intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng Tp.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả muốn thông tin đến các nhà quản lý biết được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng Tp.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHẠM NGỌC NGUYÊN LINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2.   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHẠM NGỌC NGUYÊN LINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TP.HCM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh - Hướng nghề nghiệp Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015    
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả Phạm Ngọc Nguyên Linh
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .................. 5 1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ................................................ 5 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .................................................................................. 5 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh ....................................................................................... 6 1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh ................................................................... 7 1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ............................. 8 1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................ 9 1.2.1. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 11 1.2.2. Năng lực tài chính ..................................................................................... 12 1.2.3. Trình độ trang thiết bị và công nghệ ......................................................... 12 1.2.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ ......................................... 13
  5. 1.2.5. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ................................................. 14 1.2.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển ............................................................. 15 1.2.7. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu .......................................................... 15 1.2.8. Năng lực quản trị doanh nghiệp ................................................................ 16 1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................................. 16 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TP.HCM .......................................... 19 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM ............ 19 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 19 2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ của công ty ............................................................. 19 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................. 20 2.1.4. Tình hình hoạt động SXKD của công ty .................................................. 20 2.2. Thiết kế nghiên cứu và thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM ....................................................... 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM ................................................................................... 21 2.2.2. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM ................................................................................... 22 2.2.2.1. Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh .................................................. 22 2.2.2.2. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ công ích chuyên ngành chiếu sáng công cộng ........................................................ 24 2.2.2.3. Xác định mẫu nghiên cứu .................................................................. 25 2.2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................ 26 2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM ......................................................................................................... 27 2.3.1. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 27 2.3.2. Năng lực tài chính ..................................................................................... 29
  6. 2.3.3. Trình độ trang thiết bị và công nghệ ......................................................... 35 2.3.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ ......................................... 37 2.3.5. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ................................................. 40 2.3.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển ............................................................ 43 2.3.7. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu .......................................................... 45 2.3.8. Năng lực quản trị doanh nghiệp ................................................................ 48 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................... 52 2.5. Đánh giá chung ................................................................................................ 54 2.5.1. Những thành công cần phát huy ............................................................... 54 2.5.1.1. Trình độ trang thiết bị và công nghệ ................................................. 54 2.5.1.2. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp .......................................... 54 2.5.1.3. Năng lực nghiên cứu và phát triển .................................................... 55 2.5.1.4. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu .................................................. 55 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và cải thiện .................................. 55 2.5.2.1. Nguồn nhân lực ................................................................................. 55 2.5.2.2. Năng lực tài chính ............................................................................. 56 2.5.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ .................................. 56 2.5.2.4. Năng lực quản trị doanh nghiệp ........................................................ 56 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TP.HCM .............. 58 3.1. Mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM ....................................................... 58 3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty ................................................................ 58 3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ............................ 59
  7. 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM ............................................................................. 60 3.2.1. Giải pháp về Nguồn nhân lực ................................................................... 60 3.2.2. Giải pháp về Năng lực tài chính ............................................................... 62 3.2.3. Giải pháp về Trình độ trang thiết bị và công nghệ ................................... 63 3.2.4. Giải pháp về Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ .................... 65 3.2.5. Giải pháp về Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ............................ 69 3.2.6. Giải pháp về Năng lực nghiên cứu và phát triển ...................................... 71 3.2.7. Giải pháp về Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu .................................... 73 3.2.8. Giải pháp về Năng lực quản trị doanh nghiệp .......................................... 75 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 78 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: Dàn bài thảo luận nhóm PHỤ LỤC 2: Danh sách chuyên gia đã thảo luận nhóm PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia PHỤ LỤC 4: Danh sách chuyên gia đã khảo sát PHỤ LỤC 5: Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng PHỤ LỤC 6: Tổng hợp kết quả lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh PHỤ LỤC 7: Tổng hợp kết quả ma trận hình ảnh cạnh tranh PHỤ LỤC 8: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM PHỤ LỤC 9: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM PHỤ LỤC 10: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2011-2014 PHỤ LỤC 11: Đội xe cơ giới và thiết bị thi công
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPH Cổ phần hóa CTNN Công ty nhà nước DTBD Duy tu bảo dưỡng DVCI Dịch vụ công ích KTTT Kinh tế thị trường MTV Một thành viên NXB Nhà xuất bản QLVH Quản lý vận hành QTKD Quản trị kinh doanh SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh ............................................... 17 Bảng 2.1: Trình độ lao động của công ty ............................................................... 27 Bảng 2.2: Bảng đánh giá nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh .................................... 28 Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2011-2014 ............................ 31 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu năng lực tài chính của công ty từ năm 2011-2014 ............. 32 Bảng 2.5: Bảng đánh giá năng lực tài chính của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh .................................... 34 Bảng 2.6: Bảng đánh giá trình độ trang thiết bị và công nghệ của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh ....... 36 Bảng 2.7: Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh........................................................................................................ 39 Bảng 2.8: Bảng đánh giá thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh........................................................................................................ 41 Bảng 2.9: Bảng đánh giá năng lực nghiên cứu và phát triển của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh ....... 44 Bảng 2.10: Bảng đánh giá hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh ....... 48 Bảng 2.11: Bảng đánh giá năng lực quản trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh ....... 50
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng .................................... 10 Hình 1.2: Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng .................................................................. 11 Hình 2.1: Doanh thu qua từng thời kỳ của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM .............................................................................. 20 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM............................................................ 21
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang xây dựng nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với việc tham gia sâu rộng vào kinh tế quốc tế đã đưa đến những thách thức không nhỏ trong cạnh tranh đối với nhiều ngành nghề kinh doanh cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước. Quy luật cạnh tranh sẽ khiến những doanh nghiệp yếu kém bị đào thải trong nền KTTT đầy khốc liệt. Các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững và phát triển nếu có khả năng cạnh tranh tốt. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứng các nhu cầu thực tế, tuân theo quy luật cạnh tranh cũng như phục vụ lợi ích của doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM, tiền thân là Công ty Chiếu sáng Công cộng TP.HCM được thành lập ngày 26/01/1993, là CTNN hoạt động công ích với nhiệm vụ: hoạt động QLVH, duy tu, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông, camera quan sát giao thông, bảng thông tin giao thông điện tử trên toàn TP.HCM. Công ty có năng lực chuyên môn về thiết kế, thi công xây lắp, QLVH và duy tu, sửa chữa các hệ thống chuyên ngành. Đến trước năm 2010, công ty là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động chủ yếu dựa trên việc được giao kế hoạch hàng năm. Năm 2010, công ty được chuyển thành Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM do UBND TP.HCM làm chủ sở hữu theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, đến năm 2013 chuyển giao cho Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) làm chủ sở hữu và hoạt động cho đến nay. Công ty hiện nay hoạt động chủ yếu dựa trên việc được chủ đầu tư là các cơ quan nhà nước (Các Khu Quản lý Giao thông Đô thị, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn) đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, DVCI. Ngoài ra cũng tham gia đấu thầu một số công trình xây lắp với các chủ đầu tư khác nhau, cả tư nhân lẫn nhà nước,
  12. 2 tuy nhiên tỉ lệ trúng thầu khá thấp. Cạnh tranh trong ngành đang ngày càng gay gắt khi việc cung cấp sản phẩm, DVCI đang dần chuyển sang đấu thầu rộng rãi theo Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, DVCI. Thị phần đã bị chia sẻ với nhiều doanh nghiệp khác, doanh thu của công ty đã sụt giảm dần. Nhiều CTNN cũng như tư nhân khác cũng bắt đầu đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh để tham gia vào hoạt động mà trước đây chỉ mình công ty được giao thực hiện. Công ty cũng đã bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản lý và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi tham gia đấu thầu cung cấp sản phẩm, DVCI cũng như đấu thầu xây dựng công trình. Doanh thu của công ty trong 10 năm qua đạt đỉnh cao là năm 2012 với 711 tỷ đồng, tuy nhiên với sự cạnh tranh khốc liệt, doanh thu năm 2013 đã sụt giảm đáng kể chỉ còn 437 tỷ đồng, năm 2014 có tăng lên một chút 454 tỷ đồng (nhưng vẫn chưa bằng năm 2011 là 525 tỷ). Lợi nhuận của công ty cũng đạt đỉnh cao năm 2012 với 104 tỷ đồng và sụt giảm mạnh năm 2013 còn 72 tỷ đồng, tăng lại nhẹ năm 2014 lên 73 tỷ đồng (cũng chưa bằng lợi nhuận năm 2011 là 95 tỷ đồng). Dữ liệu trên cho thấy kết quả kinh doanh năm 2013, 2014 của công ty đã sụt giảm nhiều so với năm 2011, 2012. Hiện nay, công ty đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý để CPH trong năm 2015 theo tiến trình mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Vấn đề cạnh tranh theo KTTT sẽ còn trở nên gay gắt hơn. Công ty sẽ phải đứng trước nhiều áp lực với nhiều thách thức hơn trước. Để Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM có thể tồn tại và phát triển trong nền KTTT thì việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đề ra Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM là việc hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM” để thực hiện luận văn của mình.
  13. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố cấu thành các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng. - Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM. - Đưa ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu của luận văn giới hạn từ năm 2011 đến hết tháng 04/2015. - Không gian nghiên cứu của luận văn: Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá trình nghiên cứu. Trong đó: - Nghiên cứu định tính: giúp xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và thang đo. Tác giả dựa trên lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10 chuyên gia để hiệu chỉnh các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và thang đo để đảm bảo đầy đủ, phù hợp. Đây là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi để phục vụ nghiên cứu định lượng.
  14. 4 - Nghiên cứu định lượng: Từ bảng câu hỏi xây dựng được từ nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM, phương pháp thống kê sử dụng là thống kê mô tả. Phiếu khảo sát được phát trực tiếp tới 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng chuyên gia và Nhóm đối tượng khách hàng. - Ngoài ra, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng còn dựa vào các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ kết quả nghiên cứu, tác giả muốn thông tin đến các nhà quản lý biết được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng TP.HCM
  15. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là quy luật vận hành của nền KTTT. Nó xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà trong đó hoạt động SXKD là một lĩnh vực quan trọng. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm cạnh tranh và sự cạnh tranh cũng chia ra các cấp độ khác nhau, có thể ở cấp quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay sản phẩm. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch (Các Mác, 2004), nghĩa là sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh là mối đe dọa tới lợi nhuận của các nhà kinh doanh. Từ đó dẫn tới việc hình thành các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh với mục đích triệt hạ các đối thủ cạnh tranh giành lấy thị trường, khách hàng và lợi nhuận. Khái niệm cạnh tranh này được nhìn dưới góc độ khá tiêu cực, cạnh tranh không bình đẳng, nếu một bên có lợi thì bên kia chịu thiệt. Tuy nhiên nó cũng nói lên vai trò của cạnh tranh là đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế thông qua nỗ lực cạnh tranh của các nhà tư bản. Theo từ điển bách khoa của Việt Nam (Từ Điển Bách Khoa, 1995) thì cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền KTTT, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có (Michael E. Porter, 1980). Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến giá cả có thể giảm đi.
  16. 6 Như vậy, cạnh tranh có tác động thúc đẩy sản xuất, là động lực để tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tốt lợi ích của mình và lợi ích của khách hàng, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của xã hội, chính vì vậy, nền kinh tế không ngừng được đổi mới, phát triển, nâng cao mức sống cho người dân. Mỗi tác giả có một khái niệm khác nhau về cạnh tranh nhưng các khái niệm này đều tựu trung một ý tưởng: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh cùng một loại sản phẩm hàng hóa và cùng tiêu thụ trên một thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh Theo tác giả Nguyễn Hữu Lam thì lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của công ty, trong đó những năng lực phân biệt này được khách hàng xem trọng, đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng (Nguyễn Hữu Lam và cộng sự, 2011). Vậy lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của doanh nghiệp được thị trường đánh giá cao, qua đó doanh nghiệp tạo ra được sự vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, trong đó năng lực phân biệt là điểm mạnh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng, lợi thế đó có thể ở dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương) hoặc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn (Michael E. Porter, 1985). Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, công ty phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Theo Micheal E. Porter, tựu trung lại có 2 loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
  17. 7 - Chi phí thấp: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh, giúp chiếm lĩnh thị trường rộng, mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao hơn và có khả năng chống lại việc giảm giá bán sản phẩm tốt hơn. - Khác biệt hóa: sản phẩm có sự khác biệt, làm tăng giá trị cho người tiêu dùng, hoặc làm giảm chi phí sử dụng sản phẩm, hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này giúp doanh nghiệp có khả năng buộc thị trường chấp nhận mức giá cao hơn mức giá của đối thủ. Khi doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà đối thủ không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. 1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ ... Trong luận văn này sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cho đến nay cũng có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh (Michael E. Porter, 1980). Michael E. Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp (Vũ Trọng Lâm, 2006). Quan niệm này khá phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay, năng lực cạnh tranh theo đó được diễn giải là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp so với đối thủ.
  18. 8 Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2002) định nghĩa năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động, là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả yếu tố sản xuất để phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững (Nguyễn Hữu Thắng, 2008). Tóm lại từ những khái niệm trên thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tận dụng những nội lực bên trong cũng như khai thác những thuận lợi của môi trường bên ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành khác nhau và có thể xác định cho nhóm doanh nghiệp hay cho từng doanh nghiệp, tuy nhiên để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì cẩn phải xem xét các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Cạnh tranh tồn tại như một quy luật khách quan trong nền KTTT và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, quản lý và có sức mạnh thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh một cách lành mạnh và hợp pháp trên thương trường. Các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ. Điều này sẽ giúp quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
  19. 9 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp phải tăng cường năng lực cạnh tranh của chính mình bằng việc thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng hiệu quả hoạt động tài chính, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và sự phát triển của cả quốc gia. 1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều tác giả đưa ra lý thuyết về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi tác giả có những quan điểm khác nhau tuy nhiên cũng có nhiều điểm chung. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ bao hàm các nhân tố chủ quan, phản ánh nội lực của doanh nghiệp, không bao hàm các nhân tố khách quan, các yếu tố môi trường kinh doanh (Phan Minh Hoạt, 2004). Đối với đề tài này, tác giả chỉ tập trung phân tích các yếu tố bên trong là yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, còn các yếu tố bên ngoài được xem như tạo ra thách thức và cơ hội như nhau cho mọi doanh nghiệp trong ngành. Do đó, tác giả chỉ tập trung đến các yếu tố bên trong cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó phân tích đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng tại Việt Nam, trước hết luận văn căn cứ vào lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng của Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng
  20. 10 TP.HCM nói riêng. Trên cơ sở đó để hình thành đề cương thảo luận nhóm với các chuyên gia (xem Phụ lục 1). Cuối cùng, trên cơ sở thảo luận nhóm với các chuyên gia hình thành các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng tại Việt Nam (xem Hình 1.1). Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Thảo luận của Cty TNHH MTV với các Chiếu sáng Công chuyên gia cộng TP.HCM Lý thuyết các yếu tố cấu Đề cương thảo luận Các yếu tố cấu thành năng lực thành năng lực cạnh tranh nhóm với các cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI của doanh nghiệp chuyên gia chuyên ngành chiếu sáng công cộng Nguồn: Tổng hợp của tác giả Hình 1.1: Quy trình xây dựng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng Qua kết quả thảo luận nhóm với 10 chuyên gia trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng (danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận xem Phụ lục số 2), tác giả xác định được 8 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVCI chuyên ngành chiếu sáng công cộng ở Việt nam, bao gồm: 1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính; 3/ Trình độ trang thiết bị và công nghệ; 4/ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ; 5/ Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; 6/ Năng lực nghiên cứu và phát triển; 7/ Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu; 8/ Năng lực quản trị doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2