Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tại MobiFone; phân tích, đo lường, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone và mức độ quan trọng của từng yếu tố; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ NGỌC HƯƠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ NGỌC HƯƠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Hướng ứng dụng) MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG LÂM TỊNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Mai Thị Ngọc Hương, học viên cao học khoá 26 ngành quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone” được chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lâm Tịnh, các số liệu thu thập được là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Mai Thị Ngọc Hương
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài ..............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3 4.1. Nguồn dữ liệu ......................................................................................... 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................3 6. Bố cục của luận văn .....................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 5 1.1 Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................5 1.1.1 Khái niệm về sự thoả mãn trong công việc ......................................... 5 1.1.2 Lý thuyết xây dựng thang đo mức độ thoả mãn trong công việc...... 5 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất: ....................................................................13 1.3 Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................14 1.3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 15 1.3.2 Nghiên cứu định tính ........................................................................... 16 1.3.3 Phân tích định lượng ........................................................................... 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................20
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỰ THOẢ MÃN CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE GIAI ĐOẠN 2013-2017 ................................................... 21 2.1. Giới thiệu về Tổng Công ty viễn thông MobiFone ..................................21 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty viễn thông MobiFone .............. 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ......... 22 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ........................ 22 2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ............... 24 2.1.3. Thực trạng kinh doanh tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ... 25 2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức .............................................26 2.2.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................... 26 2.2.2. Kết quả nghiên cứu chính thức: ......................................................... 33 2.3. Phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone .................................................................36 2.3.1. Phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công theo yếu tố bản chất công việc ............................................................................... 36 2.3.2. Phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công theo yếu tố lương thưởng ....................................................................................... 41 2.3.3. Phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công theo yếu tố lãnh đạo ................................................................................................ 45 2.3.4. Phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công theo yếu tố đào tạo – thăng tiến ............................................................................. 50 2.3.5. Phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công theo yếu tố đồng nghiệp .......................................................................................... 54 2.3.6. Phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công theo yếu tố phúc lợi ................................................................................................. 58 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE . 63 3.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đến năm 2022 ....................................................................................63 3.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đến năm 2022.......................................................................................................... 63
- 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đến năm 2022.......................................................................................................... 63 3.2. Mục tiêu, quan điểm xây dựng giải pháp ................................................64 3.2.1. Mục tiêu xây dựng giải pháp .............................................................. 64 3.2.2. Quan điểm xây dựng giải pháp .......................................................... 64 3.3. Một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone ............................................................65 3.3.1. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc thông qua yếu tố công việc ............................................................................. 65 3.3.2. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc thông qua yếu tố lãnh đạo .............................................................................. 68 3.3.3. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc thông qua yếu tố đồng nghiệp ....................................................................... 70 3.3.4. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc thông qua yếu tố lương thưởng ..................................................................... 71 3.3.5. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc thông qua yếu tố đào tạo – thăng tiến ........................................................... 72 3.3.6. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc thông qua yếu tố phúc lợi............................................................................... 73 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................76 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Alpha Cronbach’s Alpha: Hệ số kiểm định độ tin cậy của thang đo ANOVA Analysis Variance: Phân tích phương sai DT Doanh thu ĐVT Đơn vị tính EFA Exploratory Factor Analysis: Phân tích nhân tố khám phá Kaiser-Mayer-Olkin:Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp KMO của phân tích nhân tố. KPI Key Performance Indicator: Chỉ số đánh giá hiệu suất công việc LNST Lợi nhuận sau thuế MobiFone Tổng công ty Viễn thông MobiFone N Kích thước mẫu khảo sát ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Sig Observed significance level: Mức ý nghĩa quan sát Statiscal Package for the Social Sciences: Phần mềm thống kê cho SPSS khoa học xã hội TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu Viettel Công ty Viễn thông Viettel VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg ............................................ 8 Bảng 1.2:Ảnh hưởng của các nhân tố duy trì và nhân tố động viên trong công việc 9 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp cơ cấu nhân sự tại MobiFone .......................................... 24 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MobiFone giai đoạn 2013 – 2018 .... 25 Bảng 2.3: Mã hóa thang đo khảo sát sơ bộ .............................................................. 27 Bảng 2.4: Kết quả phân tích EFA trong khảo sát sơ bộ ........................................... 32 Bảng 2.5: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................. 33 Bảng 2.6: Kết quả phân tích EFA trong khảo sát chính thức................................... 34 Bảng 2.7: Hệ số ước lượng mô hình hồi quy ........................................................... 36 Bảng 2.8: Các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố bản chất công việc 37 Bảng 2.9: Kết quả phỏng vấn thêm về yếu tố bản chất công việc ........................... 38 Bảng 2.10: So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố bản chất công việc tại MobiFone và Viettel ........................................................................... 39 Bảng 2.11: Các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố lương thưởng...... 41 Bảng 2.12: Bảng quy định bậc lương lao động chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ .... 42 Bảng 2.13: Tiền lương bình quân của nhân viên MobiFone.................................... 43 Bảng 2.14: Kết quả phỏng vấn thêm về yếu tố lương thưởng ................................. 43 Bảng 2.15:So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố lương thưởng tại MobiFone và Viettel ............................................................................... 44 Bảng 2.16: Các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố lãnh đạo .............. 46 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của nhân viên về yếu tố lãnh đạo .............................. 47 Bảng 2.18: So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố lãnh đạo tại MobiFone và Viettel ............................................................................................... 48 Bảng 2.19: Các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố đào tạo–thăng tiến .................................................................................................................................. 50 Bảng 2.20: Thống kê tình hình đào tạo tại MobiFone ............................................. 51
- Bảng 2.21: So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố đào tạo – thăng tiến tại MobiFone và Viettel........................................................................... 52 Bảng 2.22: Bảng khảo sát về đào tạo - thăng tiến .................................................... 53 Bảng 2.23: Các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố đồng nghiệp ....... 55 Bảng 2.24: So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố đồng nghiệp tại MobiFone và Viettel ........................................................................................... 56 Bảng 2.25: Bảng khảo sát về đồng nghiệp ............................................................... 57 Bảng 2.26: Các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố phúc lợi .............. 58 Bảng 2.27: Chính sách phúc lợi tại MobiFone ........................................................ 59 Bảng 2.28: So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với yếu tố phúc lợi tại MobiFone và Viettel ................................................................................................ 60
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình A: Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên MobiFone. ................................................ 2 Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow ...................................................................... 6 Hình 1.2 Sự tương đồng giữa thuyết nhu cầu và thuyết ERG ............................... 8 Hình 1.3 Các thành phần trong thuyết kỳ vọng của VRoom ................................. 10 Hình 1.4 Mô hình động cơ thúc đẩy của Porter và Lawler .................................... 12 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 14 Hình 1.6. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 16 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Viễn thông MobiFone .................... 23 Hình 2.2 : Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của MobiFone giai đoạn 2013 – 2018 ................................................................................................................................ 26
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1A: Bảng phỏng vấn 20 ý kiến Phụ lục 1B: Bảng tổng hợp các biến quan sát sau 20 ý kiến Phụ lục 2A: Dàn bài thảo luận phỏng vấn tay đôi Phụ lục 2B: Bảng tổng hợp kết quả sau phỏng vấn tay đôi Phụ lục 3A: Dàn bài thảo luận nhóm Phụ lục 3B: Bảng tổng hợp các biến sau thảo luận nhóm Phụ lục 3C: Bảng tổng hợp mức độ quan trọng của các biến quan sát Phụ lục 4: Bảng tổng hợp mức độ quan trọng của các biến quan sát sau thảo luận nhóm Phụ lục 5: Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ Phụ lục 6: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ Phụ lục 7: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức Phụ lục 8: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức Phụ lục 9: Bảng câu hỏi khảo sát nhân viên Viettel Phụ lục 10: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức nhân viên Viettel Phụ lục 11: Kết quả phỏng vấn về yếu tố công việc Phụ lục 12: Kết quả phỏng vấn về yếu tố lương thưởng Phụ lục 13: Kết quả phỏng vấn về yếu tố lãnh đạo Phụ lục 14: Kết quả phỏng vấn về yếu tố đào tạo – thăng tiến Phụ lục 15: Kết quả phỏng vấn về yếu tố đồng nghiệp Phụ lục 16: Bảng mô tả công việc của chuyên viên phòng công nghệ thông tin Phụ lục 17: Bảng chỉ tiêu cho nhân viên kinh doanh khối khách hàng cá nhân Phụ lục 18: Nội dung đào tạo và đối tượng đào tạo cho nhân viên MobiFone
- TÓM TẮT Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone Tóm tắt: Do vừa trải quá trình tái cơ cấu toàn diện của VNPT, vấn đề về nhân lực của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng đang gặp phải nhiều vấn đề vì có một sự xáo trộn lớn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phân công lao động tại đơn vị. Theo đánh giá chung từ các bộ phận thì hiện nay nhân viên cảm thấy bị xáo trộn, nhiều thay đổi về công việc, chuyên môn, lương thưởng... dẫn đến thiếu tinh thần làm việc, thiếu sự quan tâm trong công việc, có thái độ chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm khi có vấn đề, sự cố xảy ra hoặc thậm chí thôi việc vì cảm thấy không phù hợp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết một số vấn đề trọng tâm sau: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, (2)Phân tích, đo lường, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và mức độ quan trọng của từng yếu tố, (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên làm việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và yếu tố nào có ảnh hưởng quan trọng nhất. Tác giả đã xác định được 06 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc, bao gồm: (1) Bản chất công việc, (2) Tiền lương, (3) Lãnh đạo, (4) Đồng nghiệp, (5) Phúc lợi, (6) cơ hội đào tạo – Thăng tiến. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi nhằm nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.
- Kết quả cụ thể mà nghiên cứu mang lại có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản trị nguồn nhân lực ở doanh nghiệp. Nghiên cứu cung cấp thông tin giúp nhà quản trị tìm ra các giải pháp để nâng cao sự thoả mãn của nhân viên đối với công việc một cách khoa học, hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, góp phần tạo nên những chính sách về nhân sự, cũng như các biện pháp để thu hút nhân tài, giữ chân người giỏi, tạo cho họ môi trường làm việc ổn định, lâu dài. Mục tiêu cuối cùng là giúp cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển, từng bước chiếm lĩnh trên thị trường Viễn thông ở Việt Nam. Từ khóa: sự thỏa mãn trong công việc
- ABSTRACT Title: Some solutions to improve employee satisfaction at work at MobiFone Telecommunications Corporation. Abstract: Due to the comprehensive restructuring process of VNPT, also has problems with human resources of MobiFone Telecommunications Corporation because of a big disturbance of organizational structure, functions and tasks and division of labor at the unit. According to the general assessment from the department, the staff now feel disturbed, many changes in work, professional, remuneration ... leading to lack of working spirit, lack of interest in work, disapproving attitude, pushing responsibility when problems, incidents occur or even quitting because they feel inappropriate. This study was conducted to address some of the following key issues: (1) Determine the factors affecting the satisfaction of employees in MobiFone Telecommunications Corporation, (2) Analysis , measure and assess the status of factors affecting the satisfaction of employees at MobiFone Telecom Corporation and the importance of each factor, (3) propose some solutions to improve satisfaction of employees at MobiFone Telecommunications Corporation. The author uses qualitative research methods combined with quantitative research methods to determine the factors affecting satisfaction in the work of employees working in Telecom Corporation MobiFone and what factors have The most important influence. The author has identified 06 factors that affect employee satisfaction in work, including: (1) Work nature, (2) Salary, (3) Leadership, (4) Colleagues , (5) Welfare, (6) Training opportunities - Advancement. Since then, the author has proposed some effective and feasible solutions to improve the satisfaction of employees at the Telecom Corporation MobiFone. The specific results that the research brings are important for human resource management in enterprises. Research provides information to help managers find
- solutions to improve employee satisfaction to work in a scientific way, improve human resource management, contribute to creating policies about human resources, as well as measures to attract talents, retain good people, create a stable and long-term working environment. The ultimate goal is to help the business situation of the enterprise stable and develop, gradually dominate the telecommunications market in Vietnam. Keywords: job satisfaction
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình hình thành và phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, xã hội đang có xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn chất xám của con người ngày càng quan trọng, thực tế các doanh nghiệp cũng nhận thức được vấn đề trên và chú trọng hơn vào yếu tố con người. Đặc biệt, với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cần được các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là một trong những yếu tố then chốt đối với thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, nhân lực chính là “tài sản” quý giá nhất của doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày 10/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 888/QĐ-TTg, phê duyệt đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014 – 2015 (Chính phủ, 2014). Triển khai Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Tổng Công ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên thông tin di động và chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông tại công văn số 663/BTTTT ngày 13/03/2015, MobiFone đã khẩn trương thực hiện sắp xếp tổ chức lại công ty. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone(MobiFone) do vừa trải qua quá trình tái cơ cấu toàn diện của Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), vấn đề về nhân lực của MobiFone cũng đang gặp phải nhiều vấn đề vì có sự xáo trộn lớn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phân công lao động tại đơn vị. Theo đánh giá chung từ các bộ phận thì hiện nay các nhân viên cảm thấy bị xáo trộn, có nhiều thay đổi về công việc, chuyên môn không phù hợp với vị trí làm việc, lương thưởng giảm, áp lực chỉ tiêu mảng truyền hình Mobi Tivi,... dẫn đến tình trạng thiếu tinh thần làm việc, thiếu sự quan tâm đến công việc, một số nhân viên có thái độ chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm
- 2 trong công việc khi có vấn đề, sự cố xảy ra hoặc thậm chí nghỉ việc vì họ cảm thấy không phù hợp và hứng thú với công việc này nữa. Tỷ lệ nghỉ việc ( %) 11.50% 11.00% 12.00% 9.10% 10.00% 8.20% 7.40% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2013 2014 2015 2016 2017 Tỉ lệ nghỉ việc Hình A: Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên MobiFone (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2017) Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone” nhằm xác định những yếu tố làm thoả mãn nhân viên trong công việc, qua đó giúp các nhà quản trị tìm ra các giải pháp để nâng cao mức độ thoả mãn của nhân viên trong công việc một cách khoa học, hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, làm tăng sự ổn định và phát triển bền vững của MobiFone. 2. Mục tiêu đề tài Mục tiêu tổng quát: Tìm các biện pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone Mục tiêu cụ thể: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tại MobiFone. Phân tích, đo lường, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone và mức độ quan trọng của từng yếu tố. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone.
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: sự thoả mãn trong công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone. Phạm vi nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại MobiFone. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn dữ liệu Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp: được tập hợp thông qua những nghiên cứu của tác giả về hoạt động kinh doanh của MobiFone giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến hết năm 2018. Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua 2 giai đoạn nghiên cứu là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để có cơ sở nền tảng nhằm đưa ra các giải pháp tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn 20 ý kiến, phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm nhằm bổ sung và loại bỏ một số biến quan sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua gửi phiếu khảo sát để thu thập thông tin từ nhân viên đang làm việc tại MobiFone. Dữ liệu thu thập được được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 với công cụ thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích tương quan hồi quy để xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone và yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất, quan trọng nhất. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thông qua việc khảo sát, đánh giá sự thoả mãn của nhân viên trong công việc, kết quả mà nghiên cứu mang lại có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản trị nguồn nhân lực ở doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu cung cấp thông tin giúp nhà quản trị tìm ra các giải pháp để nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc một cách khoa học, hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, góp phần tạo nên những chính sách về nhân sự, cũng như các biện pháp để thu hút nhân tài, giữ chân người giỏi, tạo cho họ môi trường làm việc ổn định, lâu dài. Mục tiêu cuối cùng là giúp cho tình hình
- 4 kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển, từng bước chiếm lĩnh thị phần trên thị trường Viễn thông ở Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone Chương 3: Một số giải pháp nâng cao sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone
- 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Khái niệm về sự thoả mãn trong công việc Hiện nay có rất nhiều tác giả định nghĩa về sự thoả mãn trong công việc, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về sự thoả mãn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên tại nơi làm việc. Theo Vroom (1964) sự thoả mãn trong công việc thể hiện sự cảm nhận của người lao động, định hướng tích cực và hiệu quả rõ ràng đối với công việc trong tổ chức. Theo Smith và cộng sự (1969) sự thoả mãn trong công việc là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc của họ. Theo Spector (1997) sự thoả mãn trong công việc là sự cảm nhận của người lao động về công việc của họ và các khía cạnh khác nhau của công việc đó, hay đơn giản là người lao động có thoả mãn hay không thoả mãn về công việc của họ. Theo Currivan (1999) sự thoả mãn trong công việc của nhân viên được nghiên cứu theo hai khía cạnh đó là sự thoả mãn chung trong công việc và theo các yếu tố thành phần của công việc. Theo Ellickson và Logsdon (2001) sự thoả mãn trong công việc là mức độ yêu thích, quan tâm công việc mà họ đang làm và thái độ về nhận thức tích cực hay tiêu cực của nhân viên về công việc và môi trường làm việc của họ. Theo Kreitner và Kinicki (2007) sự thoả mãn trong công việc phản ánh việc nhân viên yêu thích, quan tâm công việc của họ, là tình cảm của nhân viên với công việc của họ. Tóm lại, có rất nhiều khái niệm khác nhau về sự thoả mãn của nhân viên trong công việc, ta có hiểu một nhân viên thoả mãn trong công việc của họ khi họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi làm công việc của họ. 1.1.2 Lý thuyết xây dựng thang đo mức độ thoả mãn trong công việc 1.1.2.1 Thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow (1943)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn