Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý ngân sách huyện - Trường hợp huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện; đánh giá tình hình thu, chi của huyện Đầm Dơi so với các huyện khác xem có gì khác biệt để rút ra kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân hạn chế... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý ngân sách huyện - Trường hợp huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN CANG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN: TRƯỜNG HỢP HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN CANG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN: TRƯỜNG HỢP HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS-TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Sử Đình Thành, Trưởng Khoa Tài chính công, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận văn Phạm Văn Cang
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU: ...................................................................................................... 01 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................... 01 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 02 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 02 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin ........................................... 02 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 03 6. Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................... 03 7. Kết cấu của nghiên cứu ............................................................................ 04 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................... 05 1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước ........................................................ 05 1.1.1. Các khái niệm .................................................................................. 05 1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước ................................................. 05 1.1.1.2. Khái niệm về quản lý ngân sách ................................................ 05 1.1.1.3. Tính bền vững của ngân sách .................................................... 05 1.1.2. Bản chất của Ngân sách Nhà nước .................................................. 06 1.1.3. Chức năng của Ngân sách nhà nước................................................ 07 1.1.4. Vai trò của Ngân sách nhà nước ...................................................... 07 1.1.5. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước............. 07 1.1.5.1. Hệ thống NSNN ở Việt Nam ..................................................... 07 1.1.5.2. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước ..................................... 08 1.1.6. Phân cấp và Ngân sách địa phương ................................................. 08
- 1.1.6.1. Khái niệm phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước ................... 08 1.1.6.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước............ 08 1.2. Ngân sách Nhà nước cấp huyện (Quận) trong hệ thống NSNN............ 09 1.2.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước cấp huyện (Quận) ......................... 09 1.2.2. Đặc điểm của NSNN cấp huyện (Quận) .......................................... 09 1.2.3. Vai trò Ngân sách Nhà nước cấp huyện ........................................... 10 1.2.4. Hiệu quả quản lý Ngân sách cấp huyện và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện ................................................................................. 10 1.2.4.1. Hiệu quả quản lý Ngân sách cấp huyện ...................................... 10 1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý NS cấp huyện ................ 10 1.3. Kinh nghiệm các nước về phát triển Ngân sách địa phương ................. 16 1.3.1. Nhật Bản .......................................................................................... 16 1.3.2. Singapore ......................................................................................... 16 1.3.3. Trung Quốc ...................................................................................... 17 1.3.4. Thái Lan ........................................................................................... 18 1.3.5. Những bài học kinh nghiệm ............................................................ 19 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN ĐẦM DƠI.21 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi ............ 21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 21 2.1.2. Về kinh tế - xã hội ........................................................................... 21 2.1.2.1. Về kinh tế .................................................................................. 21 2.1.2.2. Về xã hội .................................................................................... 22 2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020........................... 23 2.1.3.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................... 23 2.1.3..2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................... 23 2.1.3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu ................................................................... 24 2.2. Ngân sách và quy mô Ngân sách huyện Đầm Dơi ................................ 26 2.2.1. Cơ cấu Thu ngân sách huyện Đầm Dơi ........................................... 26 2.2.1.1. Phân chia theo sắc thuế.............................................................. 27
- 2.2.1.2. Phân chia theo ngành, lĩnh vực................................................... 30 2.2.2. Cơ cấu Chi ngân sách huyện Đầm Dơi ........................................... 31 2.2.2.1. Đánh giá sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách huyện đối với chính sách phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 32 2.3. Các thành phần chi tiêu công huyện Đầm Dơi ...................................... 32 2.3.1. Về chi đầu tư phát triển ................................................................... 32 2.3.2. Về cơ cấu chi thường xuyên ............................................................. 34 2.4. So sánh quy mô và thành phần thu, chi huyện Đầm Dơi với các huyện khác ....................................................................................................................... 36 2.4.1. Về Thu ngân sách ............................................................................. 37 2.4.2. Về Chi ngân sách .............................................................................. 39 2.5. Nhận xét ................................................................................................. 41 2.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 41 2.5.2. Những hạn chế .................................................................................. 46 CHƯƠNG 3 – HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................... 53 3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện công tác tổ chức quản lý chi tiêu công tại huyện Đầm Dơi ................................................................................................ 53 3.1.1. Căn cứ xác định định hướng và giải pháp ....................................... 53 3.1.2. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới ................................................... 55 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện ............ 57 3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện ....... 57 3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện ........ 62 3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chu trình ngân sách................ 65 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, công tác thi đua khen thưởng ......................................................................................... 67 3.2.5. Các giải pháp khác............................................................................ 69 3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 74
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 83
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa GTGT : Giá trị gia tăng KT-XH : Kinh tế - xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTƯ : Ngân sách Trung ương NS : Ngân sách UBND : Ủy ban nhân dân DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Biểu đồ 1.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đầm Dơi ............................................... 24 Biểu đồ 2.1. Thu Ngân sách nhà nước huyện Đầm Dơi ............................... 27 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu Thu ngân sách nhà nước huyện Đầm Dơi ................... 28 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các khoản thu phân chia .............................................. 29 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu các khoản thu thường xuyên ........................................ 30 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thu ngân sách theo ngành, lĩnh vực ............................. 31 Biểu đồ 2.6. Chi ngân sách huyện Đầm Dơi ................................................ 32 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu chi đầu tư phát triển ..................................................... 33 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu chi thường xuyên ......................................................... 35 Bảng 2.9. So sánh quy mô thu, chi ngân sách với các huyện khác ............. 37 Biểu đồ 2.10. So sánh cơ cấu thu ngân sách với các huyện khác................. 38 Biểu đồ 2.11. So sánh cơ cấu chi ngân sách với các huyện khác ................. 39 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu ............................................ 03 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam ....................... 07
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Chi tiêu công là một phạm trù tài chính gắn liền với chức năng quản lý của Nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Hiệu quả quản lý chi tiêu công được đặt ra trong bối cảnh là nguồn lực tài chính của mỗi quốc gia có sự giới hạn nhất định nhưng làm thế nào để thõa mãn tốt những nhu cầu cần thiết nhằm đạt các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước; việc phân bổ và sử dụng nguồn lực đúng mục đích có hiệu quả trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, góp phần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Trong những năm qua, chi tiêu công tại huyện Đầm Dơi đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội. Bằng trực quan, có thể nhận thấy cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người từ 17 triệu đồng năm 2010 tăng lên 32 triệu đồng năm 2014. Tỷ lệ hộ dân nông thôn kết nối với điện lưới quốc gia đã tăng từ 87,69% năm 2010 lên 95,36% năm 2014. Tỷ lệ xã có đường ô tô về đến trung tâm xã từ 33,33% năm 2010 lên 80% năm 2014; xây dựng lộ giao thông nông thôn từ 44,5 Km đường bê tông năm 2010 tăng lên 102 Km đường bê tông năm 2014. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 86% lên 98% vào năm 2014. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm từ 3.900 lao động năm 2010 tăng lên 5.200 lao động năm 2014. Chi tiêu cho giáo dục tăng từ 91,093 tỷ đồng năm 2010 lên 194,757 tỷ đồng năm 2014. Đặc biệt, công tác xoá đói giãm nghèo đã đạt được thành công đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo từ 13,76% năm 2010 giãm xuống 7,63% năm 2014; vận động xây dựng 568 căn nhà tình nghĩa; xây dựng 2.141 căn nhà cho người nghèo. Mặc dù cơ chế quản lý và kiểm soát chi tiêu công hiện hành đã được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều tồn tại làm hạn chế đến kết quả hoạt động quản lý ngân sách nhà nước, nguồn lực bị phân bổ dàn trãi, sử dụng còn lãng phí, chất lượng hàng hoá công cung cấp cho xã hội kém, người quản lý chi tiêu thiếu trách
- 2 nhiệm về kết quả hoạt động đã tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỹ luật, kỹ cương tài chính và phát sinh nhiều tiêu cực, lãng phí và tham nhũng. Xuất phát từ tầm quan trọng trong bối cảnh Chính phủ đặc ưu tiên hàng đầu hiện nay là tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; em xin chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý ngân sách huyện: Trường hợp huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” để làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. - Đánh giá tình hình thu, chi của huyện Đầm Dơi so với các huyện khác xem có gì khác biệt để rút ra kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp khoa học, hợp lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đầm Dơi trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ cấu thu, chi ngân sách huyện với chính sách phát triển kinh tế - xã hội sẽ làm rõ mức độ phù hợp với quy mô và thành phần chi tiêu công từ năm 2007-2014; đồng thời so sánh với các địa phương có điều kiện tương đồng với huyện Đầm Dơi như: huyện Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh; đồng thời kết hợp phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích. Nguồn thông tin thu thập dữ liệu từ Báo cáo Quyết toán thu, chi ngân sách từ hệ thống dữ liệu lưu trữ của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau; Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện: Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh từ năm 2007-2014. Một số thông tin khác từ Văn phòng HĐND-UBND huyện, Chi Cục thuế huyện, Kho bạc nhà nước huyện, Chi Cục Thống kê huyện nhằm đảm bảo cho tính xác thực nhất cho những kết luận của mình.
- 3 Hình 1.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu Cơ sở Lý thuyết về NSNN Cơ cấu NSNN Đánh giá thực trạng Thu, chi NSNN Cơ cấu thu, chi huyện Đầm Dơi ngân sách huyện Đầm Dơi So sánh với các Đề xuất huyện khác Các giải pháp 5. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tập trung trã lời các câu hỏi lớn như: - Tình hình quản lý ngân sách huyện Đầm Dơi thời gian qua như thế nào? - Mức độ bền vững của cơ cấu thu ngân sách huyện Đầm Dơi như thế nào? Cấu trúc chi ngân sách có phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đầm Dơi hiện nay không? - Huyện Đầm Dơi có thể làm gì để tăng tính bền vững ngân sách so với các huyện khác? 6. Ý nghĩa nghiên cứu
- 4 Đề tài nguyên cứu nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phù hợp thực tế trong việc quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đầm Dơi. 7. Kết cấu của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách huyện Đầm Dơi. Chương 3: Hoàn thiện các giải pháp quản lý ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Kết luận và khuyến nghị.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước 1.1.1. Các khái niện 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Theo PGS.TS Dương Đăng Chinh, thì “NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định”. Theo GS.TS Tào Hữu Phùng và GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, thì “NSNN là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoản thời gian nhất định (phổ biến là một năm)”. Theo Luật NSNN năm 2002, thì “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.1.1.2. Khái niệm về quản lý ngân sách Theo Điều 3 Luật NSNN năm 2002 thì: “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm”. Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. 1.1.1.3. Tính bề vững của ngân sách Có nhiều khái niệm về tính bền vững của ngân sách, theo Schick (2005) thì ngân sách bề vững phải đảm bảo 4 yếu tố sau: (i) tình trạng có thể trã được nợ - khả năng của chính phủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính; (ii) Tăng trưởng – chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng; (iii) Ổn định – khả năng của
- 6 chính phủ trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai bằng gánh nặng thuế hiện tại; (iv) Công bằng – khả năng của chính phủ trong việc chi trã các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tương lai. Tính bề vững của ngân sách theo cách tiếp cận của Nhóm công tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công (2000) là “tình trạng ngân sách có thể duy trì được trong trung hạn mà không làm tăng thái quá tổng gánh nặng nợ và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô hay không”. Tính bề vững của ngân sách theo nhiều nghiên cứu khác được tiếp cận theo cơ cấu thu, chi ngân sách. Có thể chia thu ngân sách ra làm thành các khoản thu được phân chia, thu thường xuyên và thu bất thường (thu đặc biệt), các khoản chi cũng được phân chia thành chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Các khoản thu được phân chia đem lại thu nhập bền vững cho ngân sách. Thu thường xuyên là một dạng thu nhập bền vững trong khi thu đặc biệt là loại thu nhập bất thường và do đó không bền vững. Trong khoản thu thường xuyên thì thu về lệ phí môn bài và trước bạ không phải nguồn thu bề vững và sẽ giãm dần theo thời gian. Các khoản thu đặc biệt như thu từ bán nhà và quyền sử dụng đất lại không bền vững (Rosengard và đtg, 2006). Tương tự theo Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008) thì các khoản thu từ chuyển đổi đất không bền vững, vì nguồn thu này sớm muộn cũng sẽ cạn, còn thu từ xổ số kiến thiết là khoản thu không tạo ra “giá trị gia tăng”. Ngoài ra, Vũ Thành Tự Anh và đtg (2011) cho rằng sự sẵn có của nguồn tài nguyên hay vị trí địa lý có thể đóng góp cho sự thịnh vượng cũng chỉ có giới hạn. Do đó, nguồn thu từ thuế tài nguyên là không bền vững. 1.1.2. Bản chất của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước không thể tách rời Nhà nước. Là hệ thống các mối quan hệ thu, chi giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện chức năng quản lý, điều hành KT-XH thông qua dự toán, quyết toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi bằng tiền trong thời gian nhất định thường là 1 năm.
- 7 1.1.3. Chức năng của ngân sách nhà nước Ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy, Ngân sách Nhà nước cũng có hai chức năng là phân phối, điều chỉnh và kiểm soát. 1.1.4. Vai trò của của ngân sách nhà nước Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong hoạt động Kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định như khai thác, huy động các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi của Nhà nước theo mục tiêu Quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo từng giai đoạn tăng trưởng, bù đắp cho những khiếm khuyết của thị trường, kích thích tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát. 1.1.5. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN 1.1.5.1. Hệ thống NSNN ở Việt Nam Theo Luật NSNN năm 2002, Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam được tổ chức theo sơ đồ sau đây: Hình1.2. Sơ đồ hệ thống Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Ngân sách tỉnh và Thành Ngân sách huyện, Ngân sách xã, phố trực thuộc TW quận, thị xã, thành phố phường, thị trấn thuộc tỉnh
- 8 1.1.5.2. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp ngân sách trong việc quản lý NSNN, phân chia các nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN từng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cấp đó. 1.1.6. Phân cấp và ngân sách địa phương 1.1.6.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Khi đã hình thành hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấp quản lý NSNN là một tất yếu khách quan, bởi lẽ việc phân cấp quản lý NSNN gồm nhiều cấp để tăng cường tính dân chủ, linh hoạt, hiệu quả và trách nhiệm của địa phương; cung cấp hàng hoá dịch vụ công phù hợp cho nhu cầu các địa phương. Vì vậy, mỗi cấp ngân sách đều có nhiệm vụ hoạt động thu, chi mang tính độc lập tương đối. Ngân sách nhà nước là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách vừa chịu sự ràng buộc bởi các chế độ thể lệ chung, vừa có tính độc lập tự chủ trách nhiệm thì phân cấp quản lý NSNN được hiểu là phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý NSNN. Thực chất của việc phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền Nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề của hoạt động NSNN. Chính vì vậy phát huy được tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc khai thác nguồn thu và bố trí các khoản chi phù hợp để giải quyết các nhu cầu tại chổ của địa phương, khắc phục tâm lý ỷ lại của các cơ sở hoặc bệnh quan liêu của cấp trên. 1.1.6.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước thì, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc: Thứ nhất, Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
- 9 Thứ hai, Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể: - Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách; - Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý; Thứ ba, Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp; Thứ tư, Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, theo thẩm quyền quy định tại các Điều 15, 16 và 25 của Luật Ngân sách nhà nước, Quốc hội, Hội đồng nhân dân điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp. 1.2. Ngân sách nhà nước cấp huyện (quận) trong hệ thống NSNN 1.2.1. Khái niệm ngân sách cấp huyện (quận) Theo Bộ Tài chính, thì “Ngân sách huyện (quận) là quỹ tiền tệ tập trung của huyện (quận) được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện (quận)”. 1.2.2. Đặc điểm của NSNN cấp huyện (quận)
- 10 Ngân sách huyện (quận) thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện (quận); đó là mối quan hệ giữa ngân sách với các tổ chức, cá nhân trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện. Ngân sách huyện (quận) không có bội chi ngân sách. 1.2.3. Vai trò ngân sách cấp huyện Ngân sách huyện (quận) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 1.2.4. Hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện 1.2.4.1. Hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện Từ khái niệm quản lý ngân sách cấp huyện đã được nghiên cứu, có thể thấy rằng công tác quản lý ngân sách nhà nước là nhằm đạt đến mục tiêu huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực hiệu quả, công bằng, góp phần thúc đẩy, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo an toàn trật tự, khuyến khích phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện tốt công tác cải cách tiền lương, trên cơ sở được nâng cấp, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của địa phương, tăng cường kỹ luật, kỹ cương tài chính trong quản lý sử dụng ngân sách. Như vậy, nói một cách khái quát hơn, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện là những kết quả đạt được đảm bảo nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỹ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương. 1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ngân sách cấp huyện - Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu ngân sách
- 11 + Bảo đảm thực hiện tốt nhất dự toán thu đã được cơ quan có thẩm quyền giao. Dự toán lập dựa trên khả năng khai thác các nguồn thu, nhu cầu chi tiêu của ngân sách trong năm kế hoạch. Dự toán thu được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước và được thông qua cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Vì vậy, các chỉ tiêu trong dự toán thu là chỉ tiêu pháp lệnh buộc các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu của dự toán thu là mục tiêu hàng đầu của của công tác quản lý thu nhằm đảm bảo tính chủ động trong điều hành và quản lý ngân sách Nhà nước, đặc biệt là thu thuế, bởi vì, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và dự toán thuế là bộ phận cấu thành quan trọng trong dự toán ngân sách nhà nước. + Bảo đảm các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Đây là tiêu chí tất yếu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu xuất phát từ yêu cầu quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật của Nhà nước pháp quyền. + Bảo đảm phát huy vai trò tích cực của thuế, phí và lệ phí trong điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu của nhà nước. Thuế, phí và lệ phí là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội. Đồng thời, thuế, phí và lệ phí có tác động sâu rộng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, quản lý thu cần phải phát huy được những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của thuế, phí và lệ phí đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, nhằm góp phần điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu của nhà Nhà nước đã định. - Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách + Tuân thủ dự toán: Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi thường cho công quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 832 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn