intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của tác giả trong bài nghiên cứu này là kiểm định sự tồn tại của cơ chế truyền dẫn tỷ giá lên hai loại chỉ số giá tiêu biểu, đại diện cho điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi giá cả của một quốc gia đó là: Chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu và chỉ số giá hàng hóa cuối cùng tức chỉ số giá tiêu dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THIÊN BẢO KIỂM ĐỊNH CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THIÊN BẢO KIỂM ĐỊNH CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG Tp. Hồ Chí Minh - năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu: “Kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại Việt Nam” là công sức và thành quả lao động trí óc của chính tôi: Phạm Thiên Bảo dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trương Thị Hồng. Tất cả các số liệu đầu vào phục vụ cho công tác mô hình hóa vấn đề nghiên cứu cũng như các kết quả kiểm định, ước lượng được trình bày trong công trình này đều là những giá trị thật. Đồng thời, tôi xin cam đoan đã tuân thủ một cách đầy đủ, chính xác và nghiêm túc các quy định về thực hiện Luận văn Thạc sĩ do Viện Đào tạo sau Đại học trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Việt Nam đề ra. Ký tên Phạm Thiên Bảo
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: ............................................................................ 1 1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: ................................................................... 1 1.3. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................. 3 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: ..................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: ..................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 4 1.6. Kết cấu của luận văn:.......................................................................................... 5 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu: ........................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT ............................................................................................................ 8 2.1. Giới thiệu về Chương 2: ..................................................................................... 8 2.2. Cơ sở lý thuyết về ERPT đến lạm phạt: ............................................................. 9 2.2.1. Định nghĩa cơ bản về tỷ giá hối đoái và lạm phát: ...................................... 9 2.2.1.1. Tỷ giá hối đoái: ..................................................................................... 9 2.2.1.2. Lạm phát: .............................................................................................. 9 2.2.2. Bộ ba bất khả thi: ......................................................................................... 9 2.2.3. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quốc gia: ...................................... 10 2.2.3.1. Kênh lãi suất: ...................................................................................... 11 2.2.3.2. Kênh giá cả tài sản: ............................................................................. 11 2.2.4. Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP): .............. 16 2.2.4.1. Hình thức tuyệt đối: ............................................................................ 17 2.2.4.2. Hình thức tương đối: ........................................................................... 18 2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ERPT đến lạm phát: .... 19 2.3.1. Định nghĩa về ERPT đến lạm phát: ........................................................... 19 2.3.2. Ba hướng tác động của tỷ giá lên tỷ lệ lạm phát quốc gia: ........................ 19
  5. 2.3.2.1. Về tác động trực tiếp: .......................................................................... 19 2.3.2.2. Về tác động gián tiếp: ......................................................................... 19 2.3.2.3. Về tác động từ các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: ................. 20 2.3.3. Mức độ và tốc độ của ERPT đến các loại chỉ số giá trong nền kinh tế: .... 20 2.3.4. ERPT đến lạm phát trên bình diện quốc tế: ............................................... 22 2.3.5. Ba hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu hiện nay: ........................................ 23 2.3.6. Điểm lại những công trình nghiên cứu tiêu biêu về vấn đề ERPT đến lạm phát đã được triển khai tại Việt Nam: ..................................................................... 24 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ........................... 31 3.1. Giới thiệu về chương 3: .................................................................................... 31 3.2. Nhìn nhận ban đầu về thực trạng cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014: ................................................................ 32 3.3. Năm 2011: ........................................................................................................ 37 3.3.1. Tình hình biến động tỷ giá năm 2011: ....................................................... 37 3.3.2. Tình hình lạm phát năm 2011: ................................................................... 40 3.4. Năm 2012: ........................................................................................................ 43 3.4.1. Tình hình biến động tỷ giá năm 2012: ....................................................... 43 3.4.2. Tinh hình lạm phát năm 2012: ................................................................... 45 3.5. Năm 2013: ........................................................................................................ 48 3.5.1. Tình hình biến động tỷ giá năm 2013: ....................................................... 48 3.5.2. Tình hình lạm phát năm 2013: ................................................................... 51 3.6. Năm 2014: ........................................................................................................ 53 3.6.1. Tình hình biến động tỷ giá năm 2014: ....................................................... 53 3.6.2. Tình hình lạm phát năm 2014: ................................................................... 56 CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM................................................................. 61 4.1. Giới thiệu chương 4: ......................................................................................... 61 4.2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu: .............................................................. 62
  6. 4.2.1. Mô hình tự hồi quy vector (VAR): ............................................................ 62 4.2.2. Mô hình VAR cấu trúc hay SVAR: ........................................................... 63 4.2.3. Hàm phản ứng xung (IRF) và phân rã phương sai (Variance Decomposition): ...................................................................................................... 65 4.3. Quy trình ứng dụng mô hình VAR: .................................................................. 66 4.4. Kiểm định và phân tích ERPT đến lạm phát tại Việt Nam bằng mô hình VAR: 67 4.4.1. Các biến số trong mô hình VAR: .............................................................. 67 4.4.1.1. Giá dầu (Oil price/Commodity price): ................................................ 67 4.4.1.2. Sản lượng (Output): ............................................................................ 67 4.4.1.3. Cung tiền (Money supply): ................................................................. 67 4.4.1.4. Lãi suất (Interest rate): ........................................................................ 68 4.4.1.5. Giá tiêu dùng (Consumer price index): ............................................... 68 4.4.1.6. Giá nhập khẩu (Import price index): ................................................... 69 4.4.1.7. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NEER): .................................................. 69 4.4.2. Tính dừng của các chuỗi số liệu: ............................................................... 70 4.4.3. Độ trễ tối ưu cho mô hình VAR: ............................................................... 73 4.4.4. Ước lượng mô hình VAR: ......................................................................... 75 4.4.5. Kiểm định tính phù hợp của mô hình VAR: .............................................. 76 4.4.5.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình VAR: ............... 76 4.4.5.2. Điều kiện vững Eigenvalue: ................................................................ 77 4.4.5.3. Kiểm định tính dừng của các phần dư trong mô hình VAR: .............. 78 4.4.6. Hàm phản ứng xung (IRF): ........................................................................ 79 4.4.7. Hệ số ERPT: .............................................................................................. 82 4.4.8. Phân rã phương sai (Variance Decomposition): ........................................ 83 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN TỔNG QUÁT VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ............. 88 5.1. Giới thiệu chương 5: ......................................................................................... 88 5.2. Những kết luận tổng quát về ERPT đến lạm phát tại Việt Nam: ..................... 89
  7. 5.3. Một số khuyến nghị hỗ trợ quản lý kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bình ổn tỷ giá:92 5.3.1. Chấp nhận việc áp dụng đại trà các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối của các chủ thể kinh tế: ........................................................................... 92 5.3.2. Nâng cao hiệu quả chi tiêu của Chính phủ: ............................................... 92 5.3.3. Cải thiện nguồn cung ngoại tệ từ những thế mạnh vốn có của quốc gia: .. 93 5.3.4. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất nhiên liệu:.............................. 94 5.3.5. Tập trung phát triển giáo dục, khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm thay thế tốt cho hàng hóa nhập khẩu: ........................... 95 5.3.6. Kiểm soát, thu hẹp hình thức giao dịch tiền mặt trong xã hội: .................. 96 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CPI Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng ERPT Exchange rate pass-through: cơ chế truyền dẫn tỷ giá IRF Impulse Response Function: hàm phản ứng xung IPI Import Price Index: Chỉ số giá nhập khẩu FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài NEER Nominal Effective Exchange Rate: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương OMO Open Market Operations: hoạt động trên thị trường mở PPP Purchasing Power Parity: ngang giá sức mua SVAR Structural VAR: mô hình VAR cấu trúc VAR Vector Autoregression: mô hình tự hồi quy vector (mô hình VAR) WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng kết đóng góp quan trọng của các học giả kinh tế trong các nghiên cứu trước đây về vấn đề ERPT đến lạm phát quốc gia ......................................................... 27 Bảng 3.1: Thay đổi so với tháng trước của CPI và tỷ giá hối đoái USD/VND trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014 ................................................................................... 32 Bảng 4.1: Tổng hợp tên và ký hiệu của các biến số trong mô hình VAR ..................... 70 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu ....................................... 72 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu sau khi lấy sai phân bậc 1 ........................................................................................................................................ 72 Bảng 4.4: Xác định độ trễ tối ưu cho mô hình VAR ..................................................... 73 Bảng 4.5: Các hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh của mô hình VAR ......................................... 75 Bảng 4.6: Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình VAR ........................... 77 Bảng 4.7: Kiểm định tính dừng của các phần dư trong mô hình VAR .......................... 78 Bảng 4.8: Thay đổi ròng của hai loại chỉ số giá và NEER trước một cú sốc tỷ giá ...... 79 Nguồn số liệu: kết quả tính toán của tác giả trong phần mềm Stata .............................. 80 Bảng 4.9: Hệ số ERPT của hai loại chỉ số giá ............................................................... 82 Bảng 4.10: Phân rã phương sai đối với biến số giá nhập khẩu ...................................... 83 Bảng 4.11: Phân rã phương sai đối với biến số giá tiêu dùng........................................ 84 Bảng 4.12: Các mục tiêu nghiên cứu đã hoàn thành ...................................................... 85 Bảng 4.13: Tóm tắt biến động tích lũy của hệ số ERPT sau mỗi ba tháng.................... 87 Bảng 5.1: Hệ số ERPT của một số quốc gia trên thế giới .............................................. 90
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Hệ số ERPT của các loại chỉ số giá ước lượng được tại Việt Nam (trích dẫn trong công trình nghiên cứu năm 2012) .................................................................. 25 Biểu đồ 2.2: Hệ số ERPT tại Việt Nam trước và sau khi hội nhập (trích dẫn trong công trình nghiên cứu năm 2015) .................................................................. 26 Biểu đồ 3.1: Biến động so với tháng trước của CPI và tỷ giá USD/VND giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014 ................................................................................................ 35 Biểu đồ 3.2: Tình hình biện động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 .............. 40 Biểu đồ 3.3: Tình hình biện động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2012 .............. 45 Biểu đồ 3.4: Tình hình biện động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2013 .............. 51 Biểu đồ 3.5: Tình hình biện động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2014 .............. 56 Biểu đồ 3.6: Biện động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các tháng trong năm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 ............................................................................................... 58 Biểu đồ 4.1: Nghiệm của ma trận liên hợp .................................................................... 77 Biểu đồ 4.2: IRF tích lũy của hai loại chỉ số giá IPI và CPI trước một cú sốc tỷ giá .... 81
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: Bài nghiên cứu này trình bày về cơ chế truyền dẫn tỷ giá (Exchange rate pass- through - ERPT) đến lạm phát - một trong những khía cạnh mới nổi của hệ thống kinh tế toàn cầu những năm gần đây, đề cập đến những biến động trong giá cả gây ra bởi tác động của các cú sốc tỷ giá hối đoái. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ đang tồn tại giữa hai biến số vĩ mô này tại Việt Nam. Trong đó, bao gồm nhiều mặt của vấn đề từ mức độ đến tốc độ truyền dẫn tới các loại chỉ số giá trong bối cảnh hiện đại ngày nay, cập nhật được những thông tin mới nhất khi quốc gia đã và đang tiến sâu vào quá trình hợp tác kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở tham khảo, chọn lọc các phương pháp nghiên cứu trước đây, một mô hình VAR đã được tiến hành và cho ra những thông tin, số liệu hữu ích. 1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: Tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ ngày 11 tháng 01 năm 2007, với tiêu chí tự do hóa thương mại, đầu tư, Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội phát triển khi mà dòng vốn nước ngoài giờ đây mạnh mẽ chảy vào Việt Nam – một thị trường tiềm năng đang khát vốn với môi trường chính trị pháp lý khá ổn định trong mắt các nhà đầu tư. Về cơ bản, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với hàng hóa nhập khẩu ở mức giá thấp hơn rõ rệt so với trước đây (xét trong điều kiện tỷ giá ổn định) do những hàng rào thuế quan, những sự bảo hộ của nhà nước đã được bãi bỏ hoặc dần bị cắt giảm. Điều đó đã làm giảm đi chi phí sản xuất kinh doanh của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp có nguồn nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu. Bên cạnh đó người dân cũng được tiêu dùng hàng hóa trong sự lựa chọn đa dạng hơn. Nhưng ở một khía cạnh khác ta thấy việc gia nhập WTO lại là thách thức đối với Việt Nam: thách thức phải thay đổi hình ảnh một nền kinh tế phi thị trường trong nhận định của thế giới; thách thức phải đối mặt với những sự cạnh tranh mới khốc liệt hơn từ bên ngoài quốc gia; và thực sự là thách thức khi các rủi ro của nền kinh tế đều tăng, các
  12. 2 biến số kinh tế vĩ mô cũng trở nên bất ổn hơn do mặt trái của quá trình toàn cầu hóa mà tiêu biểu nhất chính là tính biến động, bất ổn của tỷ giá ngày càng tăng. Tỷ giá hối đoái kể từ khi Việt Nam bắt đầu có những nỗ lực chuyển mình để trở thành nền kinh tế thị trường thực thụ đã dần lộ rõ vai trò trọng yếu của mình trong sự phát triển bền vững của quốc gia. Và kể từ năm 2007, vai trò ấy lại càng được khẳng định hơn nữa khi mà các lực bên ngoài quốc gia khiến cho nó chi phối mạnh mẽ, sâu sắc hơn nhiều phương diện kinh tế - xã hội trong đó có vấn đề lạm phát bằng cơ chế truyền dẫn tỷ giá (Exchange rate pass-through – ERPT). Cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát – một vấn đề mới nổi nhưng lại nhanh chóng thể hiện rõ sự hữu ích và thiết yếu của mình trong công tác ổn định thị trường, quản lý vĩ mô. Minh chứng là ngày càng có nhiều những công trình khám phá mối quan hệ giữa hai biến số này được thực hiện bởi các học giả kinh tế khác nhau với phạm vi nghiên cứu cũng hết sức đa dạng trên toàn cầu. Thấu hiểu cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) là thấu hiểu được cách thức mà qua đó sự biến động của tỷ giá sẽ tác động đến lạm phát quốc gia. Cụ thể hơn, nắm bắt được cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) thông qua các phương pháp định lượng sẽ giúp ta có thể mô hình hóa và ước tính tốc độ, mức độ cũng như thời gian ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá lên các chỉ số giá của nền kinh tế. Đây thực sự là công cụ vô cùng hữu ích hỗ trợ tích cực để các Ngân hàng Trung ương (NHTW) hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình đổi với nền kinh tế. Và đối với các quốc gia mới nổi như Việt Nam hiện nay, khi mà kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu dành được sự ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành kinh tế thì những thông tin mà ERPT cung cấp lại càng quan trọng hơn nữa. Nó giúp Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể cân lượng một cách hợp lý các “liều thuốc” cũng như xác định thời điểm thích hợp tung ra chính sách để giải quyết hiệu quả nhất các vấn đề thực tế đang diễn ra. Từ bối cảnh thực tế đó kết hợp với những hiểu biết có được trong quá trình học tập, làm việc cũng như xét thấy tại Việt Nam vẫn còn thiếu các nghiên cứu về vấn để này,
  13. 3 tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại Việt Nam”. 1.3. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu: 1.3.1.Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của tác giả trong bài nghiên cứu này là kiểm định sự tồn tại của cơ chế truyền dẫn tỷ giá lên hai loại chỉ số giá tiêu biểu, đại diện cho điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi giá cả của một quốc gia đó là: chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu và chỉ số giá hàng hóa cuối cùng tức chỉ số giá tiêu dùng. Quan trọng hơn, trong quá trình mô hình hóa vấn đề nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá về mức độ, tốc độ và sự khác biệt trong cơ chế truyền dẫn biến động tỷ giá đến các loại chỉ số giá – yếu tố truyền tải thông tin về lạm phát quốc gia. Hay nói cách khác là: - Lượng hóa các giá trị cụ thể về mức độ, chiều hướng truyền dẫn của sự thay đổi tỷ giá lên chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu. - Lượng hóa các giá trị cụ thể về mức độ, chiều hướng truyền dẫn của sự thay đổi tỷ giá lên chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng. - Lượng hóa thời gian từ khi một cú sốc tỷ giá xuất hiện đến khi nó ảnh hưởng đến lạm phát quốc gia thông qua các chỉ số giá hay nói cách khác là độ trễ của ERPT. - Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị thiết thực hỗ trợ quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tương lai. 1.3.2.Câu hỏi nghiên cứu: Thông qua việc áp dụng các công cụ, mô hình kinh tế lượng thích hợp trong phân tích, kiểm chứng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả kỳ vọng bài viết sẽ tìm ra câu trả lời cho một số câu hỏi sau đây: - ERPT đến chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng là một cơ chế truyền dẫn toàn phần hay một phần?
  14. 4 - Mức độ của ERPT đến các loại giá (chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng) khác biệt như thế nào? - Tốc độ của ERPT có đồng nhất giữa hai loại chỉ số giá (chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng) hay không? 1.4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đầu tiên là yếu tố khởi nguồn của vấn đề cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến giá cả - tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER); tiếp theo là các chỉ số kinh tế vĩ mô mang thông tin liên quan đến lạm phát quốc gia bao gồm: chỉ số giá nhập khẩu (IPI) và chỉ số giá giá tiêu dùng (CPI). Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn xem xét đến lượng cung tiền, lãi suất, sản lượng, giá dầu trong nền kinh tế. Và dựa trên các biến số này, tác giả kỳ vọng sẽ mô hình hóa được mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá và lạm phạt quốc gia. Về không gian: vấn đề điều tra và lượng hóa cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát trong bài nghiên cứu sẽ được giới hạn trong phạm vi nội bộ Việt Nam và ở cấp độ tổng thể của nền kinh tế. Về thời gian: công tác nghiên cứu cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát sẽ được thực hiện trên nền tảng một bộ các số liệu có liên quan, là giá trị quan sát theo tháng của các biến số trong mô hình được tập hợp từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 12 năm 2014. Về công cụ nghiên cứu: Tác giả sẽ tận dụng các kiến thức, lý thuyết về lĩnh vực kinh tế, kết hợp với những khám phá của nhiều học giả đã được thế giới công nhận để xây dựng nên những lập luận, những lời giải thích cho các hiện tượng cũng như các kết quả nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát. Ngoài ra, các mô hình, phương pháp kinh tế lượng liên quan đến dữ liệu chuỗi thời gian cùng một số phần mềm chuyên dụng như Excel, Stata, Eviews, … sẽ được vận dụng thường xuyên như những công cụ hỗ trợ tính toán quan trọng trong việc lượng hóa vấn đề nghiên cứu. 1.5. Phương pháp nghiên cứu:
  15. 5 Bài viết sử dụng mô hình VAR trong kiểm định, phân tích về cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát Việt Nam. Đây là một phương pháp phổ biến, được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều học giả khác nhau trên thế giới trong phần lớn các bài nghiên cứu liên quan. Theo đó, sau quá trình lượng hóa, mối liên hệ qua lại giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái sẽ được làm rõ trên cơ sở xác định ảnh hưởng và tốc độ của ERPT đến từng loại chỉ số giá một cách riêng rẽ. Ngoài ra còn cho phép chi tiết hóa cách thức mà các cú sốc chính sách tiền tệ và cú sốc tỷ giá kết hợp để tạo ra tác động làm thay đổi giá cả quốc gia. Về nguồn số liệu và phương pháp xử lý ban đầu: tác giả thu thập chuỗi số liệu thô của 7 biến số trên tại trang web chính thức của tổ chức IMF (www.imf.org) và Tổng Cục Thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn). Kế đến lần lượt tiến hành điều chỉnh yếu tố mùa cho từng chuỗi bằng phương pháp Census X12. Ngoài hai biến sản lượng và lãi suất, các biến còn lại sẽ tiếp tục được lấy log tự nhiên. 1.6. Kết cấu của luận văn: Chương 1 Giới thiệu: như vừa thấy ở phần trên, trong chương này, tác giả đã nêu lên bối cảnh kinh tế quốc gia hiện nay với nhiều thách thức và cơ hội, kết hợp cùng những lập luận để thể hiện tính cấp thiết của việc nghiên cứu ERPT đến lạm phát tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập đến các mục tiêu cần đạt được; làm rõ về định hướng, phạm vị nghiên cứu cũng như phương pháp kinh tế lượng cụ thể để tiến hành kiểm định, phân tích vấn đề. Chương 2 Cơ sở lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát: tác giả sẽ tiến hành trình bày về những lý thuyết học thuật có liên quan kết hợp với việc lược khảo các công trình nghiên cứu của các học giả đã được cộng đồng kinh tế thế giới công nhận. Qua đó xây dựng nên nền tảng lý luận của bài viết, hỗ trợ giải thích các hiện tượng kinh tế trong thực tiễn, các kết quả nghiên cứu trong bài, định hướng, xác định được cách tiếp cận, phương pháp kinh tế lượng phù hợp với tình hình Việt Nam. Ngoài ra còn góp phần nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
  16. 6 Chương 3 Thực trạng cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại Việt Nam trong những năm gần đây: tác giả sẽ trích dẫn những con số thực tế liên quan đến tình hình lạm phạt và tỷ giá hối đoái thu thập được. Trên cơ sở đó diễn giải một cách định tính về mối liên hệ nhân quả giữa hai biến số kinh tế vĩ mô này. Và từ đây giúp người đọc rút ra được một số nhận định sơ lược, phần nào cảm nhận về sự tồn tại của ERPT đến lạm phát tại Việt Nam. Chương 4 Kiểm định và phân tích cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại Việt Nam: trong chương này, tác giả sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu, mô hình kinh tế lượng được áp dụng trong bài, diễn giải về các biến số tham gia trong quá trình kiểm định, lượng hóa ERPT đến lạm phát Việt Nam cùng các thông tin về nguồn dữ liệu và cách thức xử lý. Kế đến là những phân tích, đánh giá vấn đề từ các kết quả nghiên cứu thu được. Chương 5 Kết luận tổng quát về cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại Việt Nam và một số khuyến nghị: từ những con số có được sau quá trình mô hình hóa ERPT đến lạm phát, tác giả sẽ đưa ra kết luận tổng quát về cơ chế này. Đồng thời nêu lên một số khuyến nghị với kỳ vọng sẽ hữu ích cho công tác quản lý vĩ mô, ổn định giá cả thị trường trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập mạnh mẽ vào xu thế toàn cầu hóa, gắn kết cùng các quốc gia trên thế giới. 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu: Với bài nghiên cứu của mình, tác giả kỳ vọng sẽ khiến sự quan tâm của cộng đồng kinh tế quốc gia về vấn đề khoa học này được nâng lên một tầm cao mới. Công trình nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kiến thức kinh tế, toán học từ cơ bản đến nâng cao sẽ đem đến những thông tin về cường độ cũng như tốc độ thực tế của ERPT đến từng loại chỉ số giá, đến lạm phát Việt Nam bằng các chỉ số, hệ số tính toán có được từ mô hình nghiên cứu đã xây dựng. Qua đó sẽ đưa cơ chế truyền dẫn này đến gần với các học giả trong nước hơn, khiến họ có được những nhận định chi tiết, cụ thể cũng như lượng hóa được sự quan trọng, tầm ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với
  17. 7 nền kinh tế Việt Nam trong thời đại mới khi đã tham gia WTO, mở cửa hội nhập mạnh mẽ trên mọi phương diện. Bên cạnh đó, còn đưa ra một công cụ trợ giúp dự đoán biến động lạm phát hữu ích đối với công tác quản lý vĩ mô. Ngoài ra, bài viết với cái nhìn bao quát về ERPT đến giá cả trên phạm vi toàn hệ thống kinh tế quốc gia sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế truyền dẫn này ở mức độ khu vực kinh tế, ngành nghề, địa bàn trong nội bộ lãnh thổ sau này nhằm hoàn thiện hơn nữa những hiểu biết về ERPT đến lạm phát Việt Nam từ cấp đơn vị đến cấp tổng thể.
  18. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT 2.1. Giới thiệu về Chương 2: Như đã trình bày ở phần trên, ERPT đến lạm phát là chuyên đề kinh tế mới nổi, mang tính toàn cầu và được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên trên thực tế, những hiểu biết về vấn đề này đã tồn tại từ rất lâu. Tỷ giá hối đoái xuất hiện khi đời sống kinh tế xã hội đã phát triển, các hoạt động mua bán không còn bị bó buộc trong lãnh thổ mỗi quốc gia và con người đã biết sử dụng tiền giấy (hay tín tệ) làm trung gian trao đổi hàng hóa, sản phẩm cũng như đo lường giá trị của cải, vật chất. Tỷ giá hối đoái là chất keo kết nối, đưa các nền kinh tế đến gần nhau hơn, góp phần tạo ra sự thuận lợi, dễ dàng trong thương mại quốc tế. Chính từ lúc đó, tỷ giá hối đoái đã trở thành một trong những biến số vĩ mô quan trọng nhất của mọi quốc gia trên con đường phát triển hội nhập, có ảnh hưởng sâu rộng đối với các vấn đề kinh tế trong đó có lạm phát. Những hệ quả vô hình cũng như hữu hình mà tỷ giá tạo ra đã thôi thúc cộng đồng kinh tế thế giới không ngừng tìm hiểu, giải thích để có thể quản lý kinh tế tốt hơn. Từ đó đã cho ra các học thuyết, lý luận thiết thực cũng như các khám phá mới từ nghiên cứu thực nghiệm, giúp nhân loại hoàn thiện hơn nữa những hiểu biết về các vấn đề xoay quanh tỷ giá và lạm phát. Đồng thời là cơ sở vững chắc cho nghiên cứu về sau. Do vậy trong chương này, tác giả sẽ tiến hành trình bày về những lý thuyết học thuật có liên quan kết hợp với việc lược khảo một số công trình nghiên cứu của các học giả đã được cộng đồng kinh tế thế giới công nhận. Qua đó giúp người đọc có được một vài nhận định sơ lược về ERPT đến lạm phát, xây dựng nên nền tảng lý luận của bài nghiên cứu, hỗ trợ giải thích các hiện tượng kinh tế trong thực tiễn, các kết quả nghiên cứu trong bài viết, định hướng, xác định được hướng tiếp cận, phương pháp kinh tế lượng phù hợp với tình hình Việt Nam. Ngoài ra còn góp phần nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
  19. 9 2.2. Cơ sở lý thuyết về ERPT đến lạm phạt: 2.2.1.Định nghĩa cơ bản về tỷ giá hối đoái và lạm phát: 2.2.1.1. Tỷ giá hối đoái: “Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền khác. Hay cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài.” (Sử Đình Thành và cộng sự, 2008, trang 316). 2.2.1.2. Lạm phát: “Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.” (Sử Đình Thành và cộng sự, 2008, trang 150). “…, khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả. Chỉ số giá cả thường được sử dụng nhất là chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index – CPI). Chỉ số này phản ánh mức thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc cụ thể. Thông thường các nhóm chính trong giỏ hàng hóa là thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vận tải và y tế.” (Sử Đình Thành và cộng sự, 2008, trang 150). “Ngoài chỉ số tiêu dùng được sử dụng rộng rãi nhất để tính chỉ số lạm phát, người ta còn sử dụng các chỉ số giá khác như chỉ số giá cả sản xuất, chỉ số “giảm lạm phát GDP”. Chỉ số “giảm lạm phát GDP” đo lường sự khác biệt giữa GDP theo giá hiện hành và giá cố định cùng các thành phần của nó.” (Sử Đình Thành và cộng sự, 2008, trang 150). 2.2.2.Bộ ba bất khả thi: “Bộ ba bất khả thi là lý thuyết rất phổ biến trong kinh tế được phát triển bởi Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Bộ ba bất khả thi có thể phát biểu như một định đề: một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Diễn đạt định đề này trong sách giáo khoa thông thoáng hơn, theo đó một quốc gia chỉ có thể lựa chọn cùng một lúc đồng thời hai trong ba mục tiêu
  20. 10 là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính.” (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2011, trang 265). “Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa chính phủ đã mất đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá. Với lựa chọn này, chính phủ (NHTW) được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo những nguyên tắc của thị trường. Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn đóng. Lựa chọn này có nghĩa chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn. Khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ.” (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2011, trang 266). 2.2.3.Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quốc gia: Trong kỷ nguyên hiện đại ngày nay, Chính sách tiền tệ luôn là “thần dược” hữu hiệu, hỗ trợ tích cực để NHTW và Chính phủ mọi quốc gia giải quyết các vấn đề hóc búa, những câu hỏi lắc léo được đặt ra trong quá trình quản lý vĩ mô. Bằng cách điều tiết quy mô cung cầu tiền tệ tương thích theo từng giai đoạn thăng trầm cụ thể của nền kinh tế thông qua những biến số chuyên dụng như: lãi suất (i), các mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc(d), hoạt động mua bán các loại chứng khoán trên thị trường mở (Open Market Operations - OMO), … Chính sách tiền tệ song hành cùng chính sách tài khóa quốc gia góp phần hiện thực hóa các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước trong việc duy trì sự ổn định kinh tế, đảm bảo các hoạt động sản xuất, đầu tư luôn diễn ra nhịp nhàng, đều đặn với cường độ hợp lý theo từng thời kỳ. Qua đó thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, an ninh tiền tệ, gia tăng thêm việc làm, phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời là “chiếc khiên” linh hoạt giúp hạn chế những tổn thất, thiệt hại xã hội do các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ gây ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0