intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh; tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh để tìm ra những ưu điểm cũng như những thiếu sót trong năng lực cạnh tranh công ty... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN DUY KHÁNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU BẾN TRE ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HẢI QUANG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025” là kết quả làm việc cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS. Nguyễn Hải Quang. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn. Bến Tre, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .................................................4 6. Giới thiệu về kết cấu luận văn .................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM .....................................................................................................................................6 1.1. Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh....................................................6 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................6 1.1.2. Vai trò của năng lực cạnh tranh..................................................................8 1.1.3. Các cấp độ về năng lực cạnh tranh .............................................................8 1.2. Những đặc trưng của kinh doanh sản phẩm xăng dầu ....................................10 1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ở sản phẩm xăng dầu ...................11 1.3.1. Khả năng gia nhập thị trường ...................................................................11 1.3.2. Chất lượng sản phẩm ................................................................................12 1.3.3. Giá cả ........................................................................................................12 1.3.4. Thị phần tương đối ...................................................................................12 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu ..............12 1.4.1. Các nhân tố nội bộ ....................................................................................13 1.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................15 1.4.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngành .......................................................17
  4. 1.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...........................................................................20 1.6. Tóm tắt chương 1 ............................................................................................21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU BẾN TRE ................22 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre ...................................22 2.1.2. Khái quát về công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre .............................22 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................22 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................23 2.1.4. Tổng quan về kết quả kinh doanh của Petrolimex Bến Tre .....................26 2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu công ty ............................................................................................................................27 2.2.1. Khả năng gia nhập thị trường ...................................................................27 2.2.2. Chất lượng sản phẩm ................................................................................27 2.2.3. Giá cả ........................................................................................................28 2.2.4. Thị phần tương đối ...................................................................................29 2.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng ............................................................................30 2.3.1. Các nhân tố nội bộ ....................................................................................30 2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................34 2.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngành .......................................................37 2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty........................................................41 2.4.1 Xác định các yếu tố của ma trận hình ảnh cạnh tranh ...............................41 2.4.2. Quá trình xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh và kết quả ...................42 2.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty xăng dầu ......................44 2.5.1. Điểm mạnh ...............................................................................................44 2.5.2. Điểm yếu ..................................................................................................45 2.6. Tóm tắt chương 2 ............................................................................................46 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU BẾN TRE ĐẾN NĂM 2025 .......................................................................................................47
  5. 3.1. Dự báo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025 .................................................................47 3.1.1. Dự báo môi trường kinh doanh ................................................................47 3.1.2. Chiến lược phát triển của tập đoàn Petrolimex đến năm 2025 ................48 3.1.3. Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre .......52 3.1.4. Những cơ hội và thách thức đối với sản phẩm xăng dầu công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre......................................................................................54 3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ......................................56 3.2.1. Hình thành các giải pháp ..........................................................................56 3.2.2. Nội dung các giải pháp .............................................................................60 3.3. Kiến nghị.........................................................................................................66 3.4. Tóm tắt chương 3 ............................................................................................67 KẾT LUẬN ...............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PEST: Politics, Economics, Social, Technology Petrolimex: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex Bến Tre: Công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên WTO: Word Trade Organization
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ......................................................................20 Bảng 2.1 Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Petrolimex Bến Tre................26 Bảng 2.2 Tỷ số ROE, ROA và ROS của Petrolimex Bến Tre từ 2015 đến 2017 .....27 Bảng 2.3 Doanh số tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex Bến Tre, Petimex Bến Tre và Hồng Đức Bến Tre năm 2017 ...................................................................................30 Bảng 2.4 Cân đối kế toán của Petrolimex từ năm 2013 đến 2017 ............................31 Bảng 2.5 Tình hình lao động của Petrolimex Bến Tre giai đoạn từ 2013-2017 .......32 Bảng 2.6 So sánh thị phần các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ..............................38 Bảng 2.7 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Petrolimex Bến Tre, Petimex Bến Tre và Hồng Đức Bến Tre ....................................................................................................43 Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu từ 2017 đến 2025 ................................48 Bảng 3.2. Thị phần cửa hàng phân phối xăng dầu Việt Nam năm 2017 ..................50 Bảng 3.3 Bảng ma trận SWOT của Petrolimex Bến Tre ..........................................57
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty xăng dầu Bến Tre .....................................25 Hình 2.2 Biểu đồ giá một số mặt hàng xăng dầu từ 2013 đến 2017 .........................29 Hình 2.3 Thị phần cửa hàng thuộc các doanh nghiệp đầu mối phân phối và kinh doanh sản phẩm xăng dầu tại Bến Tre năm 2017 .....................................................38 Hình 3.1 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng Việt Nam từ 1990 đến 2015 ........................47 Hình 3.2. Thị phần cửa hàng phân phối xăng dầu Việt Nam năm 2017 ...................50
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình thị trường toàn cầu hóa, việc doanh nghiệp phải đối đầu với các doanh nghiệp khác ngày một căng thẳng là điều không thể tránh khỏi, riêng ngành xăng dầu Việt Nam, với trọng trách được Nhà nước giao phát triển khâu hạ nguồn phân phối xăng dầu, Petrolimex đã và đang phát triển rất tốt, trong đó Petrolimex Bến Tre là công ty con trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong những năm vừa qua, tuy nhiên đứng trước áp lực của sự cạnh tranh ngày càng lớn, cụ thể trong thời gian qua (2009-2016) khi sự giao thương qua lại giữa các phương tiện trên địa bàn Bến Tre và các tỉnh lân cận (Tiền Giang và Trà Vinh) thông qua 2 cây cầu lớn là Rạch Miễu và Cổ Chiên có ý nghĩa to lớn cho cả khu vực Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng dựa trên nền cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, song song với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tác động đến sức thu hút đầu tư và hội nhập của nền kinh tế tỉnh Bến Tre cùng với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, với việc thông cầu Cổ Chiên vào năm 2015 sức ảnh hưởng của hạ tầng giao thông ngày càng rõ nét hơn khi lưu lượng xe lưu thông ngày càng cao. Theo số liệu thống kê từ trạm thu phí cầu Rạch Miễu, lưu lượng xe qua cầu Rạch Miễu đã tăng hơn 200% trong vòng 8 năm qua, từ 2,2 triệu lượt xe (2010) tăng lên 5,1 triệu lượt xe (2017), với việc lưu lượng phương tiện giao thông đường bộ gia tăng đã tạo ra nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng thêm, khi nhu cầu ngày càng tăng cao dẫn đến thị trường kinh doanh xăng dầu tại Bến Tre trở nên ngày càng thu hút hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, kéo theo đó là mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng tăng trên địa bàn, từ đó việc thị phần điểm bán của Petrolimex Bến Tre trên địa bàn tỉnh đã giảm sút cụ thể năm 2017 thị phần của công ty chỉ đạt 27% giảm 3% so với năm 2010. Đồng thời, với chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và Bộ Giao thông vận tải đang trình về dự án xây cầu Rạch Miễu 2 song song với cầu Rạch
  10. 2 Miễu hiện tại sẽ tạo nên một hệ thống hạ tầng mới được hình thành trên tỉnh, đòi hỏi Petrolimex Bến Tre cần phải chuẩn bị tốt nguồn lực để đón đầu cơ hội này và phát triển thị phần. Nhận diện được vấn đề đó, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025” căn cứ vào các cơ sở khoa học tiến hành nhận định, phân tích và đánh giá về mức độ cạnh tranh hiện tại của Petrolimex Bến Tre trên địa bàn Bến Tre, từ đó định hình và góp ý một số định hướng trong nâng cao khả năng cạnh tranh xăng dầu của doanh nghiệp đến năm 2025. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, với chủ đề năng cao năng lực cạnh tranh đã có nhiều đề tài được tìm hiểu và nghiên cứu như một số bài viết như sau: (i) Bài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty gas Petrolimex đến năm 2020 của tác giả Dương Quang Hiếu” tập trung vào việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Gas Petrolimex Sài Gòn trên thị trường khu vực phía Nam đến năm 2020, căn cứ trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Gas Petrolimex Sài Gòn thông qua phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống và phương pháp thống kê mô tả. (ii) Bài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Khu vực 2 TNHH MTV đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Duy Nam tập trung đưa ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực tại Công ty xăng dầu khu vực 2 TNHH MTV đến năm 2020, thông qua phương pháp thu thập và phân tích thông tin thứ cấp, sơ cấp cùng với việc phỏng vấn chuyên gia của Công ty và các đơn vị trực thuộc để từ đó hình thành và đề xuất các giải pháp định hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty. (iii) Bài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn” của tác giả Bùi Thúy Vy tập trung đưa ra đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn trên thị trường kinh doanh gas, dựa trên các phương pháp
  11. 3 nghiên cứu định tính và định lượng từ việc thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. (iv) Bài nghiên cứu “Nâng cao giá trị thương hiệu Petrolimex tại Công ty Xăng dầu Bến Tre” của tác giả Trịnh Bửu Nam đưa ra giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu Petrolimex tại Công ty xăng dầu Bến Tre thông qua việc xác định các yếu tố thương hiệu ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. (v) Bài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV đến năm 2020” của tác giả Phạm Dũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty Xăng dầu khu vực II TNHH MTV thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về marketing và đánh giá thực trạng hoạt động marketing tại công ty. (vi) Bài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu” của tác giả Lê Đức Anh đưa ra giải pháp có cơ sở khoa học nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống phân phối tại Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ. Phạm vi nghiên cứu đề tài là tình hình hoạt động của Xí nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, về thời gian thu thập số liệu tại thời điểm tháng 3/2017, về nội dung đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống kênh phân phối (Place) nằm trong 4P của Marketing Mix. Qua tổng quát các đề tài nghiên cứu, về nghiên cứu cạnh tranh cho sản phẩm xăng dầu của công ty Petrolimex Bến Tre đến nay hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể. Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu cho công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh. Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh để tìm ra những ưu điểm cũng như những thiếu sót trong năng lực cạnh tranh công ty.
  12. 4 Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm góp phần hoàn thiện năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu sẽ tập trung vào một số ý chính sau đây: Một là, hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025. Hai là, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre. Ba là, nghiên cứu môi trường và định hướng phát triển của công ty để làm cơ sở đề xuất các giải pháp cho công ty trong thời gian tới. Bốn là, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025” là về năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu Petrolimex, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về cấp độ sản phẩm xăng dầu của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre tại tỉnh Bến Tre từ năm 2012 đến năm 2017 trở về trước và định hướng đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp nghiên cứu tại bàn, phân tích tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng trong thu thập dữ liệu thứ cấp, những tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về lý thuyết và ứng dụng năng lực cạnh tranh được tác giả thu thập và tổng hợp lại nhằm đưa ra một khung lý thuyết tương đối đầy đủ. Nhiều dữ liệu thứ cấp, những lý thuyết về năng lực cạnh tranh được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, internet,
  13. 5 những kiến thức trình bày trong luận văn này được thu thập từ rất nhiều nguồn và được đăng tải trong những khoảng thời gian từ đầu năm 1990 cho đến nay. Đồng thời, tác giả tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia là các chủ doanh nghiệp, quản lý và cán bộ tại các đại lý xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre, thông qua việc phỏng vấn tay đôi bằng việc gửi phiếu trực tiếp với các bảng câu hỏi và phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hoạt động phân phối xăng dầu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện. 5.2. Quy trình nghiên cứu: Về quy trình nghiên cứu, thực hiện 7 bước sau: Bước 1: Hình thành cơ sở lý luận. Bước 2: Tiến hành nghiên cứu định tính để xác định các yếu tố tác động. Bước 3: Tiến hành thực hiện lấy ý kiến chuyên gia với mẫu 20 chuyên gia. Bước 4: Xác định thực trạng và nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Bước 5: Thiết lập ma trận SWOT của Petrolimex Bến Tre. Bước 6: Nghiên cứu môi trường và định hướng phát triển của Tập đoàn Petrolimex. Bước 7: Đề xuất giải pháp. 6. Giới thiệu về kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau đây: Chương 1.Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu. Chương 2.Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre. Chương 3.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre đến năm 2025.
  14. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 1.1. Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm a) Khái niệm về cạnh tranh Khái niệm về cạnh tranh được định nghĩa là một phạm trù kinh tế cơ bản, tuy nhiên có nhiều trường phái định nghĩa khác nhau về sự cạnh tranh. Trong đó, một vài định nghĩa theo K.Marx như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu lợi siêu ngạch”. Đối với trường phái kinh tế học của P.Samuelson định nghĩa “Cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp”. Trong cuốn từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Tuy nhiên, một định nghĩa cạnh tranh gần đây nhất của Michael Porter (2009, trang 31) thì “Cạnh tranh là giành lấy thị phần.Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình là sự bình quân hóa lợi nhuận theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Tóm lại, khái niệm về cạnh tranh đưa ra các ý chung như sau: (i) Cạnh tranh chỉ sự ganh đua giữa một (hoặc một nhóm) người nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham gia, tức nâng cao vị thế người này nhưng sẽ giảm vị thế người còn lại; (ii) Thông qua nhiều phương thức trực tiếp tác động đến một đối tượng cụ thể nhằm mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao; (iii) Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, trong đó doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… Tổng quát khái niệm cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các tổ chức (doanh nghiệp) nhằm đạt mục tiêu như tăng lợi nhuận, thị phần, và khối lượng bán hàng thông qua sự điều phối các yếu tố hỗn hợp: giá cả, sản phẩm, phân phối và xúc
  15. 7 tiến. Thông qua việc thực hiện phân bổ một cách hiệu quả nguồn lực của tổ chức (doanh nghiệp). Theo Michael Porter (2009) hình thức cạnh tranh có nhiều dạng khác nhau như: (i) Cạnh tranh giữa các quốc gia là sự ganh đua về hiệu quả kinh tế vĩ mô, về năng lực của một nền kinh tế giữa các quốc gia với nhau nhằm duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối; (ii) Cạnh tranh giữa các ngành là sự ganh đua về sự phát triển, tốc độ và hiệu quả phát triển giữa các ngành trong một nền kinh tế, hình thức cạnh tranh này sẽ dẫn tới sự thay đổi về mặt bằng giá của nền kinh tế đó; (iii) Cạnh tranh sản phẩm là sự ganh đua về chất lượng, giá cả, hình thức, mẫu mã…của các sản phẩm cùng loại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Với quan điểm này, cạnh tranh sản phẩm có nhiều hình thức khác nhau như: cạnh tranh về đặc tính, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về hình thức, cạnh tranh về thương hiệu, ngoài ra còn cạnh tranh về thị phần. b) Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm Năng lực cạnh tranh sản phẩm là tổng hòa các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản phẩm trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu. Theo (Lê Văn Được, 2004) cho rằng năng lực cạnh tranh sản phẩm là sự vượt trội của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường. Sự vượt trội đó chính là lợi thế của sản phẩm, nó gồm nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Đó là yếu tố về chất lượng và giá thành sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại mẫu mã của sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm theo sản phẩm, hàm lượng công nghệ của sản phẩm; bên cạnh đó còn có yếu tố về thương hiệu. Thường một sản phẩm không thể thỏa mãn tốt tất cả các nhu cầu của khách hàng. Trong thực tế, sản phẩm thường chỉ có thể thỏa mãn ở mức tốt nhất một vài nhu cầu còn các nhu cầu khác thường chỉ được thỏa mãn ở mức trên tối thiểu. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững lợi thế cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường để tập trung phát huy lợi
  16. 8 thế đó đồng thời nâng cao các mặt chưa phải là thế mạnh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Theo Đặng Minh Diệu Huyền (2015, trang 6) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, một sản phẩm đem lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao hơn”. 1.1.2. Vai trò của năng lực cạnh tranh Nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh trên thị trường luôn được đặt ra cho các doanh nghiệp khi trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và có sức mạnh thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh một cách lành mạnh và hợp pháp trên thị trường. Với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mang lại nhiều lợi nhuận, khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp được xem là một việc làm không thể thiếu trong định hướng phát triển và góp phần hoàn thành kế hoạch đề ra của doanh nghiệp. 1.1.3. Các cấp độ về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được phân biệt thành bốn cấp độ, cụ thể: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Trong đó năng lực cạnh tranh sản phẩm là loại hình cạnh tranh diễn ra giữa các sản phẩm hay nhóm sản phẩm được hiểu là tương quan về sức cạnh tranh của một sản phẩm hay nhóm sản phẩm so với các sản phẩm hay nhóm sản phẩm cùng loại trên thị trường. Một sản phẩm hay nhóm sản phẩm có thể được tiêu thụ mạnh hơn do những ưu thế về giá cả, chất lượng sản phẩm, uy tín sản phẩm, chất lượng của dịch vụ sau bán hàng…Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đoạt bởi năng lực cạnh
  17. 9 tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo, nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của sản phẩm quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm lại có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho rằng một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh khi nó có thể đứng vững trên thị trường bằng cách sản xuất ra những sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn hay cung cấp các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn hay cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ cao hơn, đáp ứng được thị hiếu khách hàng trong môi trường cạnh tranh (không trợ cấp hay bảo hộ). Một doanh nghiệp cạnh tranh không thành công sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường nếu như doanh nghiệp đó không cải thiện được hoạt động của nó. Lợi ích mà một doanh nghiệp đạt được trong cạnh tranh sẽ không tránh khỏi việc gây ra tổn thất cho doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của nó. Cạnh tranh của một doanh nghiệp trong một ngành nào đó mang tính sống còn và được đặc trưng bởi trò chơi mà một bên được thì bên kia phải mất. Năng lực cạnh tranh cấp ngành theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa là: “Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng của ngành trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp ngành là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành và mối quan hệ giữa chúng. Năng lực cạnh tranh quốc gia là loại cạnh tranh mà mức độ không chỉ dừng lại ở cấp độ sản phẩm và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh được biết đến phổ biến hơn ở phạm vi toàn cầu, tức là cạnh tranh giữa các quốc gia. Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
  18. 10 1.2. Những đặc trƣng của kinh doanh sản phẩm xăng dầu 1.2.1. Giới thiệu về dầu mỏ a) Định nghĩa về dầu mỏ Dầu mỏ là chất lỏng có màu đen, có độ nhớt, có mùi đặc trưng, khó tan trong nước và hơi nhẹ hơn nước. Nó được khai thác từ lòng đất (bằng cách khoan hút từ dưới lòng đất lên). Đây là nguyên liệu để sản xuất ra nhiên liệu, dầu - mỡ - nhờn và các sản phẩm hóa học khác. Hiện nay, dầu mỏ là một loại khoáng sản quý. b) Tầm quan trọng của dầu mỏ Tất cả các ngành, trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…cho đến trong sinh hoạt hàng ngày, ở đâu cũng dùng đến nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm khác của dầu mỏ. Đây còn là nguồn nhiên liệu để sản xuất ra các loại hóa chất, vật liệu xây dựng, phân bón… Hiện nay, người ta còn nghiên cứu để sản xuất các chất dinh dưỡng, các loại men Protein… c) Quá trình khai thác dầu mỏ ở Việt Nam Từ giữa năm 1984, các nhà khoa học đã tìm thấy dầu mỏ ở ngoài khơi biển Vũng Tàu. Từ năm 1986, mỏ dầu Bạch Hổ bắt đầu được khai thác và sau đó đã có thêm nhiều mỏ khác nữa tiếp tục được phát hiện và đưa vào sản xuất. Dầu mỏ khai thác được xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại nguồn ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế trong nước phát triển. 1.2.2. Các sản phẩm dầu mỏ thuộc phạm vi kinh doanh của ngành xăng dầu Các sản phẩm dầu mỏ thuộc phạm vi kinh doanh của ngành xăng dầu bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm khác. Cụ thể: - Nhiên liệu bao gồm các sản phẩm dùng để đốt cháy sinh nhiệt, dùng cho các loại động cơ và các loại lò (công nghiệp hay sinh hoạt). Nó có thể ở dạng khí hóa lỏng (LPG hay LNG) hay ở dạng lỏng (các loại xăng, dầu). - Dầu mỡ nhờn là các sản phẩm dùng để bảo vệ kim loại (chống mài mòn, chống ăn mòn,…) thường tồn tại ở thể lỏng và mỡ nhờn ở thể đặc dẻo.
  19. 11 - Các sản phẩm khác là các sản phẩm được chế tạo từ dầu mỏ nhưng không sử dụng với mục đích như nhiên liệu và dầu mỡ. Cụ thể như: nhựa đường, xăng hòa tan (còn gọi là xăng công nghệ), các hóa chất làm dung môi (như các hidrocacbon thơm: benzen, toulen, xylen)… 1.2.3. Thị trƣờng và khách hàng xăng dầu a) Thị trường xăng dầu Thị trường xăng dầu là tập hợp các quan hệ hàng hóa tiền tệ và các yếu tố kinh tế có liên quan tới việc mua bán sản phẩm xăng dầu. Nhu cầu xăng dầu là sự cần thiết sản phẩm và dịch vụ xăng dầu kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán. Nhu cầu này nhằm phục vụ cho tiêu dùng cá nhân và yêu cầu của hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khách hàng xăng dầu Khách hàng của ngành xăng dầu bao gồm các khách hàng là những cá nhân, tổ chức và khách hàng là người tiêu dùng. Khách hàng các tổ chức mua xăng dầu nhằm mục đích trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể về khách hàng tổ chức thường gồm những nhà máy khu công nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh…nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất của họ. Khách hàng là người tiêu dùng lẻ thường là các khách hàng mua xăng để tiêu thụ cho phương tiện vận chuyển, vận tải đường bộ, đường thủy các loại. 1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ở sản phẩm xăng dầu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên yếu tố trong đó các yếu tố quan trọng bao gồm thị phần và giá cả, các chỉ tiêu định tính gồm chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng và sức mạnh gia nhập thị trường của doanh nghiệp. 1.3.1. Khả năng gia nhập thị trƣờng Ngày nay, những hạn chế trong giai đoạn sản xuất đã được khắc phục do sự phát triển khoa học công nghệ, tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm bởi môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, doanh nghiệp nào gia nhập thị trường tốt hơn sẽ có cơ hội tồn tại cao hơn các
  20. 12 đối thủ cạnh tranh khác. Khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp thường được đánh giá căn cứ vào các kênh quảng cáo và phân phối mà doanh nghiệp lựa chọn để tiếp cận thị trường. Quảng cáo nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm cho khách hàng cũng như xây dựng thiện cảm và lòng tin của họ về sản phẩm. Từ đó, khuyến khích khách hàng hành động mua hàng của doanh nghiệp, thông qua việc đáp ứng người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất thông qua hệ thống kênh phân phối của mình. 1.3.2. Chất lƣợng sản phẩm Giá cả đi đôi với chất lượng là tiêu chí mà các nhà nhập khẩu luôn đặt lên hàng đầu khi tìm kiếm nguồn hàng. Một sản phẩm có thể có giá cả cạnh tranh song chưa chắc đó là sản phẩm được lựa chọn. 1.3.3. Giá cả Giá cả cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong cơ chế canh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cả thấp hơn không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh cao hơn và ngược lại. Trong nhiều trường hợp, giá cả chính là thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích. 1.3.4. Thị phần tƣơng đối Thị phần tương đối được định nghĩa là tỉ lệ phần trăm thị trường của doanh nghiệp so với doanh số thị trường của đối thủ. Nó được xác định bằng doanh số bán hàng của doanh nghiệp/ Doanh sốthị trường của doanh nghiệp đối thủ. Thị phần tương đối càng lớn thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Thông qua chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh để mở rộng thị trường mới hay tăng thị phần tương đối ở thị trường hiện tại dưới góc độ sản phẩm. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu Về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu có 3 nhân tố chính là: các nhân tố nội bộ, các nhân tố môi trường vĩ mô và các nhân tố môi trường ngành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2