intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007-2009 và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo tại Trà Vinh góp phần giải quyết khó khăn cho người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007-2009.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ CẨM LOAN NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÀI CHÍNH VI MÔ CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI HỮU PHƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luân văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh nỗ lực của bản thân còn có sự tận tình của cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Hữu Phước. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ hướng dẫn và toàn thể Quý Thầy Cô. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Cẩm Loan
  3. iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Những đóng góp mới của đề tài 6. Hạn chế của đề tài 7. Ý nghĩa chọn đề tài 8. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ .... 1 1.1 Nghèo đói ......................................................................................................... 1 1.2 Người nghèo ..................................................................................................... 1 1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................... 1 1.2.2 Cơ sở và tiêu chí để đánh giá nghèo ................................................................ 2 1.2.3 Vai trò của người nghèo trong phát triển kinh tế - xã hội ................................. 2 1.2.3.1 Vai trò là người tiêu dùng............................................................................. 2 1.2.3.2 Vai trò là người sản xuất .............................................................................. 2 1.2.3.3 Vai trò là người kinh doanh .......................................................................... 2 1.2.4 Các hạn chế của người nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội .............. 3 1.2.5 Các khả năng và mức độ tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo ...... 3 1.3 Tổng quan về tài chính vi mô ............................................................................ 4 1.3.1 Khái niệm về tài chính vi mô........................................................................... 4 1.3.2 Đặc điểm tài chính vi mô ở Việt Nam ............................................................ 6 1.3.2.1 Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực tài chính vi mô . ................................................................................................................................ 6
  4. iv 1.3.2.2 Tài chính vi mô tập trung ở nông thôn hơn là ở thành thị.............................. 6 1.3.2.3 Chi phí giao dịch trong khu vực tài chính vi mô cao ..................................... 7 1.3.2.4 Rủi ro trong khu vực tài chính vi mô cao ...................................................... 7 1.3.3 Vai trò của tài chính vi mô .............................................................................. 8 1.3.3.1 Tài chính vi mô giúp người nghèo đấu tranh với đói nghèo bằng việc cải thiện thu nhập ................................................................................................................... 8 1.3.3.2 Tài chính vi mô giúp làm giảm bớt sự tổn hại đối với người nghèo .............. 8 1.3.3.3. Tài chính vi mô giúp nâng cao vị trí kinh tế - xã hội cho người nghèo ......... 8 1.3.4 Phân loại nhóm tổ chức tài chính vi mô ........................................................... 9 1.4 Hoạt động chủ yếu của tổ chức tài chính vi mô ................................................. 9 1.4.1 Hoạt động trung gian tài chính ....................................................................... 9 1.4.1.1 Hoạt động tín dụng ...................................................................................... 9 1.4.1.2 Hoạt động huy động nguồn vốn ................................................................. 10 1.4.1.3 Các hoạt động tài chính khác ..................................................................... 11 1.4.2 Các hoạt động phi tài chính ........................................................................... 13 1.5 Đo lường mức độ tiếp cận tài chính vi mô ........................................................ 13 1.5.1 Khái niệm .................................................................................................... 14 1.5.2 Các chỉ tiêu đo lường ................................................................................... 14 1.5.2.1 Đo lường độ rộng của tiếp cận ................................................................... 14 1.5.2.2 Đo lường độ sâu của tiếp cận ..................................................................... 15 1.6 Quy trình quản lý hoạt động của tổ chức tài chính vi mô .................................. 17 1.7 Kinh nghiệm quốc tế về các hoạt động giúp người nghèo thông qua các chương trình tài chính vi mô ............................................................................................... 17 1.7.1 Tổ chức tài chính vi mô ở Bangladesh .......................................................... 17 1.7.1.1 Lịch sử phát triển ngành tài chính vi mô ở Bangladesh ............................... 17 1.7.1.2 Đặc điểm hoạt động.................................................................................... 18 1.7.1.3 Ngân hàng Grameen (GB) ở Bangladesh (đại diện tiêu biểu)...................... 19 1.7.3 Mô hình của ngân hàng Brakyat Indonesia (BRI) ở Indonesia ....................... 21 1.7.4 Mô hình chuyển đổi từ tổ chức tài chính vi mô phi chính phủ (tổ chức TCVM NGO) sang ngân hàng thương mại ......................................................................... 22 1.7.4.1 Ngân hàng ACLEDA ở Campuchia ........................................................... 22 1.7.4.2 Ngân hàng CARD ở Philippines ................................................................ 23
  5. v 1.8. Một số tổ chức TCVM đang tồn tại có hiệu quả tại Việt Nam ......................... 24 1.8.1 Quỹ tình thương ............................................................................................ 25 1.8.2 Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tào việc làm (CEP) ..................................... 27 1.8.3 Tổ chức VHI (Vietnamese Heritage Institude) tại tỉnh Đồng Tháp ................ 28 1.8.4 Nhóm phụ nữ tiết kiệm tại tỉnh Tiền Giang ................................................... 30 1.9 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................. 31 1.9.1 Bài học kinh nghiệm về thành công của tổ chức TCVM ............................... 30 1.9.2 Bài học kinh nghiệm về thất bại của TCVM .................................................. 32 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 2 GIAI ĐOẠN 2007-2009 .............................................................................................................................. 35 2.1 Các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ..... 35 2.1.1 Ngân hàng chính sách xã hội – Ngân hàng phục vụ người nghèo tại tỉnh Trà Vinh .............................................................................................................................. 36 2.1.2 Dự án hỗ trợ sự tham gia thị trường cho người nghèo – IMPP (The project for Improving Market Participation of the Poor) .......................................................... 37 2.1.3 Các tổ chức chính trị - xã hội tại tỉnh Trà Vinh trong việc hỗ trợ người nghèo .............................................................................................................................. 39 2.1.3.1 Hội Liên hiệp Phụ nữ Trà Vinh .................................................................. 39 2.1.3.2 Hội Nông dân Trà Vinh .............................................................................. 40 2.1.3.3 Hội cựu chiến binh ..................................................................................... 40 2.1.3.4 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh .................................................... 41 2.2 Phân tích thực trạng tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ......................................................................................................... 41 2.2.1 Giới thiệu sơ lược đặc điểm của người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .......... .............................................................................................................................. 41 2.2.2 Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ........................................................................................................ 44 2.2.2.1 Phân tích chỉ tiêu độ rộng tiếp cận nguồn tài chính vi mô ........................... 44 2.2.2.2 Phân tích chỉ tiêu độ sâu tiếp cận nguồn tài chính vi mô ............................. 49
  6. vi 2.2.2.3 Đặc điểm tài chính vi mô ở Trà vinh thông qua dự án cải thiện sự tham gia của người nghèo (IMPP) và các tổ chức chính trị - xã hội ............................................ 49 2.2.2.4 Thực trạng hoạt động phi tài chính ............................................................. 52 2.2.3 Nhận xét........................................................................................................ 53 2.2.3.1 Các tổ chức tài chính vi mô đạt được độ rộng tiếp cận tốt .......................... 53 2.2.3.2 Các tổ chức tài chính vi mô đạt được độ sâu tiếp cận là khả quan ............... 53 2.2.3.3 Các tổ chức tài chính vi mô có những đóng góp lớn cho sự phát triển thị trường tài chính vi mô ở Trà Vinh ..................................................................................... 53 2.2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ trong tầm hạn kiểm soát .. .............................................................................................................................. 53 2.2.3.5 Tài chính vi mô ở Trà Vinh thành công có phần tham của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo....................................................... 54 2.2.3.6 Để TCVM lan tỏa đến người dân cần hiểu sâu sắc về việc triển khai và thực hiện các chương trình tín dụng vi mô cho người dân .............................................. 54 2.2.4 Thành tựu đạt được ...................................................................................... 54 2.2.5 Tồn tại yếu kém và nguyên nhân ................................................................... 57 2.2.5.1 Tồn tại hạn chế của tổ chức tài chính vi mô ................................................ 57 2.2.5.2 Tồn tài hạn chế của người nghèo trong việc tiếp cận nguồn tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ............................................................................................. 58 2.2.5.3 Nguyên nhân hạn chế ................................................................................. 58 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÀI CHÍNH VI MÔ CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH ................................................................................................. 63 3.1 Giải pháp định hướng....................................................................................... 63 3.1.1 Điều chỉnh khung pháp lý và có sự giám sát hợp lý vào khu vực tài chính vi mô .............................................................................................................................. 63 3.1.2 Xây dựng chiến lược quốc gia về ngành tài chính vi mô ................................ 64 3.1.3 Phát triển ngành tài chính vi mô theo hướng thị trường ................................ 65 3.1 Giải pháp chủ yếu ............................................................................................ 66
  7. vii 3.1.1 Hỗ trợ người nghèo bắt đầu kinh doanh với những món vay nhỏ và đơn giản nhất giúp họ thoát nghèo................................................................................................ 66 3.1.2 Xây dựng mô hình tổ chức tài chính chuyên biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ từ người nghèo như mô hình của ACLEDA ở Campuchia hay ngân hàng Grameen ở Bangladesh ............................................................................................................ 67 3.1.3 Xây dựng mô hình giảm nghèo ..................................................................... 68 3.1.4 Tạo nguồn cán bộ làm công tác hướng dẫn kinh doanh nhỏ cho các hộ nghèo ... ............................................................................................................................. 68 3.1.5 Mở rộng tầm hoạt động của khu vực tài chính vi mô (đến từng hộ nghèo)..... 68 3.1.6 Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm bảo hiểm vi mô ..................... 69 3.2 Một số giải pháp khác ..................................................................................... 73 3.2.1 Truyền thông nâng cao nhận thức cho người nghèo....................................... 73 3.2.2 Khuyến nông cho hộ nghèo ........................................................................... 73 3.2.3 Trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo ..................................................................... 73 3.2.4 Dạy nghề cho người lao động thuộc diện hộ nghèo ....................................... 74 3.2.5 Thay đổi cách suy nghĩ và cách làm của người nghèo, giúp người nghèo vượt qua mặc cảm, giàu nghị lực, khát vọng thoát nghèo và trở nên thành công trong cuộc sống .............................................................................................................................. 74 3.3 Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan ........ 74 3.3.2. Tăng cường vai trò quản lý hoạt động thị trường tài chính vi mô.................. 74 3.3.3 Từng bước đảm bảo tính công bằng và có những chính sách ưu đãi đến các tổ chức tài chính vi mô tư nhân hay các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân phục vụ người nghèo.............................................................................................. 75 3.3.4 Hướng dẫn cụ thể rõ ràng đến các cấp cơ sở khi có những văn bản mới, những dự án mới được triển khai ........................................................................................... 75 3.3.5 Đào tạo hoặc tuyển chọn đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính vi mô có tầm lẫn tâm......................................................................................................................... 76 3.3.6 Gần gủi, sâu sát, lấy ý kiến và chia sẽ những thông tin cần thiết trong dân .... 76 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 77 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IMPP The project for Improving Market Participation of the Poor- Dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo TCVM Tài chính vi mô TDVM Tín dụng vi mô ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CGAP Consultative Group to Assist the Poor (Nhóm tư tư vấn hỗ trợ người nghèo TYM Quỹ tình thương VBSP Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam QTDNN Quỹ tín dụng nhân dân CEP Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm PPC Trung tâm phát triển vì người nghèo ILO International Labour Organization (tổ chức lao động thế giới) GDP Tổng sản phẩm quốc nội hay Thu nhập bình quân đầu người - Gross Domestic Product SEC Ủy bàn chứng khoán và hối đoái GMFO Grameen Mutual Fund One: Quỹ hỗ tương NHPT Ngân hàng phát triển NGOs Tổ chức phi chính phủ NHTW Ngân hàng Trung ương BRI Bank of Rakyat Indonesia (Ngân hàng Rakyat ở Ấn Độ) UD Unit Desa GB Grameen Bank HĐQT Hội đồng Quản trị NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - AGRIBANK NHNg Ngân hàng người nghèo NHNN Ngân hàng Nông nghiệp
  9. ix ATM Máy rút tiền mặt; Thẻ rút tiền mặt - (Automatic Teller Machine; Automatic Teller Machine Card) L/C Letter Credit: Thư tín dụng ACLEDA Hiệp hội các cơ quan phát triển kinh tế địa phương Nghị định số Nghị định số 28/2005/NĐ- CP ngày 09/3/2005 của chính phủ về tổ 28 chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCTCQMN) tại Việt Nam Nghị định 165 Nghị định số 165/2007/NĐ – CP ngày 15/11/2007 của chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TCTCQMN tại Việt Nam IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế - International Fund for Agricultural Development XH Xã hội TV Trà Vinh UBND Ủy Ban Nhân Dân GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức - Gesellschaft Technische Zusammenarbeit. DFID Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh - UK Department for International Development VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - The Vietnam Chamber of Commerce and Industry CMOP Lập kế hoạch cơ hội thị trường cấp xã - BDMLF Quỹ liên kết thị trường và Phát triển kinh doanh VBARD Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
  10. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Phân loại nhóm tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Bảng 1.2 Tóm tắt các chỉ số đánh giá mức độ tiếp cận nguồn TCVM Bảng 2.1 Phân loại nhóm tổ chức tài chính vi mô phục vụ cho đối tượng người nghèo tại Trà Vinh Bảng 2.2 Các tổ chức tài chính được người dân nghèo tiếp cận trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Bảng 2.3 Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2007-2009 tại tỉnh Trà Vinh Bảng 2.4 Số lượng sản phẩm của các tổ chức tài chính vi mô Bảng 2.5 Số lượng khách hàng tại Ngân hàng chính sách xã hội và tổ tiết kiệm tín dụng tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Trà Vinh Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng của khách hàng qua 3 năm 2007-2009 Bảng 2.7 Quy mô tín dụng Bảng 2.8 Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua 3 năm 2007-2009 Bảng 2.9 Số tiết kiệm của tổ chức tài chính vi mô Bảng 2.10 Các chỉ tiêu phân tích độ sâu tiếp cận Bảng 2.11 Nguồn vốn được giải ngân cho hộ nghèo tại IMPP năm 2007-2009 Bảng 2.12 Tình hình cung cấp tín dụng thông qua các tổ chức chính trị-xã hội Bảng 2.13 Tổng số dư nợ qua 3 năm từ các tổ chức chính trị - xã hội
  11. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Các chỉ tiêu đo lường mức độ tiếp cận của các tổ chức tài chính vi mô Sơ đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng của khách hàng từ năm 2007-2009 Sơ đồ 2.2 Sự tăng trưởng tín dụng từ năm 2007-2009 Sơ đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2007 - 2009 Sơ đồ 2.4 Số dư tiết kiệm tại các tổ chức tài chính vi mô năm 2007-2009 Sơ đồ 2.5 Số vốn được giải ngân cho hộ nghèo tại IMPP năm 2007-2009 Sơ đồ 2.6 Số lượng hộ nghèo được cấp tín dụng tại các tổ chức chính trị - xã hội năm 2007-2009 Sơ đồ 2.7 Tình hình tăng trưởng tín dụng tại các tổ chức chính trị - Xã hội năm 2007- 2009
  12. xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Phần lớn người nghèo ở Việt Nam là những nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp, năng suất thấp, thiếu kiến thức và đặc biệt là nguồn vốn để đầu tư phát triển. Ở Việt Nam, theo chuẩn nghèo năm 2006-2010 là những người có thu nhập dưới 200 nghìn đồng/tháng ở nông thôn và dưới 260.000 đồng/tháng ở thành thị. Chuẩn nghèo của thế giới 60 USD/tháng) Trong dự thảo Quyết định Ban hành chuẩn nghèo mới, áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất chuẩn nghèo mới cũng chỉ là 350.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, thành thị là những hộ có thu nhập 450.000 đồng/người/tháng. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ khả năng dễ bị tổn thương của những người sống dưới ngưỡng nghèo trước những cú sốc như ốm đau, thiên tai, mất cắp và các sự cố khác. Nguồn tài chính hạn hẹp của các hộ gia đình chính là nguyên nhân gây ra sự tổn thương trước các cú sốc này và do thiếu các dịch vụ tài chính hữu hiệu, các gia đình bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực hơn và phải mất rất nhiều năm để khắc phục. Mặc dù người nghèo có thu nhập thấp và nguồn thu không ổn định, nhưng thực tế hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trên toàn thế giới cho thấy người nghèo vẫn có khả năng tiết kiệm và hoàn trả nợ tốt nếu được giám sát chặt chẽ, đóng góp tích cực đối với khả năng sinh lời và sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Nhu cầu vay món nhỏ ở tất cả các vùng nông thôn hiện nay là rất cao. Trong khi các hoạt động ngân hàng nông thôn không hướng tới người nghèo thì tài chính vi mô xuất hiện như là cơ hội lớn cho những người nghèo nhất để có thể tiếp cận được món vay. Cho vay có mục tiêu xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo để họ bắt đầu những công việc kinh doanh đơn giản nhất thông qua đó họ từng bước thoát khỏi đói nghèo. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn khoảng 11% so với dân số. Một số tổ chức quốc tế đánh giá đây là con số ấn tượng và coi Việt Nam là tấm gương trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Một trong những chủ trương mà Việt Nam kiên trì thực hiện trong hoạt động này là phát triển các loại hình tổ chức, các hình thức tín dụng nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, được gọi là các dịch vụ tài chính vi mô.
  13. xiii Vì vậy, phát triển hệ thống tài chính nông thôn, tài chính vi mô bền vững được đánh giá sẽ có những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Theo nghĩa hẹp, tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng (bằng tiền, vật, trợ giá hoặc tài trợ dưới hình thức khác, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức. Kinh nghiệm cho thấy, tài chính vi mô có thể giúp người nghèo tăng thu nhập, tạo lập hoạt động kinh doanh bền vững và giảm khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài. Tài chính vi mô cũng là công cụ mạnh mẽ giúp người nghèo, đặc biệt phụ nữ, tăng cường quyền lực kinh tế và trở thành các chủ thể kinh tế. Trong giai đoạn 2001-2008, số lượng khách hàng của tất cả các tổ chức tài chính vi mô đều tăng trưởng mạnh, quy mô tín dụng và tiết kiệm tăng trưởng cao. Trong số khoảng 4,6 triệu hộ nghèo hiện có ở Việt Nam, ước tính từ 70-80% có thể tiếp cận được một hoặc một số loại hình dịch vụ tài chính, chủ yếu dưới dạng tín dụng và tiền gửi ngắn hạn. Vốn vay tuy không lớn như của các ngân hàng thương mại nhưng lại có ý nghĩa quan trọng bởi những khoản vay này đến được với những người nghèo và nghèo nhất. Thực tế, một lực lượng không nhỏ người nghèo ở Trà Vinh thoát nghèo nhờ sử dụng các dịch vụ tài chính vi mô Nếu coi hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của các ngân hàng là biển, là sông, thì tài chính vi mô giống như các con mương, con lạch, đưa tài chính đến từng cánh đồng, dịch vụ tài chính đến tận nhà người dân. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ người nghèo Trà Vinh còn khá cao đặc biệt còn một lực lượng lớn các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng phục vụ cho chính họ hoặc các ngân hàng thương mại do những quy định từ các tổ chức tài chính như: Thủ tục còn rườm rà, lại suất cao, thời gian hoàn vốn ngắn, cần tài sản thế chấp mà người nghèo đôi khi
  14. xiv không đáp ứng được và như thế khi cần vốn họ lại tiếp cận nguồn vốn theo phương pháp truyền thống như vay mượn từ người thân rồi trả lãi, hay vay mượn từ những người cho vay nặng lãi hoặc chơi hụi và như vậy rủi ro từ các phương pháp tiếp cận này là rất lớn, có khi không cải thiện được cuộc sống mà còn dẫn đến cuộc sống trở nên bế tắt Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh là vấn đề đặc biệt cấp thiết. Sự giải quyết có hiệu quả vấn đề này là điều kiện thuận lợi để góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Thông qua các hoạt động hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu được hình thành trong nước và quốc tế. Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007-2009 và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo tại Trà Vinh góp phần giải quyết khó khăn cho người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007-2009. Đồng thời, đề xuất các giải pháp khả thi và phù hợp giúp nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Những người nghèo và các tổ chức tài chính vi mô đang tồn tại phục vụ người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê. Trên cơ sở số liệu thu thập từ nhiều nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp (các ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức chính trị xã hội như là: hội phụ nữ, hội nông dân, sở lao động thương binh và xã hội hoặc tổ chức quốc tế (IMPP)…), sau đó tổng hợp tính toán, phân tích, đánh giá, so sánh … Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo giai đoạn 2007 - 2009. Từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô để giúp người nghèo có thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống, tự chủ và bình đẳng. 5. Những đóng góp mới của đề tài:
  15. xv Đưa ra những giải pháp phù hợp giúp giải quyết được tình trạng nghèo đói ở địa bàn TỉNH Trà Vinh Giảm tỷ lệ người sử dụng dịch dụ tài chính phi chính thức với rủi ro và lãi suất cao sang sử dụng dịch vụ tài chính chính thức và bán chính thức. Giống như ngọn đuốc soi rọi cho người nghèo sử dụng công cụ tài chính vi mô để thoát nghèo. Giảm thiểu đáng kể khả năng tái nghèo và cải thiện thu nhập cho người nghèo ở nông thôn Trà Vinh Thực hiện các mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo Cầu nối giữa sự nghiệp phát triển kinh tế và phát triển xã hội Tạo kênh dẫn vốn cho những người có thu nhập thấp Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở các gia đình nghèo vay vốn cũng giảm qua các năm từ đó chất lượng nòi giống cũng được cải thiện Đặc biệt, phụ nữ trong các gia đình nghèo bị thiệt thòi có cơ hội về tài chính để có việc làm, tăng thêm thu nhập, chủ động và tự tin hơn trong cuộc sống, từ đó vấn đề bình đẳng giới trong xã hội ngày càng được cải thiện Góp phần quan trọng trong việc khắc phục các tệ nạn xã hội phổ biến ở nông thôn như: cho vay nặng lãi, hụi hè, cờ bạc, ma tuý,… Xóa dần khoảng cách giàu nghèo tại địa phương. 6. Hạn chế của đề tài Lĩnh vực tài chính vi mô rất rộng và phong phú mà luận văn chưa có điều kiện đi sâu phân tích để xây dựng thành một đề tài toàn diện. Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu thực tiễn tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh 7. Ý nghĩa chọn đề tài: 7.1 Đối với nền kinh tế - xã hội: Ở Việt Nam cũng như các quốc gia nghèo, quốc gia đang phát triển khác, TCVM nói chung và TDVM nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. TCVM góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo có vay vốn TDVM qua các năm đều giảm từ đó giảm bớt gánh
  16. xvi nặng về kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở các gia đình nghèo vay vốn cũng giảm qua các năm từ đó chất lượng nòi giống cũng được cải thiện. Ngoài ra, vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan tâm đúng mực, phụ nữ trong các gia đình nghèo bị thiệt thòi có cơ hội về tài chính để có việc làm, tăng thêm thu nhập, chủ động và tự tin hơn trong cuộc sống, từ đó vấn đề bình đẳng giới trong xã hội ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, TCVM góp phần quan trọng trong việc khắc phục các tệ nạn xã hội phổ biến ở nông thôn như: cho vay nặng lãi, hụi hè, cờ bạc, ma túy,… TCVM góp phần phát huy nội lực của nền kinh tế quốc gia. Với vốn vay tín dụng, người vay luôn bị kích thích bởi các hoạt động kinh doanh nhỏ như trồng trọt, chăn nuôi, gia công, thủ công… chính từ những hoạt động này đã góp phần cho nền kinh tế quốc gia ngày càng vững mạnh. Mặt khác, TCVM còn góp phần tăng thêm tính đa dạng, nét đặc trưng của nền kinh tế bởi do người nghèo ở nông thôn có điều kiện giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống ở địa phương, làm cho các ngành nghề này ngày càng phát triển vững mạnh. 7.2 Đối với người nghèo TDVM không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với chính bản thân những người nghèo. Việc sử dụng vốn từ các tổ chức TCVM làm cho đời sống người nghèo được cải thiện, họ có điều kiện để mua sắm tài sản mới do thu nhập họ khá hơn. Kết quả của các cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ các hộ gia đình mua sắm tivi, xe máy, dụng cụ sinh hoạt luôn tăng theo thời gian do họ tham gia chương trình TCVM. Thêm vào đó, do thu nhập được cải thiện nên vấn đề chăm sóc sức khỏe của họ cũng được chú trọng hơn. Hoạt động của các tổ chức TCVM giúp cho người nghèo phát huy tính sáng tạo trong kinh doanh tự chủ và độc lập trong cuộc sống. Giảm thiểu được tỷ lệ người nghèo phụ thuộc vào các tệ nạn xã hội, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,… Đặc biệt, TCVM giúp người nghèo giảm thiểu được rủi ro và nguy cơ tổn thương về mặt kinh tế. Được vay vốn với lãi suất ưu đãi, không cần tài sản thế chấp, người nghèo có cơ hội sử dụng vốn để cải thiện hoàn cảnh kinh tế, tăng thêm thu nhập. Với phần thu nhập tăng thêm này người nghèo chủ động được với các trường hợp tai nạn, đau ốm. Ngoài ra, một vài chương trình TCVM thường đi kèm với một khoản tiết
  17. xvii kiệm bắt buộc nhờ vậy họ có được thêm nguồn tài chính và ít bị tổn thương về kinh tế, giúp phát huy vai trò của người nghèo trong xã hội. 8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần: Chương 1: Nguồn tài chính vi mô hỗ trợ cho người nghèo; Chương 2: Thực trạng về việc tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh 2007 – 2009; Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho cho người nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.
  18. 1 CHƯƠNG 1: NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO 1.1 Nghèo Theo Hội nghị chống đói nghèo ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. 1.2 Người nghèo 1.2.1 Khái niệm Theo tác giả cổ Trung Quốc cho rằng: "Những người vẫn đang còn phải lo toan cho bữa ăn đó là người nghèo, cuộc sống đối với người nghèo chỉ là sinh tồn mà thôi” Nghèo tuyệt đối: "Nghèo tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta. Nghèo tương đối: Có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự xung túc của xã hội đó. Ngoài ra, có định nghĩa theo tình trạng sống: Lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Qua những khái niệm trên ta có thể thấy được nghèo là sự thiếu thốn cả về vật chất và phi vật chất, có cuộc sống thấp nhà, ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, không có vốn để sản xuất, thiếu ăn vài tháng trong năm, con em không được đến trường, trong số ít có học thì không có điều kiện học lên cao, bệnh không được đến bác sĩ, không tiếp cận với thông tin, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí vì chủ yếu là dành thời gian để đi làm thêm kiếm tiền, ít hoặc không được hưởng quyền lợi, thiếu tham gia vào phong trào địa phương.
  19. 2 1.2.2 Cơ sở và tiêu chí để đánh giá nghèo - Cuộc sống không ổn định, nhà ở tạm bợ. - Thiếu phương tiện đi lại (xe đạp, xuồng, ghe) chủ yếu là đi bộ. - Không có tiền để dành, thiếu tiền quanh năm. - Trẻ không được đi học hoặc rời trường sớm. - Sử dụng nguồn nước tự nhiên, không tiếp cận nguồn nước sạch, môi trường sống chưa được vệ sinh… Theo Word Bank: Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh hoạn, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do. 1.2.3 Vai trò của người nghèo trong phát triển kinh tế xã hội 1.2.3.1 Vai trò là người tiêu dùng Người nghèo cũng chiếm số đông trong lực lượng người tiêu dùng tại Việt Nam, tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong thu nhập của họ cao hơn nhiều so với những nhóm thu nhập khác, những thay đổi trong hệ thống phân phối và bán lẻ thực phẩm cũng có nhiều khả năng tác động mạnh tới người nghèo trong vai trò là người tiêu dùng. 1.2.3.2 Vai trò là người sản xuất Với vai trò là người sản xuất, người nghèo có thể tạo ra sản phẩm cho xã hội như chăn nuôi, trồng trọt hay bất cứ sản phẩm khác có thể. Do người nghèo có vốn ít nên số lượng sản xuất được không lớn. Với vai trò là người sản xuất, người nghèo vẫn rất cần một nguồn vốn để đảm bảo được những sản phẩm cho xã hội. Thực tế đã chứng minh người nghèo có thể sản xuất và mang những sản phẩm của mình sản xuất được bán tại địa phương hoặc các địa bàn lân cận. 1.2.3.3 Vai trò là người kinh doanh Với vai trò là người kinh doanh, người nghèo sẽ tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh ít tốn nhiều vốn và có thể tạo ra được giá trị thặng dư cho chính bản thân người nghèo và xã hội.
  20. 3 1.2.4 Các hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội Theo kết quả điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, năm 2009 số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề trở lên) chỉ chiếm 27%, rất thấp so với các nước trong khu vực. Hơn thế nữa, cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động còn nhiều bất hợp lý, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu. Đội ngũ lao động trí thức của Việt Nam cũng yếu kém cả về số lượng và chất lượng so với khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai công nghệ mới theo những mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục - đào tạo, nhưng chất lượng giáo dục - đào tạo của cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, vẫn là một vấn đề nhức nhối của cả đất nước trong nhiều năm trở lại đây. Chi cho giáo dục bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay cũng vào loại thấp nhất trong khu vực và lại tập trung quá nhiều vào giáo dục tiểu học, trong khi cần ưu tiên cho giáo dục đại học để nâng cao nguồn lực con người, hỗ trợ cho nền kinh tế và đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong nước. Việc cải cách hệ thống giáo dục được xem như một khâu nền tảng của một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chưa được triển khai một cách hiệu quả. Người nghèo vẫn rất khó có điều kiện cho con em đi học như những gia đình bình thường khác. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực y tế, hiện vẫn còn một số khó khăn và đứng trước nhiều thách thức. Tình trạng quá tải của các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở các trung tâm, các tỉnh lớn, ở các tuyến trên còn ở mức rất cao và kéo dài. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo còn hạn chế, chi phí cho y tế còn cao, quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực y tế còn buông lỏng, dẫn đến thị trường thuốc chữa bệnh chưa được kiểm soát chặt chẽ, an toàn thực phẩm còn thấp…Do đó, khả năng tiếp cận đối với dịch vụ này cũng rất khó. 1.2.5 Các khả năng và mức độ tiếp cận nguồn tài chính vi mô của người nghèo Còn một tỷ lệ lớn người dân Việt Nam chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức vì họ là người nghèo. Mặt khác, người nghèo được đánh giá là những người hưởng lợi ít ỏi từ sự phát triển nhanh chóng nhưng phải luôn chịu những hậu quả nặng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2