Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Trên cơ sở nhận thức rõ tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời căn cứ vào mặt trái và nguyên nhân dẫn đến mặt trái của nguồn vốn này trong thời gian qua, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hạn chế mặt trái của FDI trong thời gian tới ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH TRAÀN PHIEÂN MAËT TRAÙI CUÛA ÑAÀU TÖ TRÖÏC TIEÁP NÖÔÙC NGOAØI ÑOÁI VÔÙI SÖÏ PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ – XAÕ HOÄI ÔÛ VIEÄT NAM Chuyeân ngaønh: Kinh teá chính trò Maõ soá: 62310102 LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ KINH TEÁ Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc chính: PGS.TS. HOÀ TROÏNG VIEÄN Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc phuï: TS. NGUYỄN THANH VAÂN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH 2012
- 1 TRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN Đề tài: “ Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” - Chuyên ngành: Kinh tế chính trị. Mã số: 62310102. - Nghiên cứu sinh: Trần Phiên - Khóa: 2005. - Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Trọng Viện 2. TS. Nguyễn Thanh Vân Sau khi luận án được hoàn thành sẽ có những đóng góp như sau: 1. Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận liên quan đến mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu các Lý thuyết về FDI của các học giả tư sản và lý luận của Lênin về xuất khẩu tư bản, nghiên cứu sinh đã bổ sung, làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về nguyên nhân, động cơ hình thành FDI và ý nghĩa phương pháp luận tiếp cận những tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế - xã hội đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tác động của FDI, nghiên cứu sinh đã xây dựng phương pháp tiếp cận những mặt trái của FDI như sau: Một là: Tiếp cận theo quan điểm về tăng trưởng và phát triển bền vững. Khi nói về phát triển, đại hội Đảng toàn quốc lân thứ IX đã đề ra quan điểm: “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ xã hội, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Như vậy, tăng trưởng và phát triển bền vững được hiểu là một sự tăng trưởng và phát triển sao cho thoả mãn các yêu cầu sau đây: - Tốc độ tăng trưởng cao nhưng phải ổn định trong thời gian dài. - Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ kinh tế - xã hội và công bằng xã hội.
- 2 - Đảm bảo củng cố và tăng cường thể chế chính trị, xã hội. - Đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái cho sản xuất và đời sống. Với cách đặt vấn đề như trên, để đảm bảo chất lượng hay đảm bảo độ bền vững của phát triển kinh tế -xã hội, việc nhìn nhận FDI không thể không gắn với tính 2 mặt (mặt tích cực và mặt trái) của nó. Hai là: Tiếp cận theo quan điểm của V.I. Lênin về tính 2 mặt của xuất khẩu tư bản hoạt động – của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ba là: Tiếp cận theo quan điểm về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nhìn từ mặt trái của FDI. Bốn là: Tiếp cận theo quan điểm về khuyết tật của kinh tế thị trường - nhìn từ mặt trái của FDI 2. Đưa ra những đánh giá xác đáng hơn các mặt trái của FDI ở nước ta thời gian qua trên các lĩnh vực cụ thể sau: Một là: Mặt trái về kinh tế của FDI đối với nước ta. Hai là: Mặt trái về xã hội của FDI. Ba là: Mặt trái của FDI về vấn đề môi trường văn hóa, sinh thái và du lịch. Bốn là: Mặt trái của FDI về chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp và nhập khẩu từ nước ngoài. Năm là: Mặt trái của FDI đối với chính trị và quốc phòng - an ninh. 3. Xác định các nguyên nhân dẫn tới mặt trái của FDI tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Gồm 3 nhóm nguyên nhân sau: + Nhóm nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI về kinh tế: có 5 nguyên nhân. + Nhóm nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI về mặt xã hội, môi trường văn hóa và du lịch: có 5 nguyên nhân. + Nhóm nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI về môi trường sinh thái, chính trị và quốc phòng - an ninh: có 4 nguyên nhân.
- 3 4. Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ động hạn chế mặt trái của FDI trong thời gian tới ở nước ta. Về quan điểm, có 5 quan điểmsau: Việc hạn chế mặt trái của FDI phải đặt trên cơ sở phát huy mặt tích cực và lấy việc phát huy mặt tích cực của FDI làm chủ yếu; Phải thông qua việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện môi trường vĩ mô liên quan đến FDI để chủ động hạn chế mặt trái của FDI; Phải xuất phát từ nguyên tắc cùng có lợi, thông qua đối thoại để khắc phục và xử lý các mặt trái của FDI khi xảy ra; Phải trên cơ sở tăng cường sức mạnh nội lực của nền kinh tế Việt Nam để chủ động hạn chế mặt trái của FDI trong thời gian tới ở nước ta; Việc đánh giá kết quả khắc phục hay hạn chế mặt trái của FDI phải dựa trên các chuẩn mực gắn với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và với việc giữ vững định hướng XHCN. Về giải pháp, nghiên cứu sinh đã xây dựng 7 nhóm giải pháp sau: - Nhóm giải pháp nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Nhóm giải pháp đẩy mạnh thu hút kỹ thuật – công nghệ hiện đại, tiên tiến trong các doanh nghiệp FDI - Nhóm giải pháp điều chỉnh phân bố, thu hút FDI giữa các vùng, miền; giữa các ngành theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý - Nhóm giải pháp tăng cường sức mạnh nội lực của các doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế, tạo điều kiện để hạn chế mặt trái của FDI - Nhóm giải pháp đảm bảo an ninh tài chính, ngân hàng - Nhóm giải pháp về thực hiện cơ chế đầu tư nước ngoài đảm bảo bền vững môi trường sản xuất, an ninh xã hội, du lịch và văn hóa - Nhóm giải pháp bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, xã hội trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ./. Nghiên cứu sinh Trần Phiên
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. FDI được nhìn nhận là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, FDI đem lại lợi ích rất quan trọng như: bổ sung cho nguồn vốn trong nước, một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển; giúp tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý tiên tiến; tạo điều kiện tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu; tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động và đào tạo ngày càng nhiều công nhân lành nghề; nâng cao nguồn thu ngân sách…Với những lợi ích đó nên việc thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quan hệ kinh tế đối ngoại đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn trên thế giới cho thấy: các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NICs) như Hàn Quốc, Singapore, lãnh thổ Đài Loan, lãnh thổ Hồng Kông và đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia láng giềng với nước ta là những điển hình dẫn đầu về thu hút FDI. Ở nước ta, theo số liệu của Tổng cục thống kê, và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế các dự án tính từ 1988 đến 31/12/2010, cả nước có 13.812 dự án được cấp phép, vốn đăng ký là: 214.315,6 triệu USD, vốn thực hiện là 79.945,5 triệu USD [64, 161]. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 2011 (tính đến 15/12/2011) có 1091 dự án được cấp phép, vốn đăng ký khoảng 14.695,95 triệu USD, vốn thực hiện 11.000 triệu USD. Tổng hợp số liệu trên đến 15/12/2011 cả nước có 14.903 dự án, tổng vốn đăng ký là: 229.011,55 triệu USD, tổng vốn thực hiện là: 88.945,5 triệu USD.
- 2 Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, cụ thể: năm 2004 chiếm 14,2%; Năm 2005, 14,9%; Năm 2006, 16,2%; Năm 2007, 24,8%, năm 2008, 30,9%; năm 2009, 25,6%; năm 2010 là 25,8%; Năm 2011 là 25,9%.[65, 155]. Tính đến 31/12/2010, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút 2.156.161 triệu lao động trực tiếp. [65, 200].Trong đó, phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, kế đến là doanh nghiệp Liên doanh. Ngoài ra, FDI còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động gián tiếp. FDI được coi là một nhân tố quan trọng góp phần tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế, năm 2010 Việt Nam ra khỏi nhóm nước nghèo, kém phát triển và bước vào nhóm nước đang phát triển với thu nhập trung bình. Giá trị tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. [18, 91- 92]. Tuy nhiên, mọi hiện tượng kinh tế đều có tính 2 mặt: tích cực, tiến bộ và tiêu cực, hạn chế. Với FDI ở Việt Nam ta, bên cạnh mặt tích cực, đóng góp là chủ yếu, việc tồn tại một số mặt trái, tiêu cực (cả về kinh tế và xã hội) là tất yếu, khách quan, không thể tránh khỏi. Có thể dẫn ra một số biểu hiện về mặt trái (hạn chế, yếu kém, tiêu cực) của FDI ở Việt Nam thời gian qua như: nguồn vốn FDI chưa được phân bổ và sử dụng hợp lý đã gây lãng phí một nguồn ngoại lực quan trọng, đồng thời làm gia tăng khoảng cách về trình độ phát triển giữa các ngành, các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giữa những vùng tiếp nhận được nhiều dự án và vốn FDI với những địa phương không có điều kiện thu hút nguồn vốn đó. Vấn đề này nếu không được khắc phục, về lâu dài sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mất cân đối, làm gia tăng phân hóa giàu nghèo và dẫn đến mâu thuẫn, xung đột xã hội.
- 3 Lợi dụng sự khao khát vốn đầu tư và sự kiểm soát thiếu chặt chẽ của ta, một số đối tác nước ngoài đã góp vốn vào liên doanh bằng cách chuyển giao những máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu (được tân trang lại), đồng thời kê giá cao hơn thực chất giá trị còn lại của máy móc này để nâng cao vốn góp vào liên doanh với ta. Kết quả của vấn đề này là: các chủ đầu tư tiếp tục thu lợi nhuận từ những máy móc, thiết bị lỗi thời đó nhờ kéo dài được vòng đời, tuổi thọ của nó, và quan trọng hơn là họ đã giải phóng được những thiết bị đó để trang bị những máy móc, công nghệ tiên tiến. Còn đối với các nước nhận đầu tư như nước ta, phải gánh chịu hậu quả của sự chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ và tụt hậu về tiến bộ kỹ thuật công nghệ. Phần lớn các doanh nghiệp FDI đang đầu tư ở Việt Nam có quy mô nhỏ, các ngành công nghệ cao còn ít ỏi. Do đó, khả năng tác động lan tỏa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác trong nước cùng phát triển còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu công tác thu hút FDI đã đặt ra. Một trong những mặt trái của FDI mang lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với con người và xã hội Việt Nam là do các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài lợi dụng sự hạn chế, yếu kém, quản lý thiếu chặt chẽ của nước ta và vì chạy theo lợi nhuận họ đã cố tình gây ra những nguy cơ, thảm họa về ô nhiễm môi trường sinh thái. Ngoài những mặt trái đã nêu trên, vấn đề tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; vấn đề khai gian doanh thu để trốn thuế; vấn đề chuyển giá tạo ra “lời thật” “lỗ giả” giữa công ty mẹ, công ty con gây thiệt hại cho nền kinh tế nước ta và làm lợi cho các công ty đầu tư nước ngoài, vấn đề lãng phí đất đai do thành lập quá nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế không mang lại kết quả như mong đợi…cũng phải được giải quyết kịp thời.
- 4 Như vậy, FDI bên cạnh những tác động tích cực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, vẫn đang tồn tại một số mặt trái ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Những mặt trái đó, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa xuất phát từ bản thân nguồn vốn FDI, vừa do sự yếu kém của ta trong công tác thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn này. Do đó, việc nhận rõ những mặt trái, những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI và những mặt trái (hạn chế, yếu kém, tiêu cực) trong quản lý, sử dụng nguồn vốn này là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, chủ động tìm ra những giải pháp để khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, nhằm nâng cao mở rộng thu hút, quản lý và sử dụng tốt hơn nữa nguồn vốn FDI, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp tiếp tục “ thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường”, [18, 75] mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra. Đây cũng là ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết. Với mong muốn được góp phần vào việc làm sáng tỏ những mặt trái của FDI và tìm giải pháp để khắc phục những mặt trái đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xung quanh vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho đến nay, cả trong nước và nước ngoài đã có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu dưới các ấn phẩm như: tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đề tài khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, sách chuyên khảo, các bài viết trên tạp chí, các bài viết trên các báo, nhất là trên tạp chí kinh tế và dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo Kinh tế, báo Đầu tư và các báo
- 5 điện tử. Có thể đề cập một số sách, công trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước, các luận án có liên quan tiêu biểu sau đây: + Về tài liệu của nước ngoài: - Faramarz AKRAMI, 2008. Foreign Direct Investment in Developing Countries: Impact on Distribution and Employment. A Historical, Theoretical and Empirical Study, Thesis. Fribourg, Switzerland. Theo AKRAMI, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những bánh xe quan trọng của nền kinh tế hiện đại, nó giúp mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong một hệ thống thị trường tự do gắn liền với toàn cầu hóa. Ông cho rằng, FDI đã thay đổi xu hướng và phân phối của ngành đầu tư trong nền kinh tế thế giới một bàn tay, làm thay đổi phân phối đầu tư trong nước và giữa các thành phần kinh tế. Kết quả là, làm thay đổi phân phối thu nhập giữa các quốc gia, giữa các khu vực của một quốc gia, giữa các khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các tầng lớp. Thông qua vấn đề này, nghiên cứu sinh càng hiểu rõ dòng chảy của vốn FDI chỉ đơn giản là di chuyển đến các vùng và quốc gia mà có cơ hội thuận lợi cho việc thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó, điều quan trọng là làm thế nào để nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động theo hướng tích cực đến phân phối thu nhập và việc làm trong tất cả các vùng và lĩnh vực kinh tế khác nhau trong điều kiện nền kinh tế mở hội nhập. - Imad A. Moosa, 2002. Foreign direct investment. Theory, Evidence and practice. PALGRACE, New York, America. Cuốn sách đã đề cập khá rõ về lịch sử hình thành FDI, chỉ ra những đặc điểm, những yếu tố quyết định sự hình thành và những tác động của FDI. Xác định tính hiệu quả của đầu tư vốn vào các dự án FDI nhờ dựa vào ưu đãi về thuế và chi phí các yếu tố đầu vào thấp. Tác giả cuốn sách cũng đề cập đến tính rủi ro của đầu tư vốn vào các dự án FDI và những tác động bất lợi của
- 6 nguồn vốn này đối với các nước chủ nhà (nước nhận đầu tư). Chuyển giá, vấn đề thường xảy ra đối với hoạt động FDI cũng được đề cập đến. Tác giả cho rằng những thành viên liên quan đến hoạt động chuyển giá thường trong cùng một công ty, sự chuyển giá đó thường dựa vào giá chuyển nhượng do công ty mẹ thiết lập. Cuốn sách cũng đề cập đến vai trò, chức năng của công ty đa quốc gia, ưu thế vượt trội về công nghệ, kỹ thuật vốn và khả năng quản lý là những yếu tố tạo cơ hội cho các công ty đa quốc gia thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Tài liệu này giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn những mánh khóe trong việc thực hiện chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài và tầm quan trọng của các công ty đa quốc gia trong việc chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận FDI. - Vintila Denisia, 2010. Foreign Direct Investment Theories: An Overview of the Main FDI Theories. European Journal of Interdisciplinary Studies Vintila Denisia cho rằng, FDI có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc tế sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Để thấy nguyên nhân hình thành dòng vốn FDI, cần nghiên cứu lý thuyết về FDI, bởi vì lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp ta hiểu biết hơn về cơ chế kinh tế và hành vi của các tác nhân kinh tế cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Thông qua nghiên cứu các lý thuyết về FDI, nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn động lực cơ bản hình thành một công ty đầu tư nước ngoài. + Về tài liệu trong nước. - Nguyễn Bích Đạt, 2005. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX. 01.05. Tác giả đề tài đã làm sáng tỏ bản chất, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; Phân tích,
- 7 đánh giá thực tiễn hoạt động của khu vực kinh tế này ở nước ta. Xây dựng một số kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm phát huy vai trò, tác động tích cực của nguồn vốn này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Võ Thanh Thu, 2005. Nghiên cứu những giải pháp phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Tác giả đã phân tích rất rõ quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở nước ta, đồng thời chỉ rõ những hạn chế của các khu công nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém và phát huy các thành tựu, hiệu quả của các khu công nghiệp. Đề tài này có thể tham khảo để làm sáng tỏ một số mặt trái như: việc lảng phí đất đai, hoặc làm cho một bộ phận nông dân mất việc làm do thành lập quá nhiều khu công nghiệp trong quá trình thu hút FDI. - Phan Thanh Phố, 2005.Việt Nam với tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tác giả đã đề cập các vấn đề như: toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; một số vấn đề cơ bản về tổ chức Thương mại thế giới, kinh nghiệm Trung Quốc gia nhập WTO; thực trạng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và cuối cùng là phương hướng và giải pháp chủ động gia nhập WTO của Việt Nam. Nội dung về mảng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới được đề cập khá rõ. - Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, 2002. Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Cuốn sách đã đề cập một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và độc quyền; khái quát tình hình cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế cạnh tranh và chống độc quyền ở Nhật Bản, Mexico, Australia, Mỹ, có thể tham khảo ở khía cạnh nâng cao năng lực cạnh
- 8 tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thông qua Luật cạnh tranh để khắc phục, hạn chế mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta. - Nguyễn Quốc Nhật và Nguyễn Văn Ngừng, 2001. Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tác giả đã đề cập đến mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phương hướng phòng ngừa đối với mảng quốc phòng - an ninh. - Lê Hữu Nghĩa, 2005. Xu hướng toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Chương trình khoa học cấp nhà nước. Đề tài K.X.08.01, Hà Nội, 2005. Tác giả đề tài đã đề cập nhiều vấn đề khá phong phú có ý nghĩa rất quan trọng cho việc đề ra và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đề tài đã trình bày khá rõ nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế của toàn cầu hóa; tác động của nó đối với lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội; và Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó FDI có vai trò hết sức quan trọng. - Trần Văn Lợi, 2008. Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Kinh tế. Luận án đề cập đến tác động tích cực, tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển và một số giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nguyễn Xuân Trung, 2012. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam giai đoạn 2011 – 2020. Luận án Tiến sĩ Kinh tế học. Mã số 62.31.05.01. Thông qua việc phân tích một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam liên quan đến: cân đối vĩ mô; bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ; Sự tác động lan tỏa, liên kết giữa các
- 9 doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước…, tác giả đã làm sáng tỏ một số mặt tích cực và tiêu cực (hạn chế) của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam. - Ngô Thị Hải Xuân, 2011. Những giải pháp chiến lược khắc phục tình trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Bộ. Báo cáo vào tháng 11 năm 2011. Tác giả đã đề cập các hiện tượng mất cân đối trong hoạt động FDI ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục sự mất cân đối đó. - UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2009. Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, tất cả các công trình nói trên là những tài liệu rất cần thiết, giúp nghiên cứu sinh kế thừa nhiều kiến thức quý báu để hoàn thành luận án. Tuy nhiên, về mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu với tư cách là một đề tài độc lập và có hệ thống trên cả 3 mặt: lý luận, thực tiễn và giải pháp chủ động hạn chế mặt trái của nguồn vốn này. Do đó, đề tài nghiên cứu sinh chọn không trùng lắp với các đề tài khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mục đích Trên cơ sở nhận thức rõ tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời căn cứ vào mặt trái và nguyên nhân dẫn đến mặt trái của nguồn vốn này trong thời gian qua, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hạn chế mặt trái của FDI trong thời gian tới ở Việt Nam. Về nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận liên quan đến FDI và mặt trái của nó.
- 10 - Phân tích mặt trái của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam thời gian qua. - Xác định nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam thời gian qua. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ động hạn chế mặt trái của FDI trong thời gian tới ở nước ta. 4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu mặt trái của FDI đã tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời gian qua trên các mặt: Mặt trái về kinh tế; Mặt trái về xã hội; Mặt trái về môi trường sinh thái và du lịch; Mặt trái đối với chính trị và quốc phòng – an ninh. Phạm vi nghiên cứu: - Luận án nghiên cứu mặt trái của FDI ở hai hình thức đầu tư: hình thức Liên doanh giữa Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài và hình thức 100% vốn đầu tư của nước ngoài. - Thời gian nghiên cứu: từ khi Nhà nước ta ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (12/1987) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Để hoàn thành nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học; Phương pháp lôgic và lịch sử; Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh. 6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án Một số đóng góp mới:
- 11 - Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận liên quan đến mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Đưa ra những đánh giá xác đáng hơn các mặt trái của FDI ở nước ta thời gian qua. - Xác định các nguyên nhân dẫn tới mặt trái của FDI tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Đề xuất quan điểm và giải pháp hạn chế mặt trái của FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. Ý nghĩa: Luận án có thể giúp cơ quan, ban ngành liên quan làm tài liệu tham khảo xây dựng giải pháp hạn chế mặt trái của FDI. Nó cũng có thể làm tài liệu tham khảo giảng dạy những vấn đề có liên quan trong các trường Đại học và Cao đẳng. 7. Kết cấu luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, về nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chương 2: Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và mặt trái của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1988 đến nay. Chương 3 : Quan điểm và giải pháp hạn chế mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian tới.
- 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Một số lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm, bản chất và tính tất yếu khách quan của sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khái niệm đầu tư hiện đang có các ý kiến sau đây: - Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực vốn lớn hơn. Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào tái sản xuất xã hội. Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn. - Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. Đặc điểm của đầu tư là nó xảy ra trong một thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên đến 50, 70 năm hoặc lâu hơn nữa. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn thường trong vòng một năm không nên gọi là đầu tư. - Đầu tư kinh tế, là việc bỏ vốn vào doanh nghiệp, vào một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự do, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng .
- 13 Theo điều 3 Luật đầu tư được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 12.12. 2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Vấn đề đầu tư tuy có nhiều cách diễn đạt như đã nêu trên, song, không có sự khác biệt lớn, theo đó, để xác định một hoạt động được coi là đầu tư có thể căn cứ vào mấy điểm sau: - Đầu tư là một hoạt động tài chính, nhằm mục đích đưa vốn vào hoạt động để thu lợi nhuận hoặc phát triển công trình công cộng, vốn đầu tư là tiền hoặc các loại tài sản nói chung. - Đầu tư là hoạt động trong một thời gian tương đối dài. - Mọi đầu tư đều phải tuân theo luật và các quy định liên quan. Đầu tư hay hoạt động đầu tư được phân loại theo những tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích của việc phân loại. Chẳng hạn: Thứ nhất: phân loại đầu tư theo tính chất của đầu tư có: hoạt động đầu tư phát triển; hoạt động đầu tư chuyển dịch mà không làm thay đổi giá trị của nó (ví dụ chuyển nhượng cổ phần từ người này sang người khác chẳng hạn). Thứ hai: phân loại theo hình thức sở hữu vốn có: đầu tư của nhà nước, đầu tư của tư nhân hoặc đầu tư của các tổ chức tài chính. Thứ ba: phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư có: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Mặc dù có nhiều cách phân loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu. Với Luận án này, tác giả chọn cách phân loại thứ ba, tức là phân biệt hai loại đầu tư chính. Đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Việc phân loại
- 14 này có ảnh hưởng đến cách tiếp nhận, cách quản lý và sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, xin nêu một số khái niệm điển hình như sau: + Tổ chức Thương mại Thế giới đã đưa ra định nghĩa như sau về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. + Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Theo điều 3 Luật đầu tư 2005 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: - “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. - “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Từ đó, có thể hiểu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
- 15 Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam một lượng vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng mà họ đầu tư vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức hợp tác kinh doanh quốc tế với những đặc thù riêng về sự can thiệp của chủ đầu tư nước ngoài vào quá trình kinh doanh, sản xuất, về tính chất lâu dài của dự án, về sự gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ, được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, rõ ràng và đòi hỏi chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo quy định luật đầu tư của nước sở tại. Loại hình đầu tư này có một số đặc điểm như sau: * Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Một là, vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài phải đạt một lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng nước, qua đó để họ có quyền được trực tiếp tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư: các nước phương Tây nói chung, quy định lượng vốn này phải chiếm trên 10% cổ phần xí nghiệp nước ngoài thì mới được xem là đầu tư trực tiếp. Có nước quy định là 25%. Ở nước ta, Luật đầu tư nước ngoài quy định vốn tối thiểu của bên nước ngoài phải chiếm ít nhất là 30% tổng số vốn pháp định. đối với phần góp vốn USD phải thanh toán bằng VNĐ theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Việt Nam. [50, đ 8]. Hai là, về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào mức góp vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì xí nghiệp đó hoàn toàn do nhà đầu tư nước ngoài điều hành, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý. Đối với các doanh nghiệp Liên doanh,
- 16 việc điều hành công ty do Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nam.[50, đ 12] Ba là, về chia lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thu được lợi nhuận đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp. Lãi, lỗ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định, sau khi đã trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước sở tại theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển lợi nhuận thu được về nước theo quy định hiện hành của nước nhận đầu tư. * Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: - Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do một bên hay các bên nước ngoài góp vốn với một bên hay các bên nước nhận đầu tư để thành lập nên doanh nghiệp mới gắn với việc hình thành pháp nhân mới. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BCC) là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân mới. - Hình thức BOT (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) - Hình thức BTO (hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh) - Hình thức BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao) 1.1.1.2. Bản chất của FDI và tính tất yếu khách quan của sự hình thành, gia tăng FDI trên thế giới. - Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn