intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá, tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong hệ thống KSNB. Từ đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH VI TÍNH NGUYÊN KIM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH VI TÍNH NGUYÊN KIM Chuyên Ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN XUÂN HƯNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN ---------- Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim” hoàn toàn là do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác. Luận văn này chưa từng được công bố trước đây. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Nguyệt
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài ................................................................................ 4 7. Bố cục của đề tài ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN NGHIÊN CỨU ........... 6 1.1. Các nghiên cứu trước đây ............................................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 12 1.2. Hướng phát triển nghiên cứu của đề tài ................................................... 17 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ........................................................................................................................ 18
  5. 2.1. Khái quát chung về hệ thống KSNB ......................................................... 18 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB ...................................... 18 2.1.1.1. Giai đoạn sơ khai ...................................................................................18 2.1.1.2. Giai đoạn hình thành .............................................................................19 2.1.1.3. Giai đoạn phát triển ...............................................................................19 2.1.1.4. Giai đoạn hiện đại (Thời kỳ hậu COSO – từ 1992 đến nay) .................20 2.1.2. Định nghĩa về hệ thống KSNB ......................................................................... 22 2.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB (theo báo cáo COSO 1992)............... 24 2.1.3.1. Môi trường kiểm soát ............................................................................24 2.1.3.2. Đánh giá rủi ro .......................................................................................27 2.1.3.3. Hoạt động kiểm soát ..............................................................................27 2.1.3.4. Thông tin và truyền thông .....................................................................28 2.1.3.5. Giám sát .................................................................................................29 2.1.4. Mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB ........................ 30 2.1.5. Lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB ........................................... 31 2.1.5.1. Lợi ích của hệ thống KSNB ..................................................................31 2.1.5.2. Hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB.................................................31 2.2. Tìm hiểu báo cáo COSO 2013 .................................................................... 33 2.2.1. So sánh báo cáo COSO 1992 và COSO 2013 .................................................. 33 2.2.2. Những nguyên tắc của báo cáo COSO 2013 .................................................... 34 2.3. Đánh giá hệ thống KSNB............................................................................ 36 2.3.1. Tổng quan về đánh giá hệ thống KSNB ........................................................... 36 2.3.2. Phương thức đánh giá hệ thống KSNB ............................................................ 36
  6. 2.4. Đặc điểm của ngành công nghệ thông tin chi phối đến kiểm soát nội bộ .......................................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 41 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 41 3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 41 3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 41 3.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 41 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42 CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 45 4.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim ................................ 45 4.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim .............................. 45 4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 45 4.1.3. Tiêu chí hoạt động kinh doanh ......................................................................... 46 4.1.4. Mục tiêu và định hướng phát triển.................................................................... 47 4.1.5. Cơ cấu tổ chức công ty ..................................................................................... 47 4.1.6. Lưu đồ một số chu trình hoạt động chính của công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim ................................................................................................................ 49 4.2. Kết quả khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim ............................................................................. 49 4.2.1. Môi trường kiểm soát ...............................................................................50 4.2.2. Đánh giá rủi ro ..........................................................................................57 4.2.3. Hoạt động kiểm soát .................................................................................59
  7. 4.2.4. Thông tin và truyền thông ........................................................................68 4.2.5. Giám sát ....................................................................................................70 4.3. Bàn luận về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim .......................................................................................... 71 4.3.1. Môi trường kiểm soát ....................................................................................... 71 4.3.2. Đánh giá rủi ro .................................................................................................. 75 4.3.3. Hoạt động kiểm soát ......................................................................................... 76 4.3.4. Thông tin và truyền thông................................................................................. 81 4.3.5. Giám sát ............................................................................................................ 82 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ KIẾN NGHỊ 84 5.1. Định hướng xây dựng các giải pháp .......................................................... 84 5.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim ............................................................................................... 84 5.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát ..................................................................... 84 5.2.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro ................................................................................ 88 5.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát ....................................................................... 90 5.2.4. Hoàn thiện thông tin và truyền thông ............................................................... 93 5.2.5. Hoàn thiện giám sát .......................................................................................... 93 5.3. Một số kiến nghị .......................................................................................... 95 5.3.1. Đối với cơ quan nhà nước có liên quan ............................................................ 95 5.3.2. Đối với bản thân công ty................................................................................... 95 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .................................. 96 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 97
  8. PHỤ LỤC 1 – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 – LƯU ĐỒ MỘT SỐ CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VI TÍNH NGUYÊN KIM PHỤ LỤC 3 – BẢNG KHẢO SÁT PHỤ LỤC 4 – BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ LỤC 5 – DANH SÁCH KHẢO SÁT
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt 1. KSNB: Kiểm soát nội bộ 2. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 3. GĐ: Giám đốc 4. CNTT: Công nghệ thông tin 5. KDDV: Kinh doanh dịch vụ 6. KT: Kỹ thuật 7. HCNS: Hành chính nhân sự 8. DN: Doanh nghiệp 9. KH: Khách hàng 10. BP: bộ phận 11. KD: Kinh doanh 12. ĐĐH: đơn đặt hàng 13. HĐBH: Hóa đơn bán hàng 14. CCDV: cung cấp dịch vụ 15. HĐKT: hợp đồng kinh tế 16. CNTT: công nghệ thông tin Tiếng Anh 1. SAP: Statement On Auditing Procedure 2. SAS: Statement On Audit Standards COSO: The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission 3. AICPA: American Institute of Certified Public Accountants AAA: American Accounting Association 4. FEI: The Financial Executives Institute
  10. 5. IMA: Institute of Management Accountants 6. IIA: The Institute of Internal Auditors 7. ERM: Enterprise Risk Management 8. COBIT: Control Objectives for Information and Related Technology 9. ISACF – Information System Audit and Control Association 10. ISA: International Standard of Auditing 11. COCO: Criteria of Control Board of Canadian Institute of Chartered Accountants
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê mô tả về thời gian công tác Bảng 2.2. Thống kê mô tả về tính trung thực và các giá trị đạo đức Bảng 2.3. Thống kê tần số về tính trung thực và các giá trị đạo đức Bảng 2.4. Thống kê mô tả cam kết về năng lực Bảng 2.5. Thống kê tần số về cam kết về năng lực Bảng 2.6. Thống kê mô tả về Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Bảng 2.7. Thống kê tần số về Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Bảng 2.8. Thống kê mô tả về triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý Bảng 2.9. Thống kê tần số về triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý Bảng 2.10. Thống kê mô tả về cơ cấu tổ chức Bảng 2.11. Thống kê tần số về cơ cấu tổ chức Bảng 2.12. Thống kê mô tả về phân định quyền hạn và trách nhiệm Bảng 2.13. Thống kê tần số về phân định quyền hạn và trách nhiệm Bảng 2.14. Thống kê mô tả về chính sách nhân sự Bảng 2.15. Thống kê tần số về chính sách nhân sự Bảng 2.16. Thống kê mô tả về xác định mục tiêu Bảng 2.17. Thống kê tần số về xác định mục tiêu Bảng 2.18. Thống kê mô tả về nhận dạng rủi Bảng 2.19. Thống kê tần số về nhận dạng rủi ro Bảng 2.20. Thống kê mô tả về phân tích, đánh giá và đối phó với rủi ro
  12. Bảng 2.21. Thống kê tần số về phân tích, đánh giá và đối phó với rủi ro Bảng 2.22. Thống kê mô tả về sự soát xét của nhà quản lý Bảng 2.23. Thống kê tần số về sự soát xét của nhà quản lý Bảng 2.24. Thống kê mô tả về kiểm soát quá trình xử lý thông tin Bảng 2.25. Thống kê tần số về kiểm soát quá trình xử lý thông tin Bảng 2.26. Thống kê mô tả về kiểm soát vật chất và phân tích rà soát Bảng 2.27. Thống kê tần số về kiểm soát vật chất và phân tích rà soát Bảng 2.28. Thống kê mô tả về sự ủy quyền và phân chia trách nhiệm Bảng 2.29. Thống kê tần số về sự ủy quyền và phân chia trách nhiệm Bảng 2.30. Thống kê mô tả về kiểm soát chu trình mua hàng, tồn kho, thanh toán Bảng 2.31. Thống kê tần số về kiểm soát chu trình mua hàng, tồn kho, thanh toán Bảng 2.32. Thống kê mô tả về kiểm soát chu trình bán hàng, thu tiền Bảng 2.33. Thống kê tần số về kiểm soát chu trình bán hàng, thu tiền Bảng 2.34. Thống kê mô tả về kiểm soát chu trình tiền lương Bảng 2.35. Thống kê tần số về kiểm soát chu trình tiền lương Bảng 2.36. Thống kê mô tả về kiểm soát tiền Bảng 2.37. Thống kê tần số về kiểm soát tiền Bảng 2.38. Thống kê mô tả về kiểm soát TSCĐ Bảng 2.39. Thống kê tần số về kiểm soát TSCĐ Bảng 2.40. Thống kê mô tả về thông tin và truyền thông Bảng 2.41. Thống kê tần số về thông tin và truyền thông Bảng 2.42. Thống kê mô tả về hoạt động giám sát Bảng 2.43. Thống kê tần số về hoạt động giám sát
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim Lưu đồ 2.1. Chu trình bán hàng thu tiền mặt Lưu đồ 2.2. Chu trình cung cấp dịch vụ thu tiền mặt Lưu đồ 2.3. Chu trình bán chịu hàng hóa Lưu đồ 2.4. Chu trình cung cấp chịu dịch vụ kỹ thuật Lưu đồ 2.5. Chu trình thu tiền bán chịu bằng tiền mặt Lưu đồ 2.6. Chu trình thu tiền bán chịu bằng chuyển khoản Lưu đồ 2.7. Chu trình mua hàng Lưu đồ 2.8. Chu trình thanh toán bằng tiền mặt Lưu đồ 2.9. Chu trình thanh toán bằng chuyển khoản Lưu đồ 2.10. Chu trình tiền lương
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của Tổng cục thống kê, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các nền kinh tế khác tăng trưởng chậm và tiếp tục đối mặt với những khó khăn đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, điều này cũng không ngoại lệ đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và khó khăn như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các tổ chức luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của tổ chức và tùy theo mức độ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản tổ chức. Những rủi ro này xuất phát từ chính bên trong nội bộ tổ chức hay từ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài tác động đến. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được những rủi ro để giảm thiểu rủi ro xuống một mức độ có thể chấp nhận được. Một hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng tốt, hoạt động hiệu quả sẽ đáp ứng được yêu cầu này. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, tinh thần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan và đã trở thành phương tiện quản lý hiệu quả trong hoạt động của mọi tổ chức, giúp tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố, và hoàn thành mục tiêu đề ra. Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim, một doanh nghiệp được thành lập vào năm 2003 bởi những người đam mê và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công ty luôn khát khao mang lại cho người tiêu dùng Việt Nam những
  15. 2 công nghệ tiên tiến mới nhất trên thế giới, và trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp các giải pháp, các sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các áp lực về suy thoái và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu hiện nay, công ty gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động. Để tồn tại, phát triển vững mạnh trên thị trường và đạt được các mục tiêu đã đề ra, công ty cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong công tác quản lý tại công ty nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim” làm đề tài cho luận văn của mình, với mong muốn tìm hiểu thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Thông qua việc tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá, tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong hệ thống KSNB. Từ đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty này. Mục tiêu cụ thể:  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB, về lợi ích và tầm quan trọng của hệ thống KSNB đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức.  Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và vận hành hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim.  Nhận điện những ưu điểm và hạn chế của hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty.
  16. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu đã đưa ra, câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết các nội dung sau:  Đặc điểm của ngành công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến việc thiết lập và vận hành hệ thống KSNB?  Thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim được thiết lập và vận hành như thế nào?  Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim?  Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim theo báo cáo COSO 1992 và báo cáo bổ sung COSO 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó nghiên cứu định tính đóng vai trò chủ đạo.  Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ như: báo cáo COSO 1992 và COSO 2013, sách báo, tạp chí, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống KSNB, và tiến hành quan sát thực tế, khảo sát và phỏng vấn các đối tượng liên quan đến hệ thống KSNB để tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim được thiết lập và vận hành như thế nào. Từ đó, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá để chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế và đưa ra những đề xuất, giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty này.
  17. 4  Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc dùng phương pháp thống kê mô tả để để trình bày và đánh giá kết quả khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim. 6. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài Công nghệ thông tin là một ngành đa ạng, mang tính chất thời đại, không ngừng đổi mới, không ngừng phát triển, cung cấp nguồn nhân lực đồng thời đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện nay ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp về công nghệ thông tin đang ngày càng nở rộ, các dự án và doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài cũng không ngừng phát triển đã mở ra cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn và không giới hạn cho những ai đam mê và quyết tâm theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin đầy thu hút này. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này mà nói thì việc mở rộng số lượng doanh nghiệp mang đến những rủi ro, thách thức vô cùng to lớn. Để tồn tại và phát triển vững chắc trong giai đoạn hội nhập kinh tế và thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp cần phải cần phải quan tâm, tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống KSNB. Việc nghiên cứu hệ thống KSNB trong một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin là một đề tài mới, trước đây chưa có nghiên cứu nào thực hiện đề tài này. Thông qua đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim” – một doanh nghiệp kinh oanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tác giả sẽ:  Giúp cho công ty và các doanh nghiệp khác hiểu rõ hơn sự cần thiết và tầm quan trọng của một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả.  Chỉ ra được những hạn chế của hệ thống KSNB tại công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim và đưa ra được những giải pháp giúp hệ thống KSNB của Công ty hoạt động hữu hiệu hơn, tránh những thất thoát, hạn chế rủi ro và thực hiện được những mục tiêu mà công ty đã đề ra.
  18. 5 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1 – Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2 – Cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu Chương 4 – Phân tích thực trạng và bàn luận kết quả nghiên cứu Chương 5 – Kết luận, giải pháp hoàn thiện và kiến nghị
  19. 6 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu trước đây Trong thời gian qua có nhiều bài báo, luận văn, các nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống KSNB, tác giả đã tìm hiểu một số đề tài về hệ thống KSNB trước đây như sau: 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Jaya Kumar Shanmugam, Mohd Hassan Che Haat & Azwadi Ali, 2012. “An Exploratory Study of Internal Control and Fraud Prevention Measures in SMEs” (Một nghiên cứu khám phá về KSNB và các biện pháp phòng ngừa rủi ro ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ). International Journal of Business Research and Management (IJBRM), Volume 3: Issue (2), 2012. Mục tiêu của nghiên cứu này này là phân tích và trình bày các vấn đề về KSNB và các biện pháp phòng ngừa gian lận trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan để trình bày về KSNB, gian lận, xu hướng hiện hành về biện pháp phòng ngừa gian lận và tội phạm kinh doanh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, KSNB và các biện pháp phòng ngừa gian lận đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ xảy ra gian lận của nhân viên vì nó được vận hành trong một quy mô nhỏ, nơi các chủ đầu tư chỉ có số vốn ít. Chính phủ, nhà quản lý, hoạch định chính sách, các học giả và các bên liên quan nên nhận ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi là xương sống của sự phát triển công nghiệp trong nền kinh tế Malaysia. Do đó, họ cần được quan tâm nhiều hơn để hướng đến việc tăng trưởng trong tương lai và đóng góp cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia đang phải đối mặt với
  20. 7 môi trường đầy thách thức và toàn cầu hóa như thiếu vốn, năng suất thấp, thiếu năng lực quản lý, điều kiện tiếp cận quản lý và công nghệ và quản lý nghèo nàn. Chính phủ nên nổ lực đóng một phần của họ bằng cách tổ chức các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp để trang bị cho họ những kiến thức có liên quan để nâng cao tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập ở Malaysia. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ mới tập trung nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, mang tính định tính, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp nên kết quả nghiên cứu chưa mang tính thuyết phục cao. 1.1.1.2. Qaisar Abbas and Javid Iqbal, 2012. “Internal Control System: Analyzing Theoretical Perspective and Practices” (Hệ thống KSNB: Phân tích lý thuyết và thực hành). Middle-East Journal of Scientific Research. Bài nghiên cứu nhằm mục đích trình bày các quan điểm lý thuyết và thực hành về hệ thống KSNB thông qua việc nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan. Tác giả sử dụng hệ thống các tài liệu nghiên cứu học thuật và phi học thuật: 3 văn bản pháp luật, 20 văn bản làm việc của cơ quan chuyên môn, 30 bài báo nghiên cứu và 10 cuốn sách đã được tham vấn để xem xét lại hệ thống KSNB. Bài nghiên cứu đã cho thấy rằng một hệ thống KSNB phát triển đúng đắn và thực hiện hiệu quả sẽ ngăn ngừa, chống lại sự lãng phí nguồn lực và tạo cơ sở cho các hoạt động thông suốt của tất cả các loại hình tổ chức. Hệ thống KSNB góp phần tạo ra các báo cáo tài chính đáng tin cậy, hữu ích cho các bên liên quan để đưa ra quyết định tốt nhất. Bài nghiên cứu ngày còn cho thấy hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp các tổ chức giảm rủi ro hoạt động và cải thiện độ tin cậy của báo cáo tài chính để xây dựng sự tự tin cho các cổ đông. Nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu các tài liệu về KSNB, mang tính chất định tính, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu khảo sát thực tế nên còn hạn chế, kết quả nghiên cứu chưa mang tính thuyết phục cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2