Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh Tây Ninh
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu hiện trạng các hoạt động tạo thu nhập hiện nay của phụ nữ tại vùng nông thôn. Đề xuất các giải pháp để cải thiện thu nhập và vị thế của phụ nữ tại nông thôn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ Ở NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ Ở NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG ĐẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ: NGUYỄN HỮU DŨNG Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn Trương Thị Phương Thảo
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.4 Số liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.6 Các bước tiến hành nghiên cứu: ................................................................................ 4 1.7 Ý thực tiễn của đề tài................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN .............................................. 5 2.1 Tổng quan về sinh kế và vị thế của phụ nữ ............................................................... 5 2.1.1 Các khái niệm cơ bản về sinh kế bền vững.................................................. 5 2.1.1.1 Sinh kế bền vững ................................................................................... 5 2.1.1.2 Cách tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) .................................................. 6 2.1.2 Khung phân tích sinh kế bền vững .............................................................. 7 2.2 Khung phân tích sinh kế ............................................................................................ 8 2.2.1 Môi trường kinh tế-xã hội tại nông thôn Tây Ninh ..................................... 8 2.2.2 Tài sản (nguồn lực) sinh kế của phụ nữ ....................................................... 9 2.3 Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình và phụ nữ .................................................... 9 2.4 Cấu trúc và tiến trình chuyển đổi ............................................................................ 10 2.5 Kết quả sinh kế ........................................................................................................ 10 2.6 Khái niệm về vị thế của phụ nữ/trao quyền (empowerment) .................................. 11 2.7 Phạm vi của Phụ nữ nông thôn trong hoạt động trao quyền ................................... 12 2.8 Yếu tố ảnh hưởng đến vị thế phụ nữ nông thôn ...................................................... 13 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 16 3.1 Khung phân tích sinh kế phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh ......................................... 16 3.2 Thông tin thứ cấp cần thu thập cho dữ liệu phân tích ............................................. 17
- 3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin sơ cấp ............................................. 18 3.4 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ................................................................. 19 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 22 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................................. 22 4.1.1 Đối với độ tuổi ........................................................................................... 22 4.1.2 Đối với trình độ học vấn ............................................................................ 23 4.1.3 Quy mô của hộ gia đình nông thôn ............................................................ 24 4.1.4 Đất đai của hộ gia đình .............................................................................. 25 4.1.5 Thu nhập từ các hoạt động của phụ nữ nông thôn ..................................... 26 4.1.6 Vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn của hộ ........................................... 27 4.2 Hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn ....................................................... 28 4.2.1 Mức độ tham gia các hoạt động ................................................................. 28 4.2.2 Mức độ đóng góp ý kiến hình thành quyết định ........................................ 32 4.2.3 Mức độ tự chủ về các hoạt động tạo thu nhập ........................................... 35 4.3 Lợi ích khi tham gia hoạt động tạo thu nhập .......................................................... 38 4.3.1 Lợi ích không phải bằng tiền khi tham gia các hoạt động tạo thu nhập .... 38 4.3.2 Chỉ số tham gia vào các tổ chức/ đoàn thể xã hội, nhóm hội kinh doanh . 41 4.3.3 Những yếu tố làm hạn chế mức độ tham gia hoạt động tạo thu nhập ....... 42 4.3.4 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ ............................................................... 45 4.4 Tóm lược kết quả chương 4 .................................................................................... 48 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 51 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 51 5.2 Kiến nghị chính sách ............................................................................................... 52 5.3 Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IGAs: là tổng số hoạt động tạo thu nhập; PI: Chỉ số tham gia hoạt động; SLA: Khung tiếp cận sinh kế bền vững; NGO: Tổ chức Phi chính phủ DFID: Bộ phát triển quốc tế CARE: Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo và là một đơn vị của mạng lưới CARE quốc tế. OXFAM: Tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn. IDS: Viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên thành hình ở Việt Nam.
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Chỉ số tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập ............... 29 Bảng 4.2 Chỉ số mức độ đóng góp ý kiến hình thành quyết định ....................... 33 Bảng 4.3 Chỉ số Lợi ích nhận được khi tham gia hoạt động tạo thu nhập........... 39 Bảng 4.4 Chỉ số hạn chế mức độ tham gia các hoạt động tạo thu nhập .............. 43
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo ......................................... 8 Hình 3.1 Khung sinh kế của phụ nữ nông thôn ................................................... 16 Hình 4.1 Phân phối độ tuổi của phụ nữ nông thôn Tây Ninh .............................. 23 Hình 4.2 Trình độ học vấn của phụ nữ nông thôn ............................................... 24 Hình 4.3 Quy mô hộ gia đình của phụ nữ nông thôn........................................... 25 Hình 4.4 Diện tích đất trồng cây hàng năm ......................................................... 26 Hình 4.5 Thu nhập bình quân tháng của phụ nữ nông thôn ................................. 27 Hình 4.6 Vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn .................................................. 28 Hình 4.7 Chỉ số tham gia các hoạt động tạo thu nhập phụ nữ phân theo huyện . 30 Hình 4.8 Trình độ học vấn và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động ....... 32 Hình 4.9 Chỉ số mức độ đóng góp ý kiến thành thành quyết định phân theo huyện .................................................................................................................... 34 Hình 4.10 Chỉ số mức độ đóng góp ý kiến quyết định phân theo trình độ học vấn .............................................................................................................................. 35 Hình 4.11 Chỉ số mức độ tự chủ tham gia các hoạt động tạo thu nhập ............... 36 Hình 4.12 Chỉ số mức độ tự chủ tham gia các hoạt động tạo thu nhập phân theo huyện .................................................................................................................... 37 Hình 4.13 Chỉ số lợi ích không phải bằng tiện nhận được, phân theo huyện ...... 40 Hình 4.14 Chỉ số lợi ích không phải bằng tiền nhận được theo trình độ học vấn41 Hình 4.15 Chỉ số chung tham gia các tổ chức đoàn thể ....................................... 41 Hình 4.16 Chỉ số chung mức độ tham gia vào các tổ chức/ đoàn thể xã hội, nhóm/hội kinh doanh của phụ nữ theo ba nhóm huyện ....................................... 42 Hình 4.17 Chỉ số hạn chế mức độ tham gia hoạt động tạo thu nhập phân theo huyện. 44 Hình 4.18 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ ........................................................ 46 Hình 4.19 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ phân nhóm huyện .......................... 48 Hình 4.20 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ phân theo trình độ học vấn ............ 48
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh ngoài việc gánh vác các công việc của gia đình, họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội ở địa phương. Tuy nhiên số lượng người tham gia chưa nhiều do đặc thù của văn hóa của địa phương, văn hóa gia đình ảnh hưởng nhiều đến số lượng người Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng. Các chính sách của nhà nước về tăng cường sự đại diện của phụ nữ và nâng cao vị thế của Phụ nữ ở Tây Ninh được triển khai thực hiện đầy đủ cùng với các hoạt động hỗ trợ và phát động khác của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với các cấp chính quyền nhằm đẩy mạnh vị thế của Phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh thông qua các hoạt động nhằm tăng thu nhập cho người Phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa cao do thiếu đồng bộ trong các hoạt động và chưa có những chính sách phù hợp đối với Phụ nữ ở nông thôn. Đề tài thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố, nguyên nhân tác động đến vị thế của phụ nữ nông thôn ở tỉnh Tây Ninh, nhằm đề xuất những giải pháp hỗ trợ thông qua các hoạt động tạo thu nhập cho Phụ nữ nông thôn để cải thiện vị thế trong xã hội. Thông qua chỉ số tham gia PI (Participation Index) sẽ cho từng hoạt động tạo thu nhập (IGAi) để biết hoạt động nào phụ nữ tham gia nhiều nhất. Chỉ số này được tính như sau: Participation Index (PI) = (N1 × 0) + (N2 × 1) + (N3 × 2) + (N4 × 3) Trong đó, N1= số phụ nữ không tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i N2= số phụ nữ đôi khi tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i N3 = số phụ nữ thỉnh thoảng tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i N4 = số phụ nữ thường xuyên tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i Giá trị chỉ số PI cho mỗi hoạt động tạo thu nhập có thể từ 0 (không tham gia) đến
- 3 X n (n= số mẫu điều tra). Ví dụ cho hoạt động thứ nhất: mẫu điều tra n = 123, thì PI cao nhất cho hoạt động thứ nhất này là 369 mức tham gia cao nhất. Các chỉ số sau khi được tính sẽ được phân tích theo hạng mục cụ thể của câu hỏi, được phân tách theo trình độ học vấn của người trả lời, và theo khu vực huyện để đánh giá các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn, đánh giá các lợi ích khi tham gia các hoạt động tạo thu nhập, đánh giá những yếu tố làm hạn chế mức độ tham gia hoạt động của phụ nữ nông thôn, các yếu tố làm hạn chế vị thế của phụ nữ. Từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách: đánh giá hiện trạng của các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn Tây Ninh, các yếu tố tác động đến hoạt động tạo thu nhập, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo thu nhập, các yếu tố làm hạn chế đến hoạt động tạo thu nhập để khuyến nghị các chính sách phù hợp với địa phương, các tổ chức phi chính phủ giúp nâng cao vị thế của phụ nữ nông thôn thông qua các hoạt động tạo thu nhập.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Trong lịch sử phát triển con người, người phụ nữ ngày càng giữ vai trò quan trọng như nam giới. Trong thực tế, tình trạng việc làm và công việc của phụ nữ trong xã hội hiện nay là một trong những chỉ số về sự tiến bộ của một quốc gia. Nếu không có sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động quốc gia thì tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế hay ổn định chính trị của một quốc gia sẽ bị ảnh hưởng và trì trệ. Thực tế vai trò quan trọng nhất của phụ nữ là sự kết hợp với các hoạt động và sử dụng các kỹ năng và lao động kinh tế để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, điều làm cho sự khác biệt giữa cuộc sống tốt hay nghèo đói. Phụ nữ chiếm một nửa của nhân loại, thậm chí còn đóng góp hai phần ba số giờ làm việc của toàn thế giới. Nhưng phụ nữ chỉ kiếm được một phần ba tổng thu nhập và sở hữu ít hơn một phần mười tài sản của thế giới. Điều này cho thấy kinh tế của phụ nữ đang trong tình trạng thảm hại và điều này cũng thể hiện rõ ở phụ nữ nông thôn ở Việt Nam, trong đó phụ nữ nông thôn ở tỉnh Tây Ninh cũng nằm trong tình trạng chung của phụ nữ nông thôn của cả nước. Trong tổng số dân tỉnh Tây Ninh là 1.080.738 người/280.049 hộ, trong đó phụ nữ chiếm 550.000 người, phụ nữ được coi là "một nửa tốt hơn" của xã hội và ngang bằng với vai trò của đàn ông. Nhưng trong thực tế, xã hội vẫn còn nam trị và phụ nữ không được đối xử bình đẳng cả trong và ngoài bốn bức tường của ngôi nhà. Trong thực tế, họ đang được coi là phái yếu và phụ thuộc vào đàn ông. Phụ nữ Tây Ninh qua các báo cáo cho thấy đang gặp phải nhiều bất lợi trong xã hội về vấn đề việc làm, thu nhập, quyền quyết định trong các hoạt động. Phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh ngoài việc gánh vác các công việc của gia đình, họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội ở địa phương. Tuy nhiên số lượng người tham gia chưa nhiều do đặc thù của văn hóa của địa phương, văn hóa gia đình ảnh hưởng nhiều đến số lượng người phụ nữ tham gia các hoạt động cộng
- 2 đồng. Các chính sách của nhà nước về tăng cường sự đại diện của phụ nữ và nâng cao vị thế của phụ nữ ở Tây Ninh được triển khai thực hiện đầy đủ cùng với các hoạt động hỗ trợ và phát động khác của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với các cấp chính quyền nhằm đẩy mạnh vị thế của phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh thông qua các hoạt động nhằm tăng thu nhập cho người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa cao do thiếu đồng bộ trong các hoạt động và chưa có những chính sách phù hợp đối với phụ nữ ở nông thôn. Đề tài thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố, nguyên nhân tác động đến vị thế của phụ nữ nông thôn ở tỉnh Tây Ninh, nhằm đề xuất những giải pháp hỗ trợ thông qua các hoạt động tạo thu nhập cho phụ nữ nông thôn để cải thiện vị thế trong xã hội. Xuất phát từ ý tưởng trên, tôi chọn thực hiện đề tài “Nâng cao vị thế Phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh Tây Ninh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập nhằm nâng cao vị thế và cải thiện sinh kế của phụ nữ nông thôn tại Tây Ninh. Mục tiêu cụ thể gồm các điểm như sau: Nghiên cứu hiện trạng các hoạt động tạo thu nhập hiện nay của phụ nữ tại vùng nông thôn. Đề xuất các giải pháp để cải thiện thu nhập và vị thế của phụ nữ tại nông thôn. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu gồm nhiều câu hỏi cụ thể như sau: Những hoạt động nào mang lại thu nhập cho phụ nữ tại nông thôn Tây Ninh? Mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động đó như thế nào? Lợi ích và những hạn chế nào cho việc tham gia của họ trong các hoạt động tạo thu nhập?
- 3 Mức độ tự chủ về các hoạt động tạo thu nhập? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến vị thế của phụ nữ nông thôn? Các giải pháp nào có thể thực hiện để cải thiện thu nhập và vị thế của phụ nữ tại cấp độ cộng đồng và hộ gia đình? 1.4 Số liệu nghiên cứu Số liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu từ các thông tin thu thập trong cuộc phỏng vấn phụ nữ tại 3 huyện nằm trên địa bàn tỉnh. Số liệu thu thập được cập nhật và xử lý bằng phần mềm quản lý dữ liệu SPSS. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ vùng nông thôn thuộc tỉnh Tây Ninh. Phạm vi nghiên cứu: vùng nông thôn tỉnh Tây Ninh. Trong điều kiện giới hạn về thời gian và tài lực. Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích (purposive sampling method) theo hạn mức (quota). Tại cấp tỉnh: dựa theo các báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là các báo cáo về phát triển giới, thảo luận với cán bộ phụ trách hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ để chọn 3 huyện trong tỉnh gồm: huyện Dương Minh Châu, huyện Tân Châu và huyện Tân Biên. Tại cấp huyện: chọn ra 3 xã, tiêu chí để chọn xã đáp ứng tiêu chí như sau: có mức phát triển kinh tế - xã hội khác nhau tương ứng với phát triển của 3 huyện; có sự khác biệt về sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động tạo thu nhập. Ba xã tại ba huyện được chọn thực hiện nghiên cứu gồm: xã Tân Phú huyện Tân Châu, xã Tân Phong huyện Tân Biên và xã Phước Ninh huyện Dương Minh Châu. + Tại cấp hộ gia đình: có mức độ giàu nghèo và qui mô sản xuất khác nhau, có cả nam và nữ tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh + Đối tượng phụ nữ: bao gồm phụ nữ không có tham gia, tham gia một hoặc
- 4 nhiều hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp. + Số mẫu phỏng vấn tại mỗi xã là: 50 người. Tổng số mẫu điều tra là 150 hộ. 1.6 Các bước tiến hành nghiên cứu: Đề tài thực hiện các bước như sau để trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Vấn đề cần nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Phạm vi nghiên cứu Thống kê mô tả Phân tích dữ liệu Kiểm định các chỉ số Kết luận, kiến nghị 1.7 Ý thực tiễn của đề tài Nghiên cứu này kỳ vọng có thể cung cấp thông tin có giá trị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hiểu rõ thực trạng về vị thế phụ nữ ở nông thôn ở tỉnh Tây Ninh qua đó có các chính sách phù hợp nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ nông thôn thông qua các hoạt động tạo thu nhập. Nghiên cứu đã được thiết kế tập trung vào sự đóng góp của phụ nữ nông thôn về kinh tế-xã hội theo hướng vai trò và quyền hạn của phụ nữ. Điều này giúp trong việc xác định các phương pháp nhằm nâng cao vị thế cho phụ nữ nông thôn. Những kiến nghị về vị thế sẽ được giúp đỡ cho các nhà hoạch định chính sách và người khởi xướng chương trình phát triển phụ nữ lên kế hoạch cho các chương trình trong tương lai một cách hiệu quả nhất.
- 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1 Tổng quan về sinh kế và vị thế của phụ nữ 2.1.1 Các khái niệm cơ bản về sinh kế bền vững 2.1.1.1 Sinh kế bền vững Sinh kế được định nghĩa là“phương cách để sống”, là cách thức hộ gia đình mưu sinh không đơn thuần chỉ là thu nhập và tiêu dùng. Lý thuyết về sinh kế bao hàm cả các hoạt động tạo thu nhập của hộ và các thành viên trong hộ, và các thể chế xã hội, quan hệ trong gia đình, cơ chế tiếp cận với các nguồn lực trong cuộc sống (Eliis, 2000). Ba khái niệm chính trong cách tiếp cận về sinh kế bền vũng là bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội. Một sinh kế của hộ được xem là bền vững về môi trường khi sinh kế đó có khả năng giữ lại hoặc làm nâng lên các tài sản của địa phương, cộng đồng, sinh kế đó còn phụ thuộc vào, và có ảnh hưởng tốt đến các sinh kế khác. Sinh kế đó có bền vững về xã hội hay không là sinh kế có khả năng giải quyết và tái hồi phục sau những cú sốc trong xã hội và phục vụ được cho thế hệ tương lai (Chamber và Conway 1991). Khái niệm sinh kế bền vững đầu tiên được giới thiệu từ hội nghị Brundtland về phát triển và môi trường (WCED, 1987), là cách tiếp cận liên kết giữa các quan tâm về sinh thái, kinh tế và xã hội trong một cấu trúc chặc chẽ và liên quan đến các vấn đề chính sách. Đến năm 1992 hội nghị của liên hiệp quốc về môi trường và phát triển đã mở rộng thêm khái niệm này và khởi xướng cho rằng những thành tựu của sinh kế bền vững là mục tiêu rộng lớn để loại bỏ nghèo đói. Trong chiến lược này, sinh kế bền vững đóng vai trò là một yếu tố tổng hợp cho chép sự ra đời đồng thời những chính sách phát triển, quản lý tài nguyên và loại bỏ nghèo đói (UNDP, 1997). Sinh kế hộ gia đình được nghiên cứu và phân tích nhằm mục đích cung cấp
- 6 thông tin tổng hợp về các vấn đề: làm thế nào, tại sao con người có thể tồn tại được (hoặc không tồn tại) trong những giai đoạn khó khăn nhằm mục đích giảm thiểu khả năng tổn thương của họ. Nhiều tổ chức phát triển trên thế giới và tại các quốc gia đã áp dụng khái niệm sinh kế là một điểm trung tâm cho các chiến lược phát triển và các hoạt động sau khi bổ sung một số điểm cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhiều nghiên cứu về sinh kế bền vững tập trung vào vùng nông thôn, nơi người nghèo đang sinh sống, nơi những người nông dân đang mưu sinh từ những hoạt động sản xuất cơ bản nhất của mọi nền kinh tế. Trong những năm gần đây các tổ chức quốc tế như DFID, CARE, OXFAM, IDS và chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) đã dựa vào cách tiếp cận sinh kế bền vững như sau: “sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (tài nguyên, tài sản, các loại vật chất,v.v.) và các hoạt động cần thiết cho nhu cầu mưu sinh. Một sinh kế được gọi là bền vững khi nó có thể đối phó, giải quyết và tái khôi phục sau những cú sốc, giữ được hoặc làm tăng thêm khả năng và tài sản của nó, cung cấp những cơ hội mưu sinh bền vững tại địa phương, cộng đồng, thế giới trong ngắn hạn và dài hạn, và không làm suy giảm nguồn tài nguyên môi trường” (Carney và cộng sự, 1999). 2.1.1.2 Cách tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) Cách tiếp cận sinh kế bền vững trong các chương trình, chiến lược nhằm giảm nghèo đói, cải thiện điều kiện sống và giảm khả năng tổn thương trong cộng đồng thường gắn với các hoạt động tạo thu nhập quy mô nhỏ được các tổ chức phát triển NGO áp dụng ngày càng nhiều. Cách tiếp cận SLA tìm kiếm những cách thức để cải thiện các chính sách và biện pháp phát triển nông thôn từ chỗ nhận thức được sự phức tạp và linh hoạt của các chiến lược sống (Ellis, 2001). Cách tiếp cận này lấy con người làm trung tâm để phân tích, xem xét sinh kế của con người toàn diện từ cách nhìn vào các hoạt động tạo thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình, đến những cách thức cải thiện sinh kế (Farrington và cộng sự, 1999). Theo DFID (1999) cách tiếp cận SLA thúc đẩy một hướng suy nghĩ toàn diện
- 7 về những gì mà người nghèo có thể rất dễ bị tổn thương, những nguồn lực nào có thể giúp họ gia tăng được tài sản, tăng cường khả năng đối phó và giảm mức độ tổn thương, các chính sách, thể chế nào về môi trường làm ảnh hưởng đến sinh kế của người nghèo. Có nhiều mô hình sinh kế bền vững khác nhau được xây dựng dựa theo những điều kiện cụ thể và nghiên cứu khác nhau, nhưng hầu hết những mô hình đều chứa đựng những thành phần chính sau đây: Bối cảnh: là môi trường bên ngoài mà hộ gia đình đang sống. Bối cảnh môi trường sống giải thích cho những khó nhọc của họ (xã hội, kinh tế, môi trường, chính trị, các điều kiện và xu thế). Tài sản và khả năng (tài chính, tự nhiên, vật chất, con người, chính trị, và vốn xã hội): là nguồn lực giúp người nghèo sở hữu hoặc tiếp cận, sử dụng để mưu sinh. Chính sách, thể chế và tiến trình (cũng còn được gọi là tiến trình và cơ chế chuyển đổi): là các thể chế, tổ chức, chính sách và luật pháp xác định việc tiếp cận và lựa chọn chiến lược sinh kế. Chiến lược sinh kế: là cách thức để dẫn đến sự tích tụ tài sản và khả năng để cải thiện cuộc sống (ví dụ: tiêu dùng, sản xuất, chế biến, trao đổi, và các hoạt động tạo thu nhập) Kết quả cuộc sống: các chiến lược mưu sinh thành công sẽ đưa đến một mức thu nhập an toàn hơn và sinh kế bền vững hơn về kinh tế cho người nghèo. Kết quả cuộc sống bao gồm tình trạng tốt hơn về sức khỏe, dinh dưỡng, nguồn nước uống, nơi ở, giáo dục, .v.v mức thịnh vượng được gia tăng, mức độ tổn thương được giảm bớt, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn. 2.1.2 Khung phân tích sinh kế bền vững Dựa theo cách tiếp cận SLA, nhiều khung phân tích khác nhau đã được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp. Khung phân tích sinh kế bền vững trình bày những thành phần chính là hạn chế hoặc tăng cường cơ hội cho con người và những mối quan hệ cơ bản giữa các thành phần. Khung phân tích được sử dụng nhiều nhất chứa
- 8 đầy đủ các thành phần sinh kế bền vững được trình bày trong Hình 2.1. Hình 2.1 Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo Chính sách, tiến Các chiến lược Các kết quả SK trình và cơ cấu SK Bối cảnh dễ tổn thương -Thu nhập nhiều hơn Con người -Ở các cấp khác -Các tác nhân -Cuộc sống đầy đủ nhau của Chính xã hội (nam, hơn - Xu hướng phủ, luật pháp, - Thời vụ nữ, hộ gia -Giảm khả năng tổn chính sách công, đình, cộng thương - Chấn động Xã hội Tự nhiên các động lực, các (trong tự đồng …) -An ninh lương thực qui tắc -Các cơ sở tài được cải thiện nhiên và môi trường, thị nguyên thiên -Công bằng xã hội -Chính sách và trường, nhiên được cải thiện thái độ đối với chính trị, -Cơ sở thị -Tăng tính bền vững khu vực tư nhân chiến Vật chất Tài chính trường của tài nguyên thiên - Đa dạng nhiên tranh…) -Các thiết chế -Sinh tồn hoặc -Giá trị không sử công dân, chính tính bền vững dụng của tự nhiên trị và kinh tế (thị được bảo vệ trường, văn hoá) Nguồn: DFID (2003) 2.2 Khung phân tích sinh kế Các lý thuyết, khái niệm và nghiên cứu về sinh kế bền vững đã được thực hiện sẽ được xem xét để xây dựng khung phân tích phục vụ cho việc phân tích của đề tài. Khung này xem xét bối cảnh, tài sản sinh kế, cấu trúc và tiến trình hiện nay, và chiến lược sinh kế ảnh hưởng đến vị thế và sự tham dự của phụ nữ nông thôn vào các hoạt động tạo thu nhập để nâng cao thu nhập bản thân và hộ gia đình, chất lượng cuộc sống và giảm mức nghèo đói. Các thể chế, tổ chức và chính sách có thể hỗ trợ mức độ sẵn có, cơ hội và hiệu quả sản xuất của các nguồn lực và kết quả sinh kế. Các thành phần chính trong khung phân tích của đề tài được mô tả như sau: 2.2.1 Môi trường kinh tế-xã hội tại nông thôn Tây Ninh Môi trường sống của người dân tại nông thôn Tây Ninh cũng như các các vùng quê tại các tỉnh khác được đặc trưng bởi tình trạng nghèo đói vẫn phổ biến, mật độ dân số phân bố không đồng đều, diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp,
- 9 tính cách ít năng động của phụ nữ, trình độ học vấn thấp và tỷ lệ mù chữ vẫn tồn tại, các vấn đề tội phạm còn nhiều, cũng như còn nhiều vấn đề xã hội cần cải thiện (ví dụ, kết hôn sớm), thêm vào đó những tập tục và truyền thống cổ xưa vẫn còn làm hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động và sự phát triển của bản thân họ. Điều kiện tự nhiên và các diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất và sự tham gia của phụ nữ. Các sinh kế của người nghèo thường rất dễ bị vỡ và có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nhiều năm. Để cải thiện sự tham gia và vị thế của phụ nữ, 3 khía cạnh về sinh kế bền vững là khả năng, công bằng và bền vững về mặt xã hội cần được xem xét. Chambers và Conway (1991) đề xuất một số biện pháp chiến lược để cải thiện 3 vấn đề này. Ba vấn đề này sẽ được đo lường bằng các chỉ tiêu được mô tả trong bảng và cách tính chi tiết trình bày ở chương sau. 2.2.2 Tài sản (nguồn lực) sinh kế của phụ nữ Các hộ gia đình nông thôn sở hữu, tiếp cận những tài sản hữu hình và vô hình để sử dụng chúng trong những mục đích mưu sinh. Sự an toàn về sinh kế đòi hỏi phải biết kết hợp hài hòa những nguồn tài nguyên hạn chế này vào những hoạt động khác nhau. Các thành phần và sự kết hợp giữa các thành phần tài sản được sử dụng cho sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập. Sự hiện diện hoặc thiếu vắng các nguồn lực sẽ ảnh hưởng đến kết quả của sinh kế. Ví dụ người phụ nữ với khả năng tiếp cận với đất đai và tài chính bị hạn chế, cùng với trình độ văn hóa thấp, tính ít năng động sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng thu nhập được cải thiện vì họ sẽ ít có khả năng cho năng suất lao động cao (do năng lực lao động kém). Khung phân tích SLA đề xuất 5 dạng tài sản (nguồn lực) người phụ nữ phụ thuộc để gia tăng vị thế và tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập. Các dạng tài sản sẽ được đo lường bằng các biến số mô tả ở chương sau. 2.3 Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình và phụ nữ Trong xã hội nông thôn, người phụ nữ thường đóng nhiều vai trò khác nhau trong gia đình do việc tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau từ việc nội trợ, các
- 10 hoạt động nông nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp, các hoạt động xã hội, quan hệ láng giềng. Khung phân tích SLA đề xuất giả thuyết rằng các phụ nữ tham gia các tổ chức xã hội, NGO có nhiều khả năng tiếp cận với tín dụng để khởi sự các hoạt động tạo thu nhập. Ba khía cạnh cần được xem xét là vốn xã hội, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho phụ nữ. 2.4 Cấu trúc và tiến trình chuyển đổi Cấu trúc và tiến trình chuyển đổi là các thể chế, tổ chức, chính sách và luật pháp đã hình thành nên các sinh kế. Các tiến trình thay đổi của thể chế và cấu trúc tổ chức xã hội, kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc sở hữu, tiếp cận tài nguyên, và cũng giúp để xác định những cơ hội hoặc rào cản đến sinh kế bề vững (DFID,1999). Đề tài xác định là có rất nhiều cấu trúc và tiến trình chuyển đổi ảnh hưởng đến những kết quả sinh kế kỳ vọng của phụ nữ. Những chính sách, quy định pháp luật và sự cưỡng chế có thể tháo gỡ những rào cản cho sự phát triển và vị thế của phụ nữ. Trên thực tế có rất nhiều thể chế phát triển cùng vận hành trong một cộng đồng. Đề tài cũng giả thuyết rằng có rất nhiều động lực như giáo dục và phát triển kỹ năng, huấn luyện, chiến dịch nâng cao nhận thức cho phụ nữ, v.v được cung cấp bởi nhiều tổ chức khác nhau (chính phủ, NGO, tổ chức phụ nữ, thanh niên, v.v) và các nhà lãnh đạo tại địa phương khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập và nâng cao vị thế của họ trong gia đình và xã hội, sau cùng là kết quả sinh kế. Tuy vậy, sự phối hợp tốt về chức năng thực hiện giữa các tổ chức và thể chế phụ thuộc vào chính sách, cấu trúc hạ tầng cũng như những mục tiêu ưu tiên của các nhà tài trợ. 2.5 Kết quả sinh kế Cấu trúc và tiến trình chuyển đổi ảnh hưởng trực tiếp vào các chiến lược và kết quả sinh kế. Các tài sản, các thể chế và tổ chức tín dụng chính thức và không chính thức, những rào cản về kinh tế - văn hóa - xã hội, những đặc tính cơ bản của phụ nữ là các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả sinh kế. Đề tài giả thuyết rằng thu nhập gia đình của phụ nữ tăng do kết quả của tiến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn