intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách tại TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc quá giờ và các vấn đề sức khoẻ bị tác động theo thời gian làm việc quá giờ. Từ đó tìm ra các giải pháp làm giảm thời gian làm việc quá giờ và giảm các hậu quả tiêu cực về sức khoẻ cũng như bệnh tật, thực hiện chủ trương “Sức khoẻ cho mọi người”. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách tại TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- PHAN QUỐC THỊNH NGHIÊN CƯU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN LÀM VIỆC QUÁ GIỜ VÀ TÁC ĐỘNGCỦA LÀM VIỆC QUÁ GIỜ ĐẾN SỨC KHỎEVÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA TÀI XẾ NGÀNH DỊCH VỤ CHỞ KHÁCH TẠI TP. HCM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHAN QUỐC THỊNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀM VIỆC QUÁ GIỜ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LÀM VIỆC QUÁ GIỜ ĐẾN SỨC KHỎE VÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA TÀI XẾ NGÀNH DỊCH VỤ CHỞ KHÁCH TẠI TP.HCM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. Mục lục Lời cam đoan Trang phụ bìa Mục lục Danh mục chữ viết tắt Tóm tắt luận văn Danh mục các hình vẽ, bảng biểu, đồ thị Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.............................................................................1 1.1.Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu ................................................................1 1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2 1.3.Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ....................3 Chương 2: Cơ sở lý luận ...........................................................................................5 2.1.Giới thiệu ngành vận chuyển hành khách ...........................................................5 2.2.Giới thiệu về công việc tài xế ngành dịch vụ vận chuyển khách ........................7 2.3.Đặc thù tiêu chuẩn dành cho tài xế vận chuyển hành khách ............................10 2.4.Những vấn đề sức khoẻ đối với tài xế chở khách ngành dịch vụ .....................12 2.5.Các khái niệm liên quan đến sức khỏe khi làm việc ngoài giờ .........................14 2.5.1.Các khái niệm cơ bản liên quan đến sức khỏe ...............................................14 2.5.2.Làm việc quá giờ ............................................................................................20 2.5.3.Hồi phục sức khỏe ..........................................................................................22 2.6.Các khái niệm về hành vi lối sống ....................................................................23 2.6.1Khái niệm hành vi lối sống .............................................................................23 2.6.2Hành vi sức khỏe tích cực và tiêu cực ............................................................23 2.7.Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyết định làm việc quá giờ ............24
  4. 2.8 Kết quả từ những công trình nghiên cứu nước ngoài về ảnh hưởng của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi sức khoẻ ........................................................28 Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu......................................................................33 3.1.Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................33 3.2.Đo lường các biến sức khoẻ và hành vi lối sống ..............................................36 3.3Đo lường các biến yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến làm việc ngoài giờ ......40 3.4.Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................41 3.5Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................42 Chương 4 : Kết quả nghiên cứu ..............................................................................45 Phần nghiên cứu thứ nhất: Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đối với quyết định làm việc quá giờ của tài xế .............................................................45 4.1.Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................................45 4.2.Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương nhỏ nhất.......................................47 4.3.Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập .......................................................49 4.4Kiểm định dùng hệ số nhân tố phóng đại phương sai (variance inflation factor – vif) ...............................................................................50 4.5.Kiểm định phương sai thay đổi (Phụ lục 2) ......................................................51 4.6.Kiểm định sự tự tương quan..............................................................................51 4.7.Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Phụ lục 2) .............................................51 4.8.Ý nghĩa kết quả hồi quy của mô hình đã chỉnh sửa ..........................................54 Phần nghiên cứu thứ hai: Tác động của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối sống ....................56 4.9.Mô tả số liệu nghiên cứu ...................................................................................56 4.10Ma trận tương quan giữa biến thời gian làm việc quá giờ với các biến sức khoẻ và hành vi sức khoẻ (ma trận hệ số tương quan Pearson) .......................................57
  5. 4.11.Kiểm định các biến có phân phối chuẩn hay không .......................................58 Kiểm định sự tương quan giữa các biến bằng đồ thị ..............................................58 4.12Giải thích ý nghĩa mô hình tác động của làm việc quá giờ đến sức khoẻ và hành vi lối sống người tài xế ............................................................................................59 Chương 5: Kết luận và kiến nghị ............................................................................60 5.1.Tóm lược phương pháp nghiên cứu ..................................................................61 5.2.Tổng hợp kết quả nghiên cứu ............................................................................62 5.3.Kết luận .............................................................................................................63 5.4.Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................64 5.5Kiến nghị ............................................................................................................64 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4
  6. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách tại TP.HCM” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ các nội dung tham khảo từ các công trình khác như đã nêu rõ trong luận văn, các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã có từ trước. TP.HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Tác giả Phan Quốc Thịnh
  7. Danh mục chữ viết tắt CP: cổ phần TNHH: trách nhiệm hữu hạn VND: Việt Nam đồng THPT: Trung học phổ thông OT(overtime): thời gian làm việc quá giờ OLS(Ordinary Least Square): phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất VIF(Variance inflation factor): hệ số phóng đại phương sai BMI(Body mass index): chỉ số khối cơ thể ILO(International Labour Organization): Tổ chức lao động quốc tế WHO(World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới BGTVT: Bộ giao thông vận tải BYT: Bộ Y tế TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh NĐ-CP: Nghị định Chính phủ
  8. Tóm tắt luận văn Làm việc quá giờ và các tác động đến sức khoẻ đã được nghiên cứu từ lâu ở các nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này tính đến thời điểm hiện tại. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người tuy nhiên do ảnh hưởng của các vấn đề kinh tế xã hội mà người tài xế ngành dịch vụ chở khách (đối tượng chính trong bài luận văn) chấp nhận đánh đổi thời gian nghỉ ngơi để làm việc. Nghiên cứu bao gồm cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đi trước và số liệu thực tế làm nền tảng cho hai phần nghiên cứu sau  Mô hình các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến làm việc ngoài giờ của tài xế ngành dịch vụ chở khách.  Mô hình tác động của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách. Bài nghiên cứu có tất cả 5 chương: Chương 1:Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu Chương 4 : Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  9. Danh mục các hình vẽ, bảng biểu, đồ thị Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow ........................................................................... 12 Bảng 2.4.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa làm việc quá giờ đến các chỉ số sức khoẻ cơ bản, hành vi lối sống tích cực và hành vi lối sống tiêu cực ...................................................... 21 Bảng 2.4.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa làm việc quá giờ đến các bệnh tim mạch ..................................................... 25 Bảng 2.4.3 Nghiên cứu về mối liên hệ giữa làm việc quá giờ và năng suất lao động ............................................................... 27 Bảng 2.4.4 Nghiên cứu về mối quan hệ làm việc quá giờ và căng thẳng thần kinh ............................................................ 29 Bảng 2.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của làm việc quá giờ đến chỉ số khối cơ thể(BMI) ..................................................... 30 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu tổng thể ................................................................ 32 Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu thứ nhất ...................................................... 44 Bảng 4.2 Kết quả hồi quy OLS nghiên cứu thứ nhất ........................................... 45 Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập nghiên cứu thứ nhất ................................................................... 46 Bảng 4.4 Kiểm định dùng hệ số vif ..................................................................... 47 Bảng 4.5. Mô hình OLS sau khi bỏ biến mrd ...................................................... 48 Bảng 4.6 Mô hình OLS sau khi bỏ biến nuchld ................................................... 49
  10. Bảng 4.6.1 Kiểm định Breus – Pagan .................................................................. 50 Bảng 4.6.2 Kiểm định White................................................................................ 51 Đồ thị 4.7 Ước lượng phần dư ............................................................................. 51 Bảng 4.7.2 Kiểm định hệ số tương quan Spearman ............................................. 52 Bảng 4.8. Mô hình hồi quy hoàn chỉnh của phần nghiên cứu thứ nhất .............................................................................. 52 Bảng 4.9 Kiểm định tự tương quan bằng đồ thị sau khi thay thế biến độc lập ............................................................. 53 Bảng 4.10 Mô tả số liệu phần nghiên cứu thứ hai ............................................... 54 Bảng 4.11 Ma trận hệ số tương quan Pearson...................................................... 54 Đồ thị 4.12 Đồ thị phân phối của biến làm việc quá giờ và biến chỉ số khối cơ thể ......................................................... 54 Bảng 4.12.2 Kiểm định Skewness/Kurtosis ......................................................... 55 Bảng 4.13 Đồ thị phân tán thể hiện tương quan của các biến trong phần nghiên cứu thứ hai ....................................................................................... 62 Hình 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................ 56
  11. 1 Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu Chương đầu tiên của bài nghiên cứu này sẽ giới thiệu tổng quan về tầm quan trọng, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương giới thiệu tổng quan về ngành vận tải hành khách, đây là ngành kinh doanh có hiện trạng làm việc quá giờ, đặc biệt là người tài xế. Những yêu cầu và tiêu chuẩn công việc lái xe và những vấn đề về sức khỏe của tài xế cũng được trình bày trong chương này. 1.1. Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu Làm việc quá giờ (overtime - OT) thường phổ biến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Các doanh nghiệp thường sử dụng giờ làm thêm như một cách thức giải quyết khối lượng công việc gia tăng đột xuất mà không cần phải thuê thêm nhân lực. Người lao động muốn làm quá giờ để đóng góp vào nền kinh tế vừa có lợi cho bản thân khi có thể gia tăng thu nhập của họ. Tuy nhiên, làm việc gây nhiều tác hại cho cả người lao động, chủ doanh nghiệp và xã hội. Ngành vận chuyển phục vụ hành khách là một trong những ngành có yêu cầu công việc phải làm thêm ngoài giờ đối với người lao động, đặc biệt là vai trò của người tài xế. Công việc lái xe cần sự tập trung cao độ, lái xe trong một khoảng thời gian quá dài sẽ gây mệt mỏi và làm giảm năng suất. Trong trường hợp người tài xế phải làm việc quá giờ sẽ gây ra những hậu quả về sức khoẻ và đe doạ an toàn tính mạng cho cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của ảnh hưởng làm việc quá giờ đến sức khoẻ người tài xế “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách tại TP.HCM” được tôi thực hiện để tìm ra của các yếu tố kinh tế xã hội
  12. 2 đến quyết định làm quá giờ của người tài xế cũng như tác động của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối sống. Nghiên cứu bao gồm cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đi trước và số liệu thực tế làm nền tảng cho hai phần nghiên cứu sau  Mô hình các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến làm việc ngoài giờ của tài xế ngành dịch vụ chở khách.  Mô hình tác động của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách. 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Ý nghĩa khoa học Ở các nước phương Tây, hệ luỵ về sức khoẻ do làm việc quá giờ là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, đề tài về người lao động cũng luôn thu hút sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học từ trước tới nay. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về tác động của làm việc quá giờ ảnh hưởng tới sức khoẻ của tài xế ngành dịch vụ hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó để làm sáng tỏ và chứng minh cho phần lý luận đã được các nhà khoa học đi trước đưa ra giúp cho việc nhận thức đúng vai trò các yếu tố của điều kiện lao động trong lao động, đồng thời giúp người lao động có thể nhận thức đầy đủ về điều kiện lao động và có những hành động tích cực trong việc cải thiện bản thân và môi trường làm việc của mình. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cho ta thấy thực trạng công việc và sức khoẻ của người tài xế để tìm ra các giải pháp nhằm làm giảm thời gian làm việc quá giờ qua đó làm giàm
  13. 3 hậu quả tiêu cực về sức khoẻ cũng như bệnh tật, góp phần cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo sức khoẻ và tăng hiệu quả lao động. 1.3. Mục đích, đối tƣợng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 1.3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc quá giờ và các vấn đề sức khoẻ bị tác động theo thời gian làm việc quá giờ. Từ đó tìm ra các giải pháp làm giảm thời gian làm việc quá giờ và giảm các hậu quả tiêu cực về sức khoẻ cũng như bệnh tật, thực hiện chủ trương “Sức khoẻ cho mọi người”. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu khảo sát và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc quá giờ và tác động làm việc quá giờ đến sức khoẻ người tài xế. 1.3.3. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là những người tài xế lái xe ngành dịch vụ. Họ là những người trực tiếp làm công việc lái xe chuyên chở phục vụ khách trong nhiều công ty hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như taxi, vận chuyển hành khách theo hợp đồng, và trong những lĩnh vực khác. Vấn đề làm việc quá giờ không phải xuất hiện ở toàn bộ lĩnh vực vận tải hành khách. Làm việc quá giờ chỉ xuất hiện khi công ty có vấn đề phát sinh và bất ngờ. Tài xế ở công ty du lịch, tài xế taxi và tài xế phục vụ cho khách sạn là những nhóm tài xế thường xuyên phải đối mặt với làm việc quá giờ. 1.3.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Khảo sát thu thập thông tin cần thiết từ những người tài xế hành nghề vận chuyển khách đang hoạt động ở TP.HCM. Tác giả chọn ra 3
  14. 4 công ty lớn về dịch vụ vận chuyển hành khách ở TP.HCM, đó là công ty CP Taxi Mai Linh, Công ty TNHH vận tải Thiên Phương chuyên phục vụ vận chuyển khách theo hợp đồng, công ty CP dịch vụ EzyTrans chuyên phục vụ vận chuyển khách cho các khách sạn ở TP.HCM. Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. TÓM TẮT CHƢƠNG Chương đầu tiên đã giới thiệu tổng quan về tầm quan trọng, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương cũng đã giới thiệu tổng quan về ngành vận tải hành khách, đây là ngành kinh doanh có hiện trạng làm việc quá giờ, đặc biệt là người tài xế. Ngoài ra, những yêu cầu và tiêu chuẩn công việc lái xe và những vấn đề về sức khỏe của tài xế cũng được đã trình bày trong chương này Chương thứ hai của luận văn sẽ trình bày chi tiết lý thuyết làm nển tảng cho mô hình nghiên cứu. Bài nghiên cứu này cũng thừa hưởng nhiều thành tựu đạt được từ những công trình nghiên cứu nước ngoài sẽ được trình bày ở chương thứ hai.
  15. 5 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận Chương hai của bài nghiên cứu này sẽ trình bày chi tiết các lý thuyết được sử dụng làm nền tảng cho hai mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách. Các khái niệm về sức khoẻ, nhu cầu nghỉ ngơi, hành vi lối sống là những lý khái niệm lý thuyết mới trong lĩnh vực kinh tế sức khoẻ. Phần lý thuyết về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trả lương là những khái niệm đã được luật hoá ở Việt Nam. Kết quả của các nghiên cứu đi trước ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành cơ sở lý luận của bài nghiên cứu này. 2.1. Giới thiệu ngành vận chuyển hành khách Trong báo cáo “Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030‖ của Bộ giao thông vận tải có đánh giá rằng ngành vận chuyển hành khách có đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế ở nước ta.Trong 8 tháng đầu năm 2016, có đến hơn 220 triệu lượt khách được phục vụ bằng đường bộ trên toàn quốc. Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, trong đó, quốc lộ và cao tốc 18.744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh 23.520 km, chiếm 9,11%; đường huyện 49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã 151.187 km, chiếm 58,55%; đường đô thị 8.492 km, chiếm 3,29% và đường chuyên dùng 6.434 km, chiếm 2,49%. Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 18.744 km; trong đó mặt đường bê tông nhựa
  16. 6 chiếm 62,97%, bê tông xi măng chiếm 2,67%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá dăm chiếm 2,66%. Về tiêu chuẩn kỹ thuật thì đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp trung bình chiếm 77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp chiếm tỷ lệ là 14,77%. Vận chuyển đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các phương thức vận chuyển khác và ngày càng tăng từ 82,4% năm 2001 lên 91,4% năm 2010 về vận chuyển hành khách và tăng từ 65,7% năm 2001 lên 70,6% năm 2010 về vận chuyển hàng hóa; Vận chuyển đường bộ đã tăng trưởng rất nhanh cả về vận chuyển hàng hóa và hành khách. Khối lượng vận chuyển hành khách đã tăng từ 677,3 triệu lượt hành khách năm 2001 lên 2011, 1 triệu hành khách năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm và lượng luân chuyển hành khách tăng từ 23.394,9 triệu lượt hành khách trong năm 2001 lên đến 69.197,4 triệu lượt hành khách trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,8%/năm. Vận chuyển khách đường bộ đã có sự kết nối tốt hơn với các phương thức hàng không, đường sắt và giữa các phương tiện đường bộ với nhau như xe buýt, taxi. Luồng tuyến vận chuyển khách đường bộ đã phát triển hầu hết tới tất cả các huyện hoặc cụm xã. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh luồng tuyến vận chuyển khách liên tỉnh tới nay đã bão hoà và có sự chồng chéo tuyến vận chuyển khách dẫn tới mất cân đối cung cầu theo tuyến (Quốc lộ 1A đang quá tải, nhưng đường đường Hồ Chí Minh mật độ giao thông lại rất thấp). Kết quả vận chuyển khách chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng những lúc cao điểm và yêu cầu về chất lượng, hiện tượng tranh giành, chèn ép khách nhất là các dịp lễ tết vẫn xảy ra. Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp.
  17. 7 Qua báo cáo trên, ta có thể nhận thấy vai trò không nhỏ của vận chuyển hành khách đối với nền kinh tế. Người tài xế là nhân tố chủ đạo đem lại nguồn lợi tuy nhiên họ lại gặp những khó khăn về vĩ mô mà ngay cả Bộ giao thông vận tải còn chưa khắc phục được. Những khó khăn này nếu không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng không những đến sự ổn định trong công việc của người tài xế mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. 2.2. Giới thiệu về công việc tài xế ngành dịch vụ vận chuyển khách Công việc lái xe được Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thuộc Sở giao thông vận tải Hà Nội mô tả cụ thể từ mục 5.1 đến 5.4. 2.2.1. Đặc điểm lao động của người lái xe (i) Đặc điểm nghề nghiệp Người lái xe là người trực tiếp thực hiện quá trình vận chuyển, có những đặc điểm riêng so với những ngành nghề khác. Lái xe thực hiện công việc vận chuyển trên đường giao thông đòi hỏi phải tự chủ trong mọi hoạt động và khắc phục sự cố liên quan đến vận chuyển. Lái xe phải thường xuyên làm việc căng thẳng cả về đầu óc lẫn chân tay, ngoài công việc vận chuyển lái xe phải làm thêm công việc bảo dưỡng, sửa chữa xe, các thủ tục, giấy tờ liên quan đến vận chuyển. (ii) Kỷ luật lao động Kỷ luật lao động của người lái xe thể hiện ở việc đúng giờ và hoàn thành công việc đúng nhiệm vụ giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự an toàn giao thông trong vận chuyển. Thực hiện chăm sóc, bảo quản thường xuyên đối với ô tô, thiết bị vận chuyển, dụng cụ đồ nghề, nhiên liệu dầu mỡ và hàng hoá trên xe. Kỷ luật lao động người lái xe có liên quan tới những hoạt động của doanh nghiệp vận chuyển ô tô, vì những công việc của vận chuyển được thực hiện ngoài
  18. 8 phạm vi doanh nghiệp. Vì vậy, kỷ luật lao động tự giác của người lái xe có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 2.2.2. Quá trình làm việc của người lái xe (iii) Công tác chuẩn bị Nắm vững kế hoạch vận chuyển Khi nhận nhiệm vụ ghi trong lịch trình đi đường, người lái xe cần nắm vững nhiệm vụ được giao, nhất là các điều kiện vận chuyển. Phải biết được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình vận chuyển để đề ra biện pháp thực hiện. Tài xế cũng cần nắm vững tuyến đường và các khả năng ùn tắc giao thông, các điểm dừng xe và đậu xe. Kiểm tra an toàn phương tiện Trước khi hoạt động, xe ô tô cần kiểm tra tra các thiết bị chiếu sáng, còi, bộ gạt nước, gương chiếu hậu, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống lái, hệ thống phanh, lắng nghe tiếng động cơ làm việc ở các chế độ. Nếu có hư hỏng cần kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. Chuẩn bị vật tư và các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho xe và hành khách Tuỳ theo công việc sắp thực hiện, trước khi xe chạy, lái xe phải mang theo các thiết bị và dụng cụ cần thiết, bộ đồ nghề sửa chữa, nhiên liệu dự trữ. Trên các xe phải có tủ thuốc cấp cứu phục vụ hành khách. Chuẩn bị thủ tục giấy tờ Tài xế lái xe trước khi xe ra đường, cần phải xem xét lại các giấy từ cần thiết như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm và giấy chứng nhận kiểm định của xe. 2.2.3. Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách (iv) Công tác chuẩn bị
  19. 9 Người tài xế phải đưa xe đến điểm đón khách theo yêu cầu của công ty và đúng giờ theo lịch hẹn. Người lái xe luôn nhắc nhở hành khách bảo đảm an toàn khi xe chuyển bánh cụ thể như phải thắt dây an toàn và không làm ồn ào ảnh hưởng đến sự tập trung lái xe của tài xế. (v) Tổ chức nơi nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khoẻ hành khách Người lái xe có tư cách đạo đức tốt là người có trách nhiệm cao đối với hành khách cũng như hành lý mang theo của họ. Khi vận chuyển hành khách có cự ly xa, tài xế cần tính toán trước các chặng nghỉ có đủ điều kiện về ăn uống, nghỉ ngơi và có nhà vệ sinh cho khách. Người lái xe cần biết chăm sóc và đáp ứng những yêu cầu cần thiết của hành khách và tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo sức khoẻ cho họ. 2.2.4. Giải quyết các trường hợp cần thiết khi có sự cố trên đường vận chuyển (vi) Sức khoẻ hành khách Người lái xe cần đặc biệt chú ý khi vận chuyển những người bệnh, người có thương tật và trẻ em. Trên xe phải có tủ thuốc cấp cứu. Trong trường hợp phải cấp cứu cho hành khách mà việc cấp cứu trên xe không đạt kết quả thì người lái xe phải đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Trường hợp người bệnh không thể tiếp tục đi được, người lái xe phải làm thủ tục nhập viện. Khi xe bị tai nạn giao thông, người lái xe phải tìm cách cứu chữa và báo ngay với chính quyền sở tại hoặc cảnh sát giao thông gần nhất để giúp đỡ. Trường hợp do thiên tai tắc đường giao thông trên đường thì tuỳ tình hình mà tài xế có cách xử lý thích hợp. Tài xế thông báo và trấn an hành khách, trong trường hợp kẹt xe nghiêm trọng không thể di chuyển buộc phải ngừng lại thì người tài xế phải thông báo cho khách và cũng phải liên lạc nhờ sự giúp đỡ từ công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2