intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ và sự tác động của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô đến tỷ lệ nợ xấu; sau khi phân tích mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu, nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp nhằm quản trị rủi ro ngân hàng, giảm thiểu nợ xấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ THANH THỦY NGHIÊN CỨU YẾU TỐ VĨ MÔ VÀ VI MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH -2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ THANH THỦY NGHIÊN CỨU YẾU TỐ VĨ MÔ VÀ VI MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Tác giả Đoàn Thị Thanh Thủy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC ..................................1 1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................................4 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................................4 Kết luận chương 1 ..........................................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTM .....................................................................................................6 2.1 Tổng quan về nợ xấu...............................................................................................6 2.1.1 Khái niệm ........................................................................................................6 2.1.1.1 Khái niệm về nợ xấu ..................................................................................6 2.1.1.2 Chỉ tiêu đo lường nợ xấu ............................................................................7 2.1.2 Nguyên nhân nợ xấu .........................................................................................8 2.1.2.1 Nguyên nhân khách quan: ..........................................................................8 2.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan ...............................................................................8
  5. 2.1.3 Phân loại nợ xấu ............................................................................................. 11 2.1.4 Tác động của nợ xấu....................................................................................... 12 2.1.4.1 Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM ..................................... 12 2.1.4.2 Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế ...................................................... 13 2.2 Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM .................................................... 15 2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trên thế giới ......................................... 15 2.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ............................................................ 19 2.2.3 Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu ............................................ 19 Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ, VI MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ............................................. 23 3.1 Tổng quan về các NHTM tại Việt Nam ............................................................... 23 3.1.1 Mạng lưới của hệ thống NHTM Việt Nam .................................................... 23 3.1.2 Quy mô các NHTM Việt Nam ....................................................................... 25 3.1.3 Hoạt động huy động vốn của các NHTM Việt Nam ...................................... 26 3.1.4 Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam.............................................. 28 3.2 Thực trạng nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. ............................................................................................................................ 29 3.2.1 Thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam. ............................................... 29 3.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam ................................................... 29 3.2.1.2 Cơ cấu nợ xấu ......................................................................................... 32 3.2.1.3 Kiểm soát nợ thông qua việc thành lập VAMC ....................................... 35 3.2.1.4 Nguyên nhân ............................................................................................ 37 3.2.2 Các yếu tố tác động đến nợ xấu ..................................................................... 40 3.2.2.1 Các yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu ..................................................... 40 3.2.2.2 Các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu ..................................................... 43 Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 50
  6. CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ, VI MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ......................................................................................................51 4.1 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................................51 4.1.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu ........................................................................51 4.1.2 Mô tả các biến và các giả thuyết nghiên cứu..................................................52 4.1.2.1 Tỷ lệ nợ xấu ( Non-performing Loans-NPL) ...........................................52 4.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP thực (Gross Domestic Product -  GDP).......52 4.1.2.3 Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment-UNP).................................................53 4.1.2.4 Tỷ lệ lạm phát ( Inflation - INF) ..............................................................53 4.1.2.5 Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 (Money- M2) ..................................54 4.1.2.6. Quy mô ngân hàng (Size) ........................................................................55 4.1.2.7 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) ....55 4.1.2.8 Tốc độ tăng trưởng tín dụng ( Loan -  LOAN) ....................................56 4.1.2.9 Tỷ lệ dự phòng tín dụng trên tổng dư nợ (Loan Loss Provision-LLP) ...56 4.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................58 4.3. Thu thập và xử lý dữ liệu .....................................................................................58 4.4. Các kiểm định ......................................................................................................59 4.5 Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy .....................................................................67 Kết luận chương 4 ........................................................................................................71 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ..............72 5.1. Kết quả nghiên cứu ..............................................................................................72 5.2 Kiến nghị đối với yếu tố vĩ mô và vi mô ..............................................................73 5.2.1 Kiến nghị đối với yếu tố vĩ mô đến Chính phủ, NHNN.................................73 5.2.1.1Thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thích hợp tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, kiểm soát nợ xấu. ......73 5.2.1.2 Xây dựng chính sách hoàn thiện ..............................................................74 5.2.1.3 Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và TCTD ................74
  7. 5.2.1.4 Phát triển VAMC và thị trường mua bán nợ xấu ..................................... 76 5.2.2 Kiến nghị đối với yếu tố vi mô đến NHTM ................................................... 76 5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 78 5.3.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 78 5.3.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 78 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Tiếng việt ABBank : Ngân hàng TMCP An Bình ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu BCTC : Báo cáo tài chính BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DongAbank : Ngân hàng TMCP Đông Á Eximbank : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam HDBank : Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM KienLongbank : Ngân hàng TMCP Kiên Long Maritimebank : Ngân hàng TMCP Hàng Hải MBBank : Ngân hàng TMCP Quân Đội Navibank : Ngân hàng TMCP Nam Á NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại OCB : Ngân hàng TMCP Phương Đông PNB : Ngân hàng TMCP Phương Nam Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
  9. SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Seabank : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội TCTD : Tổ chức tín dụng Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TMCP : Thương mại cổ phần TSĐB : Tài sản đảm bảo VAMC :Công ty quản lý tài sản Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tiếng Anh: CIC : Credit Information Center FEM : Fix Effect Model GDP : Gross Domestic Product GMM : General Method of Moments IMF : International Monetary Fund LLP : Loan Loss Provision NPL : Non- Performing loans OLS : Ordinary Least Squares
  10. REM : Random Effect Model RIR : Real interest rate ROA : Return on Assets ROE : Return on Equity WB : World Bank WTO : World Trade Organization
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu ........................................... 20 Bảng 3.1 Số lượng NHTM tại Việt Nam...................................................................... 24 Bảng 3.2 Tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ của các loại hình ngân hàng ........ 25 Bảng 3.3 Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam ................................... 33 Bảng 4.1 Kỳ vọng dấu của các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy ................. 57 Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả giá trị các biến trong mô hình .................................... 59 Bảng 4.3 Bảng ma trận tự tương quan các biến trong mô hình .................................... 61 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy NPL theo Fixed Effect Model ........................................... 62 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy NPL theo Random Effect Mode ........................................ 63 Bảng 4.6 So sánh kết quả hồi quy NPL theo FEM và REM ........................................ 64 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Hausman Test trong hồi quy NPL .................................. 65
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Việt Nam ....................... 26 Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam................................ 28 Hình 3.3 Tỷ lệ nợ xấu hệ thống NHTM Việt Nam ...................................................... 29 Hình 3.4 Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế ................................................................. 34 Hình 3.5 Các yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu .......................................................... 41 Hình 3.6 Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu ........................................... 43 Hình 3.7 Mối quan hệ giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu ......................................................... 44 Hình 3.8 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu ..................... 46 Hình 3.9 Mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu .................. 49
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC 1.1 Lý do chọn đề tài Ngân hàng là định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, trong đó, năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.42% tương đương 3,584,262 tỷ đồng trong khi đó tín dụng tăng trưởng 13% tương đương 3,876,350 tỷ đồng. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.98% tương đương 3,937,856 tỷ đồng trong khi đó tín dụng tăng trưởng 14.16% tương đương 3,970,548 tỷ đồng, tăng 94,198 tỷ đồng so với năm 2013. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: suy giảm kinh tế mạnh châu Á giai đoạn 1997-1998 hay cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng BĐS tan vỡ… đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng và gia tăng tỷ lệ nợ xấu (NCSEIF, 2012). Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng cũng cho thấy những lỗ hổng bên trong ngân hàng: quản trị rủi ro yếu kém, quy trình tín dụng chưa hoàn thiện, năng lực của nhân viên tín dụng chưa cao. Do đó, tỷ lệ nợ xấu chịu tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô. Một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và vi mô đối với tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng. Kết quả là: Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) cho thấy tăng trưởng GDP thực tế có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Salas và Saurina (2002); Khemra, Pasha (2009) và Dash, Kabra (2010). Về tỷ lệ thất nghiệp, Ahlem Selma Messai (2013), Louzis. D.P, Vouldis, AT, Metaxas, VL (2010) đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Theo như nghiên cứu của Khemraj, Pasha (2009), khi ngân hàng có quy mô càng lớn hay dư nợ cho vay quá mức càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Kết quả này cũng được sự đồng tình theo nghiên cứu của Nir Klein (2013). Bên cạnh đó, một số tác giả ở Việt
  14. 2 Nam đã thực hiện các nghiên cứu về mối quan hệ trên đối với một số NHTM Việt Nam như bài nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013). Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy được mối quan hệ của một số yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và yếu tố vi mô như tỷ lệ ROA, tỷ lệ nợ xấu thời kỳ trước và hiệu quả hoạt động cũng tác động đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam. Theo báo cáo của NHNN, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, giá trị vượt ngưỡng an toàn 3%, cụ thể: tỷ lệ nợ xấu năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 4.08%; 3.61% và 3.25%. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nợ xấu phát sinh làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí quản lý nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro… Việc gia tăng các chi phí này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cao tại các NHTM ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế cũng như mất sự cân bằng kinh tế vĩ mô (Đào Thị Hồ Hương, 2012). Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là cần thiết, nếu các ngân hàng quản trị tốt vấn đề nợ xấu thì không chỉ giúp cho thị trường tài chính ổn định mà còn giúp nền kinh tế đất nước vận hành tốt. Đặc biệt, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, những vấn đề nợ xấu đang được Chính phủ và NHNN quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam” là đề tài luận văn Thạc sĩ Kinh tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM.
  15. 3 - Phân tích thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. - Xác định mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của bài, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu: - Những yếu tố nào tác động đến nợ xấu của NHTM? - Thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam diễn biến như thế nào? - Mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam như thế nào? - Những giải pháp nào các NHTM cần thực hiện để xử lý và hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu. Các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về không gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Tổng cục thống kê, ngân hàng Nhà nước… Số lượng ngân hàng tác giả nghiên cứu là 23 NHTM.  Phạm vi về thời gian: Dữ liệu được sử dụng trong giai đoạn từ năm 2005-2014 1.5 Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và so sánh để đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam.
  16. 4 - Sử dụng phương pháp định lượng bằng cách dùng mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thông qua dữ liệu bảng (panel data). Phần mềm được sử dụng để phân tích và xử lý số liệu là Eviews 7.0. 1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu của bài luận văn gồm 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu đề tài luận văn cao học - Chương 2: Tổng quan về nợ xấu và các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại NHTM - Chương 3: Thực trạng nợ xấu và các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam - Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu. - Chương 5: Kết quả nghiên cứu và giải pháp, kiến nghị 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này đã có một số ý nghĩa và đóng góp như sau: Thứ nhất, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ và sự tác động của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô đến tỷ lệ nợ xấu. Thứ hai, sau khi phân tích mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu, nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp nhằm quản trị rủi ro ngân hàng, giảm thiểu nợ xấu.
  17. 5 Kết luận chương 1 Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên cùng với bước phát triển nhanh đó, hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro ngày càng lớn do tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề nợ xấu và các yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến nợ xấu, tác giả đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình. Đồng thời, tác giả đã cho thấy một cái nhìn tổng quát về toàn bộ bài nghiên cứu trong chương 1.
  18. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTM 2.1 Tổng quan về nợ xấu 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về nợ xấu Nợ xấu được sử dụng với thuật ngữ “bad debt” theo CM Buch (1994), “non- performing loan” (NPL) theo Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), nợ khó đòi (doubtful debt) theo Fofack (2005), các khoản vay có vấn đề (problem loans) theo Berger và De Young (1997). Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Các định chế tài chính đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về nợ xấu, như sau: - Theo nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG, 2004). Một khoản nợ được xem là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc có các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Nói cách khác, nợ xấu được xác định trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ bị nghi ngờ. - Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) (Basel Committee on Banking Supervision, 2006) Một khoản vay được cho là nợ xấu khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:
  19. 7  Ngân hàng đánh giá người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện các hành động để cố gắng thu hồi.  Người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ. - Theo chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) (IFRS, 2005) Nợ xấu được đề cập là các khoản nợ bị giảm giá trị. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng. - Theo Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF, 2004) Một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản). - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nợ xấu theo khoản 8 Điều 3 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành tại Thông tư 02/2013 ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5”. 2.1.1.2 Chỉ tiêu đo lường nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên Tổng dư nợ được sử dụng là chỉ tiêu đo lường nợ xấu. Công thức tính: 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 Tỷ lệ nợ xấu = × 100 % 𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư 𝑛ợ
  20. 8 Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên cho thấy dấu hiệu ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng tốt. 2.1.2 Nguyên nhân nợ xấu Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu nguyên nhân gây ra nợ xấu ngân hàng. Các nghiên cứu cho thấy nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân: khách quan và chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu: 2.1.2.1 Nguyên nhân khách quan: - Môi trường tự nhiên: theo như nghiên cứu của Goldstein, M và Turner, P. (1996) khi có những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng và nợ xấu tăng lên. - Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: theo Bloem, M và Gorter, N. (2001), ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ phát triển của nền kinh tế, chính trị, hành lang pháp lý hay những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi những yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với ngân hàng. 2.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan - Sự quản lý yếu kém của Ngân hàng: theo như nghiên cứu của Berger. N và De Young, R, 1997; Brownbridge (1998) thì tác giả cho rằng việc quản trị rủi ro yếu kém dẫn đến việc đánh giá, ngăn ngừa rủi ro thị trường yếu, làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Các ngân hàng chưa chú trọng quản trị danh mục cho vay dẫn đến tỷ trọng lớn cho vay những danh mục có rủi ro cao hay chưa chú trọng đến công tác dự báo khi tập trung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2