Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận văn cung cấp một bằng chứng thực nghiệm để đóng góp sự hi u biết về tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhà quản trị, nhà hoạch định chính sách lãi suất phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MAI PHƢƠNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Mai Phương, là học viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Khoa Ngân hàng, Khóa 22 tại trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. Các trích dẫn và các số liệu được trình bày trong luận văn đều được trích dẫn nguồn theo quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình. Học viên Lê Thị Mai Phương
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 6. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................................... 3 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM ................................................................... 4 1.1. Lãi suất ............................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 4 1.1.2. Vai trò của lãi suất ............................................................................................. 5 1.1.3. Điều hành lãi suất của NHTW .......................................................................... 6
- 1.2. Tác động lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM ..................................... 9 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM ........................................................ 22 2.1. Tình hình hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam ..................................... 22 2.1.1. Tình hình tăng trưởng tín dụng ....................................................................... 22 2.1.2. Tình hình nợ xấu .............................................................................................. 23 2.2. Thực trạng tác động lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2014 ............................................................................................ 25 2.2.1. Thực trạng tác động lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam trước và trong khủng hoảng kinh tế năm 2008 (2006 - 2008) ..................................... 26 2.2.2. Thực trạng tác động lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 (2009 - 2014) ....................................................... 29 2.3. Bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu tác động lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2014 ....................................................... 34 2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn năm 2006 – 2014 .......................................................................................................................... 34 2.3.2. Ứng dụng mô hình trong phân tích tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam........................................................................................... 39 2.3.2.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 39 2.3.2.2. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................................. 44 2.3.2.3. Kết quả phân tích thực nghiệm........................................................................ 46
- 2.3.2.4. Thảo luận về mô hình ...................................................................................... 52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 56 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM .......................................................................................................................... 58 3.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHNN Việt Nam ........................................................................................... 58 3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam........................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 66 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích CSTT Chính sách tiền tệ GDP Gross domestic product GMM Generalized Method of Moments NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TCTD Tổ chức tín dụng
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây................................................17 Bảng 2.1. Số liệu lãi suất và các ch tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn năm 2006 - 2014 ...25 Bảng 2.2. Các ch tiêu về hoạt động của 22 NHTM Việt Nam ................................35 Bảng 2.3. Các biến, tương quan mong đợi và ý nghĩa các biến trong mô hình ........41 Bảng 2.4. Cách tính và nguồn thu thập các biến trong mô hình ...............................45 Bảng 2.5. Mô tả dữ liệu thống kê ..............................................................................46 Bảng 2.6. Các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình GMM cho tất cả các biến ..47 Bảng 2.7. Kết quả mô hình GMM cho tất cả các biến ..............................................48 Bảng 2.8. Các biến quan trọng có ý nghĩa thống kê trong mô hình GMM cho tất cả các biến sau khi loại bỏ biến về độ trễ của lãi suất, biến liên quan đến quy mô và biến kết hợp giữa lạm phát và vốn ............................................................................49 Bảng 2.9. Kết quả mô hình GMM cho tất cả các biến sau khi loại bỏ biến về độ trễ của lãi suất, biến liên quan đến quy mô và biến kết hợp giữa lạm phát và vốn........50 Bảng 2.10. Giới hạn tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn năm 2006-2014.54
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Bi u đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2014.........................................................................................................................22 Bi u đồ 2.2. T lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2014........................................................................................................23 Bi u đồ 2.3. Ch số CPI 12 tháng năm 2008 .............................................................28 Bi u đồ 2.4. Thị phần 22 NHTM Việt Nam năm 2014 ............................................35 Bi u đồ 2.5. Các ch tiêu về hoạt động của 22 NHTM Việt Nam ............................36 Bi u đồ 2.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2014 ...............................................................................................................37 Bi u đồ 2.7. So sánh tăng tưởng tín dụng của toàn hệ thống và 22 NHTM thực hiện nghiên cứu .................................................................................................................53 Bi u đồ 2.8. Diễn biến thay đổi lãi suất tái cấp vốn giai đoạn năm 2006 - 2014 .....53 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Tác động của lãi suất thông qua hai kênh tín dụng ngân hàng và kênh bảng cân đối ................................................................................................................9
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lãi suất từ các chính sách của Ngân hàng trung ương (NHTW) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tác động và chi phối rất mạnh mẽ các lãi suất khác, là một trong số các công cụ được NHTW sử dụng trong cơ chế điều hành Chính sách tiền tệ (CSTT) của các quốc gia. Theo đó, NHTW điều ch nh CSTT tăng cung tiền (M) làm giảm lãi suất danh nghĩa ngắn hạn cũng đồng thời tác động tới lãi suất thực ngắn hạn. Điều này dẫn đến kích thích đầu tư của doanh nghiệp, làm gia tăng sản lượng đầu ra (Mishkin, 1996). Các ngân hàng thương mại (NHTM) chịu tác động không nhỏ bởi các chính sách lãi suất này. Khi NHTW thực hiện điều ch nh các chính sách về lãi suất sẽ làm thay đổi cung và cầu tín dụng, các đặc đi m của ngân hàng như thanh khoản, quy mô, vốn đều bị tác động (Bernanke, B. and Gertler, M., 1995; Worms (2001); Ivo J.M. Arnold, Clemens J.M. Kool and Katharina Raabe, 2006; Sophocles N. Brissimis, Nicos C. Kamberoglou and T. Simigiannis, 2001; Kayshap và Stein, 1994). NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, thực hiện huy động vốn từ các cá nhân, các tổ chức và sử dụng nguồn vốn này cấp tín dụng cho các chủ th có nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế. Mọi hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng này phải tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lãi. Phần lãi được căn cứ trên lãi suất thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng. Mọi sự thay đổi về chính sách lãi suất tác động đến các hoạt động của NHTM. Hoạt động tín dụng là một trong ba hoạt động chính của NHTM (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2013). Hoạt động tín dụng của các NHTM cũng hết sức nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất. Do vậy, lãi suất là một yếu tố được các nhà quản trị cũng như các nhà hoạch định chính sách xem xét, cân nhắc hết sức cẩn thận. Chính vì vậy, trong nội dung bài nghiên cứu này tác giả xem xét lãi suất tác động như thế nào đến hoạt động tín dụng của NHTM.
- 2 Do đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM. Đánh giá thực trạng lãi suất, hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam. Phân tích tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam thông qua mô hình phân tích định lượng. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Lãi suất có tác động đến hoạt động tín dụng của NHTM không? Tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam như thế nào? Những đặc đi m của NHTM có tác động như thế nào lên mức độ tác động của chính sách lãi suất lên hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn năm 2006 – 2014? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam và dư nợ tín dụng của NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn phân tích ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến 2014 của nhóm gồm 22 NHTM Việt Nam. Tác giả chọn các ngân hàng có đầy đủ số liệu cần nghiên cứu trong khoảng thời gian trên đ làm mẫu, việc chọn ngân hàng này tác giả xem xét tác động của lãi suất đến hoạt động ngân hàng có xem xét đến quy mô hoạt động của ngân hàng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tổng th
- 3 (Generalized Method of Moments (GMM)) cho dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính được ki m toán, báo cáo thường niên của 22 NHTM, mô hình hồi quy đ đo lường tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng, trong đó: biến phụ thuộc là dư nợ tín dụng, biến độc lập là dư nợ tín dụng kỳ trước, lãi suất tái cấp vốn, GDP thực, lạm phát, đặc đi m riêng của ngân hàng: tính thanh khoản, quy mô, vốn. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn cung cấp một bằng chứng thực nghiệm đ đóng góp sự hi u biết về tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhà quản trị, nhà hoạch định chính sách lãi suất phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Luận văn được bố cục thành 3 chương gồm: Chương 1: Các vấn đề cơ bản về tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chương 2: Thực trạng tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam. Chương 3: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam.
- 4 CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1. Lãi suất 1.1.1. Khái niệm Các nhà kinh tế có nhiều định nghĩa khác nhau về lãi suất. Một số quan đi m về lãi suất như sau: Theo lý thuyết của J.M.Keynes: Lãi suất không phải là số tiền trả cho việc tiết kiệm hay hạn chế chi tiêu vì khi dự trữ tiền mặt thậm chí dự trữ rất nhiều thì người ta cũng không nhận được một khoản lợi ích nào trong khoảng thời gian nào đó. Vì vậy, lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu cơ bản”. Lãi suất do đó còn được gọi là công trả cho sự chia ly với tiền tệ. Như vậy, lượng tiền trong lưu thông sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất. Lãi suất cao/thấp sẽ kích thích người dân sẽ gửi tiền nhiều/ ít hơn dẫn đến lượng tiền trong lưu thông giảm/ tăng vì lúc đó chi phí cơ hội cho việc giữ tiền tăng lên/ giảm xuống. Điều đó đồng nghĩa lãi suất quyết định việc người dân sẽ sử dụng tiền nhiều hay không cho việc chi tiêu hay đầu tư vào mục đích khác có khả năng sinh lời lớn hơn. Theo lý thuyết của C.Mac: Ông nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của lãi suất trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, ông rút ra các kết luận rất có giá trị. Ông cho rằng giá trị do lao động không công của công nhân làm thuê tạo ra và là nguồn gốc của mọi loại lãi suất. Đây chính là giá trị thặng dư. Khi xã hội phát tri n thì quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản. Nhưng mục đích của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư thì không đổi. Vì vậy, trong xã hội phát sinh mối quan hệ đi vay và cho vay, đã là tư bản thì sau một khoảng thời gian tư bản cho vay được hoàn trả lại cho chủ sở hữu của nó kèm theo giá trị tăng thêm và ông gọi nó là lợi tức.Về thực chất lợi tức ch là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cùng với tín dụng, sự tồn tại và tác động của nó đã do mục đích khác quyết định, đó là mục đích thoả mãn đầy đủ nhất các yêu
- 5 cầu của tất cả các thành viên trong xã hội. Lãi suất không ch là động lực của tín dụng đối với nền kinh tế mà phải bám sát các mục tiêu kinh tế. Theo lý thuyết của Samuelson: Lãi suất là giá mà người đi vay phải trả cho người cho vay đ sử dụng một số tiền trong một khoảng thời gian nhất định, nó chính là giá của mua bán quyền sử dụng tiền tệ trong một thời gian xác định. Theo lý thuyết của Marshall: Lãi suất là giá phải trả cho việc phải sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ. Qua các định nghĩa trên ta có th đưa ra khái niệm về lãi suất như sau: Lãi suất là t lệ % giữa khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho người cho vay trên tổng số tiền vay sau một thời hạn nhất định đ được sử dụng khoản tiền đó. Hay lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó, đó là lợi tức mà người cho vay có được đối việc trì hoãn chi tiêu. Lãi suất thường được th hiện như một t lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian một năm, dùng đ tính tiền lãi trong các quan hệ tín dụng. 1.1.2. Vai trò của lãi suất NHTM với hai nghiệp vụ chính trong kinh doanh là huy động vốn và sử dụng vốn. Theo đó NHTM huy động vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp và dân cư đ cho vay các chủ th có nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế. Đ huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả, NHTM phải xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay một cách hợp lý. Nếu lãi suất tiền gửi thấp không khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền vào, dẫn đến NHTM không đủ vốn cấp tín dụng cho khách hàng. Lãi suất là nhân tố quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM và khách hàng. Nếu lãi suất cho vay hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa và ngược lại. Bởi vậy, lãi suất vừa là công cụ quản lý vĩ mô của NHTW vừa là công cụ điều tiết hành vi của các NHTM. Lãi suất là công cụ của CSTT của mỗi quốc gia, nó do NHTW – cơ quan thay mặt Nhà Nước thực thi CSTT - nắm giữ và sử dụng nhằm điều ch nh, can thiệp vào thị trường giúp hạn chế, khắc phục những yếu kém của nền kinh tế.
- 6 1.1.3. Điều hành lãi suất của NHTW Chính sách lãi suất là một bộ phận trong CSTT của quốc gia nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Các NHTM ấn định lãi suất kinh doanh (huy động vốn và cho vay) dựa trên cơ chế điều hành lãi suất của NHTW, xu hướng cung – cầu vốn thị trường, lạm phát, mức độ rủi ro và lãi suất thị trường quốc tế ... Tùy vào mục tiêu của CSTT, NHTW sẽ áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với từng thời kỳ nhằm ổn định, phát tri n thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM và sự phân bổ các nguồn vốn trong nền kinh tế. Các mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của CSTT và được tính tới khi xử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Sự thay đổi trong chính sách lãi suất sẽ tác động đến lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay, tiếp theo nó tác động đến tiết kiệm và đầu tư. Tiết kiệm và đầu tư lại tác động đến tăng trưởng kinh tế và các biến vĩ mô khác (Rauning and Scharler, 2009). Vấn đề sử dụng lãi suất như thế nào đ NHTW đạt được mục tiêu chính sách của mình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong quá trình điều hành, NHTW dùng nhiều loại lãi suất khác nhau, có các lãi suất như sau Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các TCTD làm cơ sở đ ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về lãi suất cơ bản. Ở Nhật, lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTW Nhật quy định, đó là mức lãi suất cho vay thấp nhất. Ở Anh, Úc, lãi suất cơ bản do các ngân hàng tự xác định, đó là lãi suất ứng với mức rủi ro thấp nhất áp dụng cho các khách hàng. Ở Singapore, lãi suất cơ bản là lãi suất liên ngân hàng. (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008). Ở Việt Nam, ngày 02/08/2000, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay đối với các TCTD đối với khách hàng, văn bản này có hiệu lực k từ ngày 05/08/2000. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi
- 7 suất cơ bản và biên độ do thống đốc NHNN quy định từng thời kỳ. NHNN công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất các NHTM cho vay đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các NHTM được lựa chọn theo quyết định của thống đốc trong từng thời kỳ. Lãi suất và biên độ giao động điều được NHNN công bố định kỳ hàng tháng (trường hợp cần thiết NHNN sẽ công bố ch nh kịp thời). Đối với cho vay bằng ngoại tệ, NHNN sẽ công bố dựa trên vào lãi trên thị trường liên ngân hàng Singapore, lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước đối với từng loại ngoại tệ. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các NHTM dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của NHTM. Lãi suất này do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ. Lãi suất là công cụ có ý nghĩa khi thực hiện CSTT, NHTW sẽ căn cứ vào thực trạng của nền kinh tế đ quy định một số ch tiêu lãi suất áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. Khi nền kinh tế phát tri n cả chiều sâu lẫn chiều rộng, NHTW chuy n sang điều hành lãi suất một cách gián tiếp, mang yếu tố kinh tế. Lãi suất tái chiết khấu có tác động và có ý nghĩa hướng dẫn lãi suất thị trường một cách gián tiếp, tức là tác động đến lãi suất kinh doanh của các TCTD. Lãi suất tái chiết khấu chủ yếu ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ. Một sự tăng lên trong cho vay chiết khấu sẽ làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền tệ. Còn một sự giảm xuống trong cho vay chiết khấu sẽ làm giảm bớt cơ số tiền tệ và thu hẹp cung ứng tiền tệ. Ngoài việc sử dụng làm công cụ đ tác động đến cơ số tiền tệ và cung ứng tiền tệ, lãi suất tái chiết khấu còn được sử dụng đ giúp cho việc tránh khỏi những cơn sụp đổ tài chính vì ngân hàng đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. NHTW đóng vai trò là người cho vay cuối cùng không ch cho các NHTM mà còn cho cả hệ thống tài chính nói chung. NHTW cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng khi các ngân hàng bị đe doạ phá sản, do đó ngăn chặn xảy ra những cơn sụp đổ ngân hàng và tài chính.
- 8 Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống lãi suất tái chiết khấu nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NHTM và sau đó họ bán lại các khoản này cho NHTW đ đổi lấy lượng tiền. Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các NHTM thông qua thị trường liên ngân hàng. Tại Việt Nam, Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 quy định “Thống đốc NHNN có quyền quyết định việc sử dụng công cụ là lãi suất tái cấp vốn nhằm thực hiện CSTT quốc gia, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác đ điều hành CSTT”. Đ đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, NHTW sẽ tiến hành điều ch nh lãi suất điều hành đ hướng thị trường đến các mức lãi suất mà mình mong muốn. Lãi suất mà NHTW phát ra nhằm nhằm hai mục tiêu là đ phát đi tín hiệu NHTW đang thực thi CSTT nới lỏng hay thắt chặt, giải quyết mối quan hệ vay mượn thực sự giữa NHTW với các TCTD. Nếu muốn thực thi CSTT nói lỏng nhằm tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát tri n, NHTW sẽ tiến hành giảm các lãi suất điều hành từ đó làm lãi suất thị trường cũng theo xu hướng giảm. Và ngược lại, nếu muốn thực thi CSTT thắt chặt nhằm ki m chế lạm phát, hạn chế nền kinh tế tăng trưởng nóng, NHTW sẽ tiến hành tăng các lãi suất điều hành từ đó làm lãi suất thị trường có xu hướng tăng. NHTW thực thi CSTT nói lỏng → Lãi suất điều hành ↓ → Lãi suất thị trường ↓ NHTW thực thi CSTT thắt chặt → Lãi suất điều hành ↑ → Lãi suất thị trường ↑ Mishkin (2009), khi NHTW thực thi CSTT mở rộng làm cho lãi suất thực (ir) giảm xuống từ đó khuyến khích các thành phần trong nền kinh tế gia tăng chi tiêu và đầu tư (C và I), từ đó là gia tăng tổng cầu (AD) và do đó kích thích hoạt động cho vay của các NHTM. Theo quan đi m của Keynes, kênh lãi suất là kênh truyền dẫn các chính sách của NHTW một cách truyền thống và cơ bản nhất. CSTT mở rộng kèm theo đó là giảm lãi suất dẫn đến giảm chi phí vay mượn của doanh nghiệp và người tiêu dùng, từ đó tăng đầu tư và chi tiêu. Từ đó kích thích sự gia tăng tổng cầu rồi nhu cầu vay
- 9 vốn đối với các NHTM cũng gia tăng. 1.2. Tác động lãi suất đến hoạt động tín dụng của NHTM Lãi suất tăng làm cung tín dụng của ngân hàng sụt giảm. Worms (2001) nghiên cứu CSTT đến hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng ở Đức. Tác giả thấy rằng tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng thông qua cung tín dụng. Cụ th khi lãi suất tăng là hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm lại. Đồng thời, tác giả cũng ch ra rằng tác động của lãi suất được th hiện thông qua hai kênh tín dụng ngân hàng và kênh bảng cân đối. Sơ đồ 1.1. Tác động của lãi suất thông qua hai kênh tín dụng ngân hàng và kênh bảng cân đối Nguồn: Worms (2001) Đối với kênh bảng cân đối, khi lãi suất tăng lên do CSTT thắt chặt sẽ làm cho các đặc đi m rủi ro của khách hàng gia tăng do giá trị thị trường của tài sản thế chấp cho khoản vay sụt giảm. Sự sụt giảm này có th do t lệ chiết khấu của các khoản thanh toán trong tương lai tăng lên và giá trị các khoản thanh toán này sụt giảm do các kênh truyền dẫn khác như chi phí vốn, kênh t giá. Tình hình tài chính trở nên xấu hơn khiến khách hàng khó có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Các tranh luận liên quan đến các nguồn vốn bên ngoài trong đó có nguồn vốn tín dụng của NHTM. Trong khi đó, ngân hàng cũng giảm hoạt động tín dụng do giá trị mong đợi nhận được giảm đi. CSTT thắt chặt làm giảm tính thanh khoản của hệ thống NHTM. Tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng sụt bởi vì các ngân hàng cơ cấu
- 10 lại danh mục đầu tư sau khi lãi suất tăng do CSTT thắt chặt. Nếu ngân hàng không bù đắp bằng việc tăng các khoản phải trả khác hoặc giảm các tài sản khác hơn là hoạt động tín dụng thì khả năng cấp tín dụng của ngân hàng sẽ giảm. Chính công cụ lãi suất tác động đến nguồn cung tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phản ứng của các ngân hàng đối với CSTT phụ thuộc vào đặc đi m thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng có tính thanh khoản càng cao thì càng ít phản ứng mạnh mẽ đối với thay đổi của CSTT. Khi tính thanh khoản càng cao thì các ngân hàng càng ít giảm hoạt động cho vay khi lãi suất tăng. Theo Ben S. Bernanke and Mard Gertler (1995) ít nhất trong ngắn hạn CSTT có th tác động mạnh lên nền kinh tế thực. Tác giả cho rằng phân tích đ xem xét mức độ tác động của CSTT như là chiếc hộp đen kỳ bí “black box”. Các nhà hoạch định chính sách sử dụng đòn bẩy lãi suất ngắn hạn đ tác động lên chi phí sử dụng vốn và theo đó tác động lên chi tiêu các hàng hóa thiết yếu như đầu tư cố định, nhà cửa, hàng tồn kho và các hàng tiêu dùng khác. Kết quả là thay đổi trong tổng cầu tác động lên hoạt động sản xuất. Kênh tín dụng tác động trực tiếp của CSTT lên lãi suất được khuếch đại bởi sự thay đổi nội sinh trong chi phí tài bên ngoài, đây là sự khác biệt giữa chi phí sử dụng vốn bên ngoài (bằng cách phát hành cổ phần hoặc vay nợ) và chi phi sử dụng vốn nội bộ (thu nhập giữ lại). Độ lớn của chi phí sử dụng vốn bên ngoài phản ánh sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng dẫn đến sự khác biệt giữa lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay và chi phí người đi vay phải gánh chịu. Hay nói cách khác, khi lãi suất tăng, tốc độ tăng dư nợ của nền kinh tế sẽ giảm. Lãi suất tăng làm cầu tín dụng của ngân hàng có thể tăng, giảm hoặc không đổi. Ivo J.M. Arnold, Clemens J.M. Kool and Katharina Raabe (2006): nhóm tác giả nghiên cứu hiệu ứng kênh tín dụng khi CSTT thay đổi, nghiên cứu tập trung vào những tác động cho vay ngân hàng trong ngành công nghiệp ngân hàng ở Đức trong giai đoạn năm 1992 đến năm 2002. Nhóm tác giả cho rằng khi CSTT thắt chặt, lãi suất tăng, điều này có tác động không rõ ràng lên cầu tín dụng ngân hàng, có th tăng hoặc giảm. Một mặt, các doanh nghiệp có th có nhu cầu tín dụng ngân hàng nhiều
- 11 hơn đ dự trữ hàng tồn kho, đầu tư tài sản cố định và bảo vệ thanh khoản. Mặt khác, các công ty có th không thay đổi hoặc thậm chí giảm nhu cầu tín dụng khi chi phí vốn vay tăng lên. Phản ứng này đòi hỏi các công ty phải nhanh chóng điều ch nh sản xuất đ thích nghi với sự sụt giảm sản lượng do CSTT thắt chặt đ giảm các chi phí sản xuất biến đổi và tránh các chi phí liên quan đến hàng tồn kho dự trữ không mong muốn. Thêm vào đó, cầu tín dụng ngân hàng có th giảm khi các doanh nghiệp trì hoãn vốn đầu tư với dự đoán t suất sinh lợi trong tương lai giảm. Lãi suất tăng là giảm cung và cầu tín dụng. Rocco Huang (2008) tiến hành nghiên cứu “Sự tác động của CSTT thắt chặt lên các ngân hàng địa phương”. Nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 10 năm từ 1977-1986, một chu kỳ mà CSTT đầy các biến động kịch tính. Cục dự trữ liên bang Mỹ với nổ lực chống lạm phát của một cách mạnh mẽ, đưa ra lãi suất danh nghĩa lớn hơn 20%/ năm và chu kỳ thắt chặt tiền tệ tiếp tục. Đối mặt trước các điều kiện thắt chặt, nhiều ngân hàng phải cắt giảm hoạt động cho vay, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái của nền kinh tế địa phương nơi mà họ đang phục vụ. Tác giả cho rằng cả cung và cầu tín dụng đều chịu tác động bởi CSTT thắt chặt và các điều kiện thị trường địa phương. Tác giả ki m tra quy mô, tính thanh khoản, vốn ngân hàng, và quan trọng nhất là nhu cầu tín dụng của địa phương các ngân hàng con của mình tại các địa phương. Tác giả cũng tìm ra rằng các bang có t lệ việc làm ngành sản xuất cao hơn thì có bi u hiện nhu cầu tín dụng yếu hơn trong suốt thời kỳ thắt chặt tiền tệ. Đồng thời, các ngân hàng tại địa phương gặp suy thoái sẽ bị sụt giảm về vốn, có th gặp rủi ro thanh khoản và có th phải giảm cung tín dụng; cùng thời đi m đó, người đi vay tại địa phương cũng có nhu cầu ít hơn. Về phía cung, đ hạn chế tác động của cú sốc CSTT các ngân hàng địa phương tìm cách chuy n các nguồn vốn nội bộ đến các địa phương có nhu cầu tín dụng cao mà nguồn cung tín dụng hạn chế. Lãi suất từ các chính sách của NHTW thay đổi làm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi thay đổi. B L Pandit and Pankaj Vashisht (2011) nghiên cứu sự tác động của sự thay
- 12 đổi lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi khi kênh lãi suất và kênh tín dụng thay đổi (trong nội dung của bài nghiên cứu tác giả gọi là kênh lai của hai kênh này là “policy rate channel”) của Ấn Độ và 7 nền kinh tế mới nổi từ năm 2002 đến năm 2010. Nghiên cứu cho thấy rằng khi lãi suất từ các chính sách của NHTW thay đổi sau một thời gian lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của các NHTM thay đổi tương ứng. Kuan-Min Wang & Thanh-Binh Nguyen Thi (2008): tác giả nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ tại Đài Loan và Hồng Kông. Các tác giả cung cấp các bằng chứng về truyền dẫn lãi suất tại hai thị trường này, đánh giá và xác định hiệu quả của chính sách lãi suất. Tác giả ch ra rằng, trong suốt chu kỳ kinh tế, khi NHTW điều ch nh CSTT (ví dụ như lãi suất tái chiết khấu) lúc đó lãi suất thị trường (ví dụ như lãi suất liên ngân hàng) sẽ bị tác động. Trong trường hợp này, NHTM có th chuy n chi phí gia tăng do thay đổi lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ (ví dụ như lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay). Quá trình này gọi là quá trình truyền dẫn lãi suất. Nếu NHTM có th chuy n toàn bộ chi phí sang lãi suất bán lẻ cho các khách hàng của mình, trường hợp này gọi là truyền dẫn lãi suất hoàn toàn. Trong thực tế, do có sự cẩn nhắc các vấn đề về tài chính, luật lệ hoặc chính sách nên hầu hết các NHTM có th ch truyền dẫn ngay lập tức một phần chi phí thay vì toàn bộ chi phí. Trường hợp này gọi là truyền dẫn lãi suất không hoàn toàn. Mặt khác, nếu t lệ truyền dẫn lớn hơn một gọi là truyền dẫn lãi suất trên mức hoàn toàn. Dù truyền dẫn như thế nào hoàn toàn hay không hoàn toàn thì tồn tại mối qua hệ cân bằng giữa các loại lãi suất và các mối quan hệ này chính là tính hiệu quả của CSTT. Các ngân hàng có các đặc điểm thanh khoản, quy mô, vốn khác nhau, phản ứng khác nhau với sự thay đổi trong chính sách lãi suất của NHTW, các ngân hàng nhỏ, tính thanh khoản kém, vốn yếu thì phản ứng mạnh mẽ hơn trƣớc sự thay đổi lãi suất. Nhóm tác giả Sophocles N. Brissimis, Nicos C. Kamberoglou and T. Simigiannis (2001) cho rằng NHTW tác động lên cung tín dụng của ngân hàng, kết quả là tác động lên chi tiêu thực của nền kinh tế. Đồng thời, nhóm tác giả kết luận là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn