intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hướng tới mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Phù Ninh. Xác định những khó khăn, trở ngại, thách thức và đề xuất giải pháp nhằm góp phần tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THÀNH SƠN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THÀNH SƠN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN 2. TS. KIỀU THỊ THU HƯƠNG Thái Nguyên - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thành Sơn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Các quý thầy cô khoa Kinh tế và phát triển nông thôn của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS. TS Dương Văn Sơn Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Huyện Ủy, HĐND, UBND và các phòng ban huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thành Sơn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vi MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm nguồn lao động nông thôn ......................................................... 6 1.1.3. Vai trò của nguồn lao động nông thôn ....................................................... 7 1.1.4. Đặc điểm của thị trường lao động nông thôn ............................................. 9 1.1.5. Sử dụng lao động nông thôn .................................................................... 13 1.1.6. Việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn........................................... 15 1.1.7. Hậu quả kinh tế xã hội của thất nghiệp và thiếu việc làm ....................... 25 1.1.8. Yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ..................................................................................................................... 27 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................ 30 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn................................................................................... 30 1.2.2. Một số kinh nghiệm về tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương .......................................................................................................... 33 1.2.3. Một số công trình nghiên cứu khoa học về việc làm lao động nông thôn ở nước ta ............................................................................................................. 36 1.2.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra cho giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh ................................................................................. 39
  6. iv Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 40 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 40 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 40 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 40 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 40 2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 41 2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ................................................................................. 41 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 41 2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 44 2.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh ......................................................... 44 2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Phù Ninh ........................................... 45 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 47 3.1. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh .................................................................................................. 47 3.1.1. Nguồn lao động nông thôn của huyện Phù Ninh ..................................... 47 3.1.2. Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Phù Ninh .................. 50 3.1.3. Một số mô hình điển hình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh .......................................................................................... 56 3.2. Kết quả điều tra việc làm của lao động hộ nông thôn tại một số xã huyện Phù Ninh ............................................................................................................. 63 3.3. Những khó khăn, hạn chế và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh ................................................................................. 75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ................................................................. 88 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 90 PHIẾU ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM NÔNG HỘ ................... 90
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN Nông nghiệp CN, XD Công nghiệp, xây dựng CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa KCN Khu công nghiệp KTX Không thường xuyên LĐ Lao động LVBQ Làm việc bình quân LVTT Làm việc thực tế QĐ Quy đổi SX Sản xuất TMDV Thương mại dịch vụ TNBQ Thu nhập bình quân TTCN Tiểu thủ công nghiệp TX Thường xuyên
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Phù Ninh năm 2014-2016 .................... 47 Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn lao động nông thôn huyện Phù Ninh theo giới tính và nhóm tuổi......................................................................................................... 48 Bảng 3.3. Lao động huyện Phù Ninh theo trình độ đào tạo ............................ 49 Bảng 3.4. Lao động có việc làm và chưa có việc làm huyện Phù Ninh ......... 50 Bảng 3.5. Lao động phân theo ngành kinh tế ................................................. 51 Bảng 3.6. Quy mô lao động bình quân của cơ sở sản xuất công nghiệp............... 53 Bảng 3.7. Lao động trong nội bộ ngành nông lâm thuỷ sản ........................... 54 Bảng 3.8. Mô hình làng nghề điển hình .......................................................... 56 Bảng 3.9. Mô hình Hợp tác xã - Tổ hợp tác ................................................... 59 Bảng 3.10. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra ......................................... 63 Bảng 3.11. Trình độ chuyên môn và nghề nghiệp chính của chủ hộ .............. 64 Bảng 3.12. Chất lượng nhân lực hộ tại các xã điều tra ................................... 65 Bảng 3.13. Lao động được đào tạo tại các xã điều tra ................................... 66 Bảng 3.14. Mức độ áp dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo ................. 68 Bảng 3.15. Việc làm và thời gian làm việc của lao động trong nông hộ ........ 69 Bảng 3.16. Điều kiện sản xuất của hộ phân theo nhóm hộ điều tra ................ 71 Bảng 3.17. Giá trị sản xuất nông nghiệp của lao động nông thôn .................. 73 Bảng 3.18. Thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp .................................... 74 Bảng 3.19. Khó khăn trong việc làm của lao động nông thôn ........................ 75
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Lao động- việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội và mọi người lao động. Giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng lao động sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đang ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng cách biệt thu nhập giữa các vùng và giữa các nhóm dân cư đang và sẽ tiếp tục ngày càng tăng đi đôi với gia tăng các bất ổn xã hội. Hơn nữa do tính chất công việc phổ thông, mang tính thời vụ nên thu nhập của lao động nông thôn không cao, lại thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng. Huyện Phù Ninh được đánh giá là huyện thuần nông thuộc tỉnh Phú Thọ. Dân số toàn huyện năm 2016 là 95.790 người, trong đó tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm 84,6%. Từ nhiều năm nay, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn đã được huyện uỷ và UBND huyện Phù Ninh hết sức quan tâm và được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng nhiều chính sách cụ thể như: hình thành và cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; thực hiện các chương trình mục tiêu, chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển làng nghề, mở các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm, hợp tác lao động quốc tế đối với lao động nông thôn,... Bên cạnh những thành tưu đạt được về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, có rất nhiều việc cần phải làm đang được đặt ra cần phải giải quyết để giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn trên
  10. 2 địa bàn. Mặt khác, mặc dù địa phương đã có nhiều chương trình, mục tiêu, kế hoạch giải quyết việc làm cho nông dân, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết như: thiếu việc làm, nạn thất nghiệp còn nhiều, trình độ tay nghề của người nông dân chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, số lượng lao động nông thôn chưa có việc làm, việc làm chưa đủ và thiếu việc làm ngày càng tăng tạo ra sức ép lớn đối với xã hội,... Từ đó đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, gây khó khăn cho sự phát triển bền vững của địa phương. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ của mình, nhằm giải quyết các yêu cầu thực tiễn đang đặt ra trên đây. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở huyện Phù Ninh,, tỉnh Phú Thọ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động và việc làm ở nông thôn hiện nay. - Đánh giá thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Phù Ninh. - Xác định những khó khăn, trở ngại, thách thức và đề xuất giải pháp nhằm góp phần tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm của lao động nông thôn. - Luận văn đề xuất định hướng và giải pháp giải quyết công ăn việc làm cho lao động của gia đình nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tác giả hy vọng những giải pháp này sẽ được chính quyền địa phương huyện Phù
  11. 3 Ninh và những huyện có điều kiện tương tự như Phù Ninh có thể tham khảo, vận dụng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động việc làm cho lao động nông thôn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và khuyến nghị
  12. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm lao động, nguồn lao động Nhiều nhà tư tưởng cho rằng: Lao động là một hoạt động có mục đích để sáng tạo ra những giá trị sử dụng và lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động. Theo William Petty- nhà kinh tế học người Anh (trích theo Vũ Thị Thu, 2014) [9] thì: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải”. Theo một số tác giả: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người”. Như vậy, lao động là hoạt động có mục đích ý thức của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình và xã hội. Nguồn lao động là lực lượng cơ bản của hoạt động sản xuất xã hội, bao gồm toàn bộ những người có khả năng tham gia lao động. Nghiên cứu nguồn lao động có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động trong nông thôn bao gồm số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn lao động: Bộ Luật lao động năm 1994 có ghi: Số lượng lao động là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (Nam từ 15 đến 60 tuổi, Nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng tham gia lao động. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, số lượng lao động không hoàn toàn phụ thuộc vào độ tuổi mà chủ yếu dựa vào khả năng lao động. Những người trên và dưới tuổi quy định nhưng có khả năng lao động thì vẫn được coi
  13. 5 như một bộ phận của người lao động. Việc tăng số lượng người lao động trực tiếp sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo ra sản phẩm. Số lượng những người lao động phải gắn liền với số ngày công lao động, nhất là số ngày và số giờ lao động thực tế, số giờ làm việc hữu ích của người lao động. Chất lượng nguồn lao động biểu hiện ở trình độ văn hóa, trình độ lành nghề, trình độ kinh tế - tổ chức, mức độ sức khỏe. Số lượng và chất lượng nguồn lao động luôn biến đổi. Yếu tố làm thay đổi nguồn lao động gồm: Sự tăng giảm tự nhiên của dân số, hàng năm có một số người đến tuổi lao động tham gia lao động, một số khác hết tuổi lao động rút khỏi lao động nông nghiệp; Do lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành kinh tế quốc dân khác, chủ yếu là sang công nghiệp. Xu hướng chung của sự thay đổi về số lượng nguồn lao động trong nông nghiệp là: giảm liên tục cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối, đồng thời không ngừng tăng năng suất lao động với tốc độ cao và ổn định do việc chuyển lao động nông nghiệp (có năng suất thấp) sang lao động công nghiệp (có năng suất cao) và các ngành kinh tế quốc dân khác, đồng thời với việc chuyển đổi đó là không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho lao động nông nghiệp. 1.1.1.2. Khái niệm lao động nông thôn, nguồn lao động nông thôn Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn. Do đó, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ ở nông thôn,... Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15- 60 tuổi, nữ từ 15- 55 tuổi) và những người trên dưới độ tuổi nói trên có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn.
  14. 6 Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang có việc làm haowcj không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. Tùy theo tình trạng việc làm, dân sô hoạt động kinh tế được chia thành hai loại: Người có việc làm và người thất nghiệp. Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tòa bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm, những người này không hoạt động kinh tế vì các lý do: Hiện đang đi học; Hiện đang làm công việc nội trợ cho bản thân gia đình; Già cả ốm đau. Tàn tật không có khả năng lao động hoặc ở vào tình trạng khác. 1.1.2. Đặc điểm nguồn lao động nông thôn Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm 90% lao động nông thôn do đó đặc điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm của lao động trong sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm thứ nhất của lao động nông thôn là tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng xã (đất, khí hậu,...). Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ rất cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính tính chất này đã làm cho việc sử dụng nguồn lao động nông thôn trở nên phức tạp. Đặc điểm thứ hai là nguồn lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có tính thích ứng lớn. Do đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động có ý nghĩa kinh tế lớn nhưng rất phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm thứ ba là lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều công việc gồm nhiều khâu với tính chất
  15. 7 khác nhau, hơn nữa mức độ áp dụng máy móc chưa cao nên sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhiệm được nhiều công việc khác nhau nên lao động nông nghiệp ít chuyên sâu hơn lao động công nghiệp và các ngành khác. Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm, tổ chức lao động cũng rất giản đơn, với công cụ thủ công lạc hậu. Lực lượng lao động lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, phân bố không đều, vì vậy hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới (Hoàng Tú Anh, 2012) [1]. Nghiên cứu đầy đủ tính chất và những đặc điểm nói trên của lao động nông nghiệp là có thể tìm ra những biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao động trong nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung. 1.1.3. Vai trò của nguồn lao động nông thôn Lao động nói chung và lao động trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Lao động nông nghiệp, nông thôn góp phần tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nâng cao thế và lực của nước ta qua việc khai thác tối đa các nguồn lực đất đai, tài nguyên, xã trời, xã biển,... Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển với tỷ lệ nông nghiệp, nông thôn khá lớn như Việt Nam. Điều này được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: 1.1.3.1. Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân Để nền kinh tế phát triển mạnh đòi hỏi phải có một lực lượng lao động phù hợp cả về số lượng và chất lượng. Sự phù hợp này được thể hiện khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đối với lao động nông nghiệp, nông thôn ở giai đoạn đầu khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, năng suất lao động nông nghiệp, nông thôn tăng lên, một số lao động dư thừa
  16. 8 được giải phóng và được các ngành khác thu hút, nhưng do tốc độ tăng tự nhiên còn cao nên tỷ trọng lao động nông nghiệp, nông thôn mới giảm tương đối, số tuyệt đối còn tăng lên. Còn khi bước vào giai đoạn sau, khi nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động tăng nhanh. Số lao động dôi ra do nông nghiệp, nông thôn giải phóng đã được các ngành khác thu hút hết. Vì thế, giai đoạn này số lượng lao động nông nghiệp, nông thôn giảm cả về tương đối và tuyệt đối. Như vậy, trong mỗi giai đoạn của quá trình phát triển, lao động nông nghiệp, nông thôn luôn đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển các ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. 1.1.3.2. Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực, thực phẩm Bên cạnh quá trình gia tăng dân số hàng năm, quá trình đô thị hoá đất nước và thu nhập của người dân tăng lên đã làm nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Để đáp ứng nhu cầu đó thì hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển phải dựa vào ngành nông nghiệp và lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn đóng một vai trò to lớn trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhờ chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn tăng lên về mọi mặt nên sản lượng lương thực, thực phẩm tăng nhanh không chỉ để nuôi sống dân số trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu. 1.1.3.3. Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các trình độ công nghệ, quy mô khác nhau là một nội dung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  17. 9 Với một cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ như Việt Nam hiện nay, ngành công nghiệp chế biến phát triển sẽ tạo đà cho phát triển một nền kinh tế vững chắc, đồng thời tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề mang tính chất sống còn của công nghiệp chế biến là phải quy hoạch được xã nguyên liệu tập trung. 1.1.4. Đặc điểm của thị trường lao động nông thôn 1.1.4.1. Sự hình thành thị trường và cung lao động nông thôn Trong thực tế, thị trường lao động ở nông thôn đã có từ rất lâu nhưng kém phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng và thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất, không được pháp chế hóa. Vì vậy, giá trị công lao động thường được đánh giá theo thỏa thuận dân sự, trực tiếp, việc thanh toán kết hợp cả giá trị và hiện vật. Quan hệ thuê mướn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, vừa kết hợp làm thuê chuyên nghiệp, vừa theo thời vụ. Lao động thủ công, cơ bắp là chính. Một số nơi do chưa phát triển được ngành nghề dẫn đến dư thừa lao động, nhất là vào thời vụ nông nhàn, người lao động phải đi làm thuê ở xã khác, xã khác hoặc ra đô thị tìm kiếm việc làm. Do đó, thị trường lao động trong nông thôn có tính tự phát cao (Nguyễn Khánh Bình, 2014) [18]. Trong tương lai, khi sản xuất càng phát triển, sự phân công lao động và chuyên môn hóa, hợp tác hóa càng cao thì vai trò của thị trường lao động ở nông thôn càng được khẳng định rõ rệt. Thị trường lao động phát triển sẽ tạo điều kiện cho người lao động ở nông thôn có thể tiếp cận được với nhu cầu thuê lao động, thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, do đó, cơ hội việc làm và thu nhập của họ sẽ cao hơn. Nói theo ngôn ngữ kinh tế: thị trường lao động ở nông thôn sẽ giúp cho cầu lao động (việc làm) gặp được cung lao động (lao động), điều này không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động mà còn góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội. Thị trường lao động là sự thoả thuận trao đổi hàng hoá giữa một bên là
  18. 10 những người sở hữu sức lao động (cung lao động) và một bên là những người cần thuê sức lao động (cầu lao động). Như vậy, thị trường lao động là nơi gặp gỡ giữa lao động và việc làm. Thị trường lao động ở khu vực nông thôn ở nước ta có những nét đặc trưng sau: Là thị trường phôi thai, thể hiện: quan hệ thuê mướn lao động, quan hệ làm công ăn lương chưa phát triển. Sự thỏa thuận trong quan hệ thuê mướn lỏng lẻo, thường không có hợp đồng lao động, hình thức đổi công làm thuê theo công nhật, vụ việc là chính. Quan hệ cung cầu lao động ở nông thôn thể hiện sự dư thừa lao động tiềm tàng cũng có nghĩa là ở tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng. Thị trường lao động khu vực nông thôn phát triển ở trình độ thấp, thể hiện: tiền công (trả cho lao động phổ thông, lao động đại trà) trên thị trường rất thấp, tính cạnh tranh không cao; tính linh hoạt và thích ứng của lao động rất hạn chế Thị trường lao động nông thôn là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường, cũng chịu sự tác động của hệ thống quy luật kinh tế, như: quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền. Các quy luật này tác động và chi phối mối quan hệ cung lao động và cầu lao động của thị trường. Cung lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả sức lao động, khi tiền lương tăng, lượng cung lao động sẽ tăng. Mặc dù, cung lao động của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố thay thế và thu nhập, nhưng trong tổng thể nền kinh tế, đường cung lao động vẫn giống như đường cung sản phẩm đầu ra khác. Bởi khi tiền công tăng lên có ít người muốn nghỉ ngơi, nhưng lại có nhiều người mong muốn làm việc. Chính vì vậy, trong thực tế các nhà kinh tế chưa thể quan sát thấy khi giá nhân công tăng mà cung lao động lại giảm cho một cá nhân. Cung trên thị trường lao động phụ thuộc vào: quy mô dân số, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, tổng số lao động có thể cung cấp, độ dài của thời
  19. 11 gian làm việc và chất lượng của lực lượng lao động. 1.1.4.2. Sự hình thành cầu lao động nông thôn Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Đối với lao động nông thôn, cầu thị trường lao động là tổng cộng cầu lao động của các trang trại, các hộ nông dân, các hãng sản xuất kinh đoanh trong nông thôn ở từng mức giá tiền công lao động. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động: Giá cả sức lao động: cầu lao động tỷ lệ nghịch với giá cả sức lao động; Năng suất lao động để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ và giá trị của các loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. 1.1.4.3. Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Khu vực nông thôn là khu vực làm việc chủ yếu trong nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp (công nghiệp chế biến, dịch vụ…) chiếm tỷ lệ nhỏ. Xu hướng chung là, khi kinh tế phát triển, khu vực nông thôn phát triển, việc làm phi nông nghiệp tăng ở nông thôn, thị trường lao động khu vực nông thôn sẽ phát triển sôi động hơn. Ở các nước đang phát triển, lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là lao động tạo ra thu nhập cho gia đình của mình tức thiếu sự trao đổi. Tuy nhiên vẫn tồn tại thị trường lao động làm thuê theo thời vụ trong nông nghiệp hoặc lao động tham gia các hoạt động phi nông nghiệp: buôn bán, ngành nghề thủ công và dịch vụ ở nông thôn. Tiền lương được xác định ở mức cân bằng và thấp hơn mức cân bằng ở khu vực thành thị không chính thức. Người lao động chủ yếu làm việc trong kinh tế hộ gia định, lao động tự làm là chính. Mục đích làm việc là để góp phần cùng các thành viên khác trong gia đình tăng sản lượng (hoặc thu nhập). Quan hệ làm công ăn lương chưa phát triển. Cung lao động khu vực nông thôn co giãn nhiều vì khu vực này có tỷ lệ tăng dân số nhanh hơn so với khu vực thành thị. Cầu lao động lại ít co giãn vì cơ cấu sản xuất nông thôn chậm thay đổi, các nguồn lực cho sản xuất bị hạn chế.
  20. 12 Lao động nông thôn (lao động phổ thông) thường đối mặt với thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán nên thị trường lao động nông thôn có biểu hiện như thị trường cạnh tranh. Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động, tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Đây là lực lượng chủ yếu sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Lao động nông thôn ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức hợp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tin cho lao động nông thôn là rất khó khăn. Hơn nữa, lao động nông thôn nước ta chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất còn nhiều lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao. Thứ hai, lao động nông thôn ở nước ta đa số trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị. Theo số liệu thống kê năm 2015, "trong tổng số 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở thành thị là 33,7%, ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ"2. Hơn nữa, hiện nay ở nước ta có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi nhưng chỉ có 17% trong số đó được đào tạo thông qua các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài, còn lại 83% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp3. Do đó, lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho lao động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2