intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI chảy vào các nước khu vực Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan đến tham nhũng, thể chế quốc gia và các nhân tố vĩ mô khác đến dòng chảy FDI ở chín quốc gia thuộc khu vực ASEAN trong giai đoạn 2001-2012. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI chảy vào các nước khu vực Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH TRÚC NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG VÀ CHÊNH LỆCH THAM NHŨNG ĐẾN NGUỒN VỐN FDI VÀO CÁC NƢỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH TRÚC NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG VÀ CHÊNH LỆCH THAM NHŨNG ĐẾN NGUỒN VỐN FDI VÀO CÁC NƢỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Nguyễn Thị Thanh Trúc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ TÓM TẮT .......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.4. Ý nghĩa bài nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.5. Phương pháp và nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 5 1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu ......................................................................................... 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................. 7 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tham nhũng ......................................................... 7 2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................... 7 2.1.2. Khái niệm tham nhũng ........................................................................................ 7 2.2. Các lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa FDI và tham nhũng ........................ 9 2.2.1. Lý thuyết về chi phí giao dịch ............................................................................. 9 2.2.2. Lý thuyết về mô hinh OLI .................................................................................. 10 2.2.3. Thể chế quốc gia và tham nhũng ...................................................................... 13 2.2.4. Lý thuyết về khoảng cách thể chế ..................................................................... 14
  5. 2.2.5. Lý thuyết về khoảng cách tham nhũng và FDI ................................................. 15 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tham nhũng và FDI ......................................... 17 2.3.1. Mối liên hệ giữa tham nhũng và FDI ............................................................... 17 2.3.2. Mối liên hệ giữa chênh lệch tham nhũng và FDI ............................................. 20 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 24 3.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 24 3.2. Mẫu, dữ liệu và kỳ vọng dấu ........................................................................... 25 3.2.1. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 25 3.2.2. Dữ liệu, mô tả biến và kỳ vọng dấu .................................................................. 25 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 32 3.4. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 35 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37 4.1. Đánh giá tổng quan thực trạng tham nhũng và dòng vốn FDI vào các nước khu vực Đông Nam Á ........................................................................................................... 37 4.1.1. Nguồn vốn FDI trong khu vực Đông Nám Á .................................................... 37 4.1.2. Thực trạng tham nhũng của các nước trong khu vực Đông Nam Á ................. 42 4.2. Thống kê mô tả ....................................................................................................... 44 4.3. Kết quả kinh tế lượng: ........................................................................................... 46 CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN .............................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 61 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 69
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á Cộng đồng kinh tế khu vực Đông AEC ASEAN Economic Community Nam Á Khu vực mậu dịch tư do Đông Nam AFTA ASEAN Free Trade Area Á Association of Southeast Asian ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations CPI Corruption Perceptions Index Chỉ số cảm nhận tham nhũng FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc Tế MNEs Multinational enterprises Công ty đa quốc gia Organization for Economic OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Cooperation and Development OLI Lý thuyết chiết trung REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên TCT Transaction Cost Economics Lý thuyết chi phí giao dịch TI Transparency International Tổ chức minh bạch quốc tế Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình TTP Agreement Dương United Nations Conference on Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương UNCTAD Trade and Development mại và Phát triển United Nations Development Chương trình phát triển Liên Hợp UNDP Programme Quốc USD Đô La Mỹ WB World Bank Tổ chức Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Bảng 4.1 Tình hình thu hút FDI ở các khu vực trên thế giới giai đoạn 2001-2012 Bảng 4.2 Lượng FDI chảy vào khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2001-2012 Bảng 4.3 Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình Bảng 4.4 Kết quả ma trận tự tương quan Bảng 4.5 Kết quả ước lượng của mô hình 1* với FEM và REM Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình 1* Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình 1* theo mô hình hiệu ứng cố định điều chỉnh đã khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi. Bảng 4.8 Kết quả ước lượng của mô hình 2* với FEM và REM Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình 2* Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình 2* theo mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên điều chỉnh đã khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi Bảng 4.11 Kết quả ước lượng của mô hình 3* với FEM và REM Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình 3* Bảng 4.13 Kết quả hồi quy mô hình 3* theo mô hình hiệu ứng cố định điều chỉnh đã khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Giả thuyết của bài nghiên cứu Hình 3.2 Lưu đồ quy trình nghiên cứu Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện lượng FDI vào khu vực Đông Nam Á qua các năm từ 2001 đến 2012 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện chỉ số tham nhũng của các nước qua các năm từ 2001 đến 2012
  9. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa tham nhũng, chênh lệch tham nhũng và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ở khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2001- 2012. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) cho bộ dữ liệu bảng đến từ chín quốc gia: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philipin, Singapore, Thái lan và Việt Nam. Kết quả cho thấy tham nhũng tại các nước nhận đầu tư có tác động tích cực đến lượng vốn FDI chảy vào. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa chênh lệch tham nhũng giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư đến lượng vốn FDI thu hút. Qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm để các nhà hoạch định chính sách tham khảo để đưa ra các quyết định thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở từng giai đoạn. Trong giai đoạn này, tham nhũng có thể đóng vai trò tích cực, nhưng giai đoạn khác, tham nhũng lại đóng vai trò kiềm hãm dòng chảy đầu tư vào các nước khu vực Đông Nam Á.
  10. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc chu chuyển vốn giữa các nền kinh tế là một xu thế tất yếu mà các quốc gia lựa chọn bởi vì những lợi ích mà chu chuyển vốn mang lại cho cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Một trong những động lực chu chuyển vốn lớn nhất hiện nay đó chính là những dòng vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia (MNEs) thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vì vậy, không chỉ các công ty đa quốc gia mà kể cả các quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu tư đều mong muốn nắm bắt được các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI này. Bên cạnh những đặc điểm kinh tế đặc thù của mỗi quốc gia vốn được coi là các tác nhân chính thu hút FDI thì còn có rất nhiều lý thuyết cho rằng sự khác biệt về thể chế giữa các quốc gia mà cụ thể là sự khác biệt về tham nhũng giữa hai nước cũng có một mối quan hệ quan trọng với dòng vốn FDI. Chủ đề tham nhũng và hiệu quả của các nền kinh tế là một chủ đề khá phố biến, được nghiên cứu nhiều thời gian qua, nhưng vấn đề tham nhũng ảnh hưởng như thế nào đến thu h t đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào đất nước có mức độ tham nhũng cao vẫn chưa được đánh giá đầy đủ trong các nghiên cứu hiện có. Có hai quan điểm về tác động của tham nhũng đối với FDI. Quan điểm thứ nhất theo nghiên cứu của Kwok và Tadesse (2006) cho rằng các MNEs rất c n thận khi lựa chọn nước chủ nhà cho các chi nhánh nước ngoài của họ ởi vì sự lo ngại của họ đối với sự không chắc chắn của chi phí ổ sung liên quan đến tham nhũng vào chi phí hoạt động. Do đó, tham nhũng được coi là một rào cản đối với FDI Judge cộng sự, 2011 . Tuy nhiên có một quan điểm trái ngược cho rằng: tham nhũng là điều cần thiết – một chất ôi trơn cho các giao dịch, đặc iệt khi các ―lỗ hổng thể chế‖ ngày càng phổ iến trong nền kinh tế phát triển. Tham nhũng còn có thể cải thiện hiệu quả ằng cách giảm các lệch lạc gây ra ởi các tổ chức hoạt động và ộ máy quan liêu k m hiệu quả (Khanna & Palepu, 2010; Kwok & Tadesse, 2006). Ngoài ra, chênh lệch tham nhũng giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư là một đề tài đang rất được quan tâm hiện nay. Có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này như nghiên cứu của Habib và Zurawicki (2002), Eden và Miller (2004), Rose- Ackermamn (2008),
  11. 3 Godinez và Liu (2013). Các nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nước đầu tư có mức độ tham nhũng thấp hơn nước nhận đầu tư và ngược lại thì có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI chảy vào các nước nhận đầu tư hay không. Đông Nam Á có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng trên thế giới, khu vực này nằm trên tuyến đường biển vận tải quan trọng, kết nối các quốc gia phát triển của Châu Âu với các quốc gia như Nhật Bản, Trung quốc, Hàn quốc. Cùng với đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên đồi dào cũng như giá nhân công rẻ đã khiến Đông Nam Á trở thành một điểm thu h t các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm kiếm trị thường đầu tư cũng như tiêu thụ. Trong những năm gần đây, xu hướng của chuyển dịch của dòng vốn FDI chuyển dần về khu vực Đông Nam Á. Năm 2010 tổng lượng FDI chảy vào khu vực này là 105 tỷ (chiếm 9,9% lượng FDI inflows toàn cầu , năm 2011 giảm nhẹ còn 93,5 tỷ (chiếm 18,13% FDI inflows toàn cầu và năm 2012 tăng mạnh trở lại 108 tỷ (chiếm 14% lượng FDI inflows toàn cầu . Đặc biệt, trong năm 2010, 82% lượng FDI tăng trên thế giới chảy vào khu vực châu Á thì trong đó hơn một phần hai là chảy vào khu vực Đông Nam Á. Tương tự năm 2013, 49% lượng FDI tăng trên thế giới chảy vào khu vực châu Á, thì gần 56,5% số đó chảy vào khu vực Đông Nam Á. Điều này đã củng cố hơn nữa nhận định khu vực Đông Nam Á là điểm đến mới cho dòng chảy của FDI. Mặc khác, theo đánh giá của tổ chức minh bạch quốc tế (TI), những nước thuộc khu vực Đông Nam Á trừ Singapore) có mức độ tham nhũng khá cao. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012, chỉ số cảm nhận tham nhũng của khu vực trung bình này là 3,63/10 (0 điểm là tham nhũng cao, 10 điểm là trong sạch). Tổ chức minh bạch quốc tế đã đưa ra lời cảnh báo về tình trạng tham nhũng này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế của mỗi nước trong khu vực. Như vậy, liệu có mối quan hệ nào giữa tình trạng tham nhũng và dòng chảy FDI vào các nước ở khu vực Đông Nam Á không? Chính vì sự mâu thuẫn giữa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cùng với tình hình đánh giá mức độ tham nhũng cũng như lượng vốn FDI thu hút tại các nước khu vực Đông Nam Á đã nói ở trên, tác giả thực hiện đề tài: ―Nghiên cứu tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI chảy vào các nƣớc khu vực Đông Nam
  12. 4 Á‖ nhằm đánh giá sự tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI ở khu vực Đông Nam Á. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan đến tham nhũng, thể chế quốc gia và các nhân tố vĩ mô khác đến dòng chảy FDI ở chín quốc gia thuộc khu vực ASEAN trong giai đoạn 2001-2012 với các mục tiêu nghiên cứu như sau:  Thứ nhất, tìm hiểu được mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á.  Thứ hai, đánh giá mối quan hệ giữa chênh lệch tham nhũng đến dòng vốn FDI vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á Để có thể đạt được các mục tiêu trên, bài nghiên cứu đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Tham nhũng tác động như thế nào đến dòng vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á? Câu hỏi 2: Chênh lệch tham nhũng giữa quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư có tác động như thế nào đến dòng vốn FDI đầu tư? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian 2001-2012 và mối quan hệ với tham nhũng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ở 9 quốc gia trong khu vực bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philipin, Singapore, Thái lan và Việt Nam. Ngoài các quốc gia kể trên khu vực Đông Nam Á còn có các nước như Đông Timor, Brunei. Tuy nhiên số liệu của các quốc gia này chưa đầy đủ để phục vụ cho nghiên cứu nên tác giả chỉ lựa chọn 9 quốc gia kể trên. 1.4. Ý nghĩa bài nghiên cứu Bài nghiên cứu góp phần củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của tham nhũng của nước nhận đầu tư và sự chênh lệch tham nhũng giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư đến việc thu hút nguồn vốn FDI của các nước trên thế giới.
  13. 5 1.5. Phương pháp và nguồn dữ liệu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng, sử dụng các phương pháp kiểm định nhằm kiểm soát các khiếm khuyết trên mô hình hồi quy, từ đó lựa chọn phương pháp kiểm soát các vấn đề khiếm khuyết tồn tại nhằm đưa ra kết quả định lượng tin cậy. Bài nghiên cứu sử dụng phầm mềm Stata để định lượng nhằm kiểm định mối quan hệ giữa tham nhũng, chênh lệch tham nhũng các nước đầu tư và nhận đầu tư với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước nhận đầu tư dưới sự kiểm soát các biến thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô. Dữ liệu: Dữ liệu của bài nghiên cứu được lấy từ nguồn của các tổ chức quốc tế đáng tin cậy như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức minh bạch quốc tế (IT), Quỹ di sản Thế giới (Heritage Foundation), Liên Hiệp Quốc (UNDP), Hiệp hội Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD). 1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu được cấu trúc thành 5 phần. Phần 1 giới thiệu tổng quan các vấn đề trong bài nghiên cứu: lí do chọn đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu. Phần 2 trình bày tổng quan các tài liệu có liên quan đến nguồn vốn FDI, tham nhũng và chênh lệch tham nhũng, mối liên hệ giữa các yếu tố trên với nhau cũng như các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ của các biến tham nhũng và các nhân tố vĩ mô với nguồn vốn FDI vào mỗi quốc gia. Phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, mang đến một cái nhìn tổng quan về mô hình dữ liệu bảng động, phương pháp hồi quy Fixed Effect và Random Effect, các giả thuyết nghiên cứu; mô tả mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu cũng như nêu rõ cách xác định và ý nghĩa của biến số được sử dụng trong mô hình ước lượng. Phần 4 trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, các kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng động bằng phương pháp Fixed Effect, phương pháp Random Effect và các kiểm định cho khu vực ASEAN. Phần kết luận tổng quát những kết luận chính của bài nghiên cứu, nêu lên một số kiến nghị, gợi ý chính sách cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng dựa trên tình hình dòng vốn FDI và tham nhũng trên thực tế và kết quả của bài nghiên
  14. 6 cứu, cũng như chỉ ra một số điểm hạn chế còn tồn tại của bài nghiên cứu và hướng phát triển đề tài trong tương lai.
  15. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tham nhũng 2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những khái niệm rất quen thuộc với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để định nghĩa cho nguồn vốn quan trọng này đối với mỗi quốc gia. Theo Quỹ tiền tệ Quốc Tế IMF 1993 đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Một cách định nghĩa khác cũng được đưa ra ởi Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO). Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước nước đầu tư có tài sản ở một nước khác (nước nhận đầu tư cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là ―công ty mẹ‖ và các tài sản được gọi là ―công ty con‖ hay ―chi nhánh công ty‖. Ngoài ra, theo Luật Đầu Tư 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư ỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, tổng quát lại có thể định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào một nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này với mục tiếu tối đa hóa lợi nhuận. 2.1.2. Khái niệm tham nhũng Tương tự như khái niệm FDI nêu ở trên, khái niệm tham nhũng cũng được định nghĩa theo nhiều cách khách nhau. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc Tế TI , tham nhũng là lợi
  16. 8 dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng và tham ô là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Theo định nghĩa trên thì tham nhũng là hành vi của người có địa vị cao trong xã hội mà từ vị trí họ có thể dễ dàng trục lợi cho bản thân thông qua nhũng việc làm trái pháp luật của mình. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới (2009) tham nhũng là ―lạm dụng công quỹ hoặc chức vụ để tư lợi riêng‖. Định nghĩa này cho rằng căn nguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền và lạm dụng công quyền, tham nhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động của nhà nước, việc nhà nước can thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực công. Khái niệm này chỉ tập trung vào tình trạng tham nhũng ở khu vực công. Ngoài ra, theo Luật phòng, chống tham nhũng (2005) ở Việt Nam thì tham nhũng được định nghĩa như sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Một cách định nghĩa khác cho khái niệm tham nhũng là sử dụng việc phân loại tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc tế căn cứ vào giá trị của những khoản tiền hối lộ để phân loại tham nhũng. Có hai loại tham nhũng là ―tham nhũng lớn‖ grand corruption) và tham nhũng ―vặt‖ petty corruption . Tham nhũng lớn là hình thức tham nhũng liên quan đến những hợp đồng kinh tế quốc tế, các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia và gắn liền với các quan chức lãnh đạo cấp cao, các khoản tham nhũng được thực hiện bên ngoài các quốc gia. Còn tham nhũng vặt là hình thức nhũng nhiễu tồn tại trong các cơ quan quản lý, các đơn vị có quyền lực. Tham nhũng vặt hay còn gọi là tham nhũng hành chính, loại tham nhũng này diễn ra thường ngày khi các nhân viên công quyền tiếp xúc với người dân. Người dân phải trả chi phí giao dịch không chính thức tại khu vực công. Chi tiết hơn, trong Báo cáo chống tham nhũng ở Đông Á của Ngân hàng Thế giới (2003), tham nhũng được chia ra làm nhiều cấp độ với những biểu hiện khác nhau như ôi trơn (facititation payments), hối lộ (bri e , nhũng nhiễu (extortion), lại quả (kickback), sở hữu của nhà nước state capture . Bôi trơn là hành động chi một khoản nhỏ để đ y nhanh
  17. 9 những thủ tục thông thường. Hối lộ là chi tiền cho những kẻ tham nhũng để đ y người khác làm theo quyền lợi của người chi. Nhũng nhiễu là lợi dụng chức quyền để thu tiền một cách bất hợp pháp. Lại quả chi tiền cho các nhân vật có tác động sau khi một giao dịch được thực hiện. Sở hữu của nhà nước là chính sách hoặc quy chế của chính phủ chịu tác động của một nhóm tham nhũng. Đối với Việt Nam, theo Luật Phòng chống tham nhũng 2005 , tham nhũng được phân loại theo hành vi. Theo đó, các hành vi tham nhũng gồm những hành vi như sau: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vự lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Như vậy, tham nhũng là một trong những khái niệm có rất nhiều cách định nghĩa và việc định nghĩa khái niệm này rất khó vì những vấn đề kéo theo của nó. Trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều bài nghiên cứu để tìm hiểu về nguyên nhân, nguồn gốc, những mặt có lợi và có hại cũng như tác động của tham nhũng đến kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia, trong đó có tác động của tham nhũng đến FDI. Phần tiếp theo sẽ trình bày các lý thuyết nền tảng để hỗ trợ cho mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI. 2.2. Các lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa FDI và tham nhũng 2.2.1. Lý thuyết về chi phí giao dịch Khái niệm chi phí giao dịch đầu tiên được Ronald Coase đề cập trong bài viết nổi tiếng năm 1937 của mình với tựa đề ―Bản chất của doanh nghiệp.‖ Ông đặt ra câu hỏi các lý thuyết kinh tế nhấn mạnh đến vai trò hiệu quả của cơ chế thị trường cạnh tranh, nhưng tại sao quá nhiều hoạt động kinh tế lại diễn ra ngoài phạm vi của hệ thống giá của thị trường. Ông kết luận rằng phải tồn tại một chi phí trên thị trường mà chỉ có cơ cấu doanh nghiệp
  18. 10 có thể thể tiết kiệm được. Từ đây, Kinh tế học về chi phí giao dịch đã ra đời và nó là một phần của kinh tế học về thể chế kinh tế. Kenneth Arrow (1996 đã định nghĩa các chi phí giao dịch là ―các chi phí vận hành hệ thống kinh tế‖. Chi phí giao dịch được phân thành đến trước (trước khi ký kết hợp đồng) hoặc đến sau (sau khi ký kết hợp đồng). Các chi phí giao dịch đến trước (ex ante) là các chi phí soạn thảo, thương lượng, và bảo vệ một hợp đồng. Các chi phí đến sau (ex post) bao gồm các chi phí về sự thích nghi sai lầm phát sinh khi các giao dịch chuyển dịch dần dần khỏi tình trạng liên kết phù hợp; các chi phí mặc cả phát sinh khi thực hiện các nỗ lực song phương để chỉnh sửa những tình trạng liên kết sai lầm xảy ra sau khi ký kết hợp đồng; các chi phí thành lập và điều hành gắn liền với các cấu trúc quản trị và các chi phí về cam kết. Các nghiên cứu về FDI hầu như tập trung vào tính hiệu quả dựa trên phân tích chi phí giao dịch (Williamson, 1993). Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics - TCT) sử dụng các giao dịch như là đơn vị cơ sở phân tích. Một giao dịch xảy ra khi một hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển qua một giao diện kỹ thuật tách rời. Vì vậy việc tổ chức hoạt động kinh tế được hiểu trong điều kiện chi phí giao dịch. Theo đó, lý thuyết chi phí giao dịch có liên quan với chi phí tích hợp một hoạt động trong công ty đối lập với chi phí của việc sử dụng từ thị trường bên ngoài để hành động cho công ty trong thị trường quốc tế (Williamson,1985; Verbeke & Kano, 2012). 2.2.2. Lý thuyết về mô hinh OLI Dựa vào lý thuyết chi phí giao dịch Dunning đã phát triển mô hình chiết trung Ownership-Location-Internalisation OIL để phân tích hoạt động FDI. Theo Dunning, một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: - Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - O): Bao gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch; - Lợi thế về khu vực (Locational advantages – L): Bao gồm tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ
  19. 11 - Lợi thế về nội bộ hoá (Internalisation advantages – I): Bao gồm giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế. Theo lý thuyết OLI thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãn trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố ―đ y‖ ắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố ―k o‖ đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở ước nào của quá trình phát triển. Những tiền đề chính của mô hình là công ty đa quốc gia phát huy lợi thế cạnh tranh O tại đất nước của họ và sau đó chuyển ra nước ngoài nơi họ có thể khai thác (dựa vào lợi thế địa điểm L) thông qua FDI, nó cho phép các công ty đa quốc gia tiếp thu tương tự quyền sở hữu O (Rugman, 2010; Dunning, 1981). Mô hình OLI bao quát một loạt các biến kinh tế và xã hội; Cụ thể, chi phí kinh tế gây ra bởi khoảng cách địa lý bao gồm vận chuyển và thuế và chi phí xã hội phát sinh từ việc không quen biết, rủi ro quan hệ và phân biệt đối xử mà các công ty nước ngoài đối mặt ở nước sở tại. Tuy nhiên, các chi phí kinh tế liên quan hiện nay đã giảm với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại và toàn cầu hóa. Mặt khác, chi phí xã hội ngày càng được nhấn mạnh trong các nghiên cứu về chi phí hoạt động ở nước ngoài (LoF1). Các rủi ro liên quan đến LoF đều dựa trên lý thuyết thể chế và sử dụng khái niệm về khoảng cách thể chế (Driffield & cộng sự, 2013; Dunning, 1993; Eden & Miller, 2004; Zaheer,1995, 2002; Calhoun, 2002). - Thành phần O: Theo Rugman và Verbeke (1992), các công ty đa quốc gia có thể c n thận khi lựa chọn nước nhận đầu tư cho các công ty con vì sự không chắc chắn và những khó khăn ao gồm những bất lợi tiềm n về chi phí của sự không chắc chắn đặt những công ty đa quốc gia 1 Liablity of Foreigness là chi phí hoạt động ở nước ngoài là một thuật ngữ mô tả các chi phí tăng thêm mà công ty hoạt động ên ngoài đất nước của họ so với chi phí của các doanh nghiệp địa phương. Những chi phí này có nguồn gốc từ sự giới hạn về kiến thức địa phương, thái độ kỳ thị các bên liên quan ở địa phương và những khó khăn gây ra bởi các tổ chức quản lý mà các công ty con của MNE phải gánh chịu.
  20. 12 vào thế bất lợi về tài chính so với các doanh nghiệp trong nước). Lợi thế quyền sở hữu ở nước sở tại cho phép các công ty đa quốc gia vượt qua chi phí khi hoạt động ở nước ngoài và chi phí gia nhập mới, đặc biệt là đối với đặc thù của tài sản. Đặc thù của tài sản là một phần quan trọng của lợi thế quyền sở hữu trong mô hình mà công ty đa quốc gia thường sử dụng trong khi doanh nghiệp địa phương thì không. Hơn nữa, những lợi thế này có thể được tận dụng ở nước ngoài để ù đắp cho những bất lợi. Lợi thế quyền sở hữu ràng buộc địa điểm (Location-bound ownership advantages - OAs), được định nghĩa là những lợi thế sở hữu chỉ có thể khai thác ở một hoặc một vài địa điểm đặc biệt mà không làm giảm hiệu quả, giá trị của nó bị giới hạn trong một lãnh thổ, không thể chuyển giao dễ dàng và cũng không thể áp dụng hoặc chuyển đổi cho phù hợp ở những nước khác (Birkinshaw & cộng sự, 1998; Shan & Song, 1997; Harzing, 2002). Phân tích qua chi phí giao dịch, tham nhũng ở nước nhận đầu tư có thể quan sát thông qua chỉ số chi phí/lợi nhuận nó sẽ cản trở các nhà đầu tư nước ngoài nếu chi phí thương lượng tiềm n vượt quá lợi nhuận của nó (Rose-Ackerman, 2008 . Điều này cho thấy rằng trong khi một số công ty không có kinh nghiệm đối phó với tham nhũng ở trong nước của mình có thể là một bất lợi khi hoạt động ở những nước có tham nhũng cao, mà điều này có thể không đ ng đối với những công ty quen hoạt động ở trong nước tham nhũng cao. Công ty đa quốc gia có kiến thức xử lý trong môi trường tham nhũng ở nước của mình có thể được khuyến khích bằng OAs và sẵn sàng đầu tư vào các địa điểm tương tự. Vì vậy, khi phân tích tham nhũng ảnh hưởng đến FDI như thế nào, điều quan trọng là phải biết rằng nếu một số công ty có các kiến thức về chiến lược đối phó với tham nhũng ở nước nhà thì họ có thể tái triển khai ở nước ngoài mà không tốn chi phí cao. - Thành phần L: Một yếu tố quan trọng trong mô hình OLI của Dunning là lợi thế nội địa hóa L trong nước nhận đầu tư. Công ty đa quốc gia xác định nơi hoạt động ở nước ngoài mà chi phí hoạt động được tối thiểu trong khi đó các công ty nội đia hoạt động ở nước ngoài để giảm chi phí bắt nguồn từ việc không chắc chắn (Wang & cộng sự, 2012a, 2012b). Tuy nhiên, các nhà phê bình lý thuyết Dunning lập luận rằng phần L của mô hình quá tập trung vào thuộc tính vật lý của địa điểm nước ngoài và không tính đến địa điểm thể chế của nó. Nhận thức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2