intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam nhằm làm rõ những thành công và những hạn chế của hệ thống NHTMCP này. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống NHTMCP ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. §¹i häc quèc gia hµ néi Khoa Kinh tÕ === o0o === §oµn Hu©n Phong Ng©n hµng Th-¬ng m¹i cæ phÇn ë ViÖt Nam: Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Hµ Néi - 2005
  2. §¹i häc quèc gia hµ néi Khoa Kinh tÕ === o0o === §oµn Hu©n Phong Ng©n hµng Th-¬ng m¹i cæ phÇn ë ViÖt Nam: Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ chÝnh trÞ XHCN M· sè : 5.02.01 luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Lª Danh Tèn Hµ Néi - 2005
  3. Danh môc côm tõ viÕt t¾t ACB : Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn ¸ Ch©u ATM : M¸y rót tiÒn tù ®éng CNH-H§H : C«ng nghiÖp ho¸ - HiÖn ®¹i hãa CN NHNNg : Chi nh¸nh ng©n hµng n-íc ngoµi DNNN : Doanh nghiÖp nhµ n-íc DNTN : Doanh nghiÖp t- nh©n EAB : Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn §«ng ¸ Habubank : Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Nhµ Hµ Néi H§QT : Héi ®ång qu¶n trÞ HTX : Hîp t¸c x· IMF : Quü tiÒn tÖ thÕ giíi NHLD : Ng©n hµng liªn doanh NHNN : Ng©n hµng Nhµ n-íc NHTM : Ng©n hµng th-¬ng m¹i NHTMCP : Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn NHTMQD : Ng©n hµng th-¬ng m¹i quèc doanh NHTW : Ng©n hµng trung -¬ng QTD : Quü tÝn dông QTDND : Quü tÝn dông nh©n d©n QTDNDTW : Quü tÝn dông nh©n d©n trung -¬ng Sacombank : Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Sµi Gßn th-¬ng tÝn TCTD : Tæ chøc tÝn dông Techcombank : Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Kü th-¬ng TPHCM : Thµnh phè Hå ChÝ Minh VCB : Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt Nam VIP : Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Quèc tÕ ViÖt Nam VPB : Ng©n hµng TMCP c¸c DN ngoµi quèc doanh ViÖt Nam WB : Ng©n hµng thÕ giíi
  4. Môc lôc Trang Lêi më ®Çu. 1 Ch-¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ NHTMCP trong nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng 5 1.1. Kh¸i qu¸t vÒ NHTM trong nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng 5 1.1.1. Kh¸i niÖm vµ c¸c ®Æc ®iÓm kinh doanh cña NHTM 5 1.1.1.1. Kh¸i niÖm vÒ NHTM 5 1.1.1.2. Ph©n lo¹i NHTM 7 1.1.1.3. §Æc ®iÓm cña kinh doanh NHTM 9 1.1.2. C¸c chøc n¨ng cña NHTM 12 1.1.3. Vai trß cña NHTM trong nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng 14 1.2. §Æc tr-ng vµ c¸c ho¹t ®éng chÝnh cña NHTMCP 18 1.2.1. C¸c ®Æc tr-ng c¬ b¶n cña NHTMCP 18 1.2.2. Nh÷ng ho¹t ®éng chñ yÕu cña NHTMCP trong nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng 20 1.2.2.1. Ho¹t ®éng huy ®éng vèn 20 1.2.2.2. Ho¹t ®éng cÊp tÝn dông vµ ®Çu t- 21 1.2.2.3. Ho¹t ®éng dÞch vô trung gian 22 1.3. Xu h-íng ph¸t triÓn hÖ thèng NHTM trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi 23 Ch-¬ng 2: Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTMCP ë ViÖt Nam 29 2.1. Kh¸i qu¸t vÒ qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c¸c NHTMCP ViÖt Nam 29 2.1.1. Kh¸i niÖm vÒ NHTMCP 29 2.1.2. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c¸c NHTMCP 30
  5. 2.1.3. §Æc ®iÓm ho¹t ®éng chñ yÕu cña c¸c NHTMCP ë ViÖt Nam 37 2.2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña c¸c NHTMCP 38 2.2.1. Nguån vèn 38 2.2.1.1. Nguån vèn chñ së h÷u 38 2.2.1.2. Nguån vèn huy ®éng 39 2.2.1.3. C¸c nguån vèn kh¸c 41 2.2.2. Sö dông vèn 42 2.2.3. Ho¹t ®éng thanh to¸n 46 2.2.4. C¸c dÞch vô kh¸c 47 2.2.5. HiÖu qu¶ kinh doanh vµ bé m¸y tæ chøc 48 2.3. §¸nh gi¸ chung vÒ hÖ thèng NHTMCP ë ViÖt Nam 55 2.3.1. Nh÷ng kÕt qu¶ b-íc ®Çu ®¹t ®-îc 55 2.3.2. Nh÷ng tån t¹i vµ nguyªn nh©n 59 2.3.2.1. Nh÷ng mÆt cßn tån t¹i 59 2.3.2.2. Nguyªn nh©n 62 Ch-¬ng 3: Nh÷ng ®Þnh h-íng vµ gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña c¸c NHTMCP ViÖt Nam 67 3.1. §Þnh h-íng ®æi míi m« h×nh tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña c¸c NHTMCP ë ViÖt Nam 67 3.1.1. Xu thÕ ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam 67 3.1.1.1. Thêi c¬ 67 3.1.1.2. Nh÷ng khã kh¨n vµ th¸ch thøc 68 3.1.2. Mét sè yªu cÇu ®Æt ra ®èi víi c¸c NHTMCP ë ViÖt Nam 70 3.1.3. §Þnh h-íng ®æi míi m« h×nh tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña c¸c NHTMCP trong thêi gian tíi 71 3.2. Nh÷ng gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña c¸c NHTMCP ViÖt Nam trong bèi c¶nh hiÖn nay 72 3.2.1. N©ng cao n¨ng lùc tµi chÝnh 72
  6. 3.2.1.1. N©ng cao møc vèn tù cã 72 3.2.1.2. Lµm trong s¹ch b¶ng c©n ®èi tµi s¶n 74 3.2.2. S¾p xÕp l¹i bé m¸y tæ chøc vµ hoµn thiÖn c¬ chÕ ho¹t ®éng 75 3.2.3. HiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghÖ ng©n hµng 77 3.2.4. §a d¹ng ho¸ s¶n phÈm dÞch vô, n©ng cao chÊt l-îng c«ng t¸c kh¸ch hµng 78 3.2.5. Ph¸t triÓn nguån nh©n lùc vµ n©ng cao tr×nh ®é c¸n bé ng©n hµng 80 3.2.6. C¸c gi¶i ph¸p hç trî kh¸c 81 3.2.6.1. Ph¸t triÓn thÞ tr-êng chøng kho¸n 81 3.2.6.2. Hoµn thiÖn m«i tr-êng ph¸p lý 82 3.2.6.3. T¨ng c-êng quan hÖ hîp t¸c víi c¸c tæ chøc quèc tÕ 83 KÕt luËn. 85 Tµi liÖu tham kh¶o.
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường việc phát triển hệ thống các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các NHTM cho phép huy động tối đa nguồn vốn trong nước và nước ngoài, đầu tư có hiệu quả cho nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng tiện lợi cho người dân và các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Thực tiễn trên thế giới đã chỉ ra rằng, ở đâu có thị trường tài chính phát triển và được tự do hoá, hoạt động ngân hàng hoạt động trong môi trường cạnh tranh theo pháp luật thì ở đó kinh tế tăng trưởng nhanh, vững mạnh... Thực hiện đổi mới và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương cho phép phát triển mạnh mẽ hệ thống các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là hệ thống NHTMCP. Theo chủ trương đó, trong những năm đầu thập kỷ 90 hàng loạt NHTMCP của các cổ đông là thể nhân và pháp nhân trong nước đã được thành lập. Có thể nói, đây là mô hình tổ chức tín dụng phù hợp với cơ chế thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTMQD. Tuy nhiên sau hơn 10 năm đổi mới, hệ thống NHTMCP Việt Nam nói riêng tuy có những bước phát triển và những đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế thông qua các hoạt động cung ứng vốn và các dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua, nhưng bên cạnh đó NHTMCP cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém. Sự yếu kém ở đây không chỉ là công tác quản lý, cơ cấu tổ chức mà còn là yếu kém về tình hình tài chính, nhất là thời kỳ khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực năm 1997 - 1998. Mặt khác, cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế, NHTMCP cũng đang đứng trước những thách thức hội nhập với 1
  8. các thể chế tài chính trong khu vực và quốc tế như tham gia AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ… Thực tế đòi hỏi các NHTMCP cần được cải cách, chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại một cách toàn diện bằng những giải pháp phù hợp với xu hướng tái cơ cấu NHTM của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là xu hướng tái cơ cấu NHTM của các nước sau khủng hoảng tài chính khu vực kết hợp với điều kiện đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những NHTMCP thực sự đủ mạnh, phát huy được các vai trò tích cực, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới. Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách đó, tôi đã chọn đề tài “Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” để thực hiện luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu: Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của các NHTM nói chung và một số ít về NHTMCP nói riêng, điển hình là một số công trình sau: - Nguyễn Quốc Việt. Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. - Những vấn đề cơ bản về hoàn thiện các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội, 2001. - Nghiên cứu giải pháp thực hiện chiến lược tổng thể phát triển ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội, 2001. 2
  9. - Định hướng và giải pháp mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2010. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội, 2002. - Nguyễn Văn Hưng. Sắp xếp lại để đảm bảo an toàn hệ thống NHTMCP ở nước ta. Tạp chí Ngân hàng, số 5, 2003. - Nguyễn Kiến Quân. Kết quả bước đầu của việc thực hiện chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại NHTMCP ở nước ta. Tạp chí Ngân hàng, số 7, 2003. -… Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác được công bố trên các báo, các tạp chí khoa học. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hệ thống NHTM, hay mới chỉ đề cập đến từng góc độ khác nhau trong hoạt động của các NHTMCP mà chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về hệ thống NHTMCP. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về hệ thống NHTMCP ở Việt Nam là rất cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu: - Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam nhằm làm rõ những thành công và những hạn chế của hệ thống NHTMCP này. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống NHTMCP ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMCP ở Việt Nam trong giai đoạn từ những năm đầu thập kỷ 90 trở lại đây, đặc biệt là từ khi có hai Pháp lệnh về ngân hàng. 3
  10. - Luận văn không đi sâu vào các hoạt động nghiệp vụ cũng như từng NHTMCP một mà nghiên cứu một số ngân hàng lớn, tiêu biểu chủ yếu là các NHTMCP đô thị nhằm làm rõ thực trạng của toàn bộ hệ thống các NHTMCP. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổng hợp những quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn chú trọng đến các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp thống kê kinh tế và một số phương pháp khác để giải quyết vấn đề đặt ra. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng. - Đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống các NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống NHTMCP ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về NHTMCP trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMCP ở Việt Nam. 4
  11. Chương 3: Những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHTMCP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG. 1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm kinh doanh của NHTM. 1.1.1.1. Khái niệm về NHTM. Từ việc xuất hiện đồng tiền trong lưu thông, tiền thân của ngân hàng chính là quá trình biến đổi trong hoạt động của những người chuyên làm nghề dịch vụ kho quỹ, những người thợ vàng, thợ bạc. Có thể nói, ngân hàng ra đời do sự thúc đẩy khách quan trong quá trình phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá và hoạt động thương mại. Có thể tóm tắt cơ chế và những nghiệp vụ sơ khai của NHTM như sau: Lúc đầu một số nhà thờ và lãnh chúa hoặc một số thương nhân có uy tín làm nghề vàng, bạc từ chỗ làm dịch vụ cầm đồ đã đứng ra làm nghiệp vụ chuyển đổi tiền; nhận bảo quản và chuyển tiền lấy hoa hồng; ghi chép sổ sách theo dõi lượng tiền gửi vào và đến hạn rút ra; sử dụng các khoản tiền gửi chưa tới kỳ trả để cho vay. Các tổ chức NHTM với các nghiệp vụ ban đầu như trên xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên ở những quốc gia giàu có nhất và sau đó là thời kỳ phát triển khá phổ biến từ đầu thế kỷ XV ở các quốc gia có sản xuất và lưu thông hàng hoá. NHTM ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển, đòi hỏi của nền kinh tế và giao lưu hàng hoá, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như 5
  12. tạo sự tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội… trong mỗi quốc gia và khu vực thế giới. Qua đó, ngân hàng đã dần hình thành và hoàn thiện các nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, do hoạt động NHTM rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ của ngân hàng thường phức tạp và các vấn đề này luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế. Hơn nữa do tập quán, luật pháp của mỗi nước, mỗi vùng lãnh thổ là khác nhau nên dẫn đến khái niệm về NHTM là không đồng nhất. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động cơ bản của NHTM cũng phát triển theo và các chức năng của nó cũng được mở rộng, khi đó các nhà kinh tế đã định nghĩa: “NHTM là những trung gia tài chính có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thể sử dụng các tờ séc”. Ngày nay, trên toàn thế giới về NHTM có rất nhiều khái niệm khác nhau, như ở Pháp: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp. Ở Mỹ người ta định nghĩa về ngân hàng như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán… và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Rõ ràng là các ngân hàng có thể được định nghĩa qua các chức năng, các dịch vụ mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Tại Ấn Độ thì lại quan niệm NHTM là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư… Còn tại Việt Nam, theo điều 20 của Luật các TCTD thì: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định 6
  13. khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy, qua những khái niệm trên, có thể rút ra định nghĩa về NHTM như sau: NHTM là trung gian tài chính, có giấy phép kinh doanh của chính phủ, là trung tâm nhận tiền gửi của khách hàng và cung cấp cho khách hàng dịch vụ chi trả cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm và cho vay. Vì vậy, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ có các hoạt động cơ bản như nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức, cơ quan nhà nước và các tổ chức tín dụng tài chính khác kể cả trong và ngoài nước. Sử dụng các nguồn vốn nói trên để cho vay hoặc chiết khấu và làm các dịch vụ khác, cung cấp các dịch vụ thanh toán… 1.1.1.2. Phân loại NHTM. Hiện nay trên thế giới có nhiều loại hình NHTM khác nhau và có nhiều tiêu chí để phân loại các NHTM như: Căn cứ vào chức năng chủ yếu: các NHTM chia thành ngân hàng đa năng hay ngân hàng chuyên doanh. Trong đó, ngân hàng kinh doanh đa năng là loại hình ngân hàng thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như cho vay, tiết kiệm, kinh doanh các loại giấy tờ có giá, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Loại ngân hàng này có nhiều dạng như ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng nhà nước. Có ngân hàng tầm cỡ quốc gia, quốc tế hay tính chất khu vực. Các ngân hàng này có đặc điểm là phong phú về nghiệp vụ, khách hàng đa dạng và khả năng phân tán rủi ro cao. Còn ngân hàng chuyên doanh chỉ được thực hiện một hoặc một số ít nghiệp vụ ngân hàng. Các ngân hàng này có đặc điểm là nghiệp vụ kinh 7
  14. doanh mang tính hạn hẹp, phạm vi hoạt động bị giới hạn và tính chuyên môn hoá cao. Hiện nay xu hướng phát triển các loại hình NHTM trên thế giới cho thấy, không một quốc gia nào chỉ tồn tại một loại hình ngân hàng đa năng hoặc ngân hàng chuyên doanh mà luôn tồn tại song song cho dù luôn có một loại hình ngân hàng chiếm ưu thế. Gần đây các ngân hàng chuyên doanh ngày càng có xu hướng chuyển sang đa năng hoá hoạt động của mình. Xu hướng trong các luật ngân hàng hiện đại là không tạo ra sự phân biệt các ngân hàng đa năng và các ngân hàng chuyên doanh như trước đây, mà hình thành một loại ngân hàng hoạt động đa năng. Căn cứ vào quy mô và đối tượng khách hàng: các ngân hàng được phân chia thành ngân hàng bán buôn hay ngân hàng bán lẻ. Theo đó, ngân hàng bán buôn là là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu là thực hiện với các khách hàng lớn, với số lượng giao dịch của ngân hàng nhỏ nhưng giá trị của các khoản giao dịch lớn. Hoạt động của ngân hàng bán buôn thường tập trung ở các trung tâm thương mại, do đối tượng khách hàng mà ngân hàng phục vụ thường là khách hàng lớn và nằm tại các trung tâm thương mại lớn. Vốn hoạt động lớn, nhưng phạm vi hoạt động hẹp về số lượng khách hàng và lĩnh vực đầu tư vốn. Ngân hàng bán lẻ chủ yếu thực hiện với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí siêu nhỏ, khách hàng cá nhân vay tiêu dùng… Ngân hàng này thường có số lượng giao dịch lớn, giá trị của từng khoản nhỏ, phạm vi hoạt động rất rộng, địa bàn hoạt động của tổ chức, mạng lưới rất lớn. Vốn thực hiện đầu tư mang tính phân tán do khách hàng phục vụ thuộc nhiều loại hình khác nhau. Hoạt động của ngân hàng bán lẻ về mặt vốn thường nhỏ và tính ổn định của vốn thấp. Xu hướng phát triển của ngân hàng bán buôn chỉ mở rộng hoạt động tại các trung tâm thương mại lớn, ở những nước kinh tế phát triển và những nơi 8
  15. có hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh. Còn các ngân hàng bán lẻ có xu thế ngày càng mở rộng đặc biệt ở các nước kinh tế chậm phát triển và trong thực tế luôn tồn tại cùng với ngân hàng bán buôn. Căn cứ vào hình thức sở hữu: các ngân hàng được phân chia thành ngân hàng Nhà nước, ngân hàng cổ phần, ngân hàng tư nhân, ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài… Các loại hình ngân hàng kể trên chiếm ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cung tiền tệ. Trong quá trình tiến hành kinh doanh, các ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu từ các nguồn tiền gửi và vay vốn qua phát hành trái phiếu. Trên cơ sở đó, các ngân hàng tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. [4, 8] 1.1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh NHTM. Có thể hiểu đơn giản kinh doanh ngân hàng là việc tiến hành các hoạt động sản xuất, buôn bán các sản phẩm dịch vụ tài chính tiền tệ của các ngân hàng nhằm vào mục tiêu cao nhất là tối đa hoá lợi nhuận. Trên góc độ khái quát, đặc trưng của kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường được thể hiện: Kinh doanh ngân hàng là hoạt động thu lợi nhuận trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu về phương tiện và dịch vụ trao đổi, thanh toán, cất giữ, huy động tiết kiệm, tài trợ đầu tư… cho các tác nhân trong nền kinh tế. Các ngân hàng kinh doanh có mục tiêu then chốt là tối đa hóa lợi nhuận. Nhu cầu mà các ngân hàng phục vụ là nhu cầu về những dịch vụ, những phương tiện cho việc trao đổi, thanh toán, cất giữ, thu thập các nguồn tiết kiệm, tài trợ đầu tư sao cho có lợi nhất và ít rủi ro nhất. Hoạt động của các ngân hàng có tính chuyên môn hoá vào việc thoả mãn các loại nhu cầu này, khả năng thoả mãn các nhu cầu này có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thu lợi nhuận của các ngân hàng. Lợi nhuận này có được từ hai nguồn thu nhập chính. Một là các chi phí 9
  16. hay hoa hồng mà khách hàng trả về các dịch vụ, phương tiện ngân hàng cung ứng cho họ. Hai là các khoản lợi tức do chênh lệch lãi suất giữa đầu vào với đầu ra. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền, các tài sản tài chính và các dịch vụ trực tiếp liên quan đến việc sở hữu, sản xuất, lưu thông quản lý, sử dụng tiền và các tài sản tài chính trong nền kinh tế. Nhiệm vụ của các ngân hàng kinh doanh là trực tiếp kinh doanh tiền và các tài sản tài chính. Tiền và các tài sản tài chính là những phương tiện phục vụ các công việc trao đổi, thanh toán, cất giữ, huy động tiết kiệm, tài trợ đầu tư của các tác nhân trong nền kinh tế sao cho có lợi và giảm rủi ro. Như vậy, trên phương diện vi mô thì kinh doanh ngân hàng là việc sản xuất, buôn bán, quản lý, lưu thông và sử dụng tiền cùng các tài sản tài chính. Mặt khác, nếu xét trên phương diện vĩ mô thì tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán và trong việc hoàn trả các món nợ. Vì vậy, đối tượng kinh doanh của các ngân hàng là tiền và các tài sản tài chính thì đồng thời nó cũng bao gồm những dịch vụ trực tiếp liên quan đến việc sản xuất, buôn bán, quản lý, lưu thông và sử dụng tiền cùng các tài sản tài chính. Kinh doanh ngân hàng là tiến hành các hoạt động gắn với các thể chế trung gian tài chính hoạt động trên thị trường tài chính như: các hoạt động về huy động tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, làm trung gian thanh toán, tài trợ đầu tư, đại lý môi giới tài chính hưởng hoa hồng… Thị trường xã hội là tổng thể thống nhất của các thị trường riêng biệt. Có thể xem thị trường xã hội được hình thành bởi hai loại thị trường chủ chốt là thị trường tài chính và thị trường các hàng hoá dịch vụ phi tài chính. Trên thị trường tài chính diễn ra các hoạt động tạo lập, lưu thông, trao đổi các sản phẩm dịch vụ tài chính tiền tệ, các tổ chức ngân hàng, tài chính hoạt động trong lĩnh vực này. Còn trên thị trường phi tài chính diễn ra các hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi các sản phẩm dịch vụ phi tài chính, mà người hoạt động trong lĩnh vực này là các tổ chức 10
  17. phi tài chính như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và vận tải. Hoạt động kinh doanh ở mỗi ngân hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi những tác động của môi trường kinh doanh. Đối với chủ ngân hàng và những người quản lý ngân hàng thì hoạt động kinh doanh ở mỗi ngân hàng trong các thời kỳ luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi môi trường kinh doanh về các mặt kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, tâm lý và tập quán xã hội. Đây là những nhân tố bên ngoài tác động mạnh mẽ đến hoạt động của từng ngân hàng với những khác biệt về tính chất và cường độ so với các lĩnh vực kinh doanh khác mà ngân hàng không hoàn toàn chủ động kiểm soát được. Hoạt động ngân hàng suy đến cùng là có tính lệ thuộc vào các hoạt động kinh tế chung mà trước hết là các hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu dùng các sản phẩm vật chất. Việc cung ứng và lưu thông tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chính - tiền tệ nói chung phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất, vào tình hình hoạt động của các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, tiêu dùng cá nhân… Có thể thấy rằng, bất kỳ một biến động đáng kể nào của các lĩnh vực này đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường tài chính và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh mang tính độc quyền và rủi ro cao. Có rất nhiều yếu tố khác nhau tạo nên tính độc quyền cao và rủi ro cao trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Bao gồm cả các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, đặc điểm đối tượng và quá trình kinh doanh. Trên thực tế, mọi chuyên gia nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngân hàng trên thế giới đều thấy hiện tượng chỉ một vài ngân hàng lớn chi phối hầu như toàn bộ thị trường quốc gia hay thế giới về dịch vụ tài chính. Trong một số phân hệ của thị trường tài chính ở nhiều quốc gia người cung ứng nhiều khi chỉ là một hay vài ba ngân hàng này chiếm tỷ lệ đa số về thị phần, quy mô tài sản, quy mô và địa bàn hoạt động, cũng như khả 11
  18. năng ảnh hưởng đến các cán cân thị trường về giá cả, lưu lượng hoạt động… Điều tương tự cũng xảy ra với các thị trường tài chính quốc tế, ở đó một vài tập đoàn tài chính khổng lồ chi phối lưu lượng hoạt động của thị trường. Từ đó tạo tính độc quyền cao trong kinh doanh ngân hàng. Một đặc trưng khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là tính rủi ro cao. Rủi ro ở đây được quan niệm là những biến động không lường trước được trong các điều kiện, môi trường, trong hoạt động và tham số hoạt động kinh doanh làm cho ngân hàng không đạt được các mục tiêu. Biểu hiện là mức độ phá sản và khả năng mất vốn của ngân hàng rất lớn khi cạnh tranh tăng lên so với các lĩnh vực kinh doanh khác cho dù là ngân hàng lớn hay nhỏ. 1.1.2. Các chức năng của NHTM. Tầm quan trọng của các NHTM được minh họa một cách rõ nét thông qua các chức năng cơ bản của nó, bao gồm: Huy động tiền gửi: là một dịch vụ rất quan trọng mà các NHTM thực hiện với các khu vực của nền kinh tế. Tiền gửi có hai loại là tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu để thoả mãn các giao dịch hàng ngày của các cá nhân hay doanh nghiệp. Còn tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có thể rút ra nhưng phải báo trước với ngân hàng và được duy trì như hình thức tiết kiệm của các cá nhân hoặc doanh nghiệp để thoả mãn các nhu cầu chi trả đều đặn. Bằng việc cung cấp các điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền, NHTM đã huy động được khoản tiền nhàn rỗi trong dân để đáp ứng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng cần thiết, qua đó người gửi tiền nhận được một khoản tiền dưới dạng lãi suất với mức độ an toàn. Tiền lãi trả cho khoản tiền gửi có thời hạn cao hơn tiền lãi trả cho tiền gửi thanh toán nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền lâu hơn, giúp cho 12
  19. tình hình tài chính của ngân hàng được ổn định hơn. Ở nhiều nước, phần lớn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện thông qua hệ thống NHTM. Cơ chế thanh toán: là chức năng quan trọng của NHTM. Khách hàng muốn rút tiền gửi từ ngân hàng có thể thực hiện bằng cách trực tiếp rút tiền mặt. Tiền mặt rút ra từ ngân hàng sẽ được bổ sung bằng séc hoặc thẻ tiền mặt để tiện lợi hơn. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch ngân hàng được thực hiện bằng séc, thẻ tín dụng và bằng các phương tiện khác. Trả tiền bằng séc là hình thức thông dụng nhất của việc chi trả không dùng tiền mặt. Ngân hàng thực hiện việc chi trả bằng cách ký tên vào séc, còn người nhận đem nộp séc vào ngân hàng của mình. Sau đó séc được thanh toán bù trừ qua hệ thống liên ngân hàng. NHTM càng được sự tín nhiệm trong việc sử dụng séc và thẻ tín dụng thì chức năng này của ngân hàng càng trở nên quan trọng. Việc thanh toán của NHTM được sự trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại sẽ ngày càng phát triển theo hướng nhanh gọn và tiện lợi. Hiện nay, ở nhiều nước ngành ngân hàng đã được trang bị máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác, điều đó giúp cho việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, chi phí thấp và đạt độ chính xác cao. Mở rộng cho vay: từ khi mới được thành lập, các NHTM đã luôn tìm kiếm cơ hội cho vay. Số tiền huy động được thông qua hình thức tiết kiệm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân. Thông qua cơ chế nhận tiền gửi và cho vay, NHTM tạo ra lợi nhuận, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nó. Vì thế, mở rộng cho vay là một chức năng quan trọng nhất của các NHTM. Việc tài trợ của các NHTM cho hoạt động ngoại thương và du lịch góp phần thúc đẩy việc buôn bán giữa các nước phát triển và giảm bớt phí tổn giao dịch. Cùng với sự tăng lên của các hoạt động ngoại thương giữa các nước, dịch vụ ngân hàng đối ngoại của NHTM cũng không ngừng tăng lên. 13
  20. Dịch vụ uỷ thác của NHTM sẽ ra đời và phát triển khi thu nhập của dân chúng và của các công ty tăng lên. NHTM sẽ đáp ứng nhu cầu về chuyển tài sản giữa các cá nhân, về phân chia lợi tức giữa các công ty, phục vụ các dịch vụ liên quan đến phát hành, thanh toán và chuộc lại các cổ phiếu và tín phiếu. Bảo quản tài sản có giá trị một cách an toàn nhất cho khách hàng. Đây là một trong những dịch vụ lâu đời nhất và đang phát triển của NHTM trong điều kiện hiện tại. Các giấy tờ có giá trị như trái khoán, cổ phiếu thường được bảo quản tại các ngân hàng lớn. Các công ty tài chính và phi tài chính thường gửi chứng khoán nợ tại các NHTM. Hơn nữa, nhiều người sở hữu chứng khoán còn yêu cầu ngân hàng không chỉ bảo quản cho họ những chứng khoán đó trong từng thời kỳ dài mà còn làm dịch vụ thu lãi chứng khoán và nhập vào tài khoản của họ ở ngân hàng. Ngoài ra NHTM còn cung cấp dịch vụ mua bán chứng khoán cho khách hàng. Thực tế cho thấy khi có sự tham gia của ngân hàng vào thị trường chứng khoán như là một nhà môi giới đầu tư, hoạt động của thị trường này trở nên hiệu quả hơn. Trong tương lai, chức năng này của ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng lớn sẽ được mở rộng hơn. [8, 17] 1.1.3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng. Để phát triển nền kinh tế thị trường, loại hình doanh nghiệp không thể thiếu là NHTM. Ngân hàng là con đẻ của nền kinh tế hàng hoá, nhưng sau khi ra đời thì ngân hàng lại đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế hàng hoá phát triển, góp phần to lớn xoá bỏ các ách tắc trong lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh tăng trưởng nhanh chóng. Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy, muốn phát triển nền kinh tế thị trường điều quan trọng là phải phát triển các trung gian tài chính. NHTM ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, nhưng mặt khác hệ thống NHTM với tư cách là trung gian tài chính 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2