Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng kinh doanh của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
lượt xem 5
download
Luận văn đưa ra những giải pháp nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng kinh doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội và một số công ty chứng khoán khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng kinh doanh của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG THỤY NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG THỤY NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.,TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- TÓM TẮT Thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Việt Nam có vai trò rất quan trọng, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Trải qua 14 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, chứng tỏ đƣợc là một thị trƣờng đầy tiềm năng, cơ hội phát triển nhanh và mạnh cho các CTCK. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời của hơn 80 công ty chứng khoán (CTCK) trong 14 năm qua, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh gay gắt khốc liệt. Nhận thấy đƣợc điều này, mục tiêu của luận văn là trình bày những lý luận cơ bản về CTCK, về nâng cao chất lƣợng kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng kinh doanh của CTCK; để từ đó làm cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) và đề xuất các giải pháp khắc phục. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp thống kê hệ thống, phƣơng pháp phân tích so sánh đối chiếu kết hợp với kết quả khảo sát 800 khách hàng cá nhân đang giao dịch tại SHS; luận văn đã cho thấy những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế và các nguyên nhân gây ra hạn chế trong quá trình nâng cao chất lƣợng kinh doanh của SHS bao gồm nguyên nhân chủ quan từ bản thân SHS, và những nguyên nhân khách quan. Do vậy, để có thể tồn tại và cạnh tranh lại với các CTCK khác; tác giả đã đề xuất những giải pháp đối với SHS nhƣ nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phát triển khách hàng toàn diện hợp lý,đồng bộ hóa cơ sở vật chất, mở rộng mạng lƣới chi nhánh…; đồng thời cần phải có những giải pháp phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, Bộ tài chính và Ủy ban chứng khoán (UBCK) nhằm phát triển TTCK Việt Nam ngày càng tốt hơn.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Hoàng Thụy Sinh ngày: 19 tháng 05 năm 1985 Địa chỉ: 330/9 Tốn Thất Thuyết, Phƣờng 1, Quận 4, TpHCM Hiện công tác tại Phòng Môi giới, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Là học viên Cao học khóa XIV – Lớp 14B1 – Trƣờng Đại học Ngân hàng – Thành phố Hồ Chí Minh. Cam đoan đề tài: “ Nâng cao chất lƣợng kinh doanh của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội”. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.,TS. Lê Thị Tuyết Hoa Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Ngân hàng – Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015. Tác giả Nguyễn Hoàng Thụy
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết và giúp tôi rèn luyện những khả năng tự nghiên cứu, tƣ duy trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hƣớng dẫn của mình là PGS.,TS. Lê Thị Tuyết Hoa, đã nhiệt tình hƣớng dẫn, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, các bạn bè, anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ động viên tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Hoàng Thụy
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ............................ 1 1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ....................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán ........................................................ 1 1.1.2. Chức năng của công ty chứng khoán ................................................ 2 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán ...................................................... 2 1.2. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ....................................................................................................... 4 1.2.1. Các nghiệp vụ chính .......................................................................... 4 1.2.1.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán ........................................ 4 1.2.1.2. Nghiệp vụ tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán ................................. 5 1.2.1.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành ............................................. 5 1.2.1.4. Nghiệp vụ tự doanh .............................................................. 6 1.2.1.5. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ .................................... 6 1.2.2. Các nghiệp vụ hỗ trợ ......................................................................... 7 1.2.2.1. Nghiệp vụ tín dụng .............................................................. 7 1.2.2.2. Nghiệp vụ tƣ vấn tài chính ................................................... 8 1.3. CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ....................................................................................................... 8 1.3.1. Khái niệm chất lượng ........................................................................ 8 1.3.1.1. Khái niệm về chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán. .............................................................................................. 9 1.3.1.2. Khái niệm nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán ............................................................................................. 9 1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán ........................................................................................................... 9 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán ......................................................................................................... 10
- 1.3.3.1. Chỉ tiêu định lƣợng ............................................................ 10 1.3.3.2. Chỉ tiêu định tính ............................................................... 13 1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán ................................................................................ 14 1.3.4.1. Nhân tố khách quan ........................................................... 14 1.3.4.2. Nhân tố chủ quan ............................................................... 16 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI ........................................................................................................ 18 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI ............................................................................................................................ 22 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI ..................................................................................................................... 22 2.1.1. Giới thiệu về SHS ............................................................................ 22 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 23 2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh.................................................................. 23 2.1.3.1. Môi giới chứng khoán ........................................................ 23 2.1.3.2. Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán ................................... 24 2.1.3.3. Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán ......................... 24 2.1.3.4. Tự doanh chứng khoán ...................................................... 24 2.1.3.5. Tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác ................. 25 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội ......................................................................................................... 26 2.1.4.1. Mô hình tổ chức ................................................................. 26 2.1.4.2. Tình hình lao động ............................................................. 26 2.1.4.3. Cơ cấu cổ đông: ................................................................. 27 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI ............................. 27
- 2.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán. ................................................... 27 2.2.2. Hoạt động tư vấn chứng khoán ...................................................... 30 2.2.3. Hoạt động tự doanh chứng khoán ................................................... 32 2.2.4. Hoạt động kinh doanh khác ............................................................ 34 2.3. PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI ............................. 34 2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 34 2.3.2. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng ............................................................. 36 2.3.3. Các chỉ số tài chính cơ bản của SHS .............................................. 37 2.3.4. Tình hình khách hàng ...................................................................... 39 2.3.4.1. Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng ............................................ 39 2.3.4.2. Cơ cấu khách hàng ............................................................ 40 2.3.5. Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ................................... 41 2.3.6. Sự hài lòng của khách hàng ............................................................ 41 2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI 43 2.4.1. Những thành tựu đạt được .............................................................. 43 2.4.2. Những hạn chế ................................................................................ 44 2.4.3. Những nguyên nhân hạn chế ........................................................... 46 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan ...................................................... 46 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan ................................................... 48 3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG.................................................... 50 3.1.1. Định hướng của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong giai đoạn 2015-2020 ......................................................................................................... 50 3.1.1.1 Định hướng phát triển ....................................................... 50 3.1.1.2 Giải pháp ........................................................................... 51 3.1.2. Định hướng của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội ... ......................................................................................................... 52
- 3.1.2.1 Các mục tiêu chủ yếu ......................................................... 52 3.1.2.2 Mục tiêu phát triển trung và dài hạn ................................. 53 3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ ................................................................................... 53 3.2.1. Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện ...................................... 53 3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính ........................................................... 54 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................. 55 3.2.4. Phát triển khách hàng toàn diện, hợp lý ......................................... 57 3.2.5. Đồng bộ hóa cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động kinh doanh ... 61 3.2.6. Tăng cường xây dựng mối quan hệ với các công ty chứng khoán khác ......................................................................................................... 61 3.2.7. Mở rộng phạm vi hoạt động ............................................................ 62 3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 63 3.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ..... 63 3.3.1.1 Khuyến nghị với Chính phủ ............................................... 63 3.3.1.2 Khuyến nghị với Ủy ban chứng khoán Nhà nước .............. 64 3.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng thương mại cố phần Sài Gòn – Hà Nội . ......................................................................................................... 69
- BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA CHỮ TIẾNG VIẾT NGHĨA TIẾNG VIỆT NƢỚC TẮT NGOÀI BCTC Báo cáo tài chính BKS Ban kiểm soát Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát BSC triển Việt Nam BVS Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt CBNV Cán bộ nhân viên CTCK Công ty chứng khoán CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông Earing Per EPS Lợi nhuận trên mỗi cổ phần Share HCC Công ty cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh HĐQT Hội đồng quản trị HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HSX Sở giao dịch chứng khoán Hổ Chí Minh LNST Lợi nhuận sau thuế NHNN Ngân hàng nhà nƣớc Over the OTC Thị trƣờng giao dịch phi tập trung counter PHS Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hƣng
- Công ty Cổ phần Đầu tƣ Tài chính Công đoàn Dầu khí PVFI Việt Nam Return on ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Assets Return on ROE Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Equity SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SHS Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội SSI Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn TGĐ Tổng giám đốc TTCK Thị trƣờng chứng khoán TTCKPS Thị trƣờng chứng khoán phái sinh Unlisted Thị trƣờng giao dịch cổ phiếu của công ty Đại chúng chƣa Public UPCOM niêm yết Company Market Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thƣơng mại Cổ VCBS phần Ngoại thƣơng Việt Nam VND Công ty cổ phần Chứng kháon Vndirect
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 : Tình hình lao động của SHS trung bình trong năm 2014 26 2 Bảng 2.2 : Top 5 CTCK đứng đầu doanh thu tƣ vấn năm 2014 30 3 Bảng 2.3 : Top 5 CTCK có doanh thu tự doanh lớn nhất năm 2014 32 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHS qua các năm 4 34 2011-2014 5 Bảng 2.5 : Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của SHS 36 6 Bảng 2.6: Các chỉ số tài chính cơ bản của SHS 37 7 Bảng 2.7 : So sánh các chỉ số tài chính trọng yếu trong năm 2014 38 8 Bảng 2.8 : Tỷ lệ tăng trƣởng khách hàng trong giai đoạn 2011-2014 38 9 Bảng 2.9: Cơ cấu khách hàng của SHS đến cuối năm 2014 40 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát khách hàng về chất lƣợng dịch vụ tại 10 41 SHS Bảng 2.11: Bảng so sánh sản phẩm dich vụ tài chính giữa SHS – 11 45 VND - PHS 12 Bảng 3.1 :Biểu phí giao dịch chứng khoán tại các CTCK 57
- DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên bảng Trang 1 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông SHS tại ngày 31/12/2014 26 2 Biểu đồ 2.2: Doanh thu môi giới qua các năm 27 Biểu đồ 2.3: Top 10 thị phần môi giới chứng khoán sàn HSX quý 3 29 IV/2014 Biểu đồ 2.4: Top 10 thị phần môi giới chứng khoán sàn HNX quý 4 29 IV/2014 5 Biểu đồ 2.5: Doanh thu từ hoạt động tƣ vấn 29 6 Biểu đồ 2.6: Doanh thu từ hoạt động tự doanh 31 7 Biểu đồ 2.7: Doanh thu khác 33 8 Biểu đồ 2.8: Top 10 CTCK có doanh thu cao nhất 2014 35 9 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của SHS 23
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000. Trải qua 14 năm hoạt động, với bao thăng trầm thử thách, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Quy mô thị trƣờng ngày mở rộng thể hiện ở sự gia tăng số lƣợng các công ty niêm yết, tỷ lệ vốn hoá thị trƣờng, sự gia tăng số tài khoản của các nhà đầu tƣ. Cùng với sự phát triển của thị trƣờng, số lƣợng công ty chứng khoán (CTCK) ra đời cũng ngày một nhiều hơn. Cho đến nay đã có khoảng hơn 80 CTCK đƣợc cấp phép thành lập và đi vào hoạt động. Sự cạnh tranh giữa các CTCK đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn đặc biệt trong bối cảnh nến kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các CTCK không còn cách nào khác là phải tự mình hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng các hoạt động kinh doanh của mình nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2007. Trải qua hơn 7 năm đi vào hoạt động thì SHS cũng đã trƣởng thành hơn rất nhiều, tuy nhiên so với các CTCK khác, chất lƣợng kinh doanh kinh doanh của công ty trên thị trƣờng vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu là “Nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội ”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích ngiên cứu: đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội về các lĩnh vực liên quan đến chứng khoán nhƣ: môi giới chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tƣ. - Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện đƣợc mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về công ty chứng khoán và nâng cao chất lƣợng kinh doanh của công ty chứng khoán.
- Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và chất lƣợng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội trên tất cả các lĩnh vực nhƣ : môi giới, tự doanh, tƣ vấn, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tƣ; qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với việc nâng cao chất lƣợng kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. Thứ ba, đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chất lƣợng kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến chứng khoán: môi giới chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tƣ. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội trong 4 năm 2011 - 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng bao gồm phƣơng pháp mô tả hệ thống, phƣơng pháp thống kê hệ thống, phƣơng pháp mô hình toán đơn giản để xây dựng các bảng biểu, phƣơng pháp kế toán, tài chính, phân tích, so sánh đối chiếu … - Nguồn số liệu và nghiên cứu: Chủ yếu là thu thập tƣ liệu thông tin có liên quan đến đề tài luận văn, trong đó có thực tế hoạt động và những báo cáo kinh doanh chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn đƣa ra những giải pháp nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng kinh doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội và một số công ty chứng khoán khác. 6. Những đề tài nghiên cứu liên quan
- Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính chuyên nghiệp trên TTCK, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tƣ, các tổ chức phát hành và các cơ quan quản lý thị trƣờng. Hiện nay có không ít bài viết nghiên cứu về CTCK, phát triển dịch vụ chứng khoán hay nâng cao năng lực canh tranh của CTCK. Các đề tài đã đƣợc các tác giả nghiên cứu theo những cách tiếp cận khác nhau. Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Thị Hƣơng Lan (2006) “ Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam” đã đề cập tới những lý luận cơ bản về phát triển hoạt động của CTCK: (1) phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động của CTCK ở Việt Nam; (2) phân tích các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động của các CTCK ở Việt Nam trong thời gian qua; (3) để xuất giải pháp phát triển hoạt động của các CTCK ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Quốc Tuấn (2004) “Xây dựng mô hình công ty chứng khoán trong hoạt động của thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam” tác giả lại tiếp cận và giải quyết vấn đề trên góc độ hình thái sỡ hữu của CTCK trên cơ sở đó đề xuất cơ cấu tổ chức phù hợp với hình thái sở hữu của công ty. Trong luận án, tác giả cũng có đề cập và phân tích khái quát hoạt động của các CTCK nhƣng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ nội dung của luận án. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trƣờng ĐH Kinh Tế TpHCM (2007) “Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” hệ thống những vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BSC):(1) đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty; (2) nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT); (3) chỉ rõ những tồn tại và nguyên nhân để từ đó đƣa ra giải pháp và kiến nghị phát triển dịch vụ chứng khoán tại công ty BSC. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Tuyền – Trƣờng ĐH Ngân hàng TpHCM (2013) “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hƣng” hệ thống hóa những luận điểm chủ yếu của CTCK, nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Phú Hƣng, rút ra những kinh nghiệm có liên quan đến năng
- lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hƣng và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Với đề tài “ Nâng cao chất lƣợng kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội” tác giả đã đề cập đến những lý luận cơ bản của CTCK, thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của SHS trong giai đoạn từ năm 2011- 2014, đánh giá những hạn chế cũng nhƣ những thành tựu mà SHS đã đạt đƣợc trong 4 năm qua, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp đối với ban lãnh đạo của SHS và SHB; kiến nghị với Chính phủ và UBCK. Điểm mới của đề tài này là những vấn đề mà tác giả nêu ra hoàn toàn khách quan dựa trên cơ sở là một nhân viên môi giới đã đồng hành cùng SHS trong một thời gian dài và các giải pháp đề xuất của tác giả có thể áp dụng vào thực tiễn trong quá trình hoạt động kinh doanh của SHS. Nhƣ vậy, với mỗi đề tài nghiên cứu, các tác giả tiếp cận những vấn đề khác nhau, hoàn cảnh khác nhau và giải pháp khác nhau, không có đề tài nào trùng với nhau, có thể nói đề tài “ Nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội hoàn toàn không trung lắp với những công trình nghiên cứu trƣớc đây. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và các sơ đồ, bảng biểu luận văn bao gồm 3 chƣơng Chƣơng 1. Lý luận cơ bản về nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán. Chƣơng 2. Thực trạng nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội.
- 1 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Chƣơng 1 luận văn trình bày những lý luận cơ bản về CTCK, nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán và các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của CTCK. 1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trƣờng chứng khoán. Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở TTCK, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu nhƣ mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hƣởng hoa hồng, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán. Ở Việt Nam căn cứ theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, công ty chứng khoán đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Công ty chứng khoán là tổ chức có tƣ cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán. Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian, đƣợc thành lập khi có sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc. Để đƣợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu về quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 01 năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà 2 đầu tƣ tối thiểu 150m ; có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán, trang
- 2 thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lƣu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; đáp ứng mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh và nhân viên công ty phải có chứng chỉ hành nghề... 1.1.2. Chức năng của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trƣờng chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà chứng khoán đƣợc lƣu thông từ nhà phát hành tới ngƣời đầu tƣ qua đó huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi sử dụng có hiệu quả. Chức năng cơ bản của công ty chứng khoán: Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa ngƣời có tiền nhàn rỗi đến ngƣời sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành). Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh). Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền mặt, và ngƣợc lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng). Góp phần điều tiết và bình ổn thị trƣờng (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trƣờng). 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán có vai trò quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trên thị trƣờng chứng khoán. Đối với các tổ chức phát hành Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trƣờng chứng khoán có tổ chức là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu nhà đầu tƣ và những nhà phát hành không đƣợc mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả ngƣời đầu tƣ và nhà phát hành. Và khi thực hiện công việc này, công ty chứng khoán đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trƣờng chứng khoán.
- 3 Đối với các nhà đầu tư Thông qua các hoạt động nhƣ môi giới, tƣ vấn đầu tƣ, quản lý danh mục đầu tƣ, công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tƣ. Đối với hàng hoá thông thƣờng, mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho ngƣời mua và ngƣời bán.Tuy nhiên, đối với thị trƣờng chứng khoán, sự biến động thƣờng xuyên của giá cả chứng khoán cũng nhƣ mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tƣ tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trƣớc khi quyết định đầu tƣ. Nhƣng thông qua các công ty chứng khoán, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tƣ thực hiện các khoản đầu tƣ một cách hiệu quả. Đối với thị trường chứng khoán: công ty chứng khoán thể hiện hai vai trò chính nhƣ sau: Góp phần tạo lập giá cả; điều tiết thị trƣờng. Giá cả chứng khoán là do thị trƣờng quyết định, tuy nhiên, để đƣa ra mức giá cuối cùng, ngƣời mua và ngƣời bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không đƣợc tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các công ty chứng khoán là những thành viên của thị trƣờng, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trƣờng thông qua đấu giá. Trên thị trƣờng sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành đƣa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trƣờng. Để bảo vệ những khoản đầu tƣ của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều công ty chứng khoán đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trƣờng. Thị trƣờng chứng khoán có vai trò là môi trƣờng làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhƣng các công ty chứng khoán mới là ngƣời thực hiện tốt vai trò đó vì công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trƣờng. Trên thị trƣờng sơ cấp, do thực hiện các hoạt động nhƣ bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các công ty chứng khoán không những huy động một lƣợng vốn lớn đƣa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1457 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 826 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn