Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm tra sức khoẻ tại khu vực chợ Tân Bình
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích các yếu tố các yếu tố tác động đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân ở chợ Tân Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khuyến khích việc kiểm tra sức khoẻ của người dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm tra sức khoẻ tại khu vực chợ Tân Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN VĂN KÍNH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KIỂM TRA SỨC KHOẺ TẠI KHU VỰC CHỢ TÂN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN VĂN KÍNH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KIỂM TRA SỨC KHOẺ TẠI KHU VỰC CHỢ TÂN BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số chuyên ngành : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH PHI HỔ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TP. HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2015 Học viên Nguyễn Văn Kính
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MUC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. ...................................... 1 1.1 Lý do nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.4 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 1.6 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 1.7 Lược khảo tài liệu nghiên cứu ................................................................... 3 1.8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................... 4 1.9 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU KIỂM TRA SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI DÂN – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 6 2.1 Cơ sở lý thuyết về kiểm tra sức khoẻ của người dân ................................ 6 2.1.1 Khái niệm về kiểm tra sức khỏe ........................................................ 6 2.1.2 Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân ........................................ 6 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến các đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân 7
- 2.2.1 Yếu tố lối sống .................................................................................. 7 2.2.2 Điều kiện kiểm tra sức khỏe.............................................................. 8 2.2.3 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ................................................ 9 2.2.4 Giá dịch vụ khám chữa bệnh ........................................................... 10 2.2.5 Ảnh hưởng của xã hội ..................................................................... 11 2.2.6 Ý thức bảo vệ sức khỏe ................................................................... 12 2.3 Mô hình lý thuyết có liên quan ................................................................ 12 2.3.1 Mô hình tháp nhu cầu Maslow ........................................................ 12 2.3.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)….…………………………………………………………………….14 2.3.3 Mô hình thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) ........................................................................................................ 15 2.4 Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................................. 16 2.5 Tóm tắt chương 2 .................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................... 20 3.1. Các thông tin cần thu thập ....................................................................... 20 3.2. Nguồn thông tin thu thập ......................................................................... 20 3.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 21 3.4. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 23 3.5. Thang đo .................................................................................................. 24 3.6. Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 32 3.6.1. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu ..................................................... 32 3.6.2. Phân tích dữ liệu: ............................................................................ 33 3.7. Tóm tắt chương 3 .................................................................................... 33
- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 34 4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 34 4.1.1. Thống kê mô tả mẫu ........................................................................ 34 4.1.2. Thống kê mô tả thói quen kiểm tra sức khỏe .................................. 37 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ................................................................ 39 4.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA .......... 42 4.4. Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo ...................................... 47 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................... 48 4.5.1. Phân tích hồi quy ............................................................................. 48 4.5.2. Kiểm định các giả thuyết................................................................. 52 4.6. Tóm tắt chương 4 .................................................................................... 55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................... 57 5.1. Khuyến nghị ........................................................................................... 57 5.1.1. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh .............................................. 57 5.1.2. Giá dịch vụ khám chữa bệnh ........................................................... 57 5.1.3. Yếu tố lối sống, Ý thức bảo vệ sức khỏe và Ảnh hưởng của xã hội ......................................................................................................... 58 5.1.4. Điều kiện kiểm tra sức khỏe............................................................ 58 5.2. Các đóng góp của nghiên cứu ................................................................. 59 5.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết .............................................................. 59 5.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .............................................................. 59 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow ..............................................................................13 Hình 2.2: Thuyết hành động hợp lý (TRA).............................................................14 Hình 2.3: Thuyết hành vi dự định TPB ...................................................................15 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................18 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..............................................................................22 Hình 4.1. Biểu đồ tuổi .............................................................................................35 Hình 4.2. Biểu đồ giới tính ......................................................................................36 Hình 4.3. Biểu đồ học vấn .......................................................................................37 Hình 4.4. Biểu đồ thu nhập .....................................................................................37 Hình 4.5. Biểu đồ Lý do kiểm tra sức khỏe ............................................................38 Hình 4.6. Biểu đồ Mức độ thường xuyên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm………………………………………………………………………………..39
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng thống kê các yếu tố của mô hình nghiên cứu đề xuất ....................17 Bảng 3.1 Bảng phát biểu thang đo Yếu tố lối sống .................................................26 Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo Điều kiện kiểm tra sức khỏe ............................27 Bảng 3.3 Bảng phát biểu thang đo Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ...............28 Bảng 3.4 Bảng phát biểu thang đo Giá dịch vụ khám chữa bệnh ..........................29 Bảng 3.5 Bảng phát biểu thang đo Ảnh hưởng của xã hội ......................................30 Bảng 3.6 Bảng phát biểu thang đo Ý thức bảo vệ sức khỏe ....................................31 Bảng 3.7 Bảng phát biểu thang đo Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ ..............................32 Bảng 3.8 Tỷ lệ hồi đáp ............................................................................................33 Bảng 4.1 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ..............................................40 Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích EFA lần 2 các biến độc lập ................................44 Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ...........................................48 Bảng 4.4 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo………………………………………………………………………………….49 Bảng 4.5 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình .....................................50 Bảng 4.6 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................50 Bảng 4.7 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy................51 Bảng 4.8 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ..............................................56
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TRA: Theory of Reasoned Action
- TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân ở chợ tân Bình, (2) Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp nhằm khuyến khích việc kiểm tra sức khoẻ của người dân ở chợ Tân Bình. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính xác định được 6 nhân tố tác động đến Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân tại chợ Tân Bình gồm: Yếu tố lối sống; Điều kiện kiểm tra sức khỏe; Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; Giá dịch vụ khám chữa bệnh; Ảnh hưởng của xã hội; Ý thức bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ xét đến sự ảnh hưởng của các biến thuộc về đặc điểm cá nhân đối với Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân tại chợ Tân Bình như là độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS với số lượng mẫu là 210. Kết quả phân tích, kiểm định thang đo và phân tích nhân tố EFA biến ĐKKTSK1 đã được tác giả loại bỏ do xãy ra hiện tượng cross loading và đồng thời cho thấy mô hình nghiên cứu sẽ gồm: 6 nhân tố độc lập là Yếu tố lối sống; Điều kiện kiểm tra sức khỏe; Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; Giá dịch vụ khám chữa bệnh; Ảnh hưởng của xã hội; Ý thức bảo vệ sức khỏe tác động đến Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân tại chợ Tân Bình. Và kết quả hồi quy đa biến khẳng định mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu khảo sát cũng như cho thấy các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận. Trong đó, các giả thuyết về các nhân tố Yếu tố lối sống; Điều kiện kiểm tra sức khỏe; Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; Ảnh hưởng của xã hội; Ý thức bảo vệ sức khỏe có tác động cùng chiều (+) đến Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân tại chợ Tân Bình và giả thuyết Giá cả dịch vụ có tác động nghịch chiều (-) đến Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân tại khu vực chợ Tân Bình đều được chấp nhận. Ngoài ra, trong kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học của các nhóm đối tượng khảo sát cho thấy tồn tại sự khác biệt về độ tuổi và thu nhập đối với việc kiểm tra sức khỏe. Cụ thể, những người có độ tuổi trên 60 có Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ cao hơn các nhóm [18 – 30];
- [31 - 45]. Đồng thời, nhóm Trên 15 triệu VNĐ có Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ cao hơn nhóm Dưới 5 triệu VNĐ và Trên 10 – 15 triệu VNĐ. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp cho các cơ sở y tế một cái nhìn cụ thể hơn về nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân. Từ đó, có thể định hướng việc thiết xây dựng chính sách giá cả dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đóng góp thêm một tài liệu khoa học trong lĩnh vực y tế thông qua việc xây dựng một mô hình lý thuyết giải thích các nhân tố tác động đến việc kiểm tra sức khoẻ của người dân tại khu vực chợ Tân Bình. Nó giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về nhu cầu người dân tại Việt Nam.
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 1.1 Lý do nghiên cứu Trong thực tế, có rất nhiều căn bệnh không biểu hiện rõ thành triệu chứng bên ngoài mà chỉ âm ỉ bên trong cơ thể. Đến một giai đoạn nào đó, bệnh sẽ phát tác gây nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết những bệnh nhân khi phát hiện ra mình bị bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn cuối hoặc gần cuối, rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, khám sức khỏe có tầm quan trọng không nhỏ bởi nó giúp phát hiện các loại bệnh đang mắc phải mà chúng ta không hề hay biết hoặc đang nghi ngờ và tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bệnh được phát hiện quá muộn. Bên cạnh đó, chúng ta được nghe những lời khuyên từ bác sĩ về cách chăm sóc sức khỏe phù hợp với từng lứa tuổi. Nó giúp chúng ta thường xuyên biết cơ thể mình đang trong tình trạng nào, thiếu gì và cần gì để kịp thời bổ sung. Cũng như có bất cứ triệu chứng kỳ lạ nào, bạn có thể đến gặp ngay bác sĩ để chữa kịp thời. Sống trong xã hội hiện nay, khi hiện tượng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, hóa chất từ nhà máy, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản có trong thực phẩm, cộng với áp lực công việc, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá....khiến các bệnh như ung thư, tim mạch, gan, thận, phổi....ngày càng gia tăng. Nguy hiểm hơn là những căn bệnh trên lại không có biểu hiện rõ ràng, dễ làm chúng ta nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác. Nếu không khám sức khỏe tổng quát định kỳ, bạn sẽ không biết căn bệnh gì đang ẩn giấu bên trong cơ thể mình, chỉ chờ thời cơ tấn công và phá hủy cơ thể bạn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chính mình và người thân, chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ. Xuất phát từ những vai trò quan trọng không thể phủ nhận của việc khám sức khỏe là lý do mà tác giả đưa ra đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm tra sức khoẻ tại khu vực chợ Tân Bình”
- 2 1.2 Vấn đề nghiên cứu Chúng ta thường nói “sức khỏe là vàng“ nhưng thực tế chúng ta chưa thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh“ và hầu như chúng ta chỉ đến gặp bác sĩ khi có bệnh. Việc khám sức khỏe tổng quát hằng năm sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý còn trong giai đoạn tiềm ẩn, giúp phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ bệnh lý thường gặp. Chúng ta dành một khoản thu nhập cho việc khám sức khỏe tổng quát hằng năm là một quyết định đúng đắn và có thể coi đó là một khoản đầu tư dài hạn cho tương lai. Tuy nhiên cho dù có hiểu biết, có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc “phòng bệnh“ nhưng chúng ta có bỏ chi phí để thực hiện khám sức khỏe tổng quát hằng năm cho chính mình và gia đình chúng ta hay không. Người dân nhu cầu như thế nào về việc khám sức khỏe tổng quát hằng năm? Người dân có sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khỏe tổng quát hay không? 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố nào tác động đến quyết định khám sức khỏe tổng quát tự nguyện? Phân tích nhận thức của người dân tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe tự nguyện như thế nào? 1.4 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố các yếu tố tác động đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân ở chợ Tân Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khuyến khích việc kiểm tra sức khoẻ của người dân. Mục tiêu cụ thể: Đề tài được thực hiện hướng đến các mục tiêu sau đây: Đánh giá thực trạng nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân tại khu vực chợ Tân Bình. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân tại khu vực chợ Tân Bình.
- 3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân tại khu vực chợ Tân Bình. Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Xác định nhu cầu kiểm tra sức khỏe tại khu vực chợ Tân Bình + Không gian: Tại khu vực chợ Tân Bình + Thời gian: dữ liệu sơ cấp điều tra từ 01/12/2014 đến 31/01/2015 1.6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, với dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Việc phân tích dữ liệu được tiến hành với sự trợ giúp của phần mềm SPSS trên máy tính. Phương pháp phân tích sử dụng là thống kê mô tả và phân tích nhân tố. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề nghị những giải pháp khuyến khích việc kiểm tra sức khoẻ của người dân tại khu vực chợ Tân Bình. 1.7 Lược khảo tài liệu nghiên cứu Nghiên cứu Ruhm, C. J. (2000), đã chỉ ra rằng điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến sức khỏe. Phân tích kèm theo dữ liệu vĩ mô chỉ ra rằng hút thuốc và béo phì tăng khi nền kinh tế tăng cường, trong khi hoạt động thể lực giảm và chế độ ăn uống trở nên kém lành mạnh. Theo nghiên cứu Ruth Dryden (2001) thì những người ít có khả năng tham gia kiểm tra sức khỏe là người đàn ông có thu nhập thấp, tình trạng kinh tế xã hội thấp, thất nghiệp ít được giáo dục tốt. Theo nghiên cứu của 3 tác giả Jonathan JAO Odwee, Francis Nathan Okurut, Asaf Adebua (2006) về “Các yếu tố quyết định nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở Uganda: Nghiên cứu trường hợp của quận Lira, Bắc Uganda” đã chỉ ra giá cả và chi phí y tế là các yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
- 4 Trần Đăng Khoa, (2013) trong nghiên cứu về “thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011”, đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân bao gồm 6 yếu tố: Điều kiện kinh tế; Bảo hiểm Y tế; Chi phí khám chữa bệnh; Chất lượng và giá dịch vụ khám chữa bệnh; Điều kiện địa lý; Tiếp cận về văn hoá, lối sống. 1.8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài này đem lại một số ý nghĩa như sau: Cung cấp thông tin thực tế về các biến số có thể tác động việc kiểm tra sức khoẻ của người dân tại khu vực chợ Tân Bình. Làm cơ sở cho các bệnh viện tham gia cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khoẻ của người dân. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu liên quan đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân, góp một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. 1.9 Nội dung nghiên cứu Bố cục luận văn này được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Nêu những lý do, vấn đề, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân – Mô hình nghiên cứu. Chương này chúng ta tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu kiểm tra sức khỏe, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu kiểm tra sức khỏe cùng và các nghiên cứu của một số nhà nghên cứu trong và ngoài nước Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua
- 5 hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương 4 trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến thành phần Chương 5: Kết luận. chương này trình bày các khuyến nghị về giải pháp nhằm khuyến khích việc kiểm tra sức khoẻ của người dân, các đóng góp của nghiên cứu và hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU KIỂM TRA SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI DÂN – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 2.1 Cơ sở lý thuyết về kiểm tra sức khoẻ của người dân 2.1.1 Khái niệm về kiểm tra sức khỏe Kiểm tra sức khoẻ là việc kiểm tra, đánh gía tổng quan tình trạng sức khỏe bao gồm việc khám, chẩn đoán bệnh để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất tại các cơ sở y tế nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe của người dân. (Jonathan JAO Odwee và cộng sự 2006) Các hình thức khám sức khỏe định kỳ theo quy định và khuyến cáo ở Việt Nam: (1) Nếu là cá nhân hoặc gia đình tự tổ chức đi khám thì không có yêu cầu bắt buộc. Chỉ có khuyến cáo nên đi khám mỗi năm một lần hoặc hai năm một lần tùy theo độ tuổi, giới tính. Riêng đối với nữ giới, đặc biệt là phụ nữ đã có gia đình hoặc trong độ tuổi từ 35 trở lên nên đi khám phụ khoa 6 tháng/ lần. (2) Đối với người lao động đang làm việc tại các công ty, nhà máy, cơ quan, tổ chức khác… Bộ Y tế đã có quy định các doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên ít nhất 1 lần/năm. Đối với các ngành nghề đặc thù như chế biến thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, quán bar…phải khám thêm các mục chuyên sâu theo chương trình Thẻ xanh, Thẻ hồng. Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại cũng phải được kiểm tra Bệnh nghề nghiệp theo định kỳ. (3) Ngoài ra còn có các hình thức khám sức khỏe theo mẫu quy định của Bộ Y tế nhưng thực hiện tùy theo nhu cầu như khám để làm hồ sơ xin việc, thủ tục nhập học, lấy bằng lái xe hoặc du học …các dạng này đều có quy định về biểu mẫu và mục khám không khác nhau nhiều và khá đơn giản. 2.1.2 Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân Nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân là nhu cầu về kiểm tra sức khỏe để đánh gía tổng quan tình trạng sức khỏe bao gồm việc khám, chẩn đoán bệnh để
- 7 phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất tại các cơ sở y tế nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe của người dân (Jonathan JAO Odwee và cộng sự, 2006). Việc kiểm tra sức khoẻ không chỉ là kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người khoẻ mạnh mà cả cho những bệnh nhân không khám bác sỹ trong một thời gian dài. Từ đây, người dân sẽ có cái nhìn tổng quát về sức khỏe của mình và được hướng dẫn cách giữ gìn sức khoẻ. Trong một số trường hợp, việc kiểm tra sức khoẻ cho phép các bác sỹ phát hiện ra nguy cơ gây bệnh hoặc sớm phát hiện ra bệnh nhằm điều trị kịp thời. Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong chăm sóc sức khỏe so với mức thu nhập bình quân đầu người. Các chỉ số cơ bản như tuổi thọ trung bình của người dân, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đều tốt hơn các nước có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương hoặc thậm chí cao hơn. Các chỉ số về Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong lĩnh vực y tế Việt Nam cũng đã và đang đạt được một cách ấn tượng , như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ chết mẹ, tăng tuổi thọ (Báo cáo tổng quan ngành y tế, 2014). Ngày nay cùng với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, người dân đã có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, khi gia đình có người ốm đau là họ đã lo lắng và đi khám chữa bệnh bằng hình thức này hay hình thức khác (mua thuốc điều trị, đến trung tâm y tế xã/phường, đến phòng khám tư, đến bệnh viện quận/huyện, bệnh viện tỉnh/ thành phố, bệnh viện tư nhân...) tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia đình. Như vậy, nhu cầu kiểm tra sức khỏe của nhân dân trong những năm gần đây ngày càng gia tăng. Những yếu tố ảnh hưởng đến các đến nhu cầu kiểm tra sức khoẻ của người dân. 2.1.3 Yếu tố lối sống Lối sống là những nét điểm hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay cả một nền văn hóa (Trần Đăng Khoa, 2013). Lối sống cá nhân được đặc trưng bởi các
- 8 nhìn về thực tại (thế giới quan), cá tính, bản sắc cá nhân (bản ngã hay cái tôi) cũng như những ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như gia đình, nơi sinh sống, giáo dục, văn hóa và đặc biệt là truyền thông. Lối sống có tác động trực tiếp đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Ở những người nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy... ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh tật và tử vong cao. Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (2010) được Chính phủ phê duyệt đang có những nỗ lực để hạn chế nhiều hơn tác hại của thuốc lá. Rượu bia có thể mang lại tác dụng tích cực nhất định, song đây cũng là tác nhân lớn dẫn đến tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực và nhiều bệnh tật khác, đặc biệt lạm dụng rượu bia là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần với các biểu hiện hoang tưởng, trì trệ trí tuệ, tâm thần phân liệt... Lạm dụng rượu bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ yếu do chi phí khám chữa bệnh và thiệt hại do tai nạn. Do đó, có thể thấy yếu tố lối sống có tác động trực tiếp đến nhu cầu kiểm tra sức khỏe. 2.1.4 Điều kiện kiểm tra sức khỏe Điều kiện kiểm tra sức khỏe là những nguồn lực về sơ sở vật chất hỗ trợ việc kiểm tra sức khỏe cho người dân như bảo hiểm y tế (BHYT) và điều kiện địa lý tiếp cận với cơ sở y tế. BHYT được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận mà bản chất dựa trên nguyên lý tập hợp và chia sẻ rủi ro về sức khỏe, bệnh tật. BHYT sẽ giúp giảm rủi ro và tăng sự bảo vệ về tài chính đối với mỗi cá nhân đứng trước nguy cơ tổn thất về tài chính do ốm đau, bệnh tật. Mức độ chia sẻ rủi ro của hệ thống tài chính y tế càng lớn thì người dân càng giảm bớt gắng nặng tài chính do nguy cơ ốm đau và càng dễ tiếp cận được các dịch vụ khám chữa bệnh khi cần thiết. Khi ốm đau phải sử dụng các dịch vụ y tế, các cá nhân tham gia BHYT sẽ được chi trả, đền bù các chi phí phát sinh.
- 9 Chi phí dịch vụ có ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là người nghèo (Phạm Thị Mận, 2010). Hệ thống tài chính y tế dựa vào BHYT được xem là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tiếp cận y tế khi có nhu cầu kiểm tra sức khỏe và sự bảo vệ về tài chính khi ốm đau. Ngoài ra, điều kiện kiểm tra sức khỏe còn được đánh giá qua việc tiếp cận về địa lý tức là khoảng cách tới các cơ sở y tế. Đây là một khía cạnh ảnh hưởng tới nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Lương khi nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hoá cho thấy có sự khác biệt về khoảng cách cũng như thời gian của người dân khi tiếp xúc với cơ sở y tế và điều đó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân. Ở Hà Nội, hầu như người dân không gặp trở ngại gì về khoảng cách khi tiếp cận bệnh viện, còn tại Thanh Hoá và Yên Bái thì tỷ lệ hộ cách xa bệnh viện trên 60 phút đi bằng phương tiện thông thường lần lượt là 41,3% và 54% (Nguyễn Thế Lương, 2002). Sự khác biệt về thời gian tiếp cận với bệnh viện là một trong những nguyên nhân gây mất công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh cũng như nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân ở những vùng khác nhau. Nhóm yếu tố về khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế: nhóm này không chỉ bao gồm khoảng cách đường đi mà còn chất lượng đường xá, phương tiện giao thông thông thường và các biến động vào thời tiết, mùa. Tổng hợp lại có thể đo thời gian đi bằng phương tiện thông thường từ nhà tới cơ sở y tế (càng tốn thời gian để đi đến cơ sở y tế, càng khó tới đó và sự tiếp cận về khoảng cách càng thấp). 2.1.5 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch vụ, nhưng nhìn chung người ta định nghĩa chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được. Mỗi khách hàng có nhận thức và nhu cầu cá nhân khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau. Theo Russell, 1999 “chất lượng thể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn