intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời nhận diện và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận đó. Thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà đầu tư, cổ đông và những người có nhu cầu sử dụng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết sẽ có cái nhìn tổng quát hơn khi đưa ra các quyết định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………….. PHAN THỊ THANH TRANG NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ……………………… PHAN THỊ THANH TRANG NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và hợp lý. Luận văn chưa từng được tác giả công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Phan Thị Thanh Trang
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài ..............................................................2 2.1.Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 ● Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2 ● Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2 2.2.Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................3 3.1.Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………..3 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 5. Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài ........................................................................4 5.1.Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................4 5.2. Đóng góp mới của luận văn …………………………………………..………4 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 7 1.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................................7 1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................................8 1.3. Nhận xét………………………………………………………………………11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………….12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN VÀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ..................................................... 13
  5. 2.1.Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận ...............................................................................13 2.1.1. Khái niệm về lợi nhuận................................................................................13 2.1.2. Nội dung của lợi nhuận................................................................................14 2.1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh........................................14 2.1.2.2. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính ...........................................14 2.1.2.3. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) .....14 2.1.3. Vai trò của lợi nhuận ...................................................................................15 2.1.3.1. Đối với doanh nghiệp............................................................................15 2.1.3.2. Đối với xã hội .......................................................................................15 2.2. Một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán ...............................................................................................................................16 2.2.1. Khái niệm công ty cổ phần ..........................................................................16 2.2.2. Phân loại công ty cổ phần ............................................................................16 2.2.3. Mục đích niêm yết của các công ty cổ phần ................................................17 2.2.4. Sơ lược vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh……………………………...…………………….18 2.3.Những vấn đề cơ bản về hành vi điều chỉnh lợi nhuận .......................................19 2.3.1. Khái niệm hành vi điều chỉnh lợi nhuận......................................................19 2.3.2. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp ........................................21 2.3.2.1. Hợp đồng thù lao ..................................................................................21 2.3.2.2. Phát hành cổ phiếu ra công chúng ........................................................21 2.3.2.3. Mối quan hệ giữa các bên lợi ích liên quan khác .................................21 2.3.2.4. San bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bao xu hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn....................................................................................22 2.3.2.5. Thay đổi nhà quản trị ............................................................................22 2.3.2.6. Che giấu thông tin .................................................................................22 2.4. Cơ sở dồn tích, cơ sở tiền của kế toán và nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ...............................................................................................................................23 2.5.Thủ thuật dùng để điều chỉnh lợi nhuận..............................................................24 2.5.1. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp kế toán .................24 2.5.2. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán .................................................25
  6. 2.5.3. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua các quyết định kinh doanh về thời điểm thực hiện nghiệp vụ kinh doanh .........................................................................25 2.6.Một số mô hình đo lường lợi nhuận được điều chỉnh .........................................26 2.6.1. The Healy Model (1985) .............................................................................26 2.6.2. The DeAngelo Model (1986) ......................................................................26 2.6.3. The Jones Model (1991) ..............................................................................27 2.6.4. The Modified Jones (1994) .........................................................................28 2.6.5. Friedlan Model (1994) .................................................................................28 2.7. Hậu quả của hành vi điều chỉnh lợi nhuận ……………………………………29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31 3.1.Phát triển giả thuyết nghiên cứu..........................................................................31 3.1.1. Điều chỉnh lợi nhuận ...................................................................................31 3.1.2. Quy mô công ty ...........................................................................................31 3.1.3. Ngành nghề kinh doanh ...............................................................................32 3.1.4. Quy mô và chất lượng kiểm toán ................................................................32 3.1.5. Điều kiện kinh tế..........................................................................................33 3.1.6. Thời gian hoạt động của công ty niêm yết ..................................................34 3.2.Thu thập dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................34 3.2.1. Chọn mẫu .....................................................................................................34 3.2.2. Xử lý dữ liệu ................................................................................................35 3.3.Mô hình nghiên cứu ............................................................................................36 3.3.1. Mô hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận ..............................................36 3.3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận ..................................................................................................................36 3.4.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................39 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................39 3.4.2. Phân tích tương quan ...................................................................................39 3.4.3. Phân tích hồi quy .........................................................................................39 3.5. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………….……42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 44
  7. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 45 4.1.Kết quả nghiên cứu .............................................................................................45 4.1.1. Kết quả nghiên cứu mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận .........45 4.1.2. Kết quả nghiên cứu mô hình mối quan hệ giữa các biến độc lập và hành vi điều chỉnh lợi nhuận ...........................................................................................46 4.1.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...............................................46 4.1.2.2. Phân tích hồi quy ..................................................................................48 4.1.2.3. Mô hình OLS ........................................................................................53 4.3.Bàn luận về các biến nghiên cứu đối chiếu theo thực tế .....................................57 4.3.1. Đối với biến phụ thuộc hành vi điều chỉnh lợi nhuận .................................57 4.3.2. Các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5 .........................................................57 4.4. Gợi ý giải pháp đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua kết quả kiểm định mô hình các biến ………………………….52 4.4.1. Gợi ý giải pháp đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua nhân tố quy mô công ty…………………………………52 4.4.2. Gợi ý giải pháp đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua nhân tố công ty kiểm toán………………………………53 4.4.3. Gợi ý giải pháp đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua nhân tố điều kiện kinh tế………………………..………53 4.4.4. Gợi ý giải pháp đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua nhân tố thời gian hoạt động của công ty ………………..54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT................. 63 5.1.Kết luận ...............................................................................................................63 5.2.Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết..................................................................................................................64 5.2.1. Kiến nghị đối với Bộ tài chính ....................................................................64 5.2.2. Kiến nghị đối với các công ty kiểm toán và Hiệp hội kiểm toán ................66 5.2.3. Đối với các công ty cổ phần niêm yết .........................................................67
  8. 5.2.4. Đối với nhà đầu tư .......................................................................................68 5.2.5. Đối với các tổ chức tín dụng........................................................................69 5.3.Hạn chế của đề tài ...............................................................................................69 5.4.Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.......................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... PHỤ LỤC .....................................................................................................................
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính DA Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh FEM Mô hình tác động cố định GDCK Giao dịch chứng khoán MTV Một thành viên NDA Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh Pooled OLS Phương pháp bình phương tối thiểu kết hợp tất cả các quan sát REM Mô hình tác động ngẫu nhiên SXKD Sản xuất kinh doanh TA Tổng biến kế toán dồn tích TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trường chứng khoán TNHH Trách nhiệm hữu hạn VSA220 Chuẩn mực kiểm toán số 220 VAS17 Chuẩn mực kế toán số 17 WTO Tổ chức thương mại thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng mã hóa các kỳ vọng và tương quan Bảng 4.1: Bảng thống kê số lượng các công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận Bảng 4.2: Kiểm định sự khác biệt giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm trước niêm yết và năm đầu niêm yết Bảng 4.3: Kiểm định sự khác biệt giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm đầu niêm yết và năm sau niêm yết Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả các biến Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả cho biến x3 Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả cho biến x4 Bảng 4.7: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 4.8:Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình FEM Bảng 4.10: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình REM Bảng 4.11 :Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình Bảng 4.12 :Kết quả mô hình hồi quy (Weighted least squares regression) Bảng 4.13: Kết quả mô hình hồi quy (Weighted least squares regression)
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự ra đời của Trung tâm GDCK Hà Nội ( Sở GDCK Hà Nội hiện nay) ngày 08/03/2005 và Trung tâm GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) ngày 20/07/2000 đã mở màn cho hệ thống giao dịch chứng khoán trên toàn quốc, bước đầu đưa công ty niêm yết đến gần với công chúng. Đặc biệt hơn, từ sau khi gia nhập WTO (11/01/2007), nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một trang mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường chứng khoán cũng đã và đang trên đà phát triển không ngừng. Cụ thể sau gần một năm mở cửa hội nhập, nghĩa là cuối năm 2007, cả nước có 210 công ty niêm yết trên cả hai Sàn GDCK Hà Nội và TP.HCM với mức vốn hóa trên thị trường đạt trên 40% GDP, nếu tính cả trái phiếu, quy mô thị trường đạt gần 50% GDP, đến cuối năm 2007 có khoảng 300.000 nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch thị trường.Và tính đến thời điểm hết ngày 30/06/2015, số lượng công ty niêm yết trên cả hai sàn đã là 669 công ty với khối lượng vốn hóa thị trường hơn 700.000 tỷ.Vậy điều gì đã hấp dẫn các doanh nghiệp đua nhau niêm yết và các nhà đầu tư tìm kiếm. Một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là chỉ tiêu lợi nhuận, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của công ty. Các nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào các công ty có hiệu quả kinh tế và triển vọng tăng trưởng cao. Chính vì vậy, các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết thường có xu hướng thổi phồng kết quả kinh doanh trong những giai đoạn quan trọng. Đối với công ty cổ phần lần đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán cần tạo được sức “hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư. Để có thể giành được sự quan tâm của nhà đầu tư, ngoài những điều kiện thuận lợi như quy mô của công ty, lĩnh vực kinh doanh “hot”, có nhiều dự án hấp dẫn,..., chỉ tiêu lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng mà phần lớn các nhà đầu tư quan tâm khi để mắt tới công ty. Đó cũng chính là lý do khiến các nhà quản trị công ty luôn tìm mọi cách có thể để chuyển dịch lợi nhuận của các năm sau hoặc lợi nhuận của các năm trước về năm niêm yết nhằm tranh thủ được sự
  12. 2 quan tâm của các nhà đầu tư và chào bán thành công. Với lý do nêu trên, cho thấy trong những năm niêm yết trên thị trường chứng khoán, khả năng các công ty cổ phần điều chỉnh tăng lợi nhuận là rất cao. Điều đó khiến các nhà đầu tư luôn đặt ra câu hỏi liệu chỉ tiêu lợi nhuận trong những năm niêm yết có được báo cáo trung thực hay không ? Làm sao nhận biết được hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị và kỹ thuật điều chỉnh như thế nào? Vì vậy, việc giúp các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư có được nguồn thông tin chính xác để đưa ra các quyết định đúng đắn là vấn đề có ý nghĩa rất lớn. Nhận thấy được ý nghĩa thiết thực đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ● Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời nhận diện và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận đó. Thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà đầu tư, cổ đông và những người có nhu cầu sử dụng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết sẽ có cái nhìn tổng quát hơn khi đưa ra các quyết định. Từ đó, tác giả đã đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. ● Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến lợi nhuận, hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết.  Đo lường, so sánh mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty trong những năm trước và trong khi niêm yết.  Đo lường, phân tích các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 3  Đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nhằm xác định: Câu hỏi số 1: Có hay không hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty trong những năm trước, trong và sau năm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi số 2: Mức độ điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận trong những năm đó như thế nào? Câu hỏi số 3: Các nhân tố ảnh hưởng nào đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty trong những năm trước, trong và sau năm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian : đề tài chủ yếu nghiên cứu các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: số liệu khảo sát của 54 công ty có năm đầu niêm yết trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013. Tuy nhiên vì luận văn nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của mỗi công ty niêm yết trong ba năm quan sát nên tùy công ty mà số liệu khảo sát sẽ được thu thập từ năm 2006 đến năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp với nghiên cứu định tính. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống các cơ sở lý thuyết, phân tích lý thuyết để chỉ ra các kỹ thuật có thể vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận của công ty;
  14. 4 phán đoán và đặt giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lập luận logic các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Đề tài thu thập thông tin, số liệu là nguồn thông tin có liên quan đến hoạt động niêm yết cổ phiếu, thông tin từ kết quả kinh doanh và dòng tiền hoạt động kinh doanh. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bởi mô hình đánh giá quản trị lợi nhuận của Friedlan (1994). Sau đó, sử dụng phần mềm STATA 11 hỗ trợ đưa ra các kết quả. Tài liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Các bài báo, công trình nghiên cứu, trang wed có liên quan đến việc bàn thảo về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty. 5. Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài 5.1. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu trình bày và đánh giá thực trạng của kế toán hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin có được nguồn thông tin chính xác hơn làm cơ sở cho các quyết định. Dựa trên kết quả kiểm chứng để đưa ra các nhận xét và kiến nghị nhằm tăng cường tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận ở các công ty cổ phần niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. 5.2. Đóng góp mới của đề tài Thứ nhất, luận văn thực hiện tại các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Nếu như các đề tài trước về kế toán hành vi điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp và quy mô toàn Việt Nam thì tác giả chỉ đi sâu vào tìm hiểu kế toán hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
  15. 5 Thứ hai, tác giả tập trung tìm hiểu hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán ở các công ty trong ba năm: năm trước niêm yết, năm niêm yết và năm sau niêm yết. Dữ liệu chọn mẫu nghiên cứu cũng được tác giả nới rộng cả về mặt thời gian (từ năm 2006 đến năm 2014). Nếu như các đề tài trước đây chỉ nghiên cứu là doanh nghiệp có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong năm đầu niêm yết hay trong năm phát hành thêm cổ phiếu hay không, thì trong luận văn này, tác giả đã nới rộng thời gian nghiên cứu hơn bằng so sánh hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong năm đầu niêm yết với năm trước và sau năm niêm yết. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn khi đứng trước quyết định đầu tư vào một công ty đã niêm yết. Thứ ba, tác giả cũng tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết. Nếu như các nghiên cứu trong nước trước đây chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc giảm lợi nhuận thì trong luận văn này, tác giả mở rộng nghiên cứu xem xét tác động của các nhân tố ảnh hưởng mới như ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh (khủng hoảng kinh tế), hay thời gian hoạt động của các công ty niêm yết… Điểm mới này giúp các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin báo cáo tài chính bước đầu nhận diện được có hay không hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết trong giai đoạn đang tìm hiểu lựa chọn công ty để đầu tư hoặc đang trong giai đoạn cần thêm thông tin để đưa ra các quyết định. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 5 chương: Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan: chương này tác giả sẽ trình bày các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp Chương 2 Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận: chương này tác giả sẽ trình bày các lý thuyết về lợi nhuận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận
  16. 6 Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: chương này tác giả sẽ phát triển các giả thuyết nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu và trình bày cách thu thập dữ liệu, chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu, đồng thời thảo luận đối chiếu kết quả đó với thực tế. Chương 5 Kết luận và các kiến nghị nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết: Chương này ngoài kết luận, tác giả đề xuất một vài kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết. Đồng thời cũng nêu ra hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  17. 7 CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong chương 1, tác giả sẽ trình bày những nghiên cứu có liên quan về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đó ở trong nước và ngoài nước. Từ những nghiên cứu trước cũng như tìm hiểu của tác giả về các vấn đề có liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tác giả đã tìm được khoảng trống nghiên cứu và chọn làm đề tài cho luận văn này. 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Bài báo nghiên cứu “Corporate governance, firm size, and Earning management: Evidence in Indonesia Stock Exchange”của Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) khảo sát mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận, đó là: số lượng thành viên hội đồng quản trị, tính độc lập của thành viên, quy mô công ty, và chất lượng công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các biến về hội đồng quản trị có mối quan hệ thuận chiều với hành vi quản trị lợi nhuận, còn các biến chất lượng công ty kiểm toán và quy mô công ty có quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc quản trị lợi nhuận. Bài báo nghiên cứu “ Earnings management in Malaysian IPOs: the East Asian crisis, ownership control and post-IPO performance” của Ahmad-Zaluki NA, Campbell K & Goodacre (2011) đã tiến hành khảo sát thực nghiệm 250 công ty niêm yết trong giai đoạn 1990-2000. Tác giả đã sử dụng mô hình của Jones (1991) để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết. Nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng chứng minh rằng các công ty có hành vi quản trị thu nhập nhiều nhất vào những năm niêm yết, đặc biệt là các công ty niêm yết trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, các biến chất lượng công ty kiểm toán và thời gian hoạt động của công ty có tác động nghịch biến với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các yếu tố về môi trường và công ty cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với quyết định quản trị lợi nhuận. Bài báo nghiên cứu của Omar Farooq and Meryem Benali (2012) “Earnings management behavior of the initial public offering (IPO) firms during pre-IPO, IPO and post-IPO years: Evidence from the Casablanca Stock Exchange”. Nghiên cứu
  18. 8 đã sử dụng mô hình Modified Jones (1994) để nhận diện hành vi điều chỉnh của 42 công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Ma-rốc trong giai đoạn 2001- 2007. Kết quả nghiên cứu đã kết luận rằng các công ty cổ phần có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong suốt những năm niêm yết, tuy nhiên mức độ điều chỉnh của năm đầu niêm yết cao hơn những năm trước niêm yết và sau niêm yết. Cũng theo tác giả, nguyên nhân của việc điều chỉnh lợi nhuận này là các nhà quản trị tạo tiếng vang trong năm đầu niêm yết bởi vì nếu công bố lợi nhuận thấp hơn những năm trước đó sẽ làm tổn thương uy tín của công ty trong mắt các cổ đông, nhà đầu tư tiềm năng và giảm số tiền thu được khi chào bán. Và sau khi đã bước vào những năm sau niêm yết, vì nhu cầu huy động vốn thấp hơn đồng thời chịu sự giám sát chặt chẽ của cổ đông cũng như thị trường chứng khoán nên các công ty cũng giảm thiểu hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bài báo nghiên cứu của Samira Rahmani et al. (2013)“ Impact of firmsize and capital structure on earning management: Evidence from Iran”. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình cuả Jones (1991) khảo sát số liệu thu thập là 75 công ty từ năm 2006 – 2010 để đo lường mức độ ảnh hưởng của quy mô công ty và cấu trúc vốn đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tổng tài sản đại diện cho biến quy mô công ty, tỷ lệ đòn bẩy tài chính được sử dụng để đo lường cấu trúc vốn và biến kế toán dồn tích đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cấu trúc vốn có ảnh hưởng nghịch biến với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Do đó, tác giả cho rằng các công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao thì các chủ nợ có vai trò như cơ quan giám sát quản lý hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Cuối cùng, nghiên cứu không tìm ra ảnh hưởng của biến quy mô công ty. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Bài báo nghiên cứu “Vận dụng mô hình của DeAngelo và Friedland để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Trang in trên Tạp chí Đông Á số 6/2012 nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị ở 4 loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đó là công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà
  19. 9 nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các nguyên nhân điều chỉnh lợi nhuận khác nhau. Thường đối với các công ty cổ phần, động cơ điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được ưu tiên lựa chọn mà có thể động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài chiếm ưu thế hơn. Các loại hình doanh nghiệp còn lại vì không bán chứng khoán trên thị trường nên ít quan tâm đến việc điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Vì vậy, đối với các loại hình doanh nghiệp này thường sẽ ưu tiên lựa chọn điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế TNDN phải nộp. Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Huỳnh Thị Vân được thực hiện vào năm 2012. Trong luận văn, tác giả đã kết luận rằng các công ty cổ phần có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận tăng lên trong năm đầu niêm yết. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty được hưởng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lợi nhuận trong năm đó lên rất cao nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và quy mô công ty thì không ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Thị Uyên Phương được thực hiện vào năm 2014.Trong luận văn, tác giả đã kết luận rằng các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận trong những năm phát hành bổ sung cổ phiếu nhằm thu hút nhà đầu tư để đợt chào bán được thành công. Cụ thể các công ty có quy mô càng lớn thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng cao và chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ“ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Thị Mỹ Tú được thực hiện vào
  20. 10 năm 2014. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của công ty niêm yết: cao nhất là tính độc lập của hội đồng quản trị (chiếm 61.7%), tiếp theo đến quy mô công ty (15.53%) , công ty kiểm toán (14.56%) và cuối cùng là đòn bẩy tài chính (8.74%). Và cũng thông qua kết quả này, tác giả đã đề xuất một loạt các giải pháp nhằm hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận đối với các công ty niêm yết, Bộ tài chính, nhà đầu tư… Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” của Giáp Thị Liên được thực hiện năm 2014. Thông qua việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng các nhân tố: tách vai trò chủ tịch hội đồng quản trị, tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc, các công ty có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lớn có mối quan hệ nghịch biến với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu cũng không tìm ra mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát không kiêm nhiệm chức vụ trong công ty, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về tài chính-kế toán-kiểm toán, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của Ban kiểm soát cũng như tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên Hội đồng quản trị với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bài báo nghiên cứu “Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Trường hợp Việt Nam” của Tiến sĩ Bùi Thị Mai Hoài và Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hoa in trên tạp chí Phát Triển và Hội nhập số 22(32) tháng 05-06/2015. Trong bài báo, tác giả đã kết luận rằng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là: các doanh nghiệp được hưởng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, có ghi nhận các khoản doanh thu nhận trước, doanh thu theo tiến độ và ghi nhận nhiều khoản dự phòng thì có khả năng điều chỉnh thu nhập rất cao nhằm giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong kỳ. 1.3. Nhận xét
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2