intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của đề tài gồm phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1 - Tổng quan về kế toán trách nhiệm; Chương 2 - Tổng quan về công ty cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai và thực trạng kế toán trách nhiệm; Chương 3 - Các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- NGUYỄN THỊ KIM CHUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY LẮP GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- NGUYỄN THỊ KIM CHUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY LẮP GIA LAI Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60343001 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. HUỲNH LỢI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ KIM CHUNG
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Cơ cấu lao động trong công ty theo trình độ ................................................ 27 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm (Từ 2010 đến 2012) ............................................................................................... 32 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng tại văn phòng công ty ................................................................................................................ 41 Bảng 2.4. Các loại báo cáo trong công ty ..................................................................... 46 Bảng 2.5. Báo cáo kết quả HĐSXKD toàn công ty ...................................................... 46 Bảng 2.6. Báo cáo doanh thu bán hàng của khối kinh doanh ....................................... 49 Bảng 2.7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khối kinh doanh ....................... 50 Bảng 2.8. Báo cáo chi phí QLDN của khối kinh doanh................................................ 52 Bảng 2.9. Báo cáo chi phí tại các đội xây lắp ............................................................... 53 Bảng 2.10. Báo cáo chi phí tại các đội xây lắp ............................................................. 55 Bảng 3.1. Báo cáo thành quả của trung tâm chi phí định mức ..................................... 73 Bảng 3.2. Báo cáo thành quả của trung tâm chi phí tùy ý (không định mức) .............. 76 Bảng 3.3. Báo cáo thành quả của trung tâm lợi nhuận ................................................. 78 Bảng 3.4. Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư ...................................................... 80
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm .......................... 9 Sơ đồ 1.2 Minh họa trung tâm chi phí của một doanh nghiệp ...................................... 12 Sơ đồ 1.3. Minh họa trung tâm doanh thu của một doanh nghiệp ................................ 14 Sơ đồ 1.4. Minh họa về trung tâm lợi nhuận của một doanh nghiệp ............................ 15 Sơ đồ 1.5. Minh họa trung tâm đầu tư của một doanh nghiệp ...................................... 17 Sơ đồ 1.6. Các khía cạnh tiếp cận, đo lường đánh giá thành quả, trách nhiệm theo mô hình BSC ....................................................................................................................... 22 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty ................................................... 31 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty .................................................. 34 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ các trung tâm trách nhiệm tại công ty ............................................... 70 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán kết hợp......................................................... 82
  6. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Mục lục LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ................................................... 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ......................................................................................... 4 1.1.1. Khái quát các quan điểm về kế toán trách nhiệm ........................................... 4 1.1.2. Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm .................................................. 8 1.1.3. Chức năng của kế toán trách nhiệm ................................................................. 9 1.1.4. Ý nghĩa của kế toán trách nhiệm ...................................................................... 9 1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ................................... 10 1.2.1. Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí ................................. 10 1.2.2. Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trung tâm doanh thu ............................ 12 1.2.3. Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trung tâm lợi nhuận ............................ 14 1.2.4. Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trung tâm đầu tư.................................. 15 1.2.5. Định giá chuyển nhượng nội bộ và những tác động đến nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm trong tổ chức phân quyền ........................ 17 1.3. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ, TRÁCH NHIỆM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ....................................................................................................................................... 19 1.3.1. Quan điểm cổ điển về đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm và những ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm ..................................................................................... 19
  7. 1.3.2. Quan điểm hiện đại về đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm và những ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm ..................................................................................... 21 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY LẮP GIA LAI VÀ TRỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM .......................................................... 25 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY LẮP GIA LAI ....................................................................................................................................... 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ............................................. 25 2.1.1.1. Chức năng ........................................................................................................ 25 2.1.1.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 26 2.1.1.3. Định hướng phát triển của công ty ................................................................... 26 2.1.1.3.1.Mục tiêu phát triển của công ty ...................................................................... 26 2.1.1.3.2.Chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty ....................................... 27 2.1.1.4. Về đặc điểm nguồn lao động của công ty ........................................................ 27 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .................................... 28 2.1.2.1. Về loại hình kinh doanh và các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của công ty ......... 28 2.1.2.2. Về thị trường đầu vào và đầu ra của công ty ................................................... 28 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty ................................................................ 29 2.1.3.1. Triết lý, quan điểm quản lý của công ty ........................................................... 29 2.1.3.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty ............................................................... 30 2.1.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm gần đây ....................... 32 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty ............................................................... 33 2.1.4.1. Nội dung kế toán của công ty .......................................................................... 33 2.1.4.2. Các chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty ........................................ 37 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY LẮP GIA LAI ................................................................................... 38 2.2.1. Quan điểm về thành quả, trách nhiệm quản lý tại công ty .................................. 38 2.2.2. Tình hình phân cấp quản lý và các trung tâm trách nhiệm tại công ty ............... 39 2.2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý tại công ty ............................................................ 39
  8. 2.2.2.2. Các trung tâm trách nhiệm tại công ty ............................................................. 44 2.2.3. Hệ thống báo cáo hoạt động tại Công ty ............................................................. 44 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY 55 2.3.1. Nhận xét về quan điểm về đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm quản lý tại công ty ...................................................................................................................... 55 2.3.2. Nhận xét về tình hình phân cấp quản lý và các trung tâm trách nhiệm tại công ty .................................................................................................................................... 56 2.3.3. Nhận xét về thực trạng kế toán các trung tâm trách nhiệm tại công ty ......... 56 3.4. NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ............................................................................................. 58 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY LẮP GIA LAI ............................................................. 62 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ......................................................................................................................... 62 3.1.1. Quan điềm thứ nhất, kế toán trách nhiệm là một công cụ, nghiệp vụ kế toán nội bộ của doanh nghiệp ......................................................................................... 62 3.1.2. Quan điềm thứ hai, hoàn thiện kế toán trách nhiệm phải hướng đến đảm bảo và nâng cao tính hữu ích của kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm ...................... 63 3.1.3. Quan điểm thứ ba, hoàn thiện kế toán trách nhiệm phải phù hợp với quan điểm đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm quản lý doanh nghiệp .................... 63 3.1.4. Quan điểm thứ tư, hoàn thiện kế toán trách nhiệm phải đảm bảo tính hữu hiệu và tiết kiệm.............................................................................................................. 64 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ................................................................................................................................. 65 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện về vị trí kế toán trách nhiệm tại công ty ........................... 65 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện về tiêu chuẩn định tính kế toán trách nhiệm doanh nghiệp tại công ty ........................................................................................................................... 66 3.2.3. Giải pháp về mặt nội dung kế toán trách nhiệm tại công ty ............................... 67
  9. 3.2.3.1. Nội dung tổ chức và báo cáo thành quả trung tâm chi phí.............................. 71 3.2.3.2. Nội dung tổ chức và báo cáo thành quả trung tâm lợi nhuận ......................... 77 3.2.3.3. Nội dung tổ chức và báo cáo thành quả trung tâm đầu tư .............................. 79 3.2.4. Giải pháp về mặt hiệu quả và tiết kiệm của việc tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty ........................................................................................................................... 81 3.3. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHẢ THI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG ĐỀ XUẤT............................................................................................................................ 83 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thường được cấu trúc từ nhiều đơn vị, bộ phận hợp thành. Để hoạt động đúng định hướng, hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động theo hướng đảm bảo, và tạo điều kiện cho các đơn vị, bộ phận cấu thành hoạt động chủ động, linh hoạt và trách nhiệm. Ngày nay, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh biến động, thay đổi nhanh chóng nên cơ chế tổ chức quản lý cố định dần được thay thế bằng cơ chế tổ chức quản lý linh hoạt, mềm dẻo hơn. Điều này, buộc các doanh nghiệp phải tăng cường hơn nữa tính chủ động, linh hoạt và trách nhiệm cho các đơn vị, bộ phận cấu thành. Công ty Cổ phần Vật liệu và xây lắp Gia Lai là một doanh nghiệp tiếp bước, phát triển từ doanh nghiệp Nhà nước, một tổ chức kinh doanh chuyển đổi từ hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi cơ chế, chính sách, chế độ của một tổ chức kinh doanh của Nhà nước sang hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập trong nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những tác động của kinh tế thị trường. Từ vấn đề khoa học, thời sự, thực tiễn trên xây dựng, hoàn thiện kế toán trách nhiệm là một vấn đề khoa học, thời sự, thực tiễn cần thiết để xác lập, hoàn thiện công cụ đo lường, đánh giá, định hướng về hoạt động, trách nhiệm của từng đơn vị, bộ phận cấu thành trong Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia lai. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai.” 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp Nhà nước sang loại hình công ty cổ phần đã tạo nên những thay đổi rất căn bản về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và trách nhiệm. Từ một hệ thống tổ chức quản lý cứng nhắc và tập trung, mệnh lệnh sang hệ thống tổ chức quản lý mềm dẻo và phân quyền mạnh mẽ, nâng cao tính chủ động cho các bộ phận. Thực tiễn đó đã đặt ra bài toán cấp thiết đối với công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai là phải làm sao xác lập được một công cụ quản lý thích hợp vừa đảm bảo tính linh hoạt cho từng cấp quản trị nhưng phải đúng định hướng, có trách nhiệm. Đó chính là kế toán trách nhiệm và chính kế toán trách nhiệm sẽ giúp giải quyết những vấn đề thời sự quản trị rất bức thiết hiện nay như :
  11. 2 - Giúp cho các nhà quản trị bộ phận có nhiều thong tin chính xác, hoàn hảo hơn về hoạt động để chủ động phản ứng nhanh nhẹn với những thay đổi và quản trị đơn vị hiệu quả hơn; - Khuyến khích, thúc đẩy, tạo sự hài lòng về công việc nhưng có trách nhiệm của những nhà quản trị cấp cơ sở để khắc phục những cục bộ nhằm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, có trách nhiệm giữa những nhà quản trị ở các cấp với tổ chức trong thực hiện mục tiêu chung của tổ chức; - Tạo môi trường để xây dựng, phát triển các nhà quản trị cao cấp trong tương lai cho tổ chức. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước Trong nước, một số công trình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm như : công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Văn Dược ….về nghiên cứu, xác lập nội dung, quy trình kế toán trách nhiệm của một loại hình doanh nghiệp; một số công trình nghiên cứu thể hiện ở các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ . Những công trình nghiên cứu này đề cập ở góc độ nội dung và quy trình kế toán trách nhiệm liên quan đến một loại hình doanh nghiệp và cũng có một số doanh nghiệp cụ thể. Ở nước ngoài, khá nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, tiêu biểu như nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young; nhóm tác giả Clive Emmanuel, Divid Otley and Kenneth Mar-chant, nhóm tác giả James R. Martin, …những nhóm tác giả này đề cập cả về mặt lý thuyết và những nội dung ứng dụng kế toán trách nhiệm vào một loại hình doanh nghiệp. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu lý thuyết kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp; - Nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia lai; - Hoàn thiện kế toán trách nhiệm Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu: - Phân tích lý thuyết kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp để chọn lọc, xác lập nền tảng lý thuyết là cơ sở luận;
  12. 3 - Thống kê, mô tả những vấn đề thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai; - Quy nạp, suy luận những vấn đề lý thuyết, giải pháp đề xuất hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Lý thuyết kế toán trách nhiệm; - Những vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm và tổ chức ứng dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai. 6. Nội dung nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu quan điểm, khái niệm, mục tiêu, nội dung, tổ chức và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp; - Nghiên cứu quan điểm về kế toán trách nhiệm, tình hình tổ chức kế toán trách nhiệm và những nhân tố chi phối đến quan điểm, tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai; - Nghiên cứu quan điểm, phương phương, mô hình, hình thức tổ chức và triển khai kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai. 7. Kết cấu đề tài thực hiện Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm 3 chương chính, - Chương 1 : Tổng quan về kế toán trách nhiệm - Chương 2 : Tổng quan về công ty cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai và thực trạng kế toán trách nhiệm - Chương 3 : Các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai 8. Dự tính đóng góp của đề tài - Tổng kết cơ sở luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp; - Quan điểm, phương phương, mô hình, hình thức tổ chức và triển khai kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai.
  13. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1.1. Khái quát các quan điểm về kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của kế toán quản trị, vì thế, sự hình thành, phát triển, thay đổi của kế toán trách nhiệm gắn liền với sự hình thành, phát triển, thay đổi của kế toán quản trị. Năm 1950, Ailman đã cho ra đời tác phẩm “Cơ sở hoạch địch của tổ chức gắn liền với kế toán trách nhiệm - Basic Organizational Planning to tie in with Responsibility Accounting ”. Đây là tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của kế toán trách nhiệm. Kể từ đó, kế toán trách nhiệm được các nhà nghiên cứu lý luận, nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm, tiến hành và cho ra đời nhiều tác phẩm, những công trình ứng dụng với những quan điểm khác nhau. Trên thế giới, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu áp dụng kế toán trách nhiệm vào thực tiễn khá nhiều, khá phổ biến. Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young, kế toán trách nhiệm là : một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức; là một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý, chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí họ có quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng); là một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý để theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát. Theo nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel, kế toán trách nhiệm : là một bộ phận của kế toán quản trị liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và chi phí,
  14. 5 trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hằng ngày về các vấn đề đó. Theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, Divid Otley and Kenneth Mar-chant, kế toán trách nhiệm là sự thu thập, tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định về chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đang được nói đến, và thực thi những hành động về chúng. Kế toán trách nhiệm tỏ ra phù hợp ở những tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau kế toán trách nhiệm là thành quả hoạt động của mỗi nhà quản lý và thành quả đó nên được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ tốt hoặc xấu như thế nào. Theo James R. Martin, kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát; là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng. Ý tưởng chính làm cơ sở cho tư tưởng về hệ thống kế toán trách nhiệm của James R. Martin là việc phân chia cơ cấu tổ chức quản lý của một doanh nghiệp thành những trung tâm trách nhiệm, để tạo nên những phương thức quản lý tốt hơn, và điều này thật sự có ý nghĩa và cần thiết đối với những tổ chức lớn có sự đa dạng về ngành nghề hoạt động. Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra quyết định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu nhiều cấp bậc, và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh giá được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì vậy, kế toán trách nhiệm được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở từng bộ phận trong một doanh nghiệp. Một khía cạnh trong khái niệm kế toán trách nhiệm của
  15. 6 James R. Martin là đề cập đến tính có thể kiểm soát. Theo đó, một nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm cho những lĩnh vực mà họ có quyền quyết định và kiểm soát. Tuy nhiên, theo tác giả, khái niệm này hiếm khi có thể được áp dụng một cách thành công trong thực tiễn được, bởi vì tất cả mọi hệ thống đều luôn thay đổi. Những nỗ lực để ứng dụng khái niệm có tính kiểm soát để tạo ra những báo cáo trách nhiệm, nơi mà mỗi cấp quản lý được giao chịu trách nhiệm về những cấp quản lý thấp hơn. Đối với nhóm tác giả David F. Hawkins, V.G. Narayanan, Jacob Cohen, Michele Jurgens, kế toán trách nhiệm là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan, về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một doanh nghiệp – những đơn vị trong tổ chức được đứng đầu bởi những nhà quản lý có trách nhiệm cho kết quả hoạt động của đơn vị họ quản lý. Những bộ phận chủ yếu bao gồm: hệ thống dự toán ngân sách, các báo cáo kết quả hoạt động, các báo cáo về sự biến động và những mức giá chuyển nhượng sản phẩm, dịch vụ nội bộ giữa các bộ phận trong công ty. Theo đó, Kế toán trách nhiệm đi sâu vào việc so sánh kết quả hoạt động thực tế của trung tâm trách nhiệm với kế hoạch, dự toán được giao, và những nguồn lực để được chuyển nhượng từ trung tâm này đến trung tâm khác như thế nào. Đồng thời, kế toán trách nhiệm cũng lý giải việc lập kế hoạch quản lý và quá trình kiểm soát hoạt động của nhà quản lý . Hai tác giả B. Venkatrathnam – Professor, Department of Commerce and Business Management, K.U., Warangal (A.P) và Raji Reddy – Asso, Professor in Commerce, Univ. Arts & Science College, Kakatiya University, Warangal (A.P), kế toán trách nhiệm là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền và xác định trách nhiệm. Quyền lực (sự ủy nhiệm) được giao phó theo trung tâm trách nhiệm và tính toán cẩn thận cho trung tâm trách nhiệm. Theo hệ thống này, các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm cho những hoạt động của các phân khu trong tổ chức. Các phân khu này được gọi là các bộ phận, chi nhánh, hay khu vực,… Theo tác giả, một trong những mục đích sử dụng của kế toán trách nhiệm chính là nhằm thực hiện sự kiểm soát của nhà quản lý. Trong những kỹ thuật quản lý, kế toán trách nhiệm được cho là có rất nhiều ý nghĩa, trong khi những phương thức kiểm soát khác có thể được áp dụng cho toàn bộ tổ chức, kế toán trách nhiệm đại diện một phương pháp đo lường, đánh giá biểu
  16. 7 hiện của những khu vực khác nhau của một tổ chức. Thuật ngữ “khu vực” có liên quan đến kế toán trách nhiệm được sử dụng với ý nghĩa tổng quát, để bao gồm bất kỳ phân khu theo hệ thống, bộ phận nào của một tổ chức. Theo cách hiểu này, “khu vực” có thể là một quyết định, một phòng ban, một văn phòng chi nhánh, một trung tâm dịch vụ, một kênh phân phối,…với kết quả hoạt động kinh doanh có thể xác định và đo lường một cách tách biệt. Điều này rất có ý nghĩa và cần thiết đối với nhà quản lý. Ở Việt Nam, khái niệm kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là những thông tin kết quả, hiệu quả hoạt động được thể hiện qua doanh thu, chi phí, vốn đầu tư, lợi nhuận…mà nhà quản trị bộ phận đó có thể đưa ra các quyết định tác động lên nó. Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm, có thể thấy rằng sự khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ở các góc tiếp cận, nhìn nhận khác nhau của mỗi tác giả về đặc điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức kế toán trách nhiệm ở doanh nghiệp; tuy nhiên, sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà cùng bổ sung cho nhau nhằm tạo ra một tầm nhìn toàn diện hơn về kế toán trách nhiệm. Cụ thể, Thứ nhất, kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị và là một quá trình tập hợp, báo cáo các thông tin, được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động, đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức. Hệ thống kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin chính thức và cả thông tin phi tài chính trong phạm vi hệ thống kiểm soát của Ban quản lý một đơn vị. Thứ hai, kế toán trách nhiệm chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có bộ máy quản lý được sự phân quyền, phân cấp quản lý. Bởi lẽ, mục tiêu chính của hệ thống kế toán trách nhiệm là đảm bảo định hướng, đạt hiệu quả và có trách nhiệm của tổ chức để hạn chế tối đa những bất lợi, giúp cho tổ chức gặt hái được những lợi ích của việc phân cấp trong quản lý. Thực tế, hệ thống kế toán trách nhiệm ở các tổ chức khác nhau là rất đa dạng, có những hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với cách hoạt động theo lịch trình đều đặn, có những hệ thống không được thể chế hóa và hoạt động tùy tiện và bên cạnh đó, có hệ thống kế toán trách nhiệm giao cho
  17. 8 những nhà quản lý bộ phận hay nhà quản lý chương trình quyền hạn quyết định rất lớn hoặc rất hạn chế, đôi khi không có quyền hạn gì đối với các quyết định về sử dụng các nguồn lực thuộc bộ phận họ quản lý. Các khác biệt này phát sinh do các đặc điểm của hệ thống trách nhiệm, và lượng quyền hạn mà nhà quản lý cấp cao trao cho các nhà quản lý cấp dưới. Sự phân quyền trong một tổ chức một phần tùy thuộc vào môi trường của tổ chức, và một phần tùy thuộc vào quan điểm của quản trị cấp cao và phong cách quản lý. Vì vậy, không dễ dàng xác định chính xác hay chuẩn hóa chung các đặc điểm hệ thống kế toán trách nhiệm của một tổ chức. Thứ ba, một hệ thống kế toán trách nhiệm hữu ích phải thỏa mãn việc chọn lọc lý thuyết phù hợp. Lý thuyết này cho rằng không có một biểu mẫu cấu trúc tổ chức đúng và thỏa mãn cho mọi tổ chức, mà chỉ có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất là cấu trúc cung cấp một sự phù hợp với: môi trường tổ chức hoạt động; chiến lược của tổ chức; và các giá trị, sự khích lệ của quản trị cấp cao. Đối với hệ thống kế toán trách nhiệm cũng đòi hỏi một sự thích ứng như vậy. 1.1.2. Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm Được thể hiện qua sơ đồ 1.1. Theo sơ đồ này, công việc đầu tiên của kế toán trách nhiệm là lập kế hoạch hoạt động, bộ phận có liên quan sẽ thu thập các thông tin cần thiết. Dựa trên số liệu thực tế phát sinh (có kiểm soát), tiến hành đối chiếu với số kế hoạch, phân tích chênh lệch từ đó ra các quyết định thích hợp điều chỉnh chênh lệch cho hợp lý. Lập kế hoạch hoạt động (dự toán ngân sách) Tiếp tục đối chiếu Thu thập các thông tin số liệu, ra quyết Kiểm soát liên quan đến kế định vào thời điểm hoạch thích hợp Ra quyết định quản Phân tích định kỳ trị điều tiết các chênh lệch giữa Sơ đồ 1.1. chênh lệch Sơ lớnđồ mô tả quy trình hoạt động của kếkế toán trách hoạch nhiệm và thực tế
  18. 9 1.1.3. Chức năng của kế toán trách nhiệm - Giúp cho nhà quản trị cấp cao xác định được sự đóng góp của từng đơn vị, từng bộ phận vào lợi ích chung của toàn doanh nghiệp; - Cung cấp thông tin và số liệu cho việc đánh giá thành quả quản lý của từng nhà quản trị bộ phận và ảnh hưởng của thành quả quản lý từng bộ phận đến cách thực hiện hành vi của các nhà quản trị này; - Thúc đẩy các nhà quản trị điều hành bộ phận của mình theo những cách thức thích hợp và nhất quán với mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. 1.1.4. Ý nghĩa của kế toán trách nhiệm Trong doanh nghiệp, muốn điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được hữu hiệu và hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai việc thực hiện mục tiêu của mình. Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các cấp thừa hành, thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động, từng khâu, từng sản phẩm, vv…từ đó, Kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường quá trình, thành quả hoạt động của từng bộ phận trông một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản trị kiểm soát, đánh giá, định hướng được hoạt động, xác lập trách nhiệm cụ thể ở từng cấp quản trị khác nhau. Kế toán trách nhiệm được thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin thực tế đã được dự toán từ đầu vào, đầu ra của từng hoạt động ở trung tâm trách nhiệm. Những thông tin có liên quan đến đầu vào chính là nguồn lực kinh tế được sử dụng như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, thông tin và sự tiêu dùng nguồn lực kinh tế này như chi phí, phí tổn; thông tin đầu ra chính là kết quả, hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế đầu vào sau một quá trình hoạt động ở từng trung tâm trách nhiệm như trung tâm trách nhiệm về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, sự tăng trưởng, ...Nói cách khác, kế toán trách nhiệm xác lập kênh thông tin chi tiết và có địa chỉ trách nhiệm về nguồn lực kinh tế, sử dụng nguồn lực kinh tế và kết quả, hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực kinh tế, của việc phát sinh chi phí trong một tổ chức. 1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
  19. 10 Nội dung là những thuộc tính, những vấn đề cơ bản cấu trúc nên kế toán trách nhiệm để đảm bảo thông tin, trách nhiệm cho việc đạt được mục tiêu quản trị trong một tổ chức phân quyền và quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm là các bước, trình tự các bước tiến hành, triển khai nội dung kế toán trách nhiệm. Nội dung và quy trình kế toán trách nhiệm có thể tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Căn cứ vào phạm vi hoạt động và trách nhiệm, nội dung và quy trình kế toán trách nhiệm gắn liền với xây dựng, thiết lập quy trình thực hiện các loại trung tâm trách nhiệm như trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm kinh doanh, trung tâm đầu tư. 1.2.1. Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị trung tâm có quyền và chịu trách nhiệm về chi phí, về việc tiêu dùng các nguồn lực kinh tế đầu vào. Vì vậy, trung tâm chi phí thường được xây dựng gắn liền với những hoạt động, bộ phận, đơn vị có phát sinh chi phí như : phân xưởng sản xuất, các đơn vị sản xuất, các trạm thu mua chế biến, …. Về mặt quản trị và xác lập trách nhiệm về chi phí cơ bản liên quan trực tiếp với việc hoạch định chi phí để làm nền tảng bàn giao quyền hạn, trách nhiệm; đo lường, đánh giá chi phí nhằm xác lập thành quả, trách nhiệm của nhà quản trị về chi phí. Do đó, nội dung của kế toán trách nhiệm về trung tâm chi phí cũng gắn liền với việc hoạch định chi phí để làm nền tảng bàn giao quyền hạn, trách nhiệm; đo lường, đánh giá chi phí nhằm xác lập thành quả, trách nhiệm của nhà quản trị về chi phí của từng trung tâm. Chi phí trong một đơn vị, bộ phận cơ bản gồm có hai loại, chi phí có sự liên quan rõ ràng với kết quả đầu ra như chi phí vật tư, lao động, … của các hoạt động sản xuất, dịch vụ; chi phí không có sự liên quan rõ ràng với kết quả đầu ra như chi phí hành chính, quản trị, nghiên cứu,.. Với những chi phí có sự liên quan rõ ràng với kết quả đầu ra thường được xây dựng định mức và nội dung kế toán trách nhiệm với loại chi phí này gắn liền với việc xây dựng định mức, hoạch định chi phí để làm nền tảng bàn giao quyền hạn, trách nhiệm; đo lường, đánh giá chi phí nhằm xác lập thành quả, trách nhiệm của nhà quản trị về chi phí định mức theo từng trung tâm. Vì vậy, kế toán trách nhiệm về trung tâm chi
  20. 11 phí này còn gọi là kế toán trách nhiệm về trung tâm chi phí định mức (Standard cost centers). Với những chi phí không có sự liên quan rõ ràng với kết quả đầu ra thường được xây dựng hạn mức chi phí và nội dung kế toán trách nhiệm với loại chi phí này gắn liền với việc xây dựng hạn mức chi phí, hoạch định hạn mức chi phí cho từng trung tâm trong mỗi kỳ để làm nền tảng bàn giao quyền hạn, trách nhiệm; đo lường, đánh giá chi phí hạn mức nhằm xác lập thành quả, trách nhiệm của nhà quản trị về hạn mức chi phí theo từng trung tâm. Vì vậy, kế toán trách nhiệm về trung tâm chi phí hạn mức này còn gọi là kế toán trách nhiệm về trung tâm chi phí tùy ý hay chi phí không định mức được (Discretionary Expense centers). Trên cơ sở nội dung kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí, quy trình kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí gồm các bước sau : - Trên cơ sở hệ thống phân cấp phân quyền, phân cấp quản lý của doanh nghiệp, tiến hành xác định các trung tâm chi phí và quyền hạn, trách nhiệm cụ thể từng trung tâm chi phí như trung tâm chi phí định mức, hay trung tâm chi phí tùy ý hay kết hợp cả hai; - Xây dựng các chỉ tiêu đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm cụ thể từng trung tâm chi phí; - Trên cơ sở các chỉ tiêu đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm cụ thể từng trung tâm chi phí xây dựng dự toán cho từng trung tâm chi phí; - Trên cơ sở thực tế đạt được các chỉ tiêu đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm cụ thể từng trung tâm chi phí và dự toán của trung tâm này , đo lường thành quả hoạt động từng trung tâm chi phí; - Lập báo cáo thành quả và trách nhiệm của từng trung tâm chi phí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1