thể có bất đồng về một mục tiêu chính xác đối với lạm phát, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, một mức giá ổn định và dự đoán được hay chỉ tăng nhẹ sẽ tạo ra môi trường tốt nhất cho sự tăng trưởng kinh tế lành mạnh”. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu tìm ra mối quan hệ lạm phát – tăng trưởng kinh tế là có nhiều kết quả khác nhau, có thể đồng thời là tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu của Thirlwall, A.P. và Barton, C.A. (1971) tìm thấy mối tương quan dương của lạm phát – tăng trưởng kinh tế khi lạm phát ở dưới 10% và trở thành mối tương quan âm khi lạm phát vượt quá 10%. Lạm phát vừa phải cũng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Mallik và Chowdhury, 2001). Hay một số nghiên cứu cho thấy lạm phát liên tục làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế (Gregorio, D.J, 1992, Barro, 1996). Điều này cho thấy các mặt khác nhau của cùng một vấn đề. Lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khác nhau về mặt thời gian: trong ngắn hạn hay dài hạn. Tác
  11. 3 động này là khác nhau về mức độ ảnh hưởng. Với cùng một tỷ lệ lạm phát nhưng tác động với quốc gia này là tiêu cực nhưng đối với quốc gia khác lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng. Các nhà kinh tế học đã tìm ra được nhiều mức ngưỡng lạm phát khác nhau đối với từng nhóm quốc gia hay từng quốc gia riêng biệt. Như nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001) tìm thấy khi lạm phát từ 1% đến 3% thì có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, nhưng đối với các nước đang phát triển thì lạm phát lại nằm trong khoảng từ 7% đến 11%. Một số nghiên cứu cũng tìm thấy những kết quả khác nhau về mức độ tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế đối với các nhóm quốc gia khác nhau (Lopez-Villavicencio và Mignon, 2011, Eggoh và Khan, 2014, Raul Ibarra và Danilo R. Trupkin, 2016). Các nghiên cứu đa số tìm được một điểm gãy của lạm phát. Điểm này thường được gọi là mức tối ưu của lạm phát hay “ngưỡng lạm phát”. Ngưỡng lạm phát là một điểm uốn cong mà tại đó khi lạm phát ở dưới mức này sẽ có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế. Còn khi lạm phát vượt quá mức ngưỡng này sẽ có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế (Seleteng và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu tìm thấy mức ngưỡng lạm phát ở các nước đang phát triển thường cao hơn so với các nước phát triển như đã đề cập ở các nghiên cứu trên. Vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cần có cái nhìn toàn diện hơn đối với tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý bao nhiêu là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để có kênh thông tin tham khảo hữu ích, thiết thực. Với mối quan tâm đó, tôi đã tìm hiểu về đề tài “Hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm ở mười nước đang phát triển khu vực châu Á.” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là tìm ra tác động phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và tìm được mức ngưỡng của lạm phát. Do đó, để nghiên
  12. 4 cứu tác động phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:  Có tồn tại ngưỡng lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay không?  Có bao nhiêu ngưỡng lạm phát có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế?  Chiều hướng và mức độ tác động của các mức ngưỡng lạm phát như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là diễn biến của lạm phát và tăng trưởng kinh tế của 10 nước đang phát triển khu vực châu Á giai đoạn 1981 – 2014. Các quốc gia đó là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives. Tác giả thu thập dữ liệu từ Penn World Tables 9.0 (PWT 9.0) và Economy Watch (EW). 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên bài nghiên cứu “Tác động của ngưỡng lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” của Bick (2010), bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của ngưỡng lạm phát ở 5 nước Asean: Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng” của Sử Đình Thành (2015) và sử dụng kỹ thuật ước lượng dựa trên mô hình ngưỡng được đề xuất bởi Hansen (1999) trong bài nghiên cứu “Hiệu ứng ngưỡng trong bảng dữ liệu tĩnh: Ước lượng, kiểm định và kết luận”. Mô hình của Hansen (1999) đã được cụ thể hóa trong kỹ thuật ước lượng ngưỡng của Q. Wang (2015) với bài nghiên cứu “Mô hình ngưỡng tác động cố định sử dụng Stata”. Tác giả chạy mô hình này trên phần mềm Stata 14. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Luận văn tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở một số nước đang phát triển khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam và mức ngưỡng
  13. 5 của lạm phát ở các quốc gia này. Từ đó, bài viết cung cấp thêm một kênh tham khảo hữu ích cũng như gợi ý chính sách cho các chiến lược quản lý các biến kinh tế vĩ mô của các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia. 1.6 Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận.
  14. 6 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Khung lý thuyết: 2.1.1 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế: 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Theo David Begg, năm 2008, trang 556 thì “Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ thay đổi thu nhập thực tế hoặc sản lượng thực tế”. Hay “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định. Trong đó sản lượng bình quân đầu người lại phụ thuộc vào quy mô sản lượng và dân số của quốc gia. Nếu sản lượng tăng nhưng quy mô dân số tăng nhanh hơn sẽ dẫn đến sản lượng bình quân giảm. Do đó, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phải bảo đảm sự gia tăng cả quy mô sản lượng và sản lượng bình quân trên đầu người. Sản lượng bình quân trên đầu người còn phản ánh thu nhập trung bình của dân cư một quốc gia. Do đó, gia tăng sản lượng bình quân trên đầu người sẽ tạo tác động cải thiện mức sống dân cư.” (Đinh Phi Hổ và cộng sự, năm 2006, trang 14). 2.1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế: *Các chỉ tiêu tổng quát: Tổng quát, tăng trưởng kinh tế có thể được đo lường bằng các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm tính bình quân đầu người. Các chỉ tiêu này sẽ phản ánh quy mô sản lượng được gia tăng một lượng nhiều hay ít, thông qua mức gia tăng tuyệt đối. - Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP): Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
  15. 7 - Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP): Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước – Thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài. *Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: - Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối bằng công thức: ΔY = Yt – Yo Y: GDP, GNP. Yt: GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích. Yo: GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích. - Xác định tốc độ tăng trưởng tương đối: Tốc độ tăng trưởng sẽ cho thấy quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ khác nhau. + Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc: 𝚫𝐘 gy = x 100 𝐘𝐨 Y: GDP hoặc GNP. ΔY: Mức gia tăng GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm. Yo: GDP, GNP tại thời điểm gốc. + Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn: 𝒏−𝟏 𝐘𝐭 gy = √ –1 𝐘𝐨 n: tổng số năm trong giai đoạn, tính từ năm thứ 0.
  16. 8 2.1.2 Cơ sở lý luận về lạm phát: 2.1.2.1 Khái niệm lạm phát: *Khái niệm: Lạm phát được hiểu là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung (ngược lại với lạm phát là giảm phát diễn ra khi mức giá chung giảm xuống). Điều này không có nghĩa là giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đều phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ mà chỉ cần mức giá trung bình của các hàng hóa, dịch vụ tăng lên. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá của một số hàng hóa, dịch vụ giảm nhưng giá cả của các hàng hóa dịch vụ khác tăng đủ mạnh. Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa, dịch vụ hơn. Hay nói cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa, dịch vụ nhất định. *Các chỉ tiêu đo lường lạm phát: Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát thời kỳ t được tính theo công thức sau: 𝑷𝒕 −𝑷𝒕−𝟏 πt = x 100% 𝑷𝒕−𝟏 πt: tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t ( có thể là tháng, quý, năm). Pt: mức giá của thời kỳ t. Pt-1: mức giá của thời kỳ trước đó. Để tính được tỷ lệ lạm phát, các nhà thống kê thường phải ra quyết định sử dụng chỉ số giá nào để phản ánh mức giá. Có 2 cách đo lường lạm phát là sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hay chỉ số điều chỉnh GDP.
  17. 9 - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá tiêu dùng theo thời gian (tính bằng phần trăm) hay nói cách khác chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường chi phí của một lô hàng hóa và dịch vụ so với chi phí của lô hàng hóa và dịch vụ đó trong một năm gốc cụ thể. Chỉ số này phản ánh mức thay đổi giá tương đối vì nó chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Tuy chỉ số giá tiêu dùng CPI là một chỉ số hữu ích để đo lường lạm phát nhưng bản thân chỉ số này vẫn có một số hạn chế nhất định. Một số sai sót thuộc về bản chất của chỉ số giá tiêu dùng. Vì chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ dựa trên một giỏ hàng hóa cố định, còn thực tế hàng hóa, dịch vụ lại thay đổi liên tục theo thời gian. Bên cạnh đó, khi người tiêu dùng thay thế những hàng hóa dịch vụ có giá rẻ hơn so với những hàng hóa dịch vụ đắt tiền, lúc này chỉ số giá tiêu dùng bị phóng đại. Một hạn chế nữa của chỉ số giá tiêu dùng là nó không thể hiện chính xác những thay đổi về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ, CPI không được điều chỉnh để phản ánh những tiến bộ về chất lượng như vận tải hàng không an toàn hơn, đồng hồ chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là xác định ảnh hưởng của lạm phát đến mức sống thì chỉ số giá tiêu dùng vẫn thường được sử dụng hơn. Trong thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát trên toàn thế giới đều được tính trên cơ sở của chỉ số giá tiêu dùng CPI. - Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator), còn gọi là chỉ số giảm phát GDP là tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế, được tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước hay nói cách khác chỉ số điều chỉnh GDP thể hiện giá của tất cả các thành phần của GDP (tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu ròng). Chỉ số này phản ánh sự thay đổi của mức giá trong năm hiện hành so với năm gốc. 2.1.2.2 Phân loại lạm phát:
  18. 10 Căn cứ theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, ta có thể phân loại lạm phát thành ba loại. Đó là lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. *Lạm phát vừa phải: Lạm phát vừa phải: là diễn biến lạm phát khi mức giá tăng chậm và nhìn chung có thể dự báo được vì nó tương đối ổn định và thay đổi một cách chậm chạp. Đối với các nước đang phát triển, lạm phát một con số thường được coi là vừa phải. Đó là mức lạm phát mà hầu hết các nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền mặt để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn tính bằng tiền mặt vì họ có niềm tin rằng giá và chi phí hàng hóa, dịch vụ mua bán trên thị trường sẽ không biến động nhiều so với thời điểm hiện tại. *Lạm phát phi mã: Lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba con số thường được gọi là lạm phát phi mã. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách. Nguyên nhân thường là do việc các ngân hàng trung ương của các quốc gia này in một lượng tiền mặt khá lớn đưa vào lưu thông mà lượng tiền này lại không cân bằng với sản lượng của quốc gia đó. Nói chung, khi lạm phát phi mã kéo dài trong một thời gian sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, do đó mọi người chỉ giữ lượng tiền mặt tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Người ta chuyển sang xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và tích trữ vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. *Siêu lạm phát:
  19. 11 Siêu lạm phát là trường hợp lạm phát đặc biệt cao. Định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên. Mức lạm phát 50%/tháng có thể không quá cao nhưng nếu mức lạm phát này duy trì liên tục trong 12 tháng thì tỷ lệ lạm phát cả năm sẽ lên đến 13.000%. Nếu theo định nghĩa này, cho đến nay thế giới đã trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Trong lịch sử, siêu lạm phát hầu như có liên quan đến chiến tranh và cách mạng. Một minh họa cụ thể về cuộc siêu lạm phát ở Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Giá 01 tờ báo đã tăng từ 0,3 mác vào tháng 01 năm 1921 lến đến 70.000.000 mác trong vòng chưa đầy 02 năm. Giá cả của các hàng hóa khác cũng tăng lên với tốc độ tương tự. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực đến mức, nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh Chủ nghĩa Đức quốc xã và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là việc in lượng tiền mặt vào thị trường với khối lượng khổng lồ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của quốc gia đó (Nguyễn Văn Ngọc, 2010). 2.1.2.3 Tác động kinh tế của lạm phát: *Tác động đến sự phân phối thu nhập và của cải: Tác động chính của sự phân phối thu nhập và của cải bắt nguồn từ sự khác nhau giữa các tài sản nợ và tài sản có mà chúng ta nắm giữ. Điều này thường có lợi cho những người đi vay, những kẻ tìm kiếm lợi nhuận và những nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro. Nó cũng gây thiệt hại cho những người cho vay và nhà đầu tư ngại rủi ro. Giả sử bạn là người vay một số tiền khoảng 100 triệu đồng với lãi suất cố định 10 triệu đồng 1 năm, trả góp hàng năm. Bỗng nhiên một ngày, lạm phát tăng gấp đôi đã làm giảm đi một nửa giá trị thực tế khoản vay làm cho bạn có được món hời là giá trị một nửa khoản vay này. Ngược lại, đối với người cho vay sẽ bị nghèo đi vì khoản tiền họ cho vay bây giờ đã giảm giá trị một nửa. Điều này có thể đúng trong ngắn hạn vì
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2