intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh Tổng công ty Phong Phú đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm định hướng phát triển công ty trong sản xuất kinh doanh đến năm 2015; phân tích đánh giá tác động của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ liên quan đến môi trường kinh doanh hiện tại và khả năng xảy ra trong tương lai; xây dựng các chiến lược và đề xuất các chính sách khả thi để thực hiện thành công chiến lược đề ra, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và giúp công ty phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh Tổng công ty Phong Phú đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------o0o------- TRẦN THỊ MINH HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH DOANH TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM – NĂM 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------o0o------- TRẦN THỊ MINH HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH DOANH TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ ĐẾN NĂM 2015 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP TP.HCM – NĂM 2009
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ........................ 3 1.1. Đặc điểm chung của ngành Dệt may Việt Nam 3 1.2. Những thuận lợi và khó khăn của dệt may VN trong thời kỳ hội nhập. 3 1.2.1. Những thuận lợi 3 1.2.2. Những khó khăn 4 1.3. Những tác động của môi trường đến sự phát triển ngành dệt may VN ... 5 1.3.1. Môi trường bên ngoài .................................................................. 6 1.3.2. Môi trường bên trong .................................................................. 8 1.3.3. Công cụ xác định các chiến lược cạnh tranh. . . . . . . . . . . . . . . . . . ..9 1.4. Đặc điểm kinh tế -kỹ thuật của ngành dệt may ..................................... 11 1.4.1. Nguồn nguyên liệu 12 1.4.2. Thiết bị sản xuất 13 1.4.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 14 1.4.4. Ý nghĩa của ngành với nền kinh tế xã hội. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ 2.1. Giới thiệu chung về tổng công ty Phong Phú ............................................... 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................ 18 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty.. 21 2.1.3. Qui mô và cơ cấu tổ chức tổng công ty Phong Phú 22 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú..… 27 2.2.1. Giá trị thực tế Tổng công ty Phong phú…… 27 2.2.2. Tình hình hoạt động SXKD của Tổng công ty Phong Phú 28 2.2.3. Tổng doanh thu nhóm sản phẩm dịch vụ của Cty Phong phú 30 2.2.4. Cơ cấu chi phí sản xuất của Tổng công ty Phong Phú 31 2.2.5. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Phong Phú... 32 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ....... 32 2.3.1. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh .................................. 32 2.3.2. Thực trạng về năng lực tài chính. 35 2.3.3. Trình độ công nghệ ................................................................... 36 2.3.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới .................... 37
  4. 2.3.5. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ ....................... 38 2.3.6. Tình hình hoạt động Marketing ................................................ 39 2.3.8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (IFE)……………………43 2.4. Những tác động của môi trường đến hoạt động SXKD của công ty 45 2.4.1. Môi trường vĩ mô: 45 2.4.2. Môi trường vi mô: 49 2.4.3. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh: 54 2.4.4. Ma trận đánh giá đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẲM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................... 58 3.1. Mục tiêu phát triển ngành dệt may thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. ............. 58 3.1.1. Các quan điểm để xây dựng mục tiêu phát triển ngành may mặc đến năm 2015. .......................................................................................................... 58 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của Tổng Công ty đến 2015 ........ 58 3.2. Xây dựng và lựa chọn các giải pháp kinh doanh đến năm 2015. 3.2.1. Hình thành các giải pháp thông qua phân tích ma trận SWOT .......... 61 3.2.2. Lựa chọn các chiến lược thông qua ma trận QSPM….. 67 3.3. Caùc giaûi phaùp cuï theå nhằm góp phần phát triển Tổng công ty Phong Phú đến năm 2015. 71 3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng và phát triển thị trường 71 3.3.2. Nhóm giải pháp về công nghệ sản xuất ....................................... ….78 3.3.3. Nhóm giải pháp về hoạt động Marketing 79 3.3.4. Nhóm giải pháp về tài chính 80 3.3.5. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 80 3.3.6. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm mới 82 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 83 3.4.1. Đối với Tổng Công ty Phong Phú ..................................................... 83 3.4.2. Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam................................................. 84 3.4.3. Đối với Chính phủ. 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC BIỂU BẢNG BẢNG 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006 BẢNG 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Dệt may Nha trang BẢNG 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Dệt Đông Nam BẢNG 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Đầu tư Phong Phú Sơn Trà BẢNG 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP XNK và Đầu tư Thừa Thiên Huế BẢNG 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty KNTP Phú Yên BẢNG 7: Giá trị thực tế tại Tổng công ty Phong Phú BẢNG 8: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú BẢNG 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú BẢNG 10: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Phong Phú BẢNG 11: Tổng doanh thu nhóm sản phẩm dịch vụ của Tổng công ty Phong Phú BẢNG 12: Chi phí sản xuất của công ty mẹ BẢNG 13: Cơ cấu chi phí của Tổng công ty Phong Phú BẢNG 14: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IEF) BẢNG 15: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) BẢNG 16: Ma trận cạnh tranh hình ảnh BẢNG 3.2.2.1. Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-O BẢNG 3.2.2.2. Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-T BẢNG 3.2.2.3. Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-O BẢNG 3.2.2.4. Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-T HÌNH 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter SƠ ĐỐ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty Phong Phú
  6. CÁC TỪ VIẾT TẮT – ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông. – HĐQT Hội đồng quản trị. – BKS Ban kiểm soát. – TGĐ Tổng Giám đốc. – BTGĐ Ban Tổng Giám đốc. – KTT Kế toán trưởng. – CBCNV Cán bộ công nhân viên. – HĐLĐ Hợp đồng lao động. – TSCĐ Tài sản cố định. – TSLĐ Tài sản lưu động. – SGDCK TP.HCM Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. – UBCKNN Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. – UBND Ủy Ban Nhân Dân. – TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh. – BHXH Bảo hiểm xã hội. – CP Cổ phần. – CPH Cổ phần hóa. – LD Liên doanh. – DN Doanh nghiệp. – DNNN Doanh nghiệp Nhà nước. – HĐKD Hoạt động kinh doanh. – CTLD Công ty liên doanh. – SX Sản xuất – XNK Xuất nhập khẩu
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngành dệt may Việt Nam có một vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Trong những năm qua ngành dệt may đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng 23,8%/năm, vươn lên đứng hàng thứ 2 cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí, tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động. So với các nước ASEAN ngành dệt may Việt Nam có lợi thế hơn về nguồn nhân công tương đối rẽ, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến, do đó tạo ra cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, trong quá trình cạnh tranh, một số ít doanh nghiệp đã phát triển và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một số khác vẫn còn bị hạn chế về năng lực cạnh tranh do cơ cấu tổ chức quản lý kém hiệu quả, máy móc thiết bị đầu tư thiếu đồng bộ, chưa hiện đại, chưa hoạch định cho mình những chiến lược trung và dài hạn, hầu như chỉ tập trung vào những kế hoạch ngắn hạn, chưa quan tâm đến công tác tiếp thị làm cho chất lượng dịch vụ còn kém, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tổng Công ty Phong Phú là một doanh nghiệp nhà nước đứng trong ngành dệt may Việt Nam cũng không thoát khỏi tình trạng này. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh Tổng công ty Phong Phú đến năm 2015” với mong muốn để doanh nghiệp có thể phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hoá như hiện nay. Vì thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm định hướng phát triển công ty trong sản xuất kinh doanh đến năm 2015.  Phân tích đánh giá tác động của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ liên quan đến môi trường kinh doanh hiện tại và khả năng xảy ra trong tương lai.  Xây dựng các chiến lược và đề xuất các chính sách khả thi để thực hiện thành công chiến lược đề ra, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và giúp công ty phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh. 1
  8. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: - Đề tài được nghiên cứu trong Tổng công ty Phong Phú. - Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một thực thể là doanh nghiệp. - Phương pháp thống kê, so sánh và suy luận logic để tổng hợp những số liệu, dữ kiện nhằm xác định mục tiêu cũng như trong việc lựa chọn những phương án, giải pháp và chiến lược. Để từ đó tìm ra khả năng đáp ứng nhu cầu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành để nhận định những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với doanh nghiệp. 4. Ñoái töôïng vaø phaïm vi nghieân cöùu: 4.1. Ñoái töôïng nghieân cöùu: Nghieân cöùu veà một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú đến năm 2015. 4.2. Phaïm vi nghieân cöùu: Luaän vaên taäp trung phaân tích nhöõng yeáu toá moâi tröôøng aûnh höôûng ñeán hoaït ñoäng kinh doanh dòch của Tổng công ty Phong Phú đến năm 2015. 5. Boá cuïc cuûa ñeà taøi: Ngoaøi phaàn môû ñaàu, muïc luïc, danh muïc taøi lieäu tham khaûo, phaàn phuï luïc, luaän vaên bao goàm: 3 chöông. Chöông I: Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam Chöông II: Thực trạng hoạt động của Tổng công ty Phong Phú Chöông III: Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú đến năm 2015 2
  9. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. Thời gian qua, ngành dệt-may Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và có những bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sản phẩm dệt -may đã xuất hiện rất nhiều tại các thị trường nổi tiếng và khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia…Kim ngạch xuất khẩu của ngành đứng thứ hai sau dầu khí. Thêm nữa, ngành đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động khắp cả nước. Đây không chỉ là kết quả của những nỗ lực tự thân của toàn ngành mà có sự trợ giúp của Chính phủ. Năm 2008 được coi là năm khá thành công của ngành dệt may Việt Nam. Bởi hầu hết các nước trong khu vực đều bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị ngưng trệ. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng ấn tượng với hai con số. Dệt may hiện đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), tạo ra gần 10% GDP, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 (sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp từ 14%-16% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì vậy, mọi nguồn lực trước đây của Ngành luôn dành cho việc phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Kể từ ngày 11/01/2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO thì thị trường xuất khẩu ngày càng có cơ hội mở rộng. 1.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP. 1.2.1. Những thuận lợi: Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các năm. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD; thì sang 3
  10. năm 2004 đạt 4,3 tỷ USD và cho đến năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam là 9,1 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục. Hoạt động mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi và các nước Châu Á khác cũng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này đều có mức tăng trưởng cao. 1.2.2. Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu, ngành dệt may Việt Nam cũng đang gặp phải không ít khó khăn: Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập khẩu tới 90%. Điều này thể hiện rất rõ qua đồ thị tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta và biểu đồ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu chính (bông, sợi và vải) qua các năm như sau: Theo kế hoạch năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong cả năm 2009 tăng 23% so với năm 2008. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta chỉ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy so với mức tăng mục tiêu thì mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt thấp. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào chính cũng tăng thấp như: mặt hàng vải chỉ tăng 17%; sợi tăng 4%... theo dõi trên đồ thị, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bao giờ cũng cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và chí ít cũng phải xấp xỉ như năm ngoái. Sang năm 2009, nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi: - Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. - Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch. - Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và rộng. - Xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn những rào cản. 4
  11. Được biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, Đoàn Thương mại Mỹ đã thông báo về việc sẽ không mở rộng chương trình giám sát đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, chương trình này sẽ kết thúc vào cuối năm 2008. Mặc dù vậy, điều này cũng không có nghĩa là từ năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ sẽ không còn gặp bất kỳ một rào cản thương mại nào. Bởi vì: + Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ dưới thời chính quyền của Tổng Thống Bush và nhiệm kỳ Tổng thống sẽ kết thúc vào tháng 1/2009. Do đó, chương trình này không được mở rộng cũng là điều dễ hiểu. + Năm 2009, Tổng thống Mỹ mới nhận chức, và chưa chắc chính quyền của Tổng thống mới kế thừa quyết định của Chính quyền Bush. Và Tổng thống mới chắc chắn sẽ thực hiện quyết định của Quốc hội Mỹ – bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong Hiệp hội Dệt Mỹ. + Chắc chắn hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ sẽ gặp phải những rào cản thương mại khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ vào cuối năm nay. Điều này sẽ khiến cho hàng dệt may Việt Nam rất dễ rơi vào “tầm ngắm” cùng với hàng Trung Quốc. Do đó, trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cho năm 2009, doanh nghiệp nên chủ động đàm phán với các đối tác để nâng giá xuất khẩu, tránh những thiệt hại của giá thấp gây ra. Cùng với đó là hoàn thiện công tác lưu trữ, cũng như việc khai báo hải quan rõ ràng chính xác, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý trong việc thống kê, phục vụ thông tin định hướng và quản lý nhà nước, giúp các doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất. 1.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. Nghiên cứu môi trường tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong quá trình phân tích. Chỉ có thông qua nghiên cứu, phân tích cặn kẽ mọi diễn biến của môi trường một cách thường xuyên, liên tục mới giúp nhà quản trị xây dựng được những chiến lược thành công. Môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp. 5
  12. 1.3.1. Môi trường bên ngoài: Đó là tập hợp tất cả các phần tử nằm ngoài doanh nghiệp và có tác động, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Người ta chia môi trường bên ngoài doanh nghiệp thành hai loại: Thứ nhất là: Môi trường vĩ mô hay còn được gọi là môi trường tổng quát là môi trường bao trùm lên hoạt động động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của tất cả các tổ chức. Các thành phần chủ yếu của môi trường vĩ mô bao gồm: - Các yếu tố về kinh tế: bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ lạm phát, khả năng huy động vốn, thu nhập bình quân, các chính sách thuế, tài chính… của quốc gia hay khu vực có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. - Các yếu tố về chính trị, chính phủ và luật pháp: bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị, những diễn biến chính trị… Các yếu tố này có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. - Các yếu tố tự nhiên: các điều kiện tự nhiên luôn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động mọi mặt của con người. Đồng thời nó là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho nhiều ngành kinh doanh. Tuy vậy, nếu không biết quan tâm tái tạo môi trường, doanh nghiệp cũng như xã hội sẽ phải gánh chịu ngay những hậu quả nặng nề mà không cần chờ đến các thế hệ kế tiếp. - Các yếu tố về văn hóa xã hội: bao gồm một hệ thống những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Các yếu tố xã hội có tác động chậm nhưng lâu dài và có hệ quả rất sâu rộng lên mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. - Các yếu tố về kỹ thuật và công nghệ: đây là một yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo nên các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác. Thứ hai là: Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành, bao gồm các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong 6
  13. ngành kinh doanh đó. Theo quan điểm quản trị chiến lược của Michael Porter, giáo sư Trường kinh doanh Harvard của Mỹ, phân tích rằng: đối với mỗi ngành, dù là trong hay ngoài nước, năng lực cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thể hiện qua mô hình sau: Hình 1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Các đối thủ mới tiềm ẩn Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới Khả năng thương Các đối thủ cạnh Khả năng lượng của người tranh trong ngành thương lượng cung cấp của người mua Người cung cấp Sự tranh đua giữa Người mua các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành Nguy cơ do các sản phẩm và dịch vụ thay thế Sản phẩm thay thế (Nguồn: Chiến lược cạnh tranh, Michael E. Porter, năm 1996) Mô hình này đã thể hiện một cách rõ nét năm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh như sau: - Một là, người cung ứng: Người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của mình đối với các thành viên trong cuộc thương lượng bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hóa dịch vụ đã mua. - Hai là, người mua: Có thể nói lý do tồn tại của các doanh nghiệp là để góp phần làm tăng thêm giá trị cho các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng – những người tiêu thụ sản phẩm của họ – và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy khách hàng là ân nhân của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của nó, đồng thời cũng có thể có những áp đặt quyền lực của người mua với doanh nghiệp và do đó khách hàng tạo ra cả cơ hội lẫn rủi ro, đe dọa cho doanh nghiệp. 7
  14. - Ba là, các đối thủ tiềm năng: Là nguy cơ đến từ những đối thủ mới hoặc sẽ gia nhập của ngành. Những đối thủ mới của ngành mang đến năng lực sản xuất mới, sự mong muốn chiếm lĩnh một thị phần nào đó và thường là những nguồn lực to lớn. Giá bán có thể bị kéo xuống hoặc chi phí của các doanh nghiệp đi trước có thể bị tăng lên và kết quả là làm giảm mức lợi nhuận. - Bốn là, sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế phần lớn là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ để tạo ra những sản phẩm mới có cùng công năng, thay thế sản phẩm hiện tại. Người ta sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi giá cả của sản phẩm hiện tại quá cao. Trường hợp thiếu vắng các sản phẩm thay thế, các sản phẩm hiện tại trở nên luôn cần thiết đối với người sử dụng. Để duy trì sự cần thiết đó, các doanh nghiệp cũng không ngừng hoàn thiện chất lượng, hạ thấp chi phí để đảm bảo khả năng cạnh tranh hơn nữa. - Năm là, các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Có thể nói, lĩnh vực trung tâm của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chính là sự phân tích có tính thuyết phục về các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của cạnh tranh. Sự có mặt của các doanh nghiệp cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của họ là lực lượng tác động trực tiếp, mạnh mẽ và tức thì tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chính đóng vai trò chủ chốt, có khả năng chi phối và khống chế thị trường. Các doanh nghiệp trong ngành cần phải nghiên cứu, đánh giá khả năng của các doanh nghiệp cạnh tranh chính, để xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh thích hợp với năng lực cạnh tranh chung của ngành. Các yếu tố trên đồng thời tạo nên môi trường ngành mà M.Porter gọi là năm lực lượng hay năm áp lực cạnh tranh trên thị trường ngành. Các áp lực này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thì việc phân tích 5 áp lực cạnh tranh này là một điều tất yếu 1.3.2. Môi trường bên trong (hay môi trường nội bộ) Tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và yếu trong các lĩnh vực kinh doanh. Những điểm mạnh và yếu bên trong cùng với những cơ hội và nguy cơ bên ngoài và nhiệm vụ rõ ràng là những điểm cơ bản cần quan tâm khi thiết lập các mục tiêu và chiến lược. Các mục tiêu và chiến lược được xây dựng nhằm lợi dụng những điểm mạnh và 8
  15. khắc phục những yếu kém bên trong – những yếu tố mà nhà quản trị có thể kiểm soát được. Trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó, phải cố gắng phân tích một cách kỹ lưỡng các yếu tố nội bộ đó nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của mình. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực chức năng như: nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính kế toán, marketing… 1.3.3. Coâng cuï xaùc ñònh chieán löôïc caïnh tranh: Vieäc xaùc ñònh chieán löôïc mang tính ngheä thuaät Moâi tröôøng beân trong cao, theå hieän ôû vieäc vaän SWOT S W duïng caùc coâng cuï chieán S1, S2, S3, … W1, W2, W3, löôïc. Coù raát nhieàu coâng cuï Moâi tröôøng beân ngoaøi O S+O W+O chieán löôïc nhö coâng cuï Hoäp O 1 , O 2, O 3, … Trung Quoác (Chinese T S+T W+T Boxes), coâng cuï Xích giaù trò T 1, T 2, T 3, … (Value Chain), coâng cuï GE Hình 1.6. Moâ hình SWOT (General Electric Matrix), coâng cuï vò theá caïnh tranh (Industry Maturity Competitive Position Matrix),...; tuy nhieân do muïc ñích cuûa ñeà taøi khoâng ñi saâu vaøo thuû thuaät xaây döïng, löïa choïn chieán löôïc,.. maø chæ mang tính ñònh höôùng chieán löôïc. Vì vaäy, chuùng toâi chuùng toâi chæ trình baøy moät coâng cuï maø caùc nhaø hoaïch ñònh chieán löôïc thöôøng söû duïng, ñoù laø coâng cuï ma traän SWOT (hình 1.6). Ma traän SWOT laø moät coâng cuï keát hôïp quan troïng coù theå giuùp cho caùc nhaø quaûn trò hình thaønh caùc chieán löôïc, ma traän naøy bieåu hieän 4 nhoùm vaán ñeà coát loõi trong coâng taùc quaûn trò noùi chung vaø cho hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh noùi rieâng cuûa moät doanh nghieäp: (1) Strengths: Theá maïnh bieåu hieän neàn taûng treân ñoù chieán löôïc thaønh coâng coù theå ñöôïc xaây döïng vaø phaùt huy; (2) Weaknesses: Ñieåm yeáu, sôû ñoaûn cuûa 9
  16. doanh nghieäp; (3) Opportunities: Nhöõng cô hoäi cuûa doanh nghieäp; (4) Threats: Nhöõng nguy cô ñe doïa hoaït ñoäng cuûa doanh nghieäp. Vieäc söû duïng coâng cuï SWOT ñöôïc tieán haønh thoâng qua caùc böôùc cuï theå: Böôùc 1: Lieät keâ nhöõng vaán ñeà SWOT ñaõ ñöôïc phaân tích, nhaän dieän vaøo baûng ma traän, theo möùc ñoä taàm quan troïng. [ÔÛ ñaây, chuùng ta coù theå söû duïng caùc ma traän: AÛnh höôûng cuûa caùc yeáu toá beân ngoaøi (EFE) vaø ma traän aûnh höôûng cuûa caùc yeáu toá beân trong (IFE), ñeå löïa ra caùc vaán ñeà SWOT](1) Böôùc 2: Ñöa nhöõng vaán ñeà SWOT vaøo ma traän ôû nhöõng oâ thích hôïp. Böôùc 3: Phoái hôïp theo töøng caëp nhöõng vaán ñeà SWOT. Böôùc 4: Treân cô sôû phoái hôïp theo töøng caëp trong baûng ma traän, tieán haønh lieân keát ñoàng thôøi caû 4 vaán ñeà SWOT vôùi nhau theo nguyeân taéc “Phaùt huy theá maïnh, khaéc phuïc ñieåm yeáu, taän duïng cô hoäi, haïn cheá ruûi ro“. Töø ñoù doanh nghieäp coù theå nhaän daïng ñöôïc caùc chieán löôïc caïnh tranh cuûa mình. (2). Sau khi ñöa ra caùc chieán löôïc coù theå thöïc hieän ñöôïc, caàn choïn ra caùc chieán löôïc cho doanh nghieäp theo ñuoåi. Caùc chieán löôïc choïn ra naøy phaûi xeáp theo thöù töï öu tieân chieán löôïc naøo thöïc hieän tröôùc, chieán löôïc naøo thöïc hieän sau. Vieäc quyeát ñònh choïn chieán löôïc naøo thuoäc thaåm quyeàn cuûa nhöõng nhaø quaûn lyù cao nhaát. Trong ñeà taøi naøy chuùng toâi chæ ñònh höôùng nhöõng chieán löôïc thích hôïp vaø kieán nghò Böu Ñieän tænh Ñoàng Nai theo ñuoåi döïa treân vieäc phaân tích, ñaùnh giaù naêng löïc cuûa doanh nghieäp cuõng nhö nhöõng thuaän lôïi vaø khoù khaên maø doanh nghieäp gaëp phaûi khi thöïc hieän chieán löôïc. (1) Tieán trình caùc böôùc xaây döïng ma traän EFE (External Factional Evaluation) vaø IFE (Internal Factional Evaluation): Böôùc 1: Laäp danh muïc caùc yeáu toá coù vai troø quyeát ñinh ñeán söï thaønh coâng cuûa doanh nghieäp (Töø 10 ñeán 20 yeáu toá); Böôùc 2: Xaùc ñònh möùc ñoä quan troïng töø 0,0 (khoâng quan troïng ñeán 1,0( raát quan troïng cuûa töøng yeáu toá. Böôùc 3: Xaùc ñònh troïng soá töø 1 ñeán 4 cuûa töøng yeáu toá trong quan heä vôùi khaû naêng phaûn öùng cuûa chieán löôïc hieän taïi cuûa doanh nghieäp; 4 laø phaûn öùng toát nhaát, 3 laø khaù, 2 laø trung bình vaø 1 laø yeáu. Böôùc 4: Tính ñieåm töøng yeáu toá ngoaïi vò (ma traän EFE)/ hoaëc noäi vi (ma traän IFE). Böôùc 5: Coäng toång soá ñieåm cuûa toaøn boä danh muïc caùc yeáu toá, neáu: Toång ñieåm ñaït 2,5 laø trung bình; cao nhaát laø 4 vaø 1 laø yeáu. 10
  17. 1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA NGÀNH DỆT MAY. Trong những năm gần đây, ngành dệt may được xem như ngành mũi nhọn bởi những ưu thế như đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, nhân công dồi dào, rẻ, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may tăng liên tục hàng năm từ 14%-29%, Năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2007, đứng thứ 2 sau dầu khí, với kế hoạch 10,5 tỷ USD năm 2009, chắc chắn ngành dệt may Việt Nam không chỉ là ngành giải quyết được nhiều lao động mà còn là ngành có vị trí đứng đầu về xuất khẩu. Bảng 1. KNXK dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2008 Đvt: tỷ USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 KNXK cả nước 14,483 15,029 16,029 20,149 26,504 32,440 39,830 48,56 62,9 Tăng 25.48% 3.77% 6,65% 25,70% 31,54% 22,40% 22,78% 21,92% 29,5% trưởng(%) KNXK 1,892 1,975 2,732 3,609 4,386 4,836 5,8 7,8 9,1 Dệt may Tăng trưởng 8.29% 4.39% 38,33% 32,10% 21,53% 10,26% 19,93% 34,4% 16,7% (%) Tỷ trọng KNXK dệt 13.06% 13.14% 17,04% 17,91% 16,55% 14,91% 14,56% 16,06% 29,5% may/cả nước Nguồn: Vinatex Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước chiếm tỷ trọng rất lớn từ 13% trở lên kể từ năm 2000. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ngày càng gia tăng, điều này càng thể hiện thế mạnh của ngành dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch xuất khẩu dệt may là (19,26%) là tương đối bằng so với tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (19,76%). 11
  18. Tuy nhiên, giá trị nội địa hóa mà sản phẩm dệt may Việt Nam còn rất thấp chỉ ở mức 30-40%, một trong lý do dẫn đến điều này là phần lớn nguyên liệu, phụ liệu máy móc cho ngàng này đều phải nhập khẩu. Năm 2008 Việt Nam nhập khẩu 200.000 tấn bông (99%), 180 tấn xơ tổng hợp (90%). Nhằm khắc phục tình trạng này, chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại Quyết định 36/2008/QĐ-TTg. Chiến lược đưa ra mục tiêu cụ thể giai đoạn 2008-2010, ngành dệt may tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%. Doanh thu toàn ngành đến 2010 đạt 14,8 tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và lên 31 tỷ USD trong đó, xuất khẩu đạt 25tỷ USD vào năm 2020. 1.4.1. Nguồn nguyên liệu: Những năm gần đây, chủ trương của ngành dệt may là tập trung phát triển hai lĩnh vực mũi nhọn: trồng bông và kéo sợi, hiện nay cả nước có khoảng 30.000 ha bông cung cấp khoản 15.000 tấn bông xơ hàng năm, tương đương hơn 15% nhu cầu của các doanh nghiệp. Diện tích trồng bông chủ động tưới tiêu vào khoản 6.000 ha, chiếm 20%, còn lại phụ thuộc vào thời tiết tư nhiện, điều này khiến năng suất trồng bông thấp và hiệu quả so sánh với các loại cây công nghiệp khác không cao. Sang những năm sau này, Tổng công ty dệt may có chủ trương mở rộng diện tích trồng bông nhất là những vùng có nước tưới tại Miền Trung và Tây Nguyên để đạt mức sản lượng 30.000 tấn bông sơ, cung cấp khoản 30% nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù ngành dệt may đã rất cố gắng nhưng chỉ đủ đáp ứng 30% nhu cầu trong nước, còn 70% còn lại phải nhập khẩu. Cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Điều đó làm cho ngành dệt may của nước ta giảm sức cạnh tranh rất lớn so với những nước có nguyên liệu tại chỗ. Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của VN, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Thế nhưng giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may VN chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài. 12
  19. Theo thống kê của Bộ Thương mại, trong tháng 7-2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, gồm bông, sợi, xơ đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200 triệu USD. Trước đó, tháng 6-2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 250 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2006. Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. 1.4.2. Thiết bị sản xuất: Theo số liệu của Bộ Công nghiệp cho thấy, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm. Như ngành dệt may, 45% thiết bị máy móc cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế. ♦ Đối với ngành kéo sợi : Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp có thiết bị kéo sợi cho thấy trình độ công nghệ đa số vẫn là trung bình và lạc hậu, cụ thể như sau: 10% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm (từ năm 2000 trở lại đây); 11% thiết bị đã được sử dụng từ 5-10 năm, được đầu tư từ Tây Âu, Nhật Bản hoặc Ấn Độ và Trung Quốc; 33% thiết bị đã được sử dụng 10-20 năm, chất lượng trung bình và tùy thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp; 46% thiết bị đã được sử dụng trên 20 năm, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng, ngoại trừ tại một số doanh nghiệp có quản lý tu sửa tốt. ♦ Ngành dệt thoi: Hầu hết thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp với các mặt hàng, năng suất và chất lượng trung bình. Do đó, hầu hết vải dệt thoi trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu làm hàng xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm dệt thoi của Việt Nam là: -Sản lượng còn thấp, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, chất lượng thấp và không ổn định về độ đồng đều màu và độ bền màu của vải nhuộm, giá cả không cạnh 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0