intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này sẽ xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn và hướng tác động của chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Dũ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Dũ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Trần Ngọc Thơ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU …………………………………………………… 1 1.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………….. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………… 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………… 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….. 4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu …………………………………. 4 1.7. Kết cấu luận văn ……………………………………………………. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN ……………………………………………………...... 6 2.1. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................. 6 2.1.1. Lý thuyết năng suất cận biên vốn ......................................... 6 2.1.2. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm ................................................ 6 2.1.3. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu ...................................... 7
  4. 2.1.4. Lý thuyết chiết trung của Dunning ....................................... 8 2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .............................................. 9 2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học cổ điển ....... 9 2.2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx ..................... 9 2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Tân cổ điển .............................................................................. 10 2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của J. M. Keynes .................. 11 2.2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại .................................. 14 2.3. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan ............................................. 16 2.3.1. Các nghiên cứu thực tiễn ngoài nền kinh tế Việt Nam ......... 16 2.3.2. Các nghiên cứu thực tiễn nền kinh tế Việt Nam ................... 18 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM ………… 20 3.1. Tăng trưởng kinh tế …..................…………………………………. 20 3.2. Thương mại …..........................................…………………………... 21 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................……………………………. 22 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………… 25 4.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………... 25 4.2. Kết quả nghiên cứu ………………………………....…………….... 27 4.2.1. Mô tả dữ liệu ............................................................................. 27 4.2.2. Thống kê mô tả ......................................................................... 28
  5. 4.2.3. Kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................ 28 4.2.4. Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết .................................... 30 4.2.5. Kiểm định chuẩn đoán các mô hình ....................................... 32 4.2.6. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc ......................................................................... 36 4.2.7. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc ......................................................................... 38 4.2.8. Phân tích Granger Causality và hướng tác động của các biến .............................................................................. 39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .……………………. 41 5.1. Kết luận ............................................................................................... 41 5.2. Các hàm ý chính sách ......................................................................... 41 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ « Mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại » là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Thơ. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi xin đảm bảo tính chân thật của số liệu mà mình thu thập, đây là số liệu có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. TP. Hồ Chí Minh, Ngày 05 tháng 12 năm 2019 Tác giả Nguyễn Văn Dũ
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AANZFTA Hiệp định Thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – AUSTRALIA – NEW ZEALAND. AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN. AHKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – HONG KONG. AHKIA Hiệp định Đầu tư ASEAN – HONG KONG. AIC Tiêu chí thông tin dùng để lựa chọn độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình. AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản. APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. ARDL Mô hình kinh tế lượng phân phối trễ tự hồi quy. ASCC Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. CEE Khu vực Trung Âu và Đông Âu. CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương. ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số. EU Liên minh châu Âu. EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
  8. EVIPA Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Liên minh Châu Âu. FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. GATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch. GDP Tổng sản phẩm quốc nội. MENA Trung Đông và Bắc Phi. PECC Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương. TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới.
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 FDI được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế - Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31-12-2017. Bảng 4.1 Mô tả dữ liệu. Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình. Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua chuỗi gốc (at level). Bảng 4.4 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua sai phân bậc 1. Bảng 4.5 Kết quả tử kiểm định mối quan hệ đồng liên kết. Bảng 4.6 Kết quả kiểm định chuẩn đoán mô hình. Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc. Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc. Bảng 4.9 Kết quả phân tích Granger Causality.
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018. Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018. Biểu đồ 4.1 Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(Y). Biểu đồ 4.2 Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(K).
  11. TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018. Dữ liệu được lấy theo năm từ nguồn World Bank, World Development Indicators. Thông qua phương pháp nghiên cứu phân phối trễ tự hồi quy – ARDL được phát triển bởi Pesaran and Shin (1999); Pesaran và cộng sự (2001). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: trong dài hạn, (1) đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tổng nguồn vốn đầu tư và (2) tổng nguồn vốn đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng. Trong ngắn hạn, (a) thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực qua lại lẫn nhau; (b) tăng trưởng và thương mại có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư, hướng tác động từ tăng trưởng và thương mại đến tổng vốn đầu tư; (c) lực lượng lao động có tác động tích cực đến thương mại theo hướng từ lực lượng lao động đến thương mai. Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực tiễn về chủ đề mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại để các nhà quản lý có một cái nhìn khách quan hơn về chủ đề này. Từ khóa chính: Thương mại, Tăng trưởng, Đồng liên kết ARDL, Việt Nam.
  12. ABSTRACT This paper aims to examine the relationship between growth, foreign direct investment, and trade in Vietnam from 1994 to 2018. Data are taken yearly from World Bank, World Development Indicators. Through the method of research Autoregressive Distributed Lag - ARDL developed by Pesaran and Shin (1999); Pesaran et al. (2001). The results of the study indicate that: in the long run, (1) foreign direct investment effects on gross fixed capital formation and (2) gross fixed capital formation effects on growth. In the short run, the Granger Causality analysis shows that (a) the relationship between trade and foreign direct investment trade is two-way and that both directions are positive; (b) growth and trade effect on gross fixed capital formation and the direction is from growth and trade; (c) labour force effects on trade and its direction is from labour force. The results of the study are intended to provide more empirical evidence on the topic of the relationship between growth, foreign direct investment, and trade to support authorities a more objective view of the this topic. Key word: FDI, Trade, Economic growth, ARDL cointegration, Viet Nam.
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia đo lường đồng thời cả hai chỉ tiêu đó là tổng thu nhập quốc gia và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó (Mankiw, 2012). Đồng thời, cũng theo lý thuyết này, mức sống tiêu chuẩn của người dân được đo bằng năng suất của lực lượng lao động, mà năng suất lại được quyết định bởi vốn vật chất, vốn con người, tài nguyên thiên nhiên, và khoa học công nghệ. Do vốn là một yếu tố sản suất, cho nên một cách để tăng năng suất trong tương lai thì ở hiện tại phải đầu tư nhiều hơn các nguồn lực vào vốn vật chất và vốn con người cũng như khoa học công nghệ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do FDI làm tăng vốn vật chất, vốn con người, và mang lại cho nền kinh tế những công nghệ tiên tiến. Bên cạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì thương mại cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy FDI và thương mại là hai yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trước hết, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa khu vực sản xuất với tiêu dùng, và cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết đến khu vực sản xuất. Hoạt động thương mại kích thích các nhà sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, đổi mới trang thiết bị và quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất ngày một tiên tiến hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Thứ hai, hoạt động thương mại thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế, và đồng thời thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực. Thứ ba, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tích lũy vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ.
  14. 2 Bên cạnh yếu tố thương mại, FDI là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng dần, từ gần 15% năm 2005 lên 23.7% năm 2017; riêng năm 2018 tỷ trọng này lên tới 30.8%. Thêm vào đó, đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng cao, nếu giai đoạn 1986 - 1996, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đóng góp 15.04% thì đến giai đoạn 2010 - 2017 đã đóng góp đến 27.7%. Đối với nguồn thu ngân sách, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, với giá trị nộp ngân sách tăng từ 1.8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14.2 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2010). Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực FDI đạt 23.7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14.46% tổng thu ngân sách nhà nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, 58.2% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin..., tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa của đất nước (30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam). Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trong quá khứ đã nghiên cứu hoặc là sự tương tác thương mại, FDI với tăng trưởng kinh tế (Balasubramanyam và cộng sự, 1996; Karbasi và cộng sự, 2005); hoặc mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Lipsey, 2000); hoặc mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại và kinh tế (Pahlavani và cộng sự, 2005) trích trong Belloumi (2014). Tất cả các nghiên cứu này đã kết luận rằng cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại đều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không cung cấp một kết quả cuối cùng về mối quan hệ nói
  15. 3 chung và hướng của quan hệ nhân quả nói riêng ở nhiều nước đang phát triển. Các tác động tăng trưởng từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại khác nhau giữa các quốc gia theo thời gian. Đối với một số quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (Balasubramanyam và cộng sự, 1996; Borensztein và cộng sự, 1998; Lipsey, 2000; De Mello, 1999; Xu, 2000) trích trong Belloumi (2014). Thêm vào đó, Odhiambo (2009) trích trong Belloumi (2014) chỉ ra rằng các nghiên cứu trước đây về chủ đề này bị hạn chế bởi việc sử dụng kỹ thuật đồng liên kết dựa trên kiểm định đồng liên kết hoặc là của Engle và Granger (1987) hoặc kiểm định khả năng tối đa dựa trên Johansen (1988) hoặc Johansen và Juselius (1990). Hoặc, các kỹ thuật đồng liên kết này có thể không phù hợp khi cỡ mẫu quá nhỏ. Sử dụng phương pháp kiểm định giới hạn đồng liên kết được phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001) mạnh hơn đối với cỡ mẫu nhỏ. Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư rực tiếp nước ngoài, và thương mại” nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn là như thế nào và hướng tác động giữa các biến này ra sao thông qua phương pháp ước lượng phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) với bộ dữ liệu được cập nhật mới nhất, đến năm 2018. Trong đó, các biến trong mô hình gồm có thương mại (T), là độ mở thương mại được đo lường bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (F) là tỷ lệ của tổng dòng vốn vào của đầu tư trực tiếp nước ngoài thực so với GDP. Biến tăng trưởng (Y) được đo lường bằng GDP thực bình quân đầu người. Lực lượng lao động (L) là tổng lực lượng lao động. Vốn đầu tư (K) được đo bằng giá trị thực của tổng chi phí đầu tư. Tất cả các biến được chuyển sang dạng logarit tự nhiên để ước lượng. Nguồn dữ liệu để thực hiện bài nghiên cứu này được lấy từ nguồn dữ liệu của World Bank, World Development Indicators, trong giai đoạn 1994 – 2018.
  16. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu này sẽ xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn và hướng tác động của chúng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại, trong dài hạn và trong ngắn hạn có tác động qua lại như thế nào và hướng tác động của chúng? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu này sẽ được thực hiện dựa trên mẫu nghiên cứu của các biến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; và thương mại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian. Mô hình kinh tế lượng được áp dụng cho bài nghiên cứu này là mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL). 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Bài nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn là như thế nào và hướng tác động của chúng ra sao thông qua bộ dữ liệu chuỗi thời gian được cập nhật mới nhất, đến năm 2018. Qua đó, tác giả mong muốn rằng bài nghiên cứu sẽ đóng góp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực tiễn có giá trị
  17. 5 về chủ đề mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Xa hơn nữa, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ cung cấp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực tiễn để các nhà quản lý kinh tế có thêm một cái nhìn khách quan về đề tài này từ đó có các chính sách quản lý kinh tế hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. 1.7. Kết cấu luận văn Bài luận văn được kết cấu như sau: chương 1 giới thiệu và chương 2 tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn có liên quan. Tiếp đến, tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam; phương pháp và kết quả nghiên cứu; kết luận và hàm ý chính sách lần lượt được thể hiện trong các chương 3, 4, và 5.
  18. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN 2.1. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1. Lý thuyết năng suất cận biên vốn Lý thuyết của MacDougall (1960) được coi là một trong những lý thuyết đầu tiên về FDI. Lý thuyết này được đặt trên giả định là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và phát triển từ lý thuyết của Hescher Ohlin và Samuaelson về sự vận động vốn – mô hình H- O. Lý thuyết này sau đó lại được phát triển bởi Kemp (1964). Lý thuyết này đặt trên một mô hình giải định rằng hai nước có chi phí vốn bằng với năng suất biên. MacDougall và Kemp cùng phát biểu rằng khi dòng vốn di chuyển tự do từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư, năng suất biên của vốn có xu hướng trở nên cân bằng giữa hai nước. Các tác giả nhận thấy rằng sau đầu tư, sản lượng của nước đầu tư giảm đi nhưng thu nhập quốc dân lại không giảm. Điều này là do về dài hạn nước đầu tư nhận được thu nhập lớn hơn từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của nó. Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận những năm 1960. Nhưng sau đó, lý thuyết này đã không lý giải được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra, hay tỷ suất đầu tư trong nước cao nhưng tỷ suất đầu tư ra nước ngoài cũng cao... Do vậy, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là bước khởi đầu để nghiên cứu FDI. 2.1.2. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm được phát triển bởi Raymond Vernon (1966) lý thuyết này cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ việc xuất khẩu các sản phẩm sang thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vernon cho rằng các sản phẩm phải trải qua một chu kỳ sống bao gồm bốn giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy thoái. Trong giai đoạn giới thiệu, vì
  19. 7 sản phẩm là sản phẩm mới, còn sản xuất độc quyền nên giá cao, sản lượng tiêu thụ ít, chủ yếu được tiêu thụ ở nước phát minh ra sản phẩm. Ở giai đoạn phát triển, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, nhiều nhà sản xuất cùng tham giai sản xuất các sản phẩm tương tự và dẫn đến cạnh tranh tăng, các nhà sản xuất bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm và đồng thời tìm cách di chuyển địa điểm sản xuất sang các quốc gia có tương đồng về mức sống và văn hóa. Trong giai đoạn thứ 3, giai đoạn chín muồi, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ, giá sản phẩm giảm nhiều, thị phần cũng giảm. Sau khi cải tiến thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, nhà sản xuất tìm cách phát triển thị trường mới, di chuyển địa điểm sản xuất sang các nước kém phát triển hơn. Trong giai đoạn sản phẩm suy thoái, sản phẩm đã lão hóa, chủ yếu chỉ còn ở thị trường của những nước đang phát triển. Trong giai đoạn này có hiện tượng xuất khẩu ngược sản phẩm về các nước công nghiệp phát triển do một bộ phận dân cư vẫn còn có nhu cầu về sản phẩm. Lý thuyết này chỉ giải thích cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp theo nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích cho việc tại sao các dạng thâm nhập thị trường khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả. 2.1.3. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp của Akamatsu (1961). Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; (3) sản xuất để xuất khẩu. FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối. Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình “đàn nhạn”. Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát triển có lợi thế tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên sau đó tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa phương đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối của nước này. Đó
  20. 8 là quá trình liên tục của FDI. Mô hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịp của các nước đang phát triển: khi một nước đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc gia đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và nước khác sẽ thay thế vị trí đó. Đóng góp đáng kể của mô hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong một thời gian dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả lời câu hỏi: vì sao các công ty thực hiện FDI, đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI. Tuy nhiên, mô hình “đàn nhạn” chưa thể trả lời các câu hỏi vì sao các công ty lại thích thực hiện FDI hơn là xuất khẩu hoặc cung cấp kỹ thuật của mình, và không dùng nó để giải thích vì sao FDI lại diễn ra giữa các nước tương tự về các nhân tố và lợi thế tương đối, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác. Vấn đề quan trọng hơn là mô hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu kinh tế và thể chế. 2.1.4. Lý thuyết chiết trung của Dunning Lý thuyết chiết trung hay còn gọi là mô hình OLI, được phát triển bởi Dunning (1977). Theo Dunning, một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) lợi thế về sở hữu (Ownership advantages – O) bao gồm: lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch; (2) lợi thế về khu vực (Locational advantages – L) bao gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ và (3) lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages – I) bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế. Theo lý thuyết này thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãn trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2