Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu ngoài việc đưa ra đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Namm (BIDV) trong thời gian qua, xác định vị thế của ngân hàng này trong thị trường tài chính đồng thời còn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đề xuất cho Ban lãnh đạo BIDV để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHAN TRUNG DŨNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHAN TRUNG DŨNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân Hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRƢƠNG THỊ HỒNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Luận văn Phan Trung Dũng
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................................................................................. 3 1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................. 3 1.2 KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ... 4 1.2.1. Khái niệm cạnh tranh ......................................................................................4 1.2.2. Các loại hình cạnh tranh .................................................................................6 1.2.3. Khái niệm Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại ..........................8 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................ 10 1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô ..........................................................10 1.3.1.1 Yếu tố chính trị, pháp lý .........................................................................10 1.3.1.2 Yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................................11 1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô ..........................................................11 1.3.2.1. Cạnh tranh nội bộ ngành ..........................................................................12 1.3.2.2. Sản phẩm thay thế ....................................................................................13 1.3.2.3. Sự xâm nhập – Đối thủ tiềm ẩn ................................................................13 1.3.2.4. Khách hàng ...............................................................................................13
- 1.3.2.5. Nhà cung ứng ...........................................................................................14 1.4 CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................ 14 1.4.1. Năng lực tài chính.........................................................................................14 1.4.2. Nguồn nhân lực ............................................................................................17 1.4.3. Khả năng quản trị điều hành .........................................................................19 1.4.4. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ .........................................................19 1.4.5. Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ .......................................................................19 1.4.6. Thƣơng hiệu và mạng lƣới phân phối ..........................................................20 1.5 KINH NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC ............... 20 1.5.1. Chiến lƣợc phát triển hệ thống NHTM của Chính phủ Trung Quốc............20 1.5.2. Chiến lƣợc “xi măng và con chuột” của các NHTM Trung Quốc ...............22 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam ..........................................23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 25 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 ................................... 26 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) ............................................................................................................................ 26 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................28 2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV ............................................................................................................................ 29 2.2.1 Môi trƣờng vĩ mô..............................................................................................29 2.2.1.1. Yếu tố chính trị, pháp lý ...........................................................................29 2.2.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ...............................................................................30 2.2.2 Môi trƣờng vi mô..............................................................................................32 2.2.2.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành ................................................................32
- 2.2.2.2. Sản phẩm thay thế ....................................................................................34 2.2.2.3. Sự xâm nhập – Đối thủ tiềm ẩn ................................................................34 2.2.2.4. Khách hàng ...............................................................................................35 2.2.2.5. Nhà cung ứng ...........................................................................................35 2.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 ... 36 2.3.1 Phân nhóm các NHTM Việt Nam ....................................................................36 2.3.2 Năng lực tài chính.............................................................................................37 2.3.2.1 Các chỉ số thể hiện quy mô ngân hàng ..................................................37 2.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu rủi ro ...............................................................................41 2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi...............................................................................45 2.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính .....................................48 2.3.3 Nguồn nhân lực ................................................................................................49 2.3.4 Khả năng quản trị, điều hành ............................................................................53 2.3.5 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin..........................................................54 2.3.6 Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ ..........................................................................56 2.3.7 Thƣơng hiệu và mạng lƣới hoạt động ..............................................................57 2.4 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV QUA MA TRẬN SWOT .......... 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ....................................................... 62 3.1 ĐỊNH HƢỚNG – CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................................................................ 62 3.1.1. Các mục tiêu ƣu tiên ........................................................................................62 3.1.2. Sứ mệnh ...........................................................................................................63 3.1.3. Tầm nhìn ..........................................................................................................63
- 3.1.4. Giá trị cốt lõi ....................................................................................................63 3.1.5. Định hƣớng giá trị sản phẩm dịch vụ ..............................................................63 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV ............................. 63 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính ...................................................64 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ..............................68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 74 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 76
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Mức vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam 37 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu thể hiện quy mô của BIDV giai đoạn 2010 – 2014 40 Bảng 2.3 Lợi nhuận và các chỉ số sinh lời của 2014 của một số ngân hàng 48 Bảng 2.4 Hiệu quả nguồn nhân lực ở một số ngân hàng năm 2014 52
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam từ năm 2004 – 2014 và Biểu đồ 2.1 30 dự báo năm 2015 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ lạm phát (%) ở Việt Nam trong 15 năm (2000-2014) 31 Biểu đồ 2.3 Lƣợng xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2014 31 Biểu đồ 2.4 Mức vốn điều lệ của một số ngân hàng năm 2014 38 Biểu đồ 2.5 Sự tăng trƣởng vốn điều lệ của BIDV giai đoạn 2010 – 2014 39 Biểu đồ 2.6 Sự tăng trƣởng quy mô BIDV giai đoạn 2010 – 2014 41 Biểu đồ 2.7 Hệ số an toàn vốn CAR của BIDV giai đoạn 2009 - 2014 42 Biểu đồ 2.8 Hệ số an toàn vốn CAR của một số ngân hàng năm 2014 43 Biểu đồ 2.9 Nợ xấu của BIDV giai đoạn 2010 – 2014 44 Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng năm 2014 45 Biểu đồ 2.11 Lợi nhuận và các chỉ số sinh lời của BIDV giai đoạn 2010-2014 46 Một số chỉ tiêu cấu trúc vốn và chất lƣợng tài sản của BIDV Biểu đồ 2.12 49 giai đoạn 2010-2014 Biểu đồ 2.13 Số lƣợng nhân viên của một số NHTM năm 2014 51 Biểu đồ 2.14 Mạng lƣới BIDV trong giai đoạn 2012-2014 58
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Automatic Teller ATM Máy giao dịch tự động Machine Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ & Phát Triển BID Việt Nam – BIDV CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio CBNV Cán bộ nhân viên CNĐKKD Chứng nhận đăng ký kinh doanh CTCP Công ty Cổ phần Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt CTG Vietinbank Nam Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt EIB Eximbank Nam EPS Tỷ lệ thu nhập trên vốn cổ phần Earning Per Share GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long Hệ thống chỉ số đánh giá thực hiện công Key Performance KPI việc Indicator MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NH TMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NIM Thu nhập lãi cận biên ròng Net Interest Margin ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản Return On Asset ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Return On Equity
- SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Sacombank TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam Techcombank TCTD Tổ chức tín dụng VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Vietcombank
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thử thách, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng – lĩnh vực đƣợc xem là đi trƣớc các ngành kinh tế khác. Với việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với những cam kết mở cửa bắt buộc, các ngân hàng trong nƣớc một mặt phải cạnh tranh lẫn nhau mặt khác còn phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao từ sự thâm nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Ngoài ra, môi trƣờng kinh tế thế giới nói chung và trong nƣớc nói riêng ngày càng biến động nhanh và phức tạp cũng tạo thêm nhiều nguy cơ và thử thách mà các ngân hàng phải đƣơng đầu. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra của mỗi ngân hàng là cần có một chiến lƣợc cạnh tranh đúng đắn nhằm tận dụng nguồn lực, phát huy đƣợc lợi thế của bản thân để tồn tại, phát triển và vƣơn lên ngang tầm khu vực cũng nhƣ quốc tế. Do đó, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ & Phát Triển Việt Nam” ra đời nhằm đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP Đầu Tƣ & Phát Triển Việt Nam (BIDV) trong giai đoạn 2010-2014. Kết quả của đề tài là cơ sở tham khảo cho các chủ thể liên quan đặc biệt là ban lãnh đạo ngân hàng nhằm đƣa ra các biện pháp tối ƣu hóa hoạt động của ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu năng lực cạnh tranh của ngân hàng và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại. - Đánh giá đƣợc năng lực cạnh tranh của BIDV trong thời gian qua thông qua các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính đồng thời đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trƣờng vĩ mô, vi mô đến năng lực cạnh tranh của BIDV. - Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong thời gian tới
- 2 3. Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV trong giai đoạn 2010 -2014, trong đó có sự so sánh đối chiếu với một số ngân hàng khác trong hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc chia thành từng nhóm cụ thể. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: thông tin, số liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, từ các bản công bố thông tin, từ các cơ quan thống kê, tạp chí, website uy tín… và đƣợc xử lý bằng các công cụ một cách khoa học trên máy tính. - Phƣơng pháp thực hiện bài nghiên cứu: sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh… để làm rõ nội dung nghiên cứu 5. Ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu ngoài việc đƣa ra đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ & Phát Triển Việt Nam (BIDV) trong thời gian qua, xác định vị thế của ngân hàng này trong thị trƣờng tài chính đồng thời còn đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị đề xuất cho Ban lãnh đạo BIDV để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. 6. Kết cấu đề tài Phần mở đầu Chƣơng 1: Lý luận tổng quan về Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV trong giai đoạn 2010-2014 Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV
- 3 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngƣợc lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trƣờng thì NHTM cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu đƣợc. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngân hàng thƣơng mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thƣơng mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc dƣới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Ở Việt Nam: theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, NHTM là loại hình TCTD đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhƣ vậy, Ngân hàng thƣơng mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng. Hệ thống định chế tài chính trung gian này sẽ là cầu nối giữa nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội và nhu cầu của các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua các khái niệm về ngân hàng thƣơng mại trên ta có thể rút ra nhận xét: Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp: cơ cấu, tổ chức bộ máy nhƣ một doanh nghiệp, tự chủ về tài chính, có nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc và mục
- 4 tiêu hoạt động cũng vì lợi nhuận. Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt: Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì trƣớc hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Mặt khác, lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng là lĩnh vực rất “nhạy cảm”, nó đòi hỏi một sự thận trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội. Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ mà tiền tệ là công cụ đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, nó quyết định đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế, do đó chất liệu này đƣợc nhà nƣớc kiểm soát rất chặt chẽ. Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động từ bên ngoài, trong khi đó vốn riêng của ngân hàng lại chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong tổng tài sản của ngân hàng, tài sản hữu hình chiếm tỷ lệ rất thấp mà chủ yếu là tài sản vô hình. Nó tồn tại dƣới hình thức các tài sản tài chính, chẳng hạn nhƣ các loại kỳ phiếu, trái phiếu, thƣơng phiếu, cổ phiếu, hợp đồng tín dụng và các loại giấy tờ khác. Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ƣơng. 1.2 KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm cạnh tranh Trong thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời nhƣ lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…Trong đó, phải kể đến lý thuyết “cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tƣợng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thƣơng mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc
- 5 gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trƣờng tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng nhƣng trong thƣơng mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã kết luận: “Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Ở góc độ thƣơng mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm đƣợc sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đƣa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phƣơng thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng đƣợc định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. Theo Mác: “Cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa (TBCN) là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch”. Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết qúy trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có đƣợc, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nƣớc.. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trƣớc mắt và trong tƣơng lai, để từ đó có những hƣớng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh.
- 6 Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng nhƣ nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt đƣợc tất cả những gì mình mong muốn. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhƣng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngƣợc. 1.2.2. Các loại hình cạnh tranh Có nhiều hình thức đƣợc dùng để phân loại hình cạnh tranh bao gồm: căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh. Căn cứ vào các chủ thể tham gia: Cạnh tranh giữa ngƣời mua và ngƣời bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranh này diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa đựơc hình thành. Cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lƣợng ít hơn nhu cầu của thị trƣờng. Cạnh tranh giữa ngƣời bán với nhau: Đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị trƣờng với tính chất gây go và khốc liệt. Cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
- 7 Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành dựt khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trƣờng. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu của hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hóa đƣợc xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh nghiệp thành công và một số khác phá sản, hoặc sáp nhập. Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình thành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các ngành với nhau. Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có ngƣời sản xuất hay ngƣời tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trƣờng, làm ảnh hƣởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo đƣợc mô tả: Tất cả các hàng hóa trao đổi đƣợc coi là giống nhau; tất cả những ngƣời bán và ngƣời mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trƣờng của ngƣời mua hay ngƣời bán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ khác. Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trƣờng khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không đƣợc thỏa mãn. Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm; Cạnh tranh độc quyền; Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua. Trong thị trƣờng cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những ngƣời bán hoặc ngƣời mua thiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa đƣợc trao đổi.
- 8 1.2.3. Khái niệm Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại Theo WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu thì năng lực cạnh tranh đựơc hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trƣờng cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt đƣợc đƣợc những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp: Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh trong và ngòai nƣớc. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có đƣợc. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: đƣợc đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trƣờng. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó. Nó dựa vào chất lƣợng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó. Cũng giống nhƣ mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có đƣợc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao, có sự đặc
- 9 trƣng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trƣờng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo đƣợc uy tín, thƣơng hiệu và vị thế trên thƣơng trƣờng. Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng diễn ra gay gắt và không thề thua kém các ngành nghề kinh doanh khác. Một số đặc điểm hoạt động của ngành ngân hàng có ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó: NHTM cần có sản phẩm đa dạng, mạng lƣới chi nhánh rộng và liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tƣợng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào. NHTM phải xây dựng đƣợc uy tín, tạo đƣợc sự tin tƣởng đối với khách hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự tác động đến nhiều chủ thể có liên quan. Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên: Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể hiện chất lƣợng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng là phải tạo đƣợc sự tin tƣởng với khách hàng bằng kiến thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tƣ vấn và đôi khi cả yếu tố hình thể. Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại. Hơn nữa, số lƣợng thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống lƣu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng. Ngòai ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo đƣợc sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 244 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn