intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này hướng tới mục tiêu nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ thông qua sự cảm nhận của du khách, bao gồm 3 thành phần: tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS ĐINH PHI HỔ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2 5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 4 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Kiến thức chung về sản phẩm du lịch 1.1.1 Các khái niệm .............................................................................................. 5 1.1.2 Tác động của du lịch đến các hoạt động kinh tế - xã hội ............................ 7 1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái .................. 9 1.1.4 Sự thõa mãn ................................................................................................ 13 1.2 Phương pháp nghiên cứu 1.2.1 Khung nghiên cứu … .................................................................................. 14 1.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 15 1.2.3 Giới thiệu mô hình nghiên cứu ................................................................... 16 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở TP CẦN THƠ 2.1 Tổng quan về TP.Cần Thơ … ........................................................................ 19 2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 19 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội TP.Cần Thơ ........................ 20 2.2. Phân tích thực trạng du lịch TP.Cần Thơ ..................................................... 22 2.2.1 Tình hình lượt khách ................................................................................... 22 2.2.2 Tổng doanh thu ............................................................................................ 24 2.2.3 Thời gian lưu trú bình quân ......................................................................... 26 2.2.4 Đầu tư phát triển .......................................................................................... 27 2.3. Đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ .............. 28 2.3.1. Đánh giá về tài nguyên du lịch ở TP.Cần Thơ .......................................... 28 2.3.2. Đánh giá về cơ sở du lịch .......................................................................... 36 2.3.3. Đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ .............. 41 CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích mô tả sơ lược về nhân khẩu học của đáp viên .............................. 43 3.2. Phân tích mô tả về hành vi của du khách ..................................................... 45 3.2.1 Số lần đến Cần Thơ của du khách ............................................................... 45 3.2.2 Phương tiện đã sử dụng để du lịch đến Cần Thơ ........................................ 45
  4. 3.2.3 Hình thức du lịch và dịp đi du lịch của du khách ........................................ 46 3.2.4 Mục đích chuyến đi của du khách ............................................................... 46 3.2.5 Nguồn thông tin mà du khách biết đến du lịch Cần Thơ............................. 47 3.2.6 Lý do du khách lựa chọn đi du lịch ở Cần Thơ ........................................... 47 3.2.7 Thời gian lưu trú của du khách .................................................................... 48 3.3. Phân tích thống kê các thang đo ................................................................... 49 3.3.1 Tài nguyên du lịch ....................................................................................... 49 3.3.2 Cơ sở du lịch ................................................................................................ 50 3.3.3 Dịch vụ du lịch ............................................................................................ 51 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ ................................................................................................... 52 3.4.1 Kiểm định thang đo Crondbach’s alpha các nhân tố ................................... 52 3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 54 3.4.3 Phân tích hồi qui .......................................................................................... 58 CHƯƠNG IV : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI Ở TP. CẦN THƠ 4.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ 4.1.1 Nhóm giải pháp đối với tài nguyên du lịch ................................................. 61 4.1.2 Nhóm giải pháp đối với dịch vụ du lịch ...................................................... 65 4.1.3 Nhóm giải pháp đối với cơ sở vật chất phục vụ du lịch .............................. 66 4.1.4. Hệ thống các giải pháp hỗ trợ ..................................................................... 68 4.2. Các kiến nghị ................................................................................................ 71 4.2.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành ................................................ 71 4.2.2 Kiến nghị với Tổng cục du lịch ................................................................... 71 4.2.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch ................................................................................................... 71 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đã đạt được .......................................................................................... 72 2. Hạn chế của đề tài … ........................................................................................ 73 3. Hướng tiếp tục nghiên cứu trong tương lai … ................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 75 PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................... 76
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU # " CHƯƠNG I _ Bảng 1.1: Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên ........ Trang 10 _ Khung nghiên cứu ................................................................................. Trang 14 _ Bảng 1.2: Cơ cấu khách quốc tế và khách nội địa đến Cần Thơ trong 5 năm (2005, 2006, 2007, 2008, 2009) ..................................... Trang 15 _ Giới thiệu mô hình nghiên cứu ............................................................. Trang 16 CHƯƠNG II _ Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế TP.Cần Thơ từ năm 2005 đến 2009 ............. Trang 20 _ Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng lượng khách đến Cần Thơ ................... Trang 23 _ Bảng 2.3: Tỷ trọng khách quốc tế đến Cần Thơ theo quốc tịch 2005 – 2008.......................................................................... Trang 24 _ Bảng 2.4: Tổng doanh thu ngành du lịch TP.Cần Thơ từ 2005 _ 2009 ..... Trang 24 _ Bảng 2.5: Doanh thu chia theo đối tượng du khách .............................. Trang 25 _ Bảng 2.6: Ngày lưu trú bình quân của du khách ................................... Trang 26 _ Bảng 2.7: Tổng vốn đầu tư cho phát triển du lịch giai đoạn 2005 – 2008.......................................................................... Trang 27 _ Bảng 2.8 : Số lượng khách sạn của TP. Cần Thơ 2005 – 2008 ............ Trang 27 _ Bảng 2.9 : Đánh giá tài nguyên du lịch Cần Thơ .................................. Trang 33 _ Bảng 2.10: Thực trạng diện tích không gian tại điểm vườn du lịch sinh thái ở Cần Thơ ........................................................ Trang 40 _ Bảng 2.11: Đánh giá về cơ sở du lịch Cần Thơ .................................... Trang 41 _ Bảng 2.12: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch TP.Cần Thơ 2006 ................................................................................ Trang 42 _ Bảng 2.13: Lượng lao động du lịch TP. Cần Thơ 2005 – 2009 ............ Trang 42 CHƯƠNG III _ Bảng 3.1: Đặc điểm khách du lịch đến Cần Thơ .................................. Trang 44 _ Bảng 3.2: Số lần du khách đến Cần Thơ ............................................... Trang 45 _ Bảng 3.3: Phương tiện vận chuyển du khách sử dụng để đi du lịch đến TP.Cần Thơ ............................................................................... Trang 45 _ Bảng 3.4: Hình thức du lịch của du khách ............................................ Trang 46 _ Bảng 3.5: Dịp đi du lịch của du khách .................................................. Trang 46 _ Bảng 3.6: Mục đích chuyến đi du lịch của du khách ........................... Trang 46 _ Bảng 3.7: Kênh thông tin về du lịch Cần Thơ ...................................... Trang 47 _ Bảng 3.8: Lý do đi du lịch của du khách .............................................. Trang 48 _ Bảng 3.9: Thời gian lưu trú của du khách ............................................. Trang 48 _ Bảng 3.10: Hình thức giải trí của du khách .......................................... Trang 49 _ Bảng 3.11: Mức độ hài lòng của du khách đối với nhân tố tài nguyên du lịch ................................................................................. Trang 50 _ Bảng 3.12: Mức độ hài lòng của du khách đối với cơ sở du lịch.......... Trang 50
  6. _ Bảng 3.13: Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch ...... Trang 51 _ Bảng 3.14: Kiểm định KMO và Bartlett’s các nhân tố ......................... Trang 55 _ Bảng 3.15: bảng Total Variance Explained .......................................... Trang 55 _ Bảng 3.16: Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA ...................... Trang 56 Các bảng Phân tích Hồi Qui : _ Bảng 3.17: Bảng Model Summary ........................................................ Trang 58 _ Bảng 3.18: Bảng ANOVA .................................................................... Trang 58 _ Bảng 3.19: Bảng hệ số hồi quy Coefficients ......................................... Trang 59 _ Bảng 3.20: Kiểm định Spearman .......................................................... Trang 60 ---------------------------------------------- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT # " _ ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long _ TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh _ TP.Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ.
  7. _1_ PHẦN MỞ ĐẦU # " 1. Lý do chọn đề tài. Du lịch là một trong những ngành công nghiệp được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói nhưng lợi ích của nó mang lại là vô cùng to lớn. Du lịch đóng góp vào doanh thu của đất nước, du lịch mang đến công ăn việc làm cho người dân, du lịch là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mạnh mẽ nhất, du lịch còn là sự xuất khẩu hàng hoá tại chỗ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng vào việc phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này, Việt Nam đã đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển trong định hướng phát triển của đất nước; trong đó Cần Thơ nằm trong khu vực được đầu tư trọng điểm. Tuy nhiên, trong những năm qua, thực trạng phát triển của ngành du lịch ở Cần Thơ còn rất chậm, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như tiềm năng sẵn có. Lượng khách trong nước cũng như quốc tế đến Cần Thơ vẫn còn rất ít, doanh thu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm du lịch ( sản phẩm tham quan; dịch vụ du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch ) còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Cần Thơ là rất cần thiết. Nó là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng du lịch sinh thái và là cơ sở để quy hoạch Cần Thơ trở thành trung tâm du lịch và trung tâm trung chuyển khách du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái của Cần Thơ, theo sự cảm nhận của du khách; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ.
  8. _2_ 2.2 Mục tiêu cụ thể + Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ nói riêng. + Đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ thông qua sự cảm nhận của du khách, bao gồm 3 thành phần: tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng việc điều tra số liệu sơ cấp từ du khách ( nội địa và quốc tế ) tham gia hoạt động du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ vào thời điểm quý IV năm 2009 và quý I năm 2010. Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập tập trung vào thời gian từ năm 2005 đến năm 2009. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng có nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển ngành du lịch. Nhà nước, Lãnh đạo Tỉnh cùng các ban ngành đã có sự quan tâm rất lớn cho sự khởi sắc của ngành này, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, nhưng mục tiêu chung đều tập trung giải quyết việc sử dụng có hiệu quả tiềm năng sinh thái sông nước, miệt vườn và các nguồn lực phát triển khác như lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch để phát triển mạnh du lịch sinh thái, làm tăng lực hấp dẫn du khách Quốc tế và nội địa trong thời gian tới. Các tài liệu và nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam có liên quan đến du lịch sinh thái là: _ Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ sở định hướng cho phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. + Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
  9. _3_ + Chương trình xây dựng và phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ đến năm 2010 – tầm nhìn đến năm 2020. _ Một số công trình nghiên cứu về du lịch ở Thành phố Cần Thơ + Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn nhà hàng ở thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ của Châu Thị Lệ Duyên, năm 2007. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài này là sử dụng thang đo SERVPERF để nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn - nhà hàng ở thành phố Cần Thơ và từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn - nhà hàng nhằm phục vụ tốt hơn đối với đối tượng là du khách nội địa. + Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại các khu du lịch sinh thái miệt vườn thành phố Cần Thơ và đề xuất giải pháp. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phạm Tuyết Anh, năm 2007. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là : Nhằm khám phá và xây dựng các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ du lịch, giá cả và chiêu thị đối với dịch vụ du lịch và dùng vào việc đo lường mức độ hài lòng của du khách đến các khu du lịch thành phố Cần Thơ. Từ đó xác định những nguyên làm cho khách du lịch hài lòng và chưa được hài lòng và dựa vào thực trạng của các khu du lịch đó đề ra giải pháp nhằm làm tăng sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch tại các khu du lịch thành phố Cần Thơ. Trong các đề tài nghiên cứu trên, chưa có đề tài nào tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ. Chính vì vậy Tác giả đã lựa chọn đề tài “ Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ ” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
  10. _4_ 5. Kết cấu đề tài : Kết cấu của đề tài bao gồm : + Phần mở đầu + Chương I : Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu + Chương II : Phân tích thực trạng và hiệu quả khai thác loại hình du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ. + Chương III : Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu + Chương IV : Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ. + Phần kết luận
  11. _5_ CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU # " 1.1 Kiến thức chung về sản phẩm du lịch. 1.1.1 Các khái niệm. 1.1.1.1. Du lịch : Theo I.I. Pirogionic, 1985 thì : “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Theo luật du lịch của Việt Nam trong điều 4 chương I thì : “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định “. 1.1.1.2. Khách du lịch : Theo luật du lịch Việt Nam trong điều 4 chương I thì : Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. 1.1.1.3. Du lịch sinh thái : Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế Giới (IUCN) : “ Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện diện, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực “ (Ceballos – Lascurian , 1996). Tại hội thảo du lịch sinh thái ở Việt Nam tháng 9 năn 1999 đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái : “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương “.
  12. _6_ Tóm lại : Du lịch sinh thái là loại hình du lịch nhằm khai thác triệt để điều kiện thiên nhiên của vùng. Du khách tìm đến các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn rừng nguyên sinh chưa bị tàn phá … để tìm hiểu, hưởng thụ những giây phút sống hòa mình với thiên nhiên cây cỏ. Du lịch sinh thái dựa vào bản địa và bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa của địa phương. Hướng dẫn viên đóng vai trò quan trọng đối với du lịch sinh thái. Họ là người trung gian, làm cầu nối giữa thiên nhiên, cộng đồng của vùng và các du khách từ các địa phương đến tham quan. Họ có trách nhiệm giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của khu vực, đồng thời giám sát các hoạt động của du khách. Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, du khách có được nhận thức hiểu biết về tự nhiên, đồng thời sẽ được giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Hoạt động du lịch sinh thái mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng, tạo việc làm cho người dân địa phương. 1.1.1.4. Sản phẩm du lịch a. Khái niệm : “ Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ - nhân viên du lịch “ b. Cơ cấu của sản phẩm du lịch : + Những thành phần tạo lực hút ( lực hấp dẫn đối với du khách ), gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn như: các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưỡng ngoạn của du khách, đó là cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét văn hóa đặc sắc của các quốc gia, các vùng… + Cơ sở du lịch ( điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch ) Cơ sở du lịch bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ( cơ sở kinh doanh lưu trú ; cơ sở kinh doanh ăn uống; cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí ); cơ sở hạ tầng kỹ thuật ( giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…).
  13. _7_ + Dịch vụ du lịch ( dịch vụ phục vụ của cán bộ - nhân viên du lịch ). Bộ phận này được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp. Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. 1.1.2 Tác động của du lịch đến các hoạt động kinh tế - xã hội 1.1.2.1 Ý nghĩa của hoạt động du lịch - Con người có ba nhu cầu , đó là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. - Sự phát triển kinh tế của thế giới ngày càng mạnh, quy mô kinh tế và thu nhập của dân cư tăng lên nhanh chóng, con người đã thõa mãn được nhu cầu cơ bản là sinh tồn và có điều kiện hướng tới thõa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch. Hoạt động du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Vì vậy, hoạt động du lịch có những ý nghĩa to lớn như sau: _ Thứ nhất, hoạt động du lịch góp phần vào tái sản xuất sức lao động, phục hồi sức khỏe cho con người. Nền sản xuất của xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, đòi hỏi cường độ lao động, nhịp điệu sinh hoạt của con người ngày càng trở nên khẩn trương, căng thẳng, thêm vào đó là môi trường công nghiệp hóa, đô thị hóa làm ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn gia tăng bắt buột con người phải được nghỉ ngơi, thư giãn để khôi phục thể lực, trí lực. Chính vì vậy, mà hoạt động du lịch đáp ứng được yêu cầu giải trí, giảm sự mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, nâng cao tuổi thọ… _ Thứ hai, hoạt động du lịch là hoạt động nhằm nâng cao và làm phong phú hóa kiến thức của con người. Hoạt động du lịch là một bộ phận trong hoạt động văn hóa của loài người và cũng là một hình thức học tập đặc biệt, nó lấy xã hội và giới tự nhiên rộng lớn làm trường học, lấy tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và xã hội làm sách giáo khoa. Thông qua việc thưởng ngoạn du lịch, phỏng vấn, khảo sát làm phương pháp học
  14. _8_ tập, du khách sẽ thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích về các lĩnh vực khoa học như: kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, địa chất, thiên văn – khí tượng, sinh học, lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, phong tục tập quán của mỗi địa phương … _ Thứ ba, hoạt động du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức, tinh thần cho con người. Thông qua hoạt động du lịch làm tăng thêm lòng yêu đất nước, yêu quê hương và lòng yêu đời, yêu cuộc sống cho du khách. Trong quá trình đi du lịch, du khách tận mắt chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, những tinh hoa văn hóa dân tộc, sự nghiệp của thế hệ đi trước và thành tựu xây dựng vĩ đại của thời hiện đại, từ đó làm tăng thêm niềm tự hào về tổ quốc, về con người và tình cảm đối với cuộc sống. Thông qua các tour du lịch ra nước ngoài, du khách cũng có thể thông qua việc tham quan, phỏng vấn, trãi nghiệm văn hóa truyền thống của các dân tộc, quốc gia khác để từ đó so sánh và làm nổi bật được nét đặc sắc, độc đáo của nền văn hóa đầy bản sắc của quốc gia mình, làm cho du khách có chí hướng giữ gìn phát triển, làm vẻ vang, rạng ngời cho tổ quốc. 1.1.2.2 Tác động của du lịch đến các hoạt động kinh tế - xã hội Có thể nói, du lịch là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, nó mang lại rất nhiều hiệu quả, cụ thể là: _ Du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và vùng. Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương: + Xuất khẩu bằng con đường du lịch được gọi là xuất khẩu tại chỗ như các mặt hàng ăn uống, rau quả, hàng lưu niệm. + Xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi trên nhiều mặt như: 3 Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng những mặt hàng đó đem xuất khẩu theo con đường ngoại thương. 3 Hàng hóa du lịch được xuất với giá bán lẻ có giá cao hơn giá xuất theo con đường ngoại thương là giá buôn bán. 3 Tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản và chi phí vận chuyển quốc tế. _ Du lịch tác động đến cán cân thanh toán.
  15. _9_ Cán cân thanh toán của một quốc gia là sự tương quan giữa số tiền quốc gia đó trả cho quốc tế và số tiền quốc tế trả cho quốc gia đó. Các quốc gia đều muốn cán cân thanh toán thặng dư (dương). Nhưng vì nhiều quốc gia khó thực hiện được điều này họ khuyến khích việc thu hút du khách được xem như là “xuất khẩu” để đóng góp vào cán cân thanh toán, ngược lại, khi người cư trú trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài thì được xem là “nhập khẩu” (vì tiền bạc rời khỏi quốc gia) _ Du lịch tạo cơ hội giải quyết việc làm: du lịch là một ngành kinh doanh liên ngành, du lịch phát triển kéo theo nhiều ngành khác phát triển (nông nghiệp, giao thông vận tải, …), lao động trong du lịch được chia thành: + Nhân dụng trực tiếp: là những công việc được tạo ra trực tiếp từ chi tiêu của du khách như: lễ tân, hướng dẫn viên du lịch … + Nhân dụng gián tiếp: là những công việc được tạo ra từ những việc làm do ảnh hưởng chi tiêu của du khách hay nói cách khác là những việc làm ăn theo các sản phẩm, dịch vụ du lịch… _ Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ: nhiều doanh nghiệp có qui mô nhỏ và do gia đình làm chủ, như dịch vụ taxi, cửa hàng bán đồ lưu niệm hay một nhà hàng nhỏ… 1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái. 1.1.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch a. Tính hấp dẫn Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên : tính hấp dẫn du lịch là yếu tố tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tượng và cảnh quan tự nhiên, quy mô của điểm tham quan.
  16. _ 10 _ Bảng 1.1 : Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên 1 Mức độ Cảnh quan tự Cảnh quan độc Loại hình du lịch nhiên đáo Rất hấp dẫn >5 3 >5 Khá hấp dẫn 3 1 1–5 Trung bình 1–2 0 1–2 Kém 0 0 1 b. Tính an toàn Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội,…. _ Rất an toàn : Bảo đảm an ninh và không có thiên tai. _ Khá an toàn : Bảo đảm an ninh và không có thiên tai, nhưng có hoạt động bán hàng rong. _ An tòan trung bình : có hoạt động bán hàng rong và có hiện tượng ăn xin. _ Kém an toàn : Xảy ra cướp giựt, ảnh hưởng đến tính mạng của du khách. c. Tính bền vững Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai. _ Rất bền vững : Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại. Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, > 100 năm hoạt động du lịch diễn ra liên tục _ Khá bền vững : Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tồn tại vững chắc từ 20 – 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục. _ Trung bình bền vững : Nếu có 1 – 2 bộ phận bị phá hoại đáng kể phải có sự trợ giúp tích cực của con người mới hồi phục được. Thời gian hoạt động từ 10 – 20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế. 1 Võ Hồng Phượng (2004), Bài giảng kinh tế du lịch, trang 26, đại học Cần Thơ
  17. _ 11 _ _ Kém bền vững : Có 2 – 3 thành phần, bị phá hoại nặng. Tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn. d. Tính thời vụ Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn. _ Rất dài : triển khai du lịch suốt năm _ Khá : 200 – 250 ngày _ Trung bình : 100 – 200 ngày _ Kém : < 100 ngày e. Tính liên kết _ Rất tốt : nếu có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết _ Khá : 3 – 5 điểm du lịch _ Trung bình : 2 – 3 điểm du lịch _ Kém : chỉ có một hoặc không có điểm du lịch nào xung quanh để liên kết được 1.1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ sở du lịch a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn của quốc gia. _ Rất tốt : cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế > 3 sao. _ Khá : Đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế 1 – 2 sao. _ Trung bình : Có được một số cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật nhưng chưa đồng bộ và chưa đủ tiện nghi.
  18. _ 12 _ _ Kém : còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, nếu có thì chất lượng thấp hoặc tạm thời thiếu hẳn thông tin liên lạc. b. Sức chứa khách du lịch Là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm du lịch cho một đoàn khách du lịch đến trong một ngày hợp đồng. Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Vì thế sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt. _ Rất lớn : sức chứa trên 1000 người/ngày _ Khá lớn : sức chứa 500 – 1000 người/ ngày _ Trung bình : sức chứa 100 – 500 người/ ngày _ Kém : sức chứa dưới 100 người/ ngày 1.1.3.3 Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành cung cấp dịch vụ. Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng với 5 nhóm yếu tố : 1. Sự tin cậy (Reliability) : thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên. 2. Sự đáp ứng (Responsiveness) : sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ nhanh chóng. 3. Năng lực phục vụ (Assurance) : thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ lịch sự, niềm nở với khách hàng. 4. Sự đồng cảm (Empathy) : thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng. 5. Yếu tố hữu hình (Tangibles) : thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.
  19. _ 13 _ 1.1.4. Sự thõa mãn. Phương châm hoạt động của các công ty kinh doanh là phải thõa mãn nhu cầu của khách hàng, vì khách hàng là nguồn doanh thu và lợi nhuận của công ty. Khi khách hàng thõa mãn với dịch vụ hay hàng hóa của công ty thì khả năng họ tiếp tục mua hàng rất cao. Hơn nữa, khi họ thõa mãn thì họ có xu hướng nói tốt về dịch vụ của công ty với khách hàng khác. Sự thõa mãn của người tiêu dùng đối với dịch vụ là cảm xúc đối với công ty kinh doanh dịch vụ dựa trên việc từng tiếp xúc hay giao dịch với công ty đó (Bitner & Hubbert, 1994). Sự thõa mãn là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kì vọng của người đó ( Philip Kotler, 2001). Kỳ vọng được xem như là ước mong hay mong đợi của con người. Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng từ bạn bè, gia đình …. Trong đó, nhu cầu cá nhân là yếu tố được hình thành từ nhận thức của con người mong muốn thõa mãn cái gì đó như nhu cầu thông tin liên lạc, ăn uống, nghỉ ngơi …. Như vậy, dựa vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, có thể chia sự thõa mãn thành ba mức độ cơ bản khác nhau: _ Mức không hài lòng: khi mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn kì vọng. _ Mức hài lòng: khi mức độ cảm nhận được của khách hàng bằng kì vọng. _ Mức độ rất hài lòng và thích thú: khi mức độ cảm nhận được của khách hàng lớn hơn kì vọng
  20. _ 14 _ 1.2 Phương pháp nghiên cứu 1.2.1 Khung nghiên cứu Đề cương sơ bộ Số lượt khách du lịch Bảng câu hỏi Cỡ mẫu Tiến hành khảo sát Duyệt Phương pháp chọn mẫu Lựa chọn mô hình Tập hợp dữ liệu Phân tích Những yếu tố nhân khẩu: Các yếu tố của sản phẩm du lịch: _ Giới tính _ Tài nguyên du lịch _ Tuổi _ Cơ sở du lịch _ Trình độ học vấn _ Dịch vụ du lịch _ Thu nhập _ Quốc tịch _ ………. Chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái ở Cần Thơ Phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái ở Cần Thơ Đề xuất các giải pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2