intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân - Trường hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 4, Tp.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài cung cấp cho các tổ chức tín dụng cơ sở để dự báo xác suất khách hàng phát sinh nợ xấu giúp giảm thiểu nợ xấu của ngân hàng. Đề tài là cơ sở khoa học được dùng để tham khảo và thực hiện các nghiên cứu có quy mô lớn hơn. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra các giải pháp ứng dụng giúp hạn chế nợ xấu thẻ tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân - Trường hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 4, Tp.HCM

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Bùi Thị Mai Hoài. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- TRẦN VĂN HANH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÁC SUẤT PHÁT SINH NỢ XẤU THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN: TRƢỜNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 4, TP.HCM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................4 5. Kết cấu luận văn ..................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN THẺ TÍN DỤNG VÀ HÀNH VI THANH TOÁN NỢ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ.......................................................................................6 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng quốc tế ....................................................................6 1.2 Lý thuyết về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng ...............................................7 1.2.2 Một số nghiên cứu về hành vi thanh toán thẻ tín dụng ..................................8 1.3 Mô hình hồi quy Logistic ............................................................................12 1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................15 Kết luận chương 1 .................................................................................................20 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NỢ XẤU TTDQT .........................21 2.1 Thực trạng phát triển thẻ tín dụng ...............................................................21 2.1.1 Thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại Việt Nam ......................................21 2.1.2 Thực trạng phát triển TTDQT tại NHCTCN4 .........................................22 2.2 Thực trạng và nguyên nhân gây ra nợ xấu TTDQT ....................................25 2.2.1 Thực trạng nợ xấu TTDQT tại NHCTCN4 ..............................................25 2.2.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu TTDQT ...................................................27
  4. 2.2.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ...........................................................27 2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng .........................................................30 2.3 Các biện pháp thu hồi nợ xấu TTDQT và khó khăn ...................................31 Kết luận Chương 2 ................................................................................................33 Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XÁC SUẤT NỢ XẤU THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ ...........................................................................34 3.1 Phân tích thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. ...................34 3.1.1 Cơ cấu nợ xấu thẻ TTDQT theo giới tính ................................................34 3.1.2 Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo tuổi .............................................................35 3.1.3 Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo trình độ học vấn .........................................36 3.1.4 Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo tình trạng hôn nhân ....................................37 3.1.5 Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo số người phụ thuộc .....................................37 3.1.6 Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo tình trạng sở hữu nhà ở ..............................38 3.1.7 Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo thu nhập ......................................................38 3.1.8 Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo hạn mức tín dụng .......................................39 3.2 Phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ...........................39 3.2.1 Mô hình tổng thể ......................................................................................40 3.2.1.1 Ước lượng tham số của mô hình ...........................................................40 3.2.1.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................41 3.2.2 Mô hình giới hạn ......................................................................................43 3.2.2.1 Ước lượng tham số của mô hình ...........................................................43 3.2.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................44 3.2.3 Nhận xét và lựa chọn mô hình tối ưu .......................................................46 3.2.3.1 Căn cứ vào tiêu chuẩn định tính để lựa chọn mô hình tối ưu ...............46 3.2.3.2 Căn cứ vào hệ số AIC để lựa chọn mô hình tối ưu ...............................48
  5. 3.3 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình tối ưu ...................................49 3.4 Dự báo xác suất phát sinh nợ xấu ................................................................50 Kết luận chương 3 .................................................................................................51 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ NỢ XẤU TTDQT......52 4.1 Kết luận ..........................................................................................................52 4.2 Một số đề xuất từ mô hình nghiên cứu ...........................................................53 4.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu .........................................................................55 Kết luận chương 4 .................................................................................................55 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AIC: Akaike Information Criterion – Tiêu chuẩn Akaike CIC: Credit Information Center – Trung tâm Thông tin Tín dụng HMTD: Hạn mức tín dụng KBNN: Kho bạc nhà nước NHCTCN4: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh 4 NHCTVN: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTT: Ngân hàng thanh toán TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh TTDQT: Thẻ tín dụng quốc tế
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Mối quan hệ giữa Logit (P) và P ................................................................. 13 Bảng 1.1: Mã hóa biến và dấu kỳ vọng của hệ số hồi qui ............................................... 18 Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................ 21 Bảng 2.1: Số lượng thẻ tín dụng tại NHCTCN4 từ năm 2010 – 2014 ............................. 23 Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ tín dụng tại NHCTCN4 giai đoạn 2010 – 2014 ..................... 24 Bảng 2.2: Số liệu nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................. 25 Bảng 2.3: Số chủ thẻ phát sinh nợ xấu ............................................................................. 26 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo giới tính ........................................................ 34 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo độ tuổi............................................................ 35 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo trình độ .......................................................... 36 Biểu đồ 3.4: cơ cấu nợ xấu TTDQT theo Hôn nhân ........................................................ 37 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo số người phụ thuộc ........................................ 37 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo tình trạng sở hữu nhà ở.................................. 38 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo thu nhập ......................................................... 38 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu nợ xấu TTDQT theo HMTD ........................................................... 39 Bảng 3.1: Phân tích mô hình hồi quy Logistic tổng thể ................................................... 40 Bảng 3.2: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát ............................................... 41 Bảng 3.3: Kiểm định sự phù hợp giữa kết quả dự báo và dữ liệu .................................... 42 Bảng 3.4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................ 42 Bảng 3.5: Ước lượng mức độ dự báo chính xác của mô hình ......................................... 43 Bảng 3.6: Phân tích mô hình hồi quy Logistic giới hạn................................................... 44 Bảng 3.7: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp ............................................................... 44 Bảng 3.8: Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................ 45 Bảng 3.9: Kiểm định sự phù hợp giữa kết quả dự báo và dữ liệu .................................... 45
  8. Bảng 3.10: Ước lượng mức độ dự báo chính xác của mô hình ....................................... 45 Bảng 3.11: So sánh khả năng dự báo của hai mô hình .................................................... 46 Bảng 3.12: Kết quả phân tích hệ số AIC .......................................................................... 48
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán phổ biến và hiện đại trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, tốc độ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam tăng nhanh đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức phát hành, người tiêu dùng và người bán hàng. Tuy nhiên, m t trái của sự gia tăng số lượng thẻ tín dụng là tình trạng nợ xấu tăng nhanh. Tổng dư nợ của các khoản vay phát sinh từ thẻ tín dụng so với tổng dư nợ của cả nền kinh tế là không lớn; nhưng việc xử lý nợ xấu thẻ tín dụng khó khăn hơn nhiều so với xử lý nợ xấu của các hình thức vay khác vì dư nợ của các khoản vay này thường nhỏ và số lượng khách hàng lớn. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, ngân hàng phải khởi kiện nhưng điều kiện là phải tìm được chủ thẻ. Rất nhiều trường hợp nợ xấu, chủ thẻ không có m t ở địa chỉ đăng ký và ngân hàng không đủ nhân lực để theo kiện nhằm thu hồi nợ xấu. Trong trường hợp có thể khởi kiện khách hàng, chủ thẻ thường chỉ chấp nhận trả nợ với điều kiện ngân hàng phải miễn giảm lãi, phạt. Nợ xấu thẻ tín dụng tiếp tục gia tăng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các tổ chức phát hành thẻ và thậm chí là cả nền kinh tế quốc gia. Trong giai đoạn 2012 – 2014, Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh 4 (NHCTCN4) có dư nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế (TTDQT) tăng trung bình trên 35%/năm. Tại thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu TTDQT/Tổng hạn mức tín dụng đã cấp là 7,08%. Việc xử lý nợ xấu TTDQT được các ngân hàng chú ý hơn bao giờ hết khi thông tư số 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định các tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho cả các khoản vay phát sinh từ thẻ tín dụng. M c dù, NHCTCN4 đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nhằm giảm thiểu mức dự phòng rủi ro phải trích lập nhưng nợ xấu TTDQT vẫn không ngừng tăng lên. Hầu hết các chủ thẻ đều thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng theo qui định của NHCTVN nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao. Thực tế trên cho thấy cần có các nghiên cứu để đưa ra giải pháp giúp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
  10. 2 Trên thế giới đã có các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu (Stanvins, 2000; Zhao và cộng sự, 2009; Nyamongo, 2009). Một số đề tài nghiên cứu của Việt Nam đã kế thừa và phát triển thành quả nghiên cứu trước đó bằng cách xây dựng hai mô hình dự báo nợ xấu: Mô hình tổng thể và mô hình giới hạn, thực hiện phân tích định lượng để lựa chọn mô hình tối ưu (Nguyễn Ngọc Phương Thảo, 2013; Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012). Tuy nhiên, việc loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê ra khỏi mô hình tổng thể và lựa chọn mô hình tối ưu của các nghiên cứu còn có thiếu sót và chưa thuyết phục. Cụ thể, tác giả chỉ căn cứ trên các tiêu chí định lượng để loại bỏ toàn bộ các biến có mức ý nghĩa lớn hơn 5% ra khỏi mô hình và thực hiện loại bỏ các biến trong một lần duy nhất. Mô hình tối ưu phải là mô hình đảm bảo thỏa mãn tối ưu các tiêu chí định lượng và định tính. Từng biến có mức ý nghĩa lớn hơn 5% phải được loại bỏ ra khỏi mô hình theo thứ tự từ biến có mức ý nghĩa cao nhất tới khi mô hình không còn biến nào có mức ý nghĩa cao hơn 5%. Từ yêu cầu thiết thực về lý luận và thực tiễn, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xác suất phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân: Trƣờng hợp Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh 4, TP.HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá và phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu của khách hàng cá nhân sử dụng TTDQT tại NHCTCN4. Nghiên cứu trả lời hai câu hỏi sau: (1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu TTDQT của khách hàng cá nhân sử dụng TTDQT tại NHCTCN4? (2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến xác suất phát sinh nợ xấu TTDQT của khách hàng cá nhân sử dụng TTDQT tại NHCTCN4? 3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
  11. 3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài kiểm tra và phân tích tác động của một số nhân tố tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân sử dụng TTDQT được phát hành tại NHCTCN4. Phạm vi thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm thông tin của 589 khách hàng sử dụng TTDQT phát hành tại NHCTCN4 trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2015. Trong đó, 94 chủ thẻ đang có nợ xấu TTDQT (nhóm nguy cơ – Risk Factors), 495 chủ thẻ không phát sinh nợ xấu TTDQT có phát sinh giao dịch trong 6 kỳ sao kê từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015 ho c có dư nợ TTDQT (nhóm đối chứng - Control). Các chủ thẻ không phát sinh giao dịch ho c không có dư nợ được loại bỏ khỏi mô hình vì các mẫu này không có ý nghĩa trong nghiên cứu. Vào thời điểm nghiên cứu chi nhánh có 105 trường hợp phát sinh nợ xấu. Trong đó có 11 khách hàng thiếu một trong số các thông tin: Trình độ, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc và tình trạng sở hữu nhà. Vì vậy, các khách hàng này được loại bỏ khỏi dữ liệu chọn mẫu. Trong số 1.953 chủ thẻ tại NHCTCN4 chỉ có 495 chủ thẻ thỏa mãn đồng thời ba điều kiện: Không phát sinh nợ xấu, có phát sinh giao dịch trong 6 kỳ sao kê gần nhất ho c có dư nợ TTDQT, có đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên nền tảng lý thuyết về hành vi thanh toán nợ vay, đề tài ứng dụng mô hình Logistic để xây dựng mô hình hồi qui Logistic nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu TTDQT của khách hàng thông qua các bước cụ thể sau:  Bước 1: Xác định câu hỏi nghiên cứu.  Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết về nợ xấu TTDQT, tác giả lập luận lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp.  Bước 3: Thu thập dữ liệu. Ứng dụng mô hình hồi qui Logistic xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và phần mềm R. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu TTDQT của khách hàng.  Bước 4: Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.
  12. 4 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài cung cấp cho các tổ chức tín dụng cơ sở để dự báo xác suất khách hàng phát sinh nợ xấu giúp giảm thiểu nợ xấu của ngân hàng. Đề tài là cơ sở khoa học được dùng để tham khảo và thực hiện các nghiên cứu có quy mô lớn hơn. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra các giải pháp ứng dụng giúp hạn chế nợ xấu thẻ tín dụng. 5. Kết cấu luận văn  Lời mở đầu Nội dung Lời mở đầu nhằm giới thiệu lý do chọn đề tài, xác định vấn đề, mục tiêu, đ t ra câu hỏi nghiên cứu, xác định phạm vi nghiên cứu, đưa ra được ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng như phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn.  Chƣơng 1: Tổng quan thẻ tín dụng và hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng quốc tế Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về thẻ tín dụng và lý thuyết về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng. Tác giả tóm tắt kết quả của một số nghiên cứu trong nước và quốc tế về hành vi thanh toán nợ. Mô hình nghiên cứu đề xuất và lý do lựa chọn mô hình Logistic để thực hiện đề tài cũng được trình bày trong chương này.  Chƣơng 2: Thực trạng phát triển và thực trạng nợ xấu TTDQT. Chương 2 trình bày thực trạng phát triển TTDQT qua các năm và tình hình nợ xấu TTDQT. Đồng thời, chương 2 cũng cho thấy được tiềm năng phát triển thẻ tín dụng và một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu thẻ tín dụng.  Chƣơng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới xác suất nợ xấu TTDQT. Dựa trên cơ sở lý thuyết tại chương 1. Chương 3 tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và phân tích định lượng mô hình nghiên cứu.  Chƣơng 4: Kết luận và giải pháp giúp hạn chế nợ xấu TTDQT.
  13. 5 Chương 4 trình bày kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Từ kết luận đưa ra các giải pháp nhằm ứng dụng mô hình nghiên cứu vào thực tế giúp hạn chế nợ xấu TTDQT.
  14. 6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN THẺ TÍN DỤNG VÀ HÀNH VI THANH TOÁN NỢ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng quốc tế Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ được sử dụng trong hạn mức tín dụng được cấp và chủ thẻ phải thanh toán vào ngày đến hạn. Thẻ tín dụng độc đáo ở chỗ nó được dùng với cả hai mục đích, vừa là giao dịch trung gian, vừa là hình thức vay ngắn hạn. Thẻ tín dụng là loại phương tiện thanh toán hiện đại. Tổ chức phát hành cho phép chủ thẻ rút tiền m t, thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ với hạn mức chi tiêu nhất định. Hạn mức chi tiêu này được tổ chức phát hành quy định cho từng chủ thẻ và chủ yếu dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng. Thực chất đây là hình thức cho phép chi tiêu trước trả tiền sau. Vào cuối mỗi kỳ sao kê, chủ thẻ thanh toán với tổ chức phát hành toàn bộ ho c một phần số tiền đã chi tiêu ghi trên sao kê gửi cho chủ thẻ. Chủ thẻ thanh toán nợ đúng hạn là chủ thẻ đã thanh toán dư nợ vào cuối kỳ số tiền lớn hơn số tiền thanh toán tối thiểu ghi trên sao kê. Thông thường kỳ sao kê là 1 tháng/1 lần. Xét về bản chất kinh tế, thẻ tín dụng là sự cam kết của tổ chức phát hành sẽ trả cho tổ chức thanh toán những khoản tiền mà chủ thẻ đã chi tiêu. Tức là, tại thời điểm khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ, rút tiền m t qua máy thanh toán tiền tự động, tổ chức thanh toán sẽ đứng ra tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ. Ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho ngân hàng thanh toán và sau đó ngân hàng phát hành sẽ tiến hành thu hồi khoản tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Do chủ thẻ sử dụng thẻ để chi tiêu thay vì phải mang theo một lượng tiền m t nhất định nên thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán không dùng tiền m t hiện đại hàng đầu. Theo phạm vi sử dụng, thẻ tín dụng được phân thành hai loại là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ tín dụng nội địa: là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một quốc gia nhất định. Tổ chức phát hành và cơ sở chấp nhận thẻ cùng tại một quốc gia. Đồng tiền của thẻ chỉ duy nhất là đồng nội tệ. Thẻ tín
  15. 7 dụng quốc tế: là loại thẻ do các ngân hàng phát hành, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế phát hành. Thẻ này có thể thanh toán ở các đơn vị chấp nhận thẻ, điểm rút tiền m t trên phạm vi quốc tế. 1.2 Lý thuyết về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng Hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng là hành vi thanh toán cho tổ chức phát hành các khoản phải trả liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm ho c rút tiền m t của chủ thẻ tín dụng. Hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng được chia làm hai loại là hành vi thanh toán đúng hạn và hành vi thanh toán quá hạn. Hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng đúng hạn là hành vi thanh toán lớn hơn số tiền thanh toán tối thiểu trước thời điểm hết hạn thanh toán. Hành vi thanh toán nợ quá hạn là khi hành vi không thanh toán nợ đúng hạn. Hành vi thanh toán nợ quá hạn thường được phân loại thành hai nhóm sau: Phân loại theo kỳ sao kê: Mức độ của hành vi thanh toán nợ quá hạn là bội số của kỳ sao kê. Các mức độ của hành vi thanh toán nợ quá hạn là: Nợ quá hạn dưới 30 ngày, từ 30 đến 60 ngày, từ 61 đến 90 ngày, từ 91 đến 120 ngày. Phân loại nợ quá hạn theo kỳ sao kê giúp thuận tiện trong việc quản lý nợ và phân loại khách hàng. Phân loại theo nhóm nợ: Trong thực tế kinh doanh thì một ngân hàng sử dụng các mức thanh toán nợ quá hạn theo tiêu chí định lượng đó là: Nợ quá hạn dưới 10 ngày, từ 10 đến 90 ngày, từ 91 đến 180 ngày, từ 181 đến 360 ngày và trên 360 ngày. Thực tế, tại Ngân hàng NHCTCN4 từ 31/12/2014 trở về trước sử dụng cách phân loại hành vi nợ quá hạn theo kỳ sao kê. Từ ngày 01/01/2015, NHCTVN sử dụng song song hai các phân loại trong các báo cáo về nợ quá hạn thẻ tín dụng. Trong khoa học, tùy theo quan điểm và mục tiêu nghiên cứu mà các tác giả lựa chọn nghiên cứu hành vi thanh toán nợ quá hạn ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu của Zhao và các cộng sự (2009) nghiên cứu về hành vi quá hạn, trong đó khách hàng quá hạn là khách hàng không thanh toán đủ số tối thiểu của kỳ sao
  16. 8 kê nghiên cứu. Nghiên cứu của Black và cộng sự (1998) định nghĩa khách hàng bị coi là quá hạn khi đã từng quá hạn một kỳ trong năm. Noh và cộng sự (2005) lập luận rằng nợ quá hạn là các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày trở lên. Trong các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phương Thảo (2013), Stanvins (2000) hành vi thanh toán nợ quá hạn là hành vi khách hàng chậm trả nợ trong hai kỳ liên tiếp trở lên trong khoảng thời gian nghiên cứu. Các nghiên cứu các tác giả Sheng (2011), Bellotti và cộng sự (2009), Nyamongo (2009), Dunn (1999) quan tâm đến hành vi của các khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn từ ba kỳ sao kê trở lên. 1.2.2 Một số nghiên cứu về hành vi thanh toán thẻ tín dụng 1.2.1 Các nghiên cứu trong nƣớc Một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2012). Ứng dụng mô hình hồi quy Logistic với dữ liệu bao gồm 91 khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Thái. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố dự báo khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay tiêu dùng là:  Độ tuổi  Nghề nghiệp  Thâm niên / Kinh nghiệm làm việc  Thời gian làm công việc hiện tại  Tình trạng sở hữu bất động sản  Thu nhập cá nhân  Dư nợ hiện tại  Tình trạng sử dụng dịch vụ  Số dư tiền gửi Theo nghiên cứu, sáu nhân tố không sử dụng để dự báo hành vi trả nợ trễ hạn của khách hàng do mức ý nghĩa cao hơn 5% là: (i) Trình độ học vấn, (ii) Cơ cấu gia đình, (iii) Số người phụ thuộc, (iv) Thu nhập của gia đình, (v) Tình hình trả nợ, (vi) Tình hình chậm trả lãi. Câu hỏi được đ t ra là các khoản vay thông qua hình thức
  17. 9 phát hành thẻ tín dụng thì các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát sinh nợ xấu có giống với các khách hàng vay tiêu dùng thông thường hay không? Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Phương Thảo (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng và dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Stavins (2000) ứng dụng mô hình hồi quy Logistic, mô hình cụ thể nghiên cứu hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng được xây dựng như sau: ( ) Mô hình có biến phụ thuộc (Y) là hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng. Y = 1 nếu khách hàng có hành vi thanh toán trễ hạn từ 2 kỳ sao kê trở lên, Y = 0 nếu khách hàng có hành vi thanh toán nợ trễ hạn tối đa 1 kỳ sao kê.  i là các hệ số hồi quy tương ứng.  là các biến độc lập bao gồm: o Độ tuổi o Trình độ học vấn o Tình trạng hôn nhân o Số người phụ thuộc o Giới tính o Thu nhập o Tình trạng sở hữu bất động sản o Tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng/thu nhập Nghiên cứu đã khám phá ra rằng các nhân tố đồng biến với nợ quá hạn thẻ tín dụng là (i) số người phụ thuộc, và (ii) tỉ lệ hạn mức thẻ tín dụng/thu nhập. Các nhân tố tương quan nghịch biến với nợ quá hạn là (i) trình độ học vấn, (ii) tình trạng hôn nhân, (iii) tình trạng sở hữu nhà ở, và (iv) thu nhập. Hai biến độ tuổi và giới tính không có ý nghĩa trong việc dự đoán hành vi thanh toán nợ của chủ thẻ. Hạn chế của nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2012) là việc lựa chọn mô hình tối ưu để dự báo hành vi thanh toán nợ chưa có phương pháp hợp lý khi đồng thời loại bỏ tất các biến có mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%. Nhược điểm này
  18. 10 cũng tiếp tục bị l p lại trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phương Thảo (2013). Để khắc phục nhược điểm này, trong nghiên cứu của tác giả, tác giả thực hiện lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách loại biến từng biến, sử dụng chỉ tiêu AIC, đưa vào phân tích các tiêu chuẩn định tính. 1.2.2 Các nghiên cứu quốc tế Nghiên cứu quốc tế nổi bật trong lĩnh vực này là nghiên cứu của tác giả Stavins (2000) về mối quan hệ giữa dư nợ thẻ tín dụng, nợ quá hạn và phá sản cá nhân. Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình hồi quy Logistic để phân tích dữ liệu và đề xuất mô hình dự báo nợ quá hạn thẻ tín dụng như sau: Nợ quá hạn = 0 tuổi + 1 thu nhập + 2 tài sản + 3 thất nghiệp + 4 sở hữu nhà + 5 số người phụ thuộc + 6 hôn nhân + 7 giáo dục + 8 bảo hiểm sức khỏe + 9 số lượng thẻ + 10 số dư sau khi thanh toán + 11 tỉ lệ nợ/thu nhập + 12 phá sản +  Trong đó, nợ quá hạn là các khoản nợ trễ hạn từ 2 kỳ sao kê liên tiếp trở lên.  i : Là các hệ số hồi quy tương ứng.  : Là phần nhiễu. Kết luận được đưa ra bởi đề tài là: Chủ thẻ sở hữu càng nhiều thẻ tín dụng thì khả năng nợ vay bị quá hạn càng thấp; ngược lại, nếu dư nợ còn lại sau khi thanh toán kỳ gần nhất càng cao thì khả năng nợ quá hạn càng cao. Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất tới khả năng phát sinh nợ quá hạn thẻ tín dụng là tình trạng chủ thẻ đã từng nộp đơn phá sản ho c đã thất nghiệp trong vòng 12 tháng gần nhất. Trường hợp vợ ho c chồng của chủ thẻ bị thất nghiệp trong 12 tháng gần nhất cũng ảnh hưởng đến khả năng phát sinh nợ quá hạn thẻ tín dụng nhưng ở mức độ nhẹ hơn. M t khác, trường hợp chủ thẻ có bảo hiểm sức khỏe ho c đã kết hôn thì khả năng phát sinh nợ quá hạn giảm. Trường hợp chủ thẻ có thu nhập cao và sở hữu nhiều tài sản cũng giảm khả năng phát sinh nợ quá hạn. Với chủ thẻ là người lớn tuổi và có trình độ cao thì khả năng phát sinh nợ quá hạn cũng ở mức thấp hơn. Yếu tố tình trạng sở hữu nhà có mối quan hệ không rõ rệt, không có ý nghĩa thống kê với khả năng phát sinh nợ quá hạn.
  19. 11 Theo nghiên cứu của Wang và các cộng sự (2010) về tương quan giữa yếu tố nhân khẩu học và dư nợ thẻ tín dụng. Các biến có tương quan với dư nợ thẻ tín dụng là (i) giới tính, (ii) tuổi, (iii) nghề nghiệp, (iv) giáo dục, (v) thu nhập, (vi) tầng lớp xã hội. Hạn chế của đề tài là mối quan hệ nhân quả giữa thái độ và hành vi không kiên định. M c dù tác giả thấy rằng thái độ có ảnh hưởng tích cực ho c tiêu cực đến hành vi sử dụng thẻ nhưng đề tài chưa xác định được thái độ gây ra hành vi hay hành vi làm thay đổi thái độ. Hạn chế thứ hai của đề tài đó là đề tài chỉ nghiên cứu tác động của từng nhân tố riêng biệt tới biến phụ thuộc nên chưa có thể so sánh mức độ ảnh hưởng khác biệt giữa các nhóm nhân tố cũng như mối quan hệ giữa các nhóm. Thứ ba, nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu tại thành phố Thượng Hải nên không có được sự so sánh với các địa bàn khác. Yi Zhao và cộng sự (2009) đã nghiên cứu mô hình dynamic dự đoán rủi ro của khách hàng mới trong thị trường thẻ tín dụng. Nghiên cứu cho thấy số lần rút tiền m t có mối quan hệ đồng biến với nợ quá hạn thẻ tín dụng. Đ c biệt ở nhóm khách hàng có hạn mức cao, nếu số lần rút tiền m t tăng thì khả năng nợ bị quá hạn tăng mạnh. Các yếu tố có mối quan hệ ngược chiều với nợ quá hạn thẻ tín dụng là: (i) thời gian làm việc, (ii) thu nhập, (iii) hạn mức tín dụng được cấp / hạng thẻ. Trong nghiên cứu của tác giả Nyamongo (2009) phân tích về mối quan hệ giữa nợ xấu thẻ tín dụng và đ c điểm của chủ thẻ, kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu được đưa ra là (i) tuổi và (ii) giáo dục. Các nhân tố như (i) thu nhập, (ii) giới tính, (iii) tài sản ảnh hưởng không đáng kể đến nợ xấu thẻ tín dụng. Một nghiên cứu dự báo và đánh giá nợ xấu thẻ tín dụng khác của tác giả Bellotti và cộng sự (2009) đã ứng dụng mô hình dynamic để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có mối quan hệ nghịch biến với nợ xấu thẻ tín dụng là: (i) Số dư hiện tại, (ii) thu nhập, (iii) độ tuổi, (iv) hạn mức tín dụng, (v) số dư cuối kỳ, (vi) số tiền trả hàng tháng, (vii) số lượng giao dịch, và (viii) số lượng thẻ tín dụng. Đề tài cũng đề cập đến mối tương quan giữa các yếu tố vĩ mô với nợ xấu thẻ tín dụng. Nghiên cứu dự báo rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Noh và các cộng sự (2005) sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng ứng dụng đồng thời 3 mô hình
  20. 12 (i) hồi quy Logistic, (ii) Neural network và (iii) Survival để dự báo nợ quá hạn thẻ tín dụng. Phương pháp Survival được đánh giá là phương pháp phân loại khách hàng nợ xấu tốt nhất. Dựa theo phương pháp Survival, tác giả kết luận rằng các biến ảnh hưởng đến nợ xấu là: (i) tuổi, (ii) tổng số tiền rút trung bình mỗi tháng, (iii) số lượng giao dịch mua hàng, (iv) số lượng giao dịch mua hàng trả góp, (v) số lần chuyển tiền, (vi) dự định mua hàng, (vii) tỉ lệ sử dụng thẻ, (viii) tỉ lệ dùng tiền m t. Các yếu tố như giới tính, và hạn mức tín dụng ảnh hưởng không đáng kể đến nợ xấu thẻ tín dụng. Nghiên cứu thực nghiệm nợ xấu thẻ tín dụng của tác giả Dunn (1999) sử dụng mô hình probit đã chỉ ra các biến có mối quan hệ đồng biến với nợ xấu thẻ tín dụng là: (i) tỉ lệ hạn mức/thu nhập, (ii) tỉ lệ số tiền tối thiểu/thu nhập (mức độ ảnh hưởng mạnh nhất), (iii) số lượng thẻ, (iv) số trẻ em trong gia đình, (v) tổng số tiền thanh toán tối thiểu, (vi) tổng hạn mức khách hàng đã sử dụng. Các nhân tố như tình trạng hôn nhân và độ tuổi có mối quan hệ nghịch biến với nợ xấu thẻ tín dụng. Các nhân tố như trình độ, thu nhập, tình trạng sở hữu nhà ở, tỉ lệ nợ/thu nhập có ảnh hưởng không đáng kể đến nợ xấu thẻ tín dụng. Nghiên cứu liên quan khác của Black và cộng sự (1998) đưa ra quan điểm rằng các chủ thẻ mới phát hành thẻ có nhiều đ c điểm khác biệt và rủi ro hơn các chủ thẻ lâu năm. Chủ thẻ tín dụng mới thường có thu nhập thấp hơn và tỷ lệ dư nợ trên thu nhập cao hơn. Hiện nay tỷ lệ chủ sở hữu thẻ tín dụng có thu nhập thấp ngày càng cao với nhiều đ c điểm cá nhân khác biệt như (i) thường chưa kết hôn, (ii) ở nhà thuê hơn là sở hữu nhà, (iii) ít thâm niên trong nghề và (iv) s n sàng vay mượn để đi du lịch ho c thanh toán chi phí sinh hoạt khi thu nhập sụt giảm. Nghiên cứu cũng cho thấy các khoản vay của các đối tượng chủ thẻ này thường phát sinh nợ xấu sau 18 tháng. Nghề nghiệp của chủ thẻ tín dụng có mối quan hệ không đ c biệt rõ rệt với khả năng phát sinh nợ xấu; nhưng trường hợp công nhân chưa lành nghề có khả năng phát sinh nợ xấu cao hơn bình thường. 1.3 Mô hình hồi quy Logistic
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2