intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chế biến tinh bột sắn tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm rõ những nhân tố tác động đến NLCT cụm ngành TBS ở Kon Tum. Đồng thời, xem xét liệu những nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của cụm ngành TBS trong bối cảnh các nước đang yêu cầu đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, đề xuất những khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường mới song song với hoạt động bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chế biến tinh bột sắn tỉnh Kon Tum

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- PHAN THỊ THANH TRÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- PHAN THỊ THANH TRÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Malcolm McPherson ThS. Lê Thị Quỳnh Trâm TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác giả Phan Thị Thanh Trúc
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Thời gian tại Fulbright là trải nghiệm thú vị đối với tất cả học viên. Mỗi môn học đều mang lại cho học viên những góc nhìn khác nhau, với những kiến thức bổ ích, hấp dẫn và cho chúng tôi những bài học mới. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã tận tình giúp đỡ trong thời gian qua. Cảm ơn cô Lê Thị Quỳnh Trâm và thầy Malcolm McPherson đã luôn là người đồng hành, người truyền đạt và cũng người sẵn sàng lắng nghe những tâm tư của học viên. Cảm ơn thầy cô trong việc hỗ trợ và góp ý ngay từ lúc hình thành ý tưởng đến lúc hoàn thiện, giúp tôi có góc nhìn đa chiều hơn về trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên trong lớp đã góp ý kiến để có thể sửa chữa những sai sót và khiếm khuyết mà đề tài gặp phải. Bên cạnh đó, chân thành cảm ơn các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn, Sở ban ngành tỉnh Kon Tum, các hộ nông dân và một số đại lý thu mua đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp nguồn tài liệu thông tin giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp, những người cách này hay cách khác đã giúp đỡ, động viên, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường Fulbright. Đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình tôi. Phan Thị Thanh Trúc
  5. -iii- TÓM TẮT Sắn là cây trồng dễ thích nghi với mọi điều kiện sống và chi phí thấp, là phƣơng án cứu cánh cho ngƣời nông dân nghèo. Sắn dần chuyển đổi vị thế từ cây lƣơng thực, cây xóa đói giảm nghèo thành cây công nghiệp. Các sản phẩm từ sắn đóng góp giá trị cao cho phát triển của các địa phƣơng nghèo trong đó có Kon Tum. Ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn (TBS) tại Kon Tum phát triển trong những năm gần đây nhƣng khẳng định vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội nhƣ tăng thu nhập cho ngƣời dân, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động của tỉnh. Tuy vậy, cụm ngành chế biến TBS tỉnh Kon Tum đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ phụ thuộc quá nhiều vào một thị trƣờng xuất khẩu Trung Quốc, tác động của ô nhiễm môi trƣờng do cụm ngành gây ra tạo nên sự phát triển thiếu bền vững. Trƣớc tình trạng này, nghiên cứu này tập trung giải quyết 2 câu hỏi: (i)Nhân tố nào tác động tới NLCT cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum? (ii) Cần làm gì để nâng cao NLCT cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum, trong đó chú trọng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu? Nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của cụm ngành chƣa cao do (i) yếu kém trong xây dựng nguồn nguyên vật liệu, (ii) yếu kém trong chất lƣợng sản phẩm (iii) yếu kém trong hỗ trợ xuất khẩu trong bối cảnh các nƣớc quan tâm đến bảo vệ môi trƣờng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chế biến TBS tỉnh Kon Tum cần có những định hƣớng chiến lƣợc rõ ràng hơn trong mở rộng xuất khẩu nhƣng thực hiện kết hợp với các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. Để cởi bỏ đƣợc những nút thắt trên cần thực hiện 3 nhóm giải pháp nhƣ sau: (i) Quy hoạch vùng nguyên vật liệu và hội nhập dọc, (ii) Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, (iii) xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Các giải pháp này thành công nhờ sự sự liên kết, chung tay cùng thực hiện của các tác nhân trong cụm ngành. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, chế biến tinh bột sắn, xuất khẩu, Kon Tum…
  6. -iv- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC PHỤ LỤC .....................................................................................................viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.6. Nguồn thông tin .............................................................................................................. 4 1.7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................ 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 7 2.1. Lý thuyết về cụm ngành .......................................................................................... 7 2.2. Kinh nghiệm của các nƣớc trong chế biến tinh bột sắn .......................................... 9 2.2.1. Cụm ngành chế biến tinh bột sắn của Salem, Ấn Độ ...................................... 9 2.2.2. Kinh nghiệm của Brazil và Colombia............................................................ 11 2.2.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................................ 12 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN TỈNH KON TUM ......................................................................... 14 3.1. Lịch sử phát triển cụm ngành tinh bột sắn tỉnh Kon Tum ............................................ 14 3.2. Vai trò của cụm ngành tinh bột sắn với sự phát triển của tỉnh Kon Tum. .................... 17 3.3. Phân tích năng lực cạnh trạnh cụm ngành tinh bột sắn tỉnh Kon Tum ......................... 18 3.3.1. Các nhân tố đầu vào của cụm ngành tinh bột sắn ...................................................... 18 3.3.1.1 Nguồn nhân lực. ....................................................................................................... 18 3.3.1.2. Cơ sở hạ tầng. ......................................................................................................... 20 3.3.1.3. Nguồn tài sản vật chất. ........................................................................................... 21 3.3.1.4. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất .............................................................................. 23 3.3.2. Bối cảnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. ................................................. 27 3.3.2.1. Cạnh tranh trong thu mua đầu vào ......................................................................... 27
  7. -v- 3.3.2.2. Sản xuất và quá trình sản xuất................................................................................ 28 3.3.2.3. Cạnh tranh đầu ra................................................................................................... 30 3.3.2.4. Chiến lược mở rộng thị trường ............................................................................... 32 3.3.2.5. Tài chính doanh nghiệp .......................................................................................... 33 3.3.3. Điều kiện cầu ............................................................................................................. 33 3.3.3.1. Cầu nội địa.............................................................................................................. 33 3.3.3.2. Cầu nước ngoài....................................................................................................... 35 3.3.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan ................................................................................... 36 3.3.4.1. Hỗ trợ giúp tạo vùng nguyên vật liệu ổn định ........................................................ 36 3.3.4.2. Vai trò Hiệp hội sắn Việt Nam ................................................................................ 38 3.3.4.3. Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ DN trong xuất khẩu ............................................................ 39 3.3.5. Vai trò của chính phủ ................................................................................................. 40 3.3.5.1. Trong việc phát triển vùng nguyên vật liệu ............................................................ 40 3.3.5.2. Chính sách về thương mại sắn ................................................................................ 41 3.3.5.3. Chính sách bảo vệ môi trường ................................................................................ 41 3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành tinh bột sắn tỉnh Kon Tum ......................... 43 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 45 4.1. Kết luận ......................................................................................................................... 45 4.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................... 45 4.2.1. Quy hoạch vùng nguyên vật liệu và hội nhập dọc .................................................... 45 4.2.2. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm .................................................................................. 47 4.2.3. Xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu ...................................................................... 47
  8. -vi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Agroinfo Information Center for Agriculture Trung tâm thông tin Phát triển nông and Rural Development nghiệp nông thôn DN Doanh nghiệp NLCT Năng lực cạnh tranh TBS Tinh bột sắn TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTTA Hiệp hội thƣơng mại sắn Thái Lan TTFITA Hiệp hội thƣơng mại công nghiệp TBS Thái Lan
  9. -vii- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thống kê lực lƣợng lao động toàn ngành giai đoạn 2010-2014 .......................... 18 Bảng 3.2. Chỉ tiêu chất lƣợng sản phẩm một số DN trên địa bàn tỉnh Kon Tum ............... 31 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trƣởng TBS của cầu nội địa ............................................................. 34 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Giá trị xuất khẩu và cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng TBS năm 2013 .......... 1 Hình 1.2. Sản lƣợng xuất khẩu TBS giai đoạn 2011-2013 của tỉnh Kon Tum ...................... 2 Hình 2.1: Mô hình kim cƣơng của Porter ....................................................................... ….8 Hình 3.1: Sản lƣợng tinh bột sắn của các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đơn vị tính: tấn) .................. 15 Hình 3.2 Mô hình cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum........................................................................... 16 Hình 3.3. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành TBS trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 . 17 Hình 3.4. Thống kê về trình độ lực lƣợng lao động năm 2014. ....................................................... 19 Hình 3.5. Bản đồ tỉnh Kon Tum....................................................................................................... 21 Hình 3.6. Đánh giá của DN về chi phí vận chuyển từ nhà máy đến khách hàng. ............................ 22 Hình 3.7. Sản lƣợng sắn khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2009-2013 (ĐVT: nghìn tấn) ................. 23 Hình 3.8. Năng suất sắn tỉnh Kon Tum so với cả nƣớc giai đoạn 2009-2013 ................................. 24 Hình 3.9. Rừng bị chặt phá để trồng sắn .......................................................................................... 26 Hình 3.10. Một số sản phẩm từ chế biến TBS ................................................................................. 30 Hình 3.11. Sản lƣợng TBS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2013. .................................................... 34 Hình 3.12. Đánh giá vai trò hiệp hội TBS của DN tỉnh Kon Tum ................................................... 39 Hình 3.13. Đánh giá cụm ngành tinh bột sắn tỉnh Kon Tum ........................................................... 42 Hình 3.14. Đánh giá mô hình kim cƣơng của cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum ................................ 43 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Vì sao DN không thực hiện liên kết với nông dân để điều phối hoạt động thu mua nguyên vật liệu? ................................................................................................................... 27 Hộp 3. 2: Công nghệ sản xuất của DN. ............................................................................... 28 Hộp 3.3. Tiêu chuẩn khách hàng nội địa ............................................................................. 35
  10. -viii- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Biên bản khảo sát ............................................................................................... 53 Phụ lục 2: Nội dung liên quan đến hộ nông dân: bảng hỏi và dữ liệu ................................ 56 Phụ lục 3: Bảng phỏng vấn đại lý thu mua. ........................................................................ 61 Phụ lục 4: Nội dung liên quan đến doanh nghiệp: bảng hỏi và dữ liệu .............................. 62 Phụ lục 5: Ứng dụng và quy trình chế biến tinh bột sắn ..................................................... 84 Phụ lục 6: Diện tích gieo trồng sắn của Việt Nam 2001-2013 (nghìn ha) .......................... 90 Phụ lục 7: Diện tích (1000 ha) và sản lƣợng (1000 tấn) sắn các vùng ............................... 90 Phụ lục 8: Diện tích và sản lƣợng của tỉnh Kon Tum qua các năm .................................... 91 Phụ lục 9: Sản lƣợng trồng sắn khu vực Tây Nguyên ........................................................ 91 Phụ lục 10: Giá trị xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam theo thị trƣờng (Trong 5 tháng 2013 so với cùng kỳ từ 2010-2013) ..................................................................................... 92 Phụ lục 11: Giá trị xuất khẩu sắn và tinh bột sắn theo các tháng 2012-2013 (USD) ......... 93 Phụ lục 12: Giá trị xuất khẩu tinh bột sắn sang một số thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam (USD) .......................................................................................................................... 94 Phụ lục 13: Giá xuất khẩu tinh bột sắn tại cửa khẩu Móng Cái và Tân Thanh (Đồng/kg) 95 Phụ lục 14: Giá trị sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan sang một số thị trƣờng lớn (1000 USD) năm 2013 ................................................................................................................... 96 Phụ lục 15: Giá tinh bột sắn của Thái Lan và giá xuất khẩu tinh bột sắn Thái Lan ........... 96 Phụ lục 16: Thống kê các doanh nghiệp tại các địa phƣơng............................................... 97 Phụ lục 17: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào chế biến tinh bột sắn .................. 98
  11. -1- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sắn và tinh bột sắn (TBS) là một trong mƣời mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tính đến tháng 7 năm 2014, tổng sản lƣợng xuất khẩu đạt 871,4 nghìn tấn, với tổng kim ngạch 516,3 triệu USD tăng so với cùng kỳ năm ngoái 95 triệu USD. Với hơn 100 nhà máy chế biến quy mô lớn, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan, trong đó 85% xuất qua Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc, Philipin, Đài Loan, Nhật Bản và Malaysia. Hình 1.1. Giá trị xuất khẩu và cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng TBS năm 2013 (ĐVT: Triệu USD) 120 100 80 60 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 2012 2013 Tinh bột sắn 1,70% 3,30% 3,50% 85,50% 6% Trung Quốc Philipin Đài Loan Hàn Quốc Các nƣớc khác Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Báo cáo ngành hàng Việt Nam, thị trƣờng sắn 2013 và triển vọng năm 2014, Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp Nông thôn.
  12. -2- Hiện nay, các vùng nguyên liệu để sản xuất TBS tập trung tại các tỉnh Tây Ninh, Gia Lai, Kon Tum và Bình Thuận. Ở Tây Nguyên, Kon Tum có sản lƣợng sắn cao thứ 2 trong khu vực (sau Gia Lai) và sản phẩm từ sắn và TBS là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh, TBS chiếm 70,5% giá trị công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh. Điều này khẳng định ngành có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Theo báo cáo Sở Công thƣơng tỉnh Kon Tum số 82/SCT-QLCT năm 2014, trong giai đoạn 2011-2013, 65% sản phẩm TBS phục vụ nhu cầu trong nƣớc cho các ngành dƣợc, ngành dệt, lƣơng thực thực phẩm…, 35% còn lại của dành cho xuất khẩu. Hình 1.2. Sản lƣợng xuất khẩu TBS giai đoạn 2011-2013 tỉnh Kon Tum (ĐVT: tấn) 50.000 46.071 40.000 31.340 30.000 20.000 17.519 10.000 0 2011 2012 2013 Sản lƣợng tinh bột sắn Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2014. Trong giai đoạn 2011-2013, Kon Tum xuất khẩu 100% sang Trung Quốc. Năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu sang thị trƣờng này đạt 31.340 tấn giảm so với năm 2012 là 14.731 tấn, giảm gần 30%. Những biến động về kinh tế và chính trị nhƣ trong năm 2014 tạo ra những rào cản lớn trong quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Thị trƣờng ảm đạm kéo dài và lƣợng tồn kho nhiều khiến doanh nghiệp (DN) chấp nhận bán với mức giá thấp hoặc sản xuất cầm chừng. Mặt khác, hiện tƣợng “bỏ trứng vào một giỏ” của các DN trong tỉnh tạo ra nhiều rủi ro. Bởi hiện Trung Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu này từ Việt Nam bằng cách mở rộng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ mua lại hoặc đầu tƣ mới ở
  13. -3- Campuchia và châu Phi. Do vậy, DN cần cải thiện chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng đƣợc những thị trƣờng mới, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc. Mặt khác, ngành chế biến TBS gây ô nhiễm môi trƣờng cao bởi lƣợng chất thải rất lớn, chẳng hạn nhƣ ô nhiễm không khí bởi mùi hôi thối, nƣớc thải, khí thải tại hồ yếm khí, các oxit axit… trong quá trình chế biến. Đặc biệt công tác xử lý ô nhiễm tốn kém nhiều chi phí, khiến nhiều DN xả thải ra các sông suối trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc trồng sắn gây ra thoái hóa đất nhanh chóng. Năm 2013, Kon Tum có gần hơn 40.000 ha trồng sắn, chủ yếu do ngƣời dân lấn rừng, khiến diện tích khiến đất bạc màu tăng nhanh. Trong bối cảnh, bảo vệ môi trƣờng dần trở thành tiêu chuẩn hàng đầu cho nhập khẩu sản phẩm của các nƣớc phát triển trên thế giới, bài toán đặt ra cho cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum là tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cho cụm ngành, giảm thiểu sự phụ thuộc xuất khẩu sang Trung Quốc và nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng giúp định hƣớng phát triển bền vững trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm rõ những nhân tố tác động đến NLCT cụm ngành TBS ở Kon Tum. Đồng thời, xem xét liệu những nhân tố này ảnh hƣởng đến hoạt động mở rộng thị trƣờng xuất khẩu của cụm ngành TBS trong bối cảnh các nƣớc đang yêu cầu đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trƣờng. Trên cơ sở đó, đề xuất những khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng mới song song với hoạt động bảo vệ môi trƣờng hƣớng đến phát triển bền vững. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau: i. Nhân tố nào tác động tới NLCT cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum? ii. Cần làm gì để nâng cao NLCT cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum, trong đó chú trọng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu?
  14. -4- 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các tác nhân tham gia cụm ngành chế biến TBS tỉnh Kon Tum theo mô hình kim cƣơng của Michael E. Porter. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động, chính sách và chiến lƣợc của các DN chế biến TBS, chính sách của chính quyền địa phƣơng, và các tác nhân có ảnh hƣởng đến NLCT cụm ngành chế biến TBS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp phân tích thông tin từ dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nghiên cứu trƣớc và các báo cáo của chính quyền địa phƣơng. Thông tin dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn sâu và quan sát thực địa. Đề tài cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh nhằm so sánh giữa cụm ngành TBS của một số nƣớc trên thế giới và của Kon Tum, nhằm đánh giá việc áp dụng các chính sách đối với cụm ngành chế biến TBS của các địa phƣơng này. Từ đó làm căn cứ để đề xuất khuyến nghị đối với các tổ chức trong việc phát triển, nâng cao NLCT cụm ngành chế biến TBS của Kon Tum song song với các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. 1.6. Nguồn thông tin Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ Niên giám thống kê của tỉnh Kon Tum năm 2013, báo cáo và số liệu của Sở Công Thƣơng, Sở Nông nghiệp, Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Agroinfo), số liệu các tỉnh khác và các đề tài nghiên cứu, tạp chí trong và ngoài nƣớc. Dữ liệu sơ cấp: Thông tin có đƣợc thông qua phỏng vấn sâu và quan sát thực địa. Tác giả khảo sát tại địa bàn huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei, Đăk Hà, Đăk Tô, trao đổi trực tiếp với nhà quản lý các nhà máy chế biến TBS; các bên liên quan hỗ trợ cho ngành nhƣ Trung tâm xúc tiến thƣơng mại Sở Công Thƣơng, Trƣởng phòng phòng Khuyến nông, khuyến ngƣ tỉnh Kon Tum, Trƣởng phòng Phòng Nông nghiệp Sở nông nghiệp, Phòng
  15. -5- quản lý tài nguyên môi trƣờng của Sở tài nguyên môi trƣờng tỉnh Kon Tum; các hộ dân trồng sắn, chủ sở hữu đại lý thu mua để thu thập thông tin thực tế. Trong quá trình phỏng vấn, ngƣời nghiên cứu cũng quan sát và tham quan cơ sở sản xuất TBS nhằm hiểu hơn những thông tin mà họ cung cấp. Với phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc, tác giả xin phép đƣợc ghi âm cuộc đối thoại nếu đƣợc sự đồng ý của ngƣời trả lời. Sau đó, ngƣời nghiên cứu nghe lại những cuộc đối thoại đó, ghi lại thành văn bản. Trên cơ sở tổng hợp các văn bản đó, thông tin đƣợc mã hóa. Những thông tin này là cơ sở cho phân tích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Bảng hỏi Bảng hỏi hộ gia đình, DN và các bên liên quan đƣợc tham khảo từ nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2011), Khung phân tích NLCT địa phương, Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright; C.Sudhandihiran (2001), The Sago &Starch industry cluster Salem (Tamil Nadu), The entrepreurship development institute of India (EDII), Ahmedabad. Bảng hỏi hộ nông dân (phụ lục 2), bảng hỏi đại lý thu mua (phụ lục 3), bảng hỏi DN (phụ lục 4), nội dung trao đổi với cơ quan chính quyền tỉnh Kon Tum (phụ lục 5) đƣợc sắp xếp theo thông tin cần thu thập. Các câu hỏi đƣợc thiết kế theo dạng câu hỏi mở để ngƣời đƣợc hỏi có thể đƣa ra suy nghĩ và quan điểm của họ. Phƣơng pháp chọn mẫu Với đối tượng là DN: Trong 6 doanh nghiệp (DN) chế biến TBS trên địa bàn, 05 DN đồng ý (phụ lục 1), và một DN không đồng ý trả lời phỏng vấn. Với đại lý thu mua: Với khoảng 50-60 đại lý/huyện, tác giả chọn theo mẫu mở rộng và thuận tiện. Do các đại lý khá xa nhau và cách thức thu mua của các đại lý là giống nhau, vì vậy trong quá trình đi thực tế, tác giả phỏng vấn 05 đại lý tại huyện Ngọc Hồi để lấy các thông tin về thu mua và vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy. Với hộ dân trồng sắn: Hầu hết các hộ dân ở Kon Tum đều trồng sắn. Do vậy, tác giả chọn theo mẫu mở rộng và thuận tiện, khảo sát dừng với cỡ mẫu là 20 hộ. Bên cạnh đó, quy mô
  16. -6- của các hộ trồng sắn cũng khác nhau nên tác giả phân thành hai nhóm: quy mô lớn (trên 2 ha), quy mô nhỏ và vừa (nhỏ hơn 2 ha), (theo cách phân chia của Agroinfo) để hỏi cách thức họ bán nguyên vật liệu cho DN chế biến. Với các cơ quan chính quyền có liên quan: tác giả thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc với đại diện các cơ quan Phòng Quản lý thị trƣờng, Sở Công thƣơng tỉnh Kon Tum, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại, Phòng Nông nghiệp- Sở Nông nghiệp, Sở tài nguyên môi trƣờng tỉnh Kon Tum. 1.7. Cấu trúc luận văn Đề tài bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thiệu: Chƣơng này trình bày về tính cấp thiết đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ mô tả nguồn thông tin đƣợc thu thập. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: Chƣơng 2 trình bày định nghĩa NLCT, lý thuyết cụm ngành và kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới trong việc nâng cao NLCT cụm ngành TBS. Đây là cơ sở lý luận nền tảng cho toàn bộ nghiên cứu. Chƣơng 3: Phân tích NLCT cụm ngành chế biến TBS tỉnh Kon Tum: Chƣơng này trình bày chi tiết, đánh giá và phân tích NLCT cụm ngành TBS tỉnh Kon Tum, tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị: Chƣơng 4 đƣa ra các kiến nghị với nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và các bên liên quan nhằm nâng cao NLCT cụm ngành TBS.
  17. -7- CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về cụm ngành NLCT là yếu tố mà mọi địa phƣơng, mọi quốc gia cần quan tâm vì nó quyết định sự thịnh vƣợng. Theo Michael Porter, NLCT đƣợc hiểu là năng suất, năng suất trong việc sử dụng các nguồn lực gồm vốn, lao động, đất đai, và tài nguyên khác. Ở đâu năng suất cao thì ở đó nguồn lực đƣợc sử dụng càng hiệu quả và một trong nhân tố quyết định NLCT địa phƣơng chính là cụm ngành. Tồn tại nhiều khái niệm về cụm ngành, nhƣng nghiên cứu này sử dụng định nghĩa cụm ngành của Porter 1990, 1998, 2008: “Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các DN, các nhà cung ứng và các DN có liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. (Trích trong Vũ Thành Tự Anh, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2011, tr. 8.) Cụm ngành là một trong những phƣơng thức tƣ duy mới về cách thức phối hợp, xây dựng và nâng cao NLCT của nền kinh tế địa phƣơng bằng cách tạo ra lợi thế nhƣ thúc đẩy năng suất, hiệu quả, đổi mới, thúc đẩy thƣơng mại hóa và khuyến khích cho ra đời DN mới. Với những lợi thế cạnh tranh mà cụm ngành tạo ra, để đánh giá đƣợc NLCT của một cụm ngành cũng nhƣ của địa phƣơng, Porter đã đề xuất mô hình kim cƣơng gồm bốn nhân tố sau:
  18. -8- Hình 2.1: Mô hình kim cƣơng của Porter Chính sách kinh Các quy định và động lực khuyến tế, thị trƣờng, trợ khích đầu tƣ và năng suất, độ mở và cấp, giáo dục, định mức độ của cạnh tranh trong nƣớc hình nhu cầu, thiết lập các tiêu chuẩn Vai trò của chính phủ Bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh Sự có mặt của các Ngành công Các yếu tố nhà cung cấp và nghiệp phụ điều kiện cầu các ngành công trợ và liên Mức độ đòi hỏi và nghiệp hỗ trợ quan khắt khe của khách hàng và nhu cầu nội địa Điều kiện yếu tố đầu vào Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lƣợng cao Nguồn: Mô hình kim cƣơng của Porter, trích trong Vũ Thành Tự Anh (2011), Khung phân tích NLCT địa phƣơng, Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tr. 6. Mô hình kim cƣơng bao gồm bốn nhân tố:  Điều kiện về nhân tố sản xuất: bao gồm lao động có kỹ năng, nguồn lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Đây là nhân tố hữu hình và có thể di chuyển từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác.  Điều kiện cầu: cầu trong nƣớc và nƣớc ngoài với sản phẩm. Nhân tố này đề cập đến sự tinh vi, mức độ khắt khe của nhu cầu khách hàng đối với ngành.  Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: nhà cung ứng, phân phối và hỗ trợ trong cụm ngành.  Bối cảnh chiến lƣợc và cạnh tranh của doanh nghiệp: điều kiện ảnh hƣởng tới tạo lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp.
  19. -9- Theo Porter, thì yếu tố cải tiến và khác biệt chiến lƣợc đóng vai trò then chốt trong mô hình kim cƣơng. Vai trò nhân tố hữu hình dần “nhƣờng chỗ” cho vô hình nhƣ năng lực sáng tạo, tài năng quản lý, sự kết nối mật thiết với khách hàng và nhà cung cấp… Ngày nay, lợi thế cạnh tranh không đủ để duy trì vị trí cạnh tranh mà nằm ở khả năng tăng cƣờng tốc độ cải thiện hiệu quả nhờ gia tăng năng suất. Cụm ngành thể hiện mối tƣơng tác giữa 4 mặt của viên kim cƣơng, phản ánh tác động liên kết, tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trong cạnh tranh. Theo Vũ Thành Tự Anh (2011, tr.11), để xác định các tác nhân trong cụm ngành sẽ bắt đầu bằng một hoặc một vài công ty lớn đại diện cho hoạt động cốt lõi sau đó tìm kiếm theo thƣợng nguồn và hạ nguồn theo chiều dọc. Bƣớc tiếp theo là nhìn theo chiều ngang xác định ngành có liên quan. Tiếp đến là xác định các tổ chức cung cấp cho các thành viên những kỹ năng chuyên nghiệp, công nghệ, thông tin và các đầu vào thiết yếu khác. Bƣớc cuối cùng là tìm kiếm các cơ quan thuộc chính phủ, thể chế, cơ chế quản lý có ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của các thành viên trong cụm ngành. Cụm ngành đem đến cách tiếp cận mới về NLCT địa phƣơng, cách tƣ duy mới về tăng trƣởng kinh tế và phát triển, do vậy, đề tài nghiên cứu về cụm ngành chế biến TBS tỉnh Kon Tum sẽ sử dụng cơ sở lý thuyết chủ yếu là mô hình kim cƣơng. 2.2. Kinh nghiệm của các nƣớc trong chế biến tinh bột sắn 2.2.1. Cụm ngành chế biến tinh bột sắn của Salem, Ấn Độ Chế biến TBS Salem, Ấn Độ xuất hiện hơn 60 năm và có nhiều điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển cụm ngành. Những năm 1956 đến năm 1964, Ấn Độ xuất khẩu hơn 70.000 tấn sang Châu Âu và đây là thị trƣờng chính của Salem. Tuy nhiên, những năm tiếp theo do sự xuất hiện của ngƣời khổng lồ Thái Lan- xuất khẩu hơn 90% sang Châu Âu, khiến Ấn Độ lao đao. Đứng trƣớc sự cạnh tranh gay gắt này, chính quyền Salem, Ấn Độ đã từng bƣớc xác định lại những điểm mạnh và điểm yếu của cụm ngành này, dần giành lại thị phần với tốc độ tăng trƣởng 1,17%/ năm vào những năm kế tiếp. Theo Sudhandihiran (2001), sự trỗi dậy và thành công của cụm ngành Salem đƣợc xác định bởi những yếu tố sau:
  20. -10- Thứ nhất: khẳng định lại vai trò chủ đạo của Sagoserve1. Sagoserve thực hiện các hoạt động tiếp thị cho sản phẩm TBS, hỗ trợ trong thanh toán các nhà môi giới. Chính phủ Ấn Độ thực hiện các biện pháp nhƣ ƣu đãi bán thông qua Sagoserve thì tỷ suất là 2 %, (nếu không thông qua thì 4%), miễn nộp thuế đối với các DN nếu mua hàng thông qua Sagoserve2. Thứ hai, địa phương sẵn có các cơ quan nghiên cứu về sản phẩm: Viện nghiên cứu cây trồng Shreekariyam, Thriuvanathapuram, Kerala và Trƣờng đại học nông nghiệp Tamiladu là những tổ chức có uy tín nghiên cứu về sắn và đã đƣa nhiều giống năng suất cao nhƣ Mulluvadi, CO2, CO3 cho nông dân của Tamil Nadu. Thứ ba, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hợp tác xuất sắc trong cụm ngành: các ngân hàng này cho DN vay dài hạn để đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho ngành. Ngân hàng hợp tác xã cung cấp tín dụng nhƣng lãi suất cao hơn. Thứ tư, hiệp hội trung ương mạnh và chủ động: Có bảy hiệp hội tại Salem (Taluk, Attur, Rasipuram, Chellappampaty, ChinaSalem, Thambampatty và Peppiveedipatti), hành động vì lợi ích của các nhà sản xuất cao lƣơng /tinh bột. Các hiệp hội này thu 1000 Rs/ ngƣời/ năm. Hiệp hội các nhà sản xuất TBS và cao lƣơng Tamil Nadu là hiệp hội trung ƣơng thành lập năm 1981 tại Salem đã kêu gọi chính phủ miễn một vài loại thuế và rất thành công. Năm 1986, ban kiểm soát ô nhiễm của chính phủ đã niêm phong 100 nhà máy không tuân theo định mức ô nhiễm, hiệp hội trung ƣơng tìm hiểu nguyên nhân vì sao và đồng thời xây dựng phƣơng án mới để điều chỉnh sự ô nhiễm của các nhà máy. Thứ năm, Sở nông nghiệp: cung cấp và mở rộng kiến thức về phƣơng pháp canh tác cho nông dân. 1 Sagoserve ra đời sớm tại Salem, là hình thức hợp tác xã dịch vụ công nghiệp, đƣợc thành lập vào năm 1981, gọi là hợp tác xã các nhà sản xuất công nghiệp- dịch vụ cao lƣơng và TBS gọi viết tắt là Sagoserve. 2 Trƣớc khi có Sagoserve, thì các nhà sản xuất tại Salem đối mặt với nhiều vấn đề nhƣ hỗ trợ tài chính, kho bãi, các phƣơng tiện tiếp thị cho sản phẩm TBS. Sau khi có Sagoserve, nâng cao khả năng thƣơng lƣợng của các nhà sản xuất, mối đe dọa của các trung gian thƣơng mại đƣợc xóa bỏ. Sagoserve đƣợc kiểm soát bởi Giám đốc Công Thƣơng, Tamil Nadu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2