intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định hiệu ứng đường cong J giữa Việt Nam và các đối tác thương mại - Phương pháp ARDL

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

61
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết xoay quanh tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá đồng nội tệ (VNĐ) đến cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và từng đối tác kinh tế; từ đó, phát hiện ra có hay không sự tồn tại của đường cong J. Nghiên cứu cũng giúp các nhà hoạch định chính sách biết mức độ thay đổi tỷ giá thực bao nhiêu để thiết kế, kiểm soát, dự báo và điều chỉnh dòng chảy thương mại ở Việt Nam và liệu tỷ giá có thể là một chỉ báo tốt cho chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định hiệu ứng đường cong J giữa Việt Nam và các đối tác thương mại - Phương pháp ARDL

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________________ Nguyễn Thành Việt KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI: PHƯƠNG PHÁP ARDL LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________________ Nguyễn Thành Việt KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI: PHƯƠNG PHÁP ARDL Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Thị Thu Hồng TP. Hồ Chí Minh - 2018
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT......................................................................5 2.1. Giới thiệu ..........................................................................................................5 2.2. Khung lý thuyết liên quan hiệu ứng đường cong J...........................................6 2.2.1. Giả thiết đường cong J ...............................................................................6 2.2.2. Điều kiện Marshall-Lerner (ML) .............................................................12 2.2.7. Trình bày về mặt toán học của điều kiện Marshall-Lerner (ML) ............14 2.3. Các bằng chứng thực nghiệm về hiện tượng đường cong J ...........................16 2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu tổng hợp ................................16 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu phân tách (Disaggregated Data) ...................................................................................................................19 2.3.3. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu ngành công nghiệp (Industry Level Data).........................................................................................................22 2.3.4. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu ngành (Sectorial Data) ..........26 2.3.5. Một số nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia châu Âu ......................28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................35 3.1. Mô hình cán cân thương mại ..........................................................................35 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................41 3.2.1. Cán cân thương mại .................................................................................41 3.2.2. Biến tỷ giá hối đoái thực song phương ....................................................43 3.2.3. Biến thu nhập trong nước (Việt Nam) và nước ngoài .............................45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ .........................................................................................48 4.1. Kiểm định tính dừng .......................................................................................48
  4. 4.2. Kiểm định đường cong J ................................................................................51 4.3. Tổng kết ..........................................................................................................60 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ..................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kỳ vọng dấu và nguồn của dữ liệu nghiên cứu. .......................................40 Bảng 3.2: Thống kê mô tả cho biến cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và 9 đối tác thương mại. ...................................................................................42 Bảng 3.3: Thống kê mô tả cho biến tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam và 9 đối tác thương mại. ..........................................................................................................43 Bảng 3.4: Thống kê mô tả cho biến thu nhập thực của Việt Nam và 9 đối tác thương mại. ............................................................................................................................46 Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng. ................................................................................48 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy ARDL cho các đối tác Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia. ....................................................................................................52 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy ARDL cho các đối tác Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. ...............................................................................................................57
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Xu hướng các biến cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và 9 đối tác thương mại. ...................................................................................................43 Hình 3.2. Xu hướng các biến tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam và 9 đối tác thương mại. ..............................................................................................................44 Hình 3.3. Xu hướng các biến thu nhập thực Việt Nam và 9 đối tác thương mại. .... 45
  7. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là một trong những mối quan hệ lý thuyết quan trọng trong kinh tế học. Người ta cho rằng việc định giá thấp hoặc phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn và do đó, dẫn đến sự cải thiện cán cân thương mại. Trên cơ sở đề xuất này, các quốc gia trên thế giới thường thực hiện chính sách thương mại tối ưu trong nỗ lực nhằm làm tình hình cán cân thương mại tốt hơn. Tuy nhiên, theo điều kiện Marshall-Learner (ML), sự thành công của chính sách phá giá hoàn toàn phụ thuộc vào độ lớn giá trị tuyệt đối của tổng độ co giãn cầu xuất và nhập khẩu lớn hơn một (đơn vị) hay không. Một lần nữa, rõ ràng từ các nghiên cứu thực nghiệm hiện nay, sự mất giá hoặc phá giá của đồng nội tệ không tác động ngay lên cán cân thương mại, thay vào đó, bước đi chính sách tỷ giá trên có thể làm xấu đi cán cân thương mại trong ngắn hạn trước khi cải thiện trong dài hạn. Magee (1973) gọi đó là hiện tượng đường cong J, vì trong trường hợp này, mẫu hình phản ứng của cán cân thương mại giống với chữ J. Người ta lập luận rằng trong vài tháng đầu sau khi giảm giá tiền tệ, cán cân thương mại của nước chủ nhà (nước phá giá nội tệ) có thể xấu đi nhanh chóng khi các đơn hàng xuất khẩu và nhập khẩu được đặt trước vài tháng và phản ứng ngắn hạn của cán cân thương mại được kiểm soát bởi các hợp đồng. Một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm đặt trọng tâm xoay quanh hiệu ứng đường cong J được thực hiện trong ba thập kỷ qua sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau; hai phương pháp sử dụng phổ biến nhất là phương pháp cán cân thương mại tổng hợp và phương pháp cán cân thương mại song phương. Trong hai phương pháp tiếp cận này, phương pháp cán cân thương mại tổng hợp giải quyết dòng chảy thương mại giữa một quốc gia và phần còn lại của thế giới, trong khi phương pháp thứ hai xem xét dòng chảy thương mại giữa một quốc gia và các đối tác thương mại. Ngoài ra, còn có các phương pháp cán cân thương mại ngành và khu vực. Chi tiết các phương pháp được đề cập ở phần sau. Sự xuất hiện của nhiều phương pháp cán cân thương mại phân tách xuất phát từ những khiếm khuyết gặp phải của phương pháp tổng hợp: vấn đề thiên vị tập hợp (aggregation bias). Với thực tế trên, giới
  8. 2 nghiên cứu cố gắng phân tách dữ liệu thương mại của các quốc gia một cách chi tiết hơn, và với mục tiêu này, Rose và Yellen (1989) đã tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của đường cong J giữa Mỹ và 6 đối tác thương mại chính của mình. Trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, hiện tượng đường cong J đã được sử dụng rộng rãi để giải thích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. Tuy nhiên, sự hiện diện của hiệu ứng đường cong J lại không nhất quán trong các nền kinh tế đang phát triển, nơi tỷ giá hối đoái được ngân hàng trung ương kiểm soát nhiều hơn bằng cách thực hiện tỷ giá hối đoái cố định hoặc thả nổi có kiểm soát. Do đó, quản lý tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển. Theo cách tiếp cận thông thường, sự mất giá tiền tệ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn (Shahbaz và cộng sự, 2011, 2012a). Tuy nhiên, ban đầu, cán cân thương mại xấu đi trong ngắn hạn và sau đó cải thiện, trường hợp này được gọi là mẫu hình đường cong J trong cán cân thương mại (Matesanz và Fugarolas, 2009). Những phát hiện trước đây về hiệu ứng đường cong J không nhất quán trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển. Một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm tiến hành cho các nền kinh tế phát triển và tiên tiến, nơi ngân hàng trung ương có quyền tự chủ để thực hiện chính sách tiền tệ. Trong khi, sự tồn tại của đường cong J được xác nhận, bởi một số nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, ví dụ; Gupta-Kappor và Ramakrishnan (1999) cho Nhật Bản; Bahnmani-Oskooee và Harvey (2006) cho Malaysia với các đối tác thương mại lớn; Wijeweera và Dollery (2013) cho Úc; Shahbaz và cộng sự (2011, 2012a) cho Pakistan; Bahmani - Oskooee và Harvey (2012) cho Singapore; Bahmani-Oskooee và Kutan (2009) cho Bulgaria, Croatia và Nga; Bahmani-Oskooee và Harvey (2009) cho Malaysia; Naranyan (2004) cho New Zealand; Bhmani-Oskooee và Wang (2006) cho Trung Quốc; và Wilson (2001) cho Singapore, Malaysia và Hàn Quốc, tuy nhiên không có bằng chứng về hiện tượng đường cong J. Các kết quả thực nghiệm về hiện tượng đường cong J nhạy cảm đối với việc xây dựng dữ liệu, phương pháp phân tích và cấu trúc kinh tế của các quốc gia (Halicioglu, 2008; Bahmani-Oskooee và Ratha,
  9. 3 2004a). Ở châu Á, cũng có một số nghiên cứu về hiện tượng đường cong J ở các nước đang phát triển (Arora và cộng sự, 2003 cho Ấn Độ; Onafowora, 2003 cho Thái Lan, Malaysia và Indonesia; Shahbaz và cộng sự, 2011, 2012a cho Pakistan; Bahmani- Oskooee và Wang, 2006 cho Trung Quốc, Narayan, 2006 cho Trung Quốc; và Bahmani-Oskooee và Harvey, 2009 cho Malaysia). Nghiên cứu này cố gắng thu hẹp khoảng cách để điều tra sự tồn tại của đường cong J song phương bằng cách phân tích cả tác động ngắn hạn và dài hạn của thay đổi tỷ giá đối với thương mại song phương giữa Việt Nam và 10 đối tác thương mại (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines). Để đạt được mục đích này, tác giả ước tính mô hình cán cân thương mại, đề xuất bởi Rose và Yellen (1989), mô hình hóa cán cân thương mại thực với thu nhập thực tế trong nước, thu nhập thực tế nước ngoài và tỷ giá hối đoái thực. Nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001), cho dữ liệu thương mại song phương theo quý trong giai đoạn 1998Q4–2017Q1. Kết quả của nghiên cứu mang lại nhiều ý nghĩa chính sách quan trọng. Tác giả hy vọng nghiên cứu sẽ cải thiện sự hiểu biết về hiệu ứng động của thay đổi tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng giúp các nhà hoạch định chính sách biết mức độ thay đổi tỷ giá thực bao nhiêu để thiết kế, kiểm soát, dự báo và điều chỉnh dòng chảy thương mại ở Việt Nam và liệu tỷ giá có thể là một chỉ báo tốt cho chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái hay không. Phần tiếp theo của nghiên cứu này gồm có 4 phần: phần 2 sẽ nói về Khung lý thuyết các vấn đề liên quan đến đường cong J, mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại đồng thời trình bày các phương pháp nghiên cứu đường cong J như nghiên cứu sử dụng dữ liệu tổng hợp (Aggregated Data), nghiên cứu sử dụng dữ liệu phân tách (Disaggregated Data), nghiên cứu sử dụng dữ liệu mức độ ngành công nghiệp (Industry Level Data), nghiên cứu sử dụng dữ liệu ngành (Sectorial Data) cũng như đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về hiện tượng đường cong J
  10. 4 tương ứng với từng phương pháp nghiên cứu trên. Ngoài ra, trong phần này, điều kiện Marshall-Lerner (ML) sẽ được đề cập đến và sẽ được trình bày cụ thể về mặt toán học. Phần 3 giới thiệu về khung kinh tế lượng, trong đó bao gồm việc giới thiệu về quy trình kinh tế lượng tổng quát, công thức của mô hình hồi quy bao gồm các biến tác động đến cán cân thương mại, và về phương pháp kiểm định. Phần 4 sẽ trình bày về các bằng chứng thực nghiệm từ kết quả chạy mô hình. Và cuối cùng, phần 5 sẽ trình bày các tổng kết, tóm tắt và các hạn chế của mô hình. Mục tiêu nghiên cứu của bài viết xoay quanh tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá đồng nội tệ (VNĐ) đến cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và từng đối tác kinh tế; từ đó, phát hiện ra có hay không sự tồn tại của đường cong J. Nghiên cứu cũng giúp các nhà hoạch định chính sách biết mức độ thay đổi tỷ giá thực bao nhiêu để thiết kế, kiểm soát, dự báo và điều chỉnh dòng chảy thương mại ở Việt Nam và liệu tỷ giá có thể là một chỉ báo tốt cho chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái hay không. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tự đặt ra hàng loạt câu hỏi nghiên cứu để tìm đến mục tiêu: - Trong ngắn hạn / dài hạn, nếu như VNĐ giảm giá so với ngoại tệ, thì cán cân thương mại sẽ phản ứng như thế nào? Đường cong J tồn tại ở những trường hợp nào? - Việc phát hiện đường cong J, sẽ giúp gì cho việc quyết định chính sách tỷ giá hối đoái? - Ngoài tỷ giá hối đoái, các yếu tố về thu nhập trong nước và nước ngoài có thực sự ảnh hưởng đến cán cân thương mại hay không? Cũng như tác động của nó là như thế nào thông qua nghiên cứu thực nghiệm này? Tác giả hi vọng tất cả những câu hỏi nghiên cứu sẽ được giải đáp một cách thỏa đáng thông qua bài viết này.
  11. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu Bốn thập kỷ đã qua chứng kiến sự nở rộ của các nghiên cứu về hiện tượng đường cong J. Hiện tượng này bắt nguồn từ khi các quốc gia phát triển quyết định cho phép cung và cầu xác định giá trị tiền tệ của mình trên thị trường ngoại hối, đồng nghĩa những thay đổi cân bằng thương mại có thể được điều chỉnh bằng bàn tay vô hình (invisible hands). Điều này được ghi nhận bởi Bahmani-Oskooee và Goswami (2003) rằng: “Vào tháng 3 năm 1973 khi hầu hết các quốc gia công nghiệp quyết định thả nổi tiền tệ, mọi người tin rằng sự linh hoạt tỷ giá hối đoái hỗ trợ kiểm soát thâm hụt thương mại và tách biệt các quốc gia khỏi những biến động trong thương mại phát xuất từ bên ngoài, và do đó, các quốc gia có thể sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn. Niềm tin chủ yếu dựa trên thực tế là độ co giãn cầu nhập khẩu và xuất khẩu đủ cao để đảm bảo cải thiện cán cân thương mại do giảm giá tiền tệ”. Magee (1973) là người đầu tiên nhìn nhận hiện tượng này khi tác giả lập luận rằng, về mặt lý thuyết, cán cân thương mại trong ngắn hạn trở nên xấu đi sau khi khi giảm giá tiền tệ và cải thiện trong dài hạn. Tác giả giải thích hiện tượng bằng cách sử dụng ba giai đoạn trễ (three-stage lags): giai đoạn hợp đồng tiền tệ (the currency-contract period), giai đoạn truyền dẫn (the pass-through period), và giai đoạn điều chỉnh số lượng (the quantity adjustment period), và sau đó tác giả đặt tên cho hiện tượng này là đường cong J. Kể từ đó, giới nghiên cứu bắt đầu điều tra phản ứng ngắn hạn cũng như dài hạn của cán cân thương mại trước sự giảm giá tiền tệ. Điều này được nhấn mạnh bởi BahmaniOskooee và Goswami (2003): “Vì mẫu hình ngắn hạn như thế trông giống với chữ J, do đó, được gọi là hiện tượng đường cong J. Do khái niệm này, hầu hết các nghiên cứu trong những năm 1980 và 1990 tập trung vào việc thiết lập mối liên kết trực tiếp giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Dạng nghiên cứu này thu hút sự quan tâm đông đảo của giới nghiên cứu do thực tế
  12. 6 là nó cho phép điều tra phản ứng ngắn hạn và dài hạn của cán cân thương mại trước các thay đổi tỷ giá. Bahmani-Oskooee (1985), Rosensweig và Koch (1988), Himarios (1989), và Bahmani-Oskooee và Malixi (1992) là những minh họa trong nhóm nghiên cứu này với các kết luận hỗn hợp”. Phần này sẽ xem xét các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan trong việc phát triển hiệu ứng đường cong J. 2.2. Khung lý thuyết liên quan hiệu ứng đường cong J 2.2.1. Giả thiết đường cong J Đường cong J là khái niệm giải thích hành vi sau phá giá tiền tệ của cán cân thương mại của một quốc gia trong ngắn hạn. Do sự chậm trễ điều chỉnh, sau khi phá giá hoặc giảm giá tiền tệ, cán cân thương mại của một quốc gia tiếp tục xấu đi và sau đó, dần cải thiện, nhưng phải sau một thời gian. Mất bao lâu để cán cân thương mại xấu đi là một câu hỏi thực nghiệm (Bahmani-Oskooee và Gelan, 2012). Magee (1973) là người đầu tiên mô tả hiện tượng này khi tác giả phân tích dữ liệu thương mại hàng tháng của Mỹ từ năm 1969 đến năm 1973. Tác giả giải thích hiện tượng này bằng cách sử dụng ba giai đoạn trễ: hợp đồng tiền tệ, truyền dẫn và điều chỉnh số lượng. Bahmani-Oskooee và Ratha (2004) có đề cập, cán cân thương mại của Mỹ suy thoái từ mức thặng dư 2,2 tỷ USD vào năm 1970 xuống mức thâm hụt 2,7 tỷ USD vào năm 1971. Trước tình cảnh đó, giới chức trách đã tìm cách điều chỉnh vấn đề này bằng cách giảm giá USD vào năm 1971. Tuy nhiên, điều này không giúp ích được gì, khi cán cân thương mại xấu đi hơn nữa (thâm hụt 6,8 tỷ USD) vào năm 1972. Từ thực tế nầy, tác giả đã chỉ ra các hàm ý (a) hợp đồng tiền tệ đã ký trước khi giảm giá, (b) các hợp đồng tiền tệ mới hơn được ký sau khi giảm giá tiền tệ, gọi là, giai đoạn truyền dẫn, và cuối cùng, (c) điều chỉnh số lượng chậm chạp Godwin O. (2009) giải thích rằng giai đoạn hợp đồng tiền tệ là khoảng thời gian ngắn sau khi thực hiện việc giảm giá tiền tệ. Khoảng thời gian ngắn này là giai
  13. 7 đoạn tức khắc (tức thì) mô tả biến động tỷ giá hối đoái liên quan đến việc giảm giá tiền tệ. “Định giá ngược” (perverse valuation) làm xấu đi cán cân thương mại ban đầu khi giá nội tệ của hàng nhập khẩu tăng. Giai đoạn truyền dẫn là các hợp đồng được ký kết sau khi giảm giá, theo Bahmani-Oskooee và Ratha (2004) , khi đồng nội tệ giảm giá, nguồn cung có thể không co giãn hoàn toàn do các nhà xuất khẩu không thể thay đổi ngay sản lượng hoặc doanh số nước ngoài. ; đồng thời, cầu cũng không co giãn hoàn toàn do các nhà nhập khẩu cần thời gian để thay thế giữa các mặt hàng và thay đổi các đơn đặt hàng. . Vì vậy, nếu cả cung và cầu hàng hóa xuất khẩu trong ngắn hạn đều không co giãn thì cán cân thương mại sẽ chưa được cải thiện. Giai đoạn điều chỉnh số lượng là thời gian đủ lâu để cả giá cả và số lượng có thể thay đổi. Những phân tích động trong quá trình chuyển đổi từ trạng thái cũ sang trạng thái cân bằng mới với tốc độ điều chỉnh khác nhau rất phức tạp và được đặc trưng bởi hệ số của độ trễ tỷ giá hối đoái. Về mặt kỹ thuật, nói rằng giai đoạn truyền dẫn, nằm giữa các giai đoạn khác, có thể được so sánh như nằm giữa hai điểm uốn cong (inflexion). Giai đoạn truyền dẫn bắt đầu tại điểm rẽ âm (point of negative turn) và kết thúc tại điểm rẽ dương (point of positive turn) (Godwin, 2009). Kết quả hỗn hợp của sự hiện diện đường cong J trong thương mại quốc tế bắt đầu phát triển khi Miles (1979) quan sát cán cân thương mại của 14 quốc gia trong giai đoạn 1956-1972. Tác giả không tìm thấy sự tồn tại nào của đường cong J và kết luận rằng sự giảm giá tiền tệ không cải thiện tài khoản cán cân thương mại nhưng, thay vì, cải thiện cán cân thanh toán, theo định nghĩa, tài khoản vốn phải được cải thiện. Tác giả cũng khẳng định rằng các nghiên cứu trước đây phải chịu đựng ít nhất một trong ba thất bại. Bahmani-Oskooee và Ratha (2004) giải thích rằng “các nghiên cứu như Cooper (1971), Connolly và Taylor (1972), Laffer (1976), và Salant (1976) điều tra đường cong J”, nhưng những nghiên cứu này mắc ít nhất một trong những thiếu sót sau đây: “(1) các tác giả không điều tra liệu tác động đến cán cân thương mại là tạm thời hoặc vĩnh viễn; (2) các tác giả không so sánh các mức độ của các tài khoản trước với sau giảm giá; (3) các tác giả không tính đến tác động
  14. 8 của các biến số khác như chính sách tiền tệ hoặc tài khóa của chính phủ ”. Trong các từ của ông (Miles): “ý nghĩa của các nghiên cứu này là bằng chứng đáng kể cho cán cân thanh toán cải thiện sau sự mất giá thay vì cán cân thương mại. Nhưng trong khi một số nghiên cứu khắc phục một hoặc hai trong số các phản đối đã nêu, thì không ai đề cập đến cả ba điều trên, quan trọng hơn nữa là không ai quan tâm đầy đủ đến điều phản đối (mục tiêu) thứ 3 ”. Do đó, tác giả cho rằng sự mất giá chỉ gây ra một sự điều chỉnh danh mục đầu tư đơn giản, điều đó chỉ gây ra sự cải thiện trong tài khoản vốn. Chỉ trích trực tiếp cho những phát hiện trên, Himarios (1985), tuyên bố rằng “Miles (1979) tuyên bố đã chứng minh tính hợp lệ của đề xuất tiền tệ toàn cầu rằng sự giảm giá không ảnh hưởng đến cán cân thương mại”, sau đó, tác giả sử dụng khuôn khổ phân tích của Miles và cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng trong phương pháp và kiểm định của Mile gây nên những nghi ngờ về tính hợp lệ của các kết quả nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương trình cân bằng thương mại tương tự để chứng minh rằng sự phá giá ảnh hưởng đến cán cân thương mại theo dự đoán truyền thống khi tác giả thấy rằng sự giảm giá sẽ cải thiện cán cân thương mại ở 9 trong số 10 quốc gia trong giai đoạn 1956–1972. Tác giả cho rằng “sự khác biệt quan trọng giữa hai thiết lập mô hình này xuất phát từ việc tác giả đưa vào hiệu ứng giá tương đối và cấu trúc trễ dài hạn cho biến tỷ giá hối đoái”. Phương pháp kiểm định đường cong J lần đầu được giới thiệu bởi BahmaniOskooee (1985) khi tác giả tiến hành nghiên cứu ở 4 quốc gia sử dụng các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau (Hy Lạp, Thái Lan, Hàn Quốc và Ấn Độ) từ 1973–1980. Bahmani-Oskooee và Ratha (2004) phát biểu rằng: “Tác giả xác định cán cân thương mại bằng cách lấy xuất khẩu chia nhập khẩu (TBt), áp đặt cấu trúc trễ Almon lên biến tỷ giá hối đoái (E/P), và thêm thu nhập thế giới (YWt), mức tiền mạnh nội địa (the level of domestic high powered money – Mt), và mức tiền mạnh phần còn lại của thế giới (MWt) cho phân tích dựa trên số nhân (multiplier-
  15. 9 based analysis) của những ảnh hưởng từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái hoặc sự mất giá do Kruger (1983) cung cấp. Bahmani-Oskooee (1989a) sửa chữa sự mâu thuẫn trong cách xác định biến tỷ giá hối đoái thực. Vì P là mức giá trong nước, E nên được định nghĩa là số đơn vị nội tệ trên mỗi đơn vị ngoại tệ thay vì đơn vị ngoại tệ trên mỗi đơn vị nội tệ. Hơn nữa, tác giả lập luận rằng bất kỳ cách đo lường tỷ giá hối đoái thực nào cũng phải bao gồm thước đo mức giá nước ngoài. Do đó, với cách xác định này, biến tỷ giá hối đoái phải có các hệ số âm, theo sau là các hệ số dương để chứng thực hiện tượng đường cong J. Khi tác giả kết hợp những thay đổi này và ước tính lại, tác giả tìm thấy bằng chứng về đường cong J nghịch đảo. Tuy nhiên, kết quả dài hạn vẫn không đổi: giảm giá tiền tệ sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại cho mỗi Thái Lan”. Brissimis và Leventankis (1989) tìm thấy bằng chứng về đường cong J cho Hy Lạp dựa vào dữ liệu hàng quý cho giai đoạn 1975–1984 và sử dụng kỹ thuật trễ Almon. Kết quả dài hạn cũng phù hợp với Bahmani-Oskooee (1989a). Rosenweig và Koch (1988) giới thiệu khái niệm “đường cong J trì hoãn” (delayed J-curve) khi sử dụng kiểm định nhân quả Granger cho dữ liệu hàng tháng của Mỹ từ tháng 4 năm 1973 đến tháng 12 năm 1986. Bằng chứng về “đường cong J trì hoãn”, gây ra bởi truyền dẫn không hoàn toàn, được phát hiện bởi nghiên cứu của Flemingham (1988), Wassink và Carbaugh (1989) và Mahdavi và Sohrabian (1993). Nhưng Meade (1988) không tìm thấy bằng chứng về “đường cong J trì hoãn” khi tác giả sử dụng dữ liệu thương mại hàng quý của Mỹ trong giai đoạn 1968–1984. Tất cả các nghiên cứu kiểm định đường cong J bên trên đều sử dụng dữ liệu tổng hợp, nhưng các nghiên cứu sau này sử dụng dữ liệu phân tách khi giới nghiên cứu nhận ra rằng dữ liệu tổng hợp có thể gây thiếu sót và có thể đưa ra bức tranh
  16. 10 thiếu thực tế về vị thế thương mại của các quốc gia. Điều này được chỉ ra rõ ràng bởi BahmaniOskooee và Brooks (1999): “Các nghiên cứu kiểm định hiện tượng đường cong J đã sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp. Danh sách bao gồm Bahmani-Oskooee (1985), Felmingham và Divisekera (1986), Felmingham (1988), Rosensweig và Koch (1988), Himarios (1989), Bahmani-Oskooee và Malixi (1992) và Bahmani-Oskooee và Alse (1994). Nhiều nghiên cứu trong số này cũng sử dụng tỷ giá hối đoái hiệu dụng. Một vấn đề với phương pháp này là đồng tiền của một quốc gia có thể đánh giá cao so với một loại tiền tệ và đồng thời định giá thấp so với các đồng tiền khác. Do đó, trung bình có trọng số sẽ làm mịn các biến động tỷ giá hối đoái hiệu dụng, tạo ra mối liên kết không đáng kể giữa tỷ giá hối đoái hiệu dụng và tổng cán cân thương mại. Hơn nữa, như Rose và Yellen (1989) lập luận, khi ước tính mô hình cân bằng thương mại sử dụng dữ liệu tổng hợp, người ta cần xây dựng một đại diện (proxy) cho thu nhập còn lại của thế giới. Cách xây dựng này gây hiểu lầm tồi tệ nhất. Những vấn đề này có thể tránh được hoàn toàn bằng cách sử dụng dữ liệu phân tách”. Nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu phân tách là của Rose và Yellen (1989), sau đó nhiều nghiên cứu khác như: Marwah và Klein (1996), BahmaniOskooee và Brooks (1999), Baharumshah (2001), Wilson (2001), BahmaniOskooee và Kanitpong (2001), Bahmani-Oskooee và Goswami (2003),… Gần đây, một nhóm nghiên cứu khác nổi lên nhằm mục đích phân tách dữ liệu xa hơn và giảm sự thiên chệch tập hợp (aggregation bias). Ardalani và BahmaniOskooee, (2007) mở đầu cho nhóm này trong các nghiên cứu đường cong J (ở cấp độ ngành). Các tác giả khẳng định rằng “chúng tôi đề xuất phân tách dữ liệu thương mại bằng cách sử dụng nhập khẩu và xuất khẩu ở cấp độ hàng hóa”.
  17. 11 Tóm lại, hiệu ứng đường cong J như là một lý thuyết quan trọng trong việc giải thích các vấn đề tạm thời gây ra trong cán cân thương mại phát sinh từ sự giảm giá đồng tiền. Từ các lý thuyết có thể nhận thấy rằng ý nghĩa đằng sau đường cong J là trong ngắn hạn (tạm thời) sự mất giá của đồng nội tệ sẽ trực tiếp ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của quốc gia. Trong dài hạn, cán cân thương mại mới dần được cải thiện. Cụ thể, các lý luận kinh tế cho rằng khi có sự phá giá tiền tệ, giá hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm, trong khi đó, giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng, dẫn đến việc quốc gia sẽ tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cán cân thương mại được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài không diễn ra ngay lập tức, lý do là trong khoảng thời gian ngắn người dân không thể điều chỉnh sở thích và cũng chưa thể tìm ra sản phẩm thay thế sản xuất trong nước. Tương tự vậy, xuất khẩu cũng khẩu thể tăng quá nhiều trong ngắn hạn là vì hoạt động sản xuất cần nhiều nguồn lực để tăng trưởng. Các yếu tố về con người, tư liệu sản xuất không thể một sớm một chiều được cải thiện, tăng cường để tạo ra nhiều hàng hóa hơn để phục vụ hoạt động xuất khẩu. Sự mất giá đồng nội tệ sẽ làm trầm trọng thêm cán cân thương mại của một nền kinh tế trong ngắn hạn nhưng hậu quả sẽ cải thiện nếu cả hai nhu cầu nhập khẩu và cung ứng xuất khẩu không co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn so với dài hạn. Những thay đổi theo thời gian trong cán cân thương mại được trình bày trong hình 2.1. Một sự mất giá được giả định xảy ra tại thời điểm 0, và cán cân thương mại xấu đi ngay lập tức vì cá nhân tạm thời chi tiêu nhiều hơn vào nhập khẩu và cũng vì xuất khẩu không tăng đủ. Nhưng sau một thời gian, khi độ co giãn của cả nhập khẩu và xuất khẩu tăng, cán cân thương mại cuối cùng được cải thiện. Điều này rõ ràng có thể được nhìn thấy trong hình và được thể hiện ở đường cong J.
  18. 12 2.2.2. Điều kiện Marshall-Lerner (ML) Nguồn gốc của cách tiếp cận độ co giãn (elasticity approach) xuất phát từ điều kiện Marshall-Lerner (ML). Điều này được ghi nhận bởi Kulkarni và Clarke (2009) rằng “Alfred Marshall và Abba Lerner lập luận rằng tỷ giá hối đoái tăng có thể dẫn đến thặng dư B.O.T chỉ khi độ co giãn của cầu xuất khẩu từ phần còn lại của thế giới, và cầu nhập khẩu tương tự trong nước, đủ mạnh”. Rincon và Nelson (2001) nói thêm rằng “kết quả cơ bản của cách tiếp cận độ co giãn là sự mất giá sẽ cải thiện cán cân thương mại nếu giá trị tuyệt đối của tổng co giãn cầu cho xuất khẩu và nhập khẩu vượt quá đơn vị. Nếu điều kiện này (Marshall-Lerner) hiện hữu, cung ngoại tệ dư thừa khi tỷ giá hối đoái nằm trên mức cân bằng và cầu dư thừa khi nó ở dưới”. Câu trả lời thông thường cho câu hỏi, ảnh hưởng của định giá thấp/phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại của nước phá giá là gì, đi kèm các điều kiện cung và cầu ở quốc gia phá giá và phần còn lại của thế giới. Người ta tin rằng sự giảm giá có xu hướng giảm giá cả nước ngoài của hàng xuất khẩu tương ứng với sự giảm giá ban đầu. Với mức giá giảm như vậy, cầu nước ngoài cho hàng xuất khẩu sẽ tăng lên, do đó làm tăng giá cả nước ngoài của các mặt hàng xuất khẩu, do đó, giá cả hàng xuất khẩu sẽ trở về mức giá trước khi giảm giá tiền tệ. Số ngoại tệ thu được từ
  19. 13 xuất khẩu sẽ thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu của nước ngoài và độ co giãn của cung trong nước đối với hàng xuất khẩu. Mặt khác, tức là phía nhập khẩu, tác động của việc giảm giá là tăng giá hàng nhập khẩu trong nước ở giai đoạn đầu, có lẽ, dẫn đến giảm nhu cầu nhập khẩu của nước này, do đó làm giảm giá cả thế giới của hàng hóa nhập khẩu. Độ co giãn của cầu nội địa cho hàng nhập khẩu và độ co giãn của cung nước ngoài cho hàng nhập khẩu xác định kích cỡ của những phản ứng đối với hàng nhập khẩu (Alexander, 1952). “Lý thuyết kinh tế truyền thống khẳng định rằng lợi ích từ sự giảm giá sẽ phụ thuộc vào độ co giãn xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu tổng các độ co giãn lớn hơn một (đơn vị), được gọi là điều kiện Marshall-Lerner (ML), khi đó, cán cân thương mại được kỳ vọng cải thiện sau khi phá giá tiền tệ” (Halicioglu, 2007). Giải thích thêm cho điều kiện Marshall-Lerner (ML), Bahmani-Oskooee và cộng sự (2006) nhấn mạnh rằng: “Trong thiết lập cân bằng từng phần, tổng giá trị tuyệt đối của độ co giãn cầu nhập khẩu và xuất khẩu phải lớn hơn một để sự giảm giá cải thiện thành công cán cân thương mại. Trực giác chính đằng sau phương pháp độ co giãn bao gồm 2 phần. Thứ nhất, sự giảm giá sẽ tạo động lực cho các nhà xuất khẩu ở chỗ họ kiếm được nhiều tiền hơn khi ngoại tệ kiếm được từ xuất khẩu được chuyển đổi sang nội tệ. Thứ hai, nhiều nội tệ hơn cho mỗi đơn vị ngoại tệ là cần thiết cho hàng nhập khẩu một khi đồng nội tệ bị định giá thấp. Như một kết quả ròng của sự khuyến khích trong xuất khẩu và không khuyến khích trong nhập khẩu, sự mất giá dự kiến sẽ cải thiện cán cân thương mại với giả định cả xuất khẩu và nhập khẩu đều được tính bằng ngoại tệ và trong nước đang trong trạng thái cân bằng trước khi phá giá”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2