Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên
lượt xem 7
download
Bài nghiên cứu này đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ MỸ LINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ MỸ LINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60-62-01-15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực va chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Mỹ Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Tiến sĩ Hà Quang Trung đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên và bà con nhân dân các xã: Ảng Nưa, Mường Đăng, Búng Lao huyện Mường Ảng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu để thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Mỹ Linh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 1.1.1. Cây cà phê và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê ........................ 4 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây cà phê ............................................... 8 1.1.3. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế ............................................ 8 1.1.4. Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ........... 12 1.1.5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................ 14 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê .................................. 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16 1.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cà phê trên thế giới .............. 16 1.2.2. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cà phê ở trong nước ............. 21 1.2.3. Tình hình phát triển cà phê tại Điện Biên ............................................. 25 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng ............................................... 28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 31 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
- iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu nghiên cứu ............................................ 31 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 35 2.3.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 35 2.3.4. Một số phương pháp khác ..................................................................... 36 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................... 36 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng .................................. 36 2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất ....................... 36 2.4.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất ..................................... 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ...... 40 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 40 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 51 3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Mường Ảng .................. 57 3.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê ở Mường Ảng......................................... 57 3.2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất cây cà phê ở huyện Mường Ảng ........ 58 3.2.4. Tình hình chế biến, bảo quản cà phê ở Mường Ảng ............................. 59 3.2.5. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Mường Ảng............................................... 60 3.3. Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê tại các hộ nông dân ...... 61 3.3.1. Điều kiện sản xuất cà phê của các hộ nông dân .................................... 61 3.3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở điểm điều tra .................... 63 3.3.3. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản ........................................................... 64 3.3.4. Chi phí sản xuất cà phê ở thời kỳ kinh doanh ....................................... 65 3.3.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hộ trồng cà phê .................................... 69 3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017........ 71 3.4.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017 ................ 71 3.4.2. Hiệu quả xã hội sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017 ................. 73 3.4.3. Hiệu quả về môi trường sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017 .... 73 3.4.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cà phê và một số cây trồng khác ở huyện Mường Ảng năm 2017 .......................................................... 73
- v 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây cà phê huyện Mường Ảng năm 2017...................................................................................... 74 3.5.1. Tập quán canh tác.................................................................................. 74 3.5.2. Mức độ đầu tư vốn ................................................................................ 75 3.5.3. Chất lượng lao động .............................................................................. 75 3.5.4. Hình thức tổ chức sản xuất.................................................................... 76 3.5.5. Lợi thế cạnh tranh và thị trường............................................................ 76 3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.............................................. 77 3.6.1. Định hướng phát triển cây cà phê của huyện Mường Ảng đến năm 2020 .... 77 3.6.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.............................................. 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85 1. Kết luận ....................................................................................................... 85 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CN Công nghiệp DV Dịch Vụ HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch KHKT Khoa học kỹ thuật KT - SX Kỹ thuật - Sản xuất NN Nông nghiệp QLNN Quản lý nhà nước SX Sản xuất TN Thu nhập TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân XK Xuất khẩu
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sản lượng cà phê theo niên vụ .................................................... 22 Bảng 1.2: Dự báo diện tích gieo trồng cà phê theo tỉnh tại Việt Nam ........ 23 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................ 26 Bảng 2.1: Hộ điều tra phân theo bản và xã ................................................. 34 Bảng 2.2: Hộ điều tra phân theo xã và kinh tế hộ ....................................... 35 Bảng 3.1: Diện tích các dạng địa hình huyện Mường Ảng ......................... 42 Bảng 3.2: Thống kê các loại đất đai trên địa bàn huyện Mường Ảng ........ 45 Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mường Ảng ..................... 51 Bảng 3.4: Tình hình dân số và lao động huyện Mường Ảng ...................... 52 Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mường Ảng ......................... 53 Bảng 3.6: Hiện trạng giáo dục huyện Mường Ảng năm 2016 .................... 54 Bảng 3.7: Hiện trạng đầu tư ngành Y tế huyện Mường Ảng năm 2016 ..... 55 Bảng 3.8: Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Y tế của huyện Mường Ảng ....... 55 Bảng 3.9: Diện tích, sản lượng cây cà phê ở huyện Mường Ảng ............... 58 Bảng 3.10: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện huyện Mường Ảng ................................................................................. 61 Bảng 3.11: Tuổi của chủ hộ........................................................................... 62 Bảng 3.12: Trình độ học vấn của các hộ điều tra .......................................... 62 Bảng 3.13: Tình hình nhân khẩu lao động và ngành nghề của hộ điều tra ... 63 Bảng 3.14: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở điểm điều tra .......... 64 Bảng 3.15: Chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản trồng 1ha cà phê ...................... 64 Bảng 3.16: Chi phí sản xuất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh của hộ nông dân ...................................................................................... 68 Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng cà phê ....... 71 Bảng 3.18: So sánh hiệu quả kinh tế cây cà phê với cây ăn quả ở huyện Mường Ảng (tính BQ/1 ha mỗi loài cây trong 1 năm canh tác) .... 74 Bảng 3.19: Quy hoạch phát triển cà phê huyện Mường ảng đến năm 2020 ...... 78
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ. ........................................................ 4 Hình 1.2: Hoa cà phê..................................................................................... 5 Hình 1.3: Quả cà phê chè .............................................................................. 6 Hình 1.4: Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới......................... 17 Hình 1.5: 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới .............................. 19 Hình 1.6: Các nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất thế giới ......................... 20 Hình 1.7: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015 .......................................................................... 27 Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Mường Ảng ....................................... 41 Hình 3.2: Bản đồ thổ nhưỡng huyện Mường Ảng ...................................... 50 Hình 3.3: Các kênh tiêu thụ chính của sản phẩm cà phê Mường Ảng ....... 60
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1875, giống Arabica được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Bố Trạch, v.v.. Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Djiring. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là ĐăkLăc và Gia Lai, mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người, v.v.. (https://vi.wikipedia.org/wiki, 2017) Huyện Mường Ảng thuộc phía Đông Nam của tỉnh Điện Biên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 44.352,2 ha. Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40 km về phía Tây, huyện Mường Ảng được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. Với độ cao địa hình trung bình từ 700 - 900 m so với mực nước biển, huyện Mường Ảng được Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đánh giá là một trong những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh cà phê chất lượng cao (UBND huyện Mường Ảng, 2017). Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những đóng góp của cây cà phê đối với công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất cây cà phê hiện nay ở Mường Ảng như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc phát triển sản xuất cây cà phê ở Mường Ảng ra sao? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng?
- 2 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên" để nghiên cứu với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé giúp huyện Mường Ảng nói riêng và tỉnh Điên Biên nói chung phát triển bền vững loại cây trồng tiềm năng này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê. - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên - Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm, giá trị cây cà phê địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điên Biên. Trên cơ sở tổng kết các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê nói riêng, nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả kinh tế nông sản hàng hóa, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Luận văn nghiên cứu thành công có thể là công trình khoa học dùng để tham khảo cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên, các sở, ban ngành thuộc tỉnh Điện Biên trong công tác phát triển cây cà phê nhằm xóa đói giảm nghèo tại địa phương. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phân tích khách quan về hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điên Biên, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
- 3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê được dựa trên các căn cứ khoa học và có tính khả thi, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong tổ chức sản xuất cây cà phê đạt hiệu quả cao. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao giá trị cây cà phê với mục tiêu đưa cây cà phê làm một trong những cây trồng hiệu quả đối với công tác xóa đói giảm nghèo, ngoài ra đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của địa phương.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cây cà phê và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê 1.1.1.1. Giới thiệu chung về cà phê Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể. Ở Việt Nam diện tích cà phê vối được trồng phổ biến, rộng rãi nhất chiếm 90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm 9%, còn lại là cà phê mít. [19] 1.1.1.2. Cấu tạo và đặc trưng của cây cà phê a. Thân cà phê Hình 1.1: Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ. (Nguồn: http://giacaphe.com/cay-ca-phe/, 14/07/2011)
- 5 Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. [19] b. Hoa cà phê Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa. Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác. Hình 1.2. Hoa cà phê (Nguồn: https://vuacaygiong.com/thong-tin-co-ban-nguon-goc-xuat-xu-cua- cay-ca-phe/, 2016)
- 6 c. Quả cà phê Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả. Hình 1.3. Quả cà phê chè (Nguồn: https://vuacaygiong.com/thong-tin-co-ban-nguon-goc-xuat-xu-cua- cay-ca-phe/, 2016) Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc
- 7 dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một). 1.1.1.3. Niên vụ (năm sản xuất) Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm. 1.1.1.4. Các loài chọn lọc Coffea arabica - Cà phê chè (Arabica) Coffea benghalensis - Cà phê Bengal Coffea canephora - cà phê vối (Robusta) Coffea congensis - cà phê Congo Coffea dewevrei - cà phê Excelsa Coffea excelsa - cà phê Liberia/cà phê mít Coffea gallienii - không chứa caffein Coffea bonnieri - không chứa caffein Coffea mogeneti - không chứa caffein Coffea liberica - cà phê Liberia/cà phê mít Coffea stenophylla - cà phê Sierra Leon Coffea magnistipula 1.1.1.5. Tác dụng, vai trò của cây cà phê Quả cây cà phê tạo ra một thức uống có nhiều tác dụng tốt như làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn, làm tiêu mỡ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, kích thích hoạt động trí óc, làm tăng sức mạnh của cơ bắp, chống lại bệnh tiểu
- 8 đường type II. Chính vì vậy, cà phê luôn là một món đồ uống hấp dẫn, đặc biệt là giới trẻ với lối sống hiện đại. Cây cà phê ở Việt Nam luôn là cây thế mạnh, đem lại nguồn lời lớn về kinh tế cho nước nhà. 1.1.1.6. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê: Trong chu kỳ kinh tế của cây cà phê thông qua hai thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) khoảng 3 năm và thời kỳ sản xuất kinh doanh khoảng 10-18 năm. - Thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 2-3 năm, đòi hỏi phải có vốn đầu tư tương đối lớn (bình quân từ 35 - 45 triệu đồng/ha) so với một số cây trồng khác. - Thời kỳ kinh doanh từ 10-18 năm, cây cà phê vừa tiếp tục tăng trưởng vừa cho sản lượng. Do vậy, phải tiếp tục đầu tư đảm bảo chất lượng vườn cây cho năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cao nhất. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây cà phê Về mặt kinh tế: Tăng trưởng kinh tế địa phương và người kinh doanh cà phê, hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê. Về mặt xã hội: Thu nhập và vấn đề phân hóa giàu nghèo trong phát triển cà phê, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn, bình đẳng giới và bình đẳng giữa các dân tộc trong phát triển cà phê. Về mặt môi trường: Khai thác và sử dụng các tài nguyên đất và nước một cách hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.3. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể khái quát như sau: - Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành”
- 9 và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng hiệu quả. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội".[2] - Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ”. [2] - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A. Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”.[22] - Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế [3], [11] + Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. + Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. - Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết
- 10 quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm. - Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường… Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1461 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 401 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn