Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và chính sách chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ HUỲNH HỮU SANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ HUỲNH HỮU SANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã ngành: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tp.HCM, ngày 01 tháng 02 năm 2019 TÁC GIẢ Huỳnh Hữu Sang
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM KẾT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.7. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 5 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................. 6 2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 6 2.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ ........................................................................................ 6 2.1.2. Lý thuyết hiệu quả kinh tế .............................................................................. 6 2.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 6 2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ................................................................. 7 2.1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế .................................................................. 8 2.1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................... 8 2.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.................................................... 9 2.1.3. Mô hình lý thuyết về nghiên cứu hiệu quả sản xuất ..................................... 11 2.1.3.1. Hàm sản xuất ........................................................................................ 11 2.1.3.2. Hàm chi phí .......................................................................................... 12 2.1.3.3. Hàm lợi nhuận ...................................................................................... 13 2.1.3.4. Lý thuyết về năng suất .......................................................................... 14
- 2.3. Các nghiên cứu trước liên quan ...................................................................... 14 2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 14 2.3.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 15 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 20 2.5.1. Biến độc lập.................................................................................................. 21 2.5.2. Biến phụ thuộc và các giả thuyết của mô hình ........................................... 23 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................................... 24 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 25 3.1.Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 25 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 25 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................ 25 Tóm tắt chương 3 .......................................................................................................... 29 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 30 4.1. Tổng quan về huyện Cần Giờ ......................................................................... 30 4.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 30 4.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 31 4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................ 32 4.1.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng .............................................................. 35 4.2. Phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu ............................................................ 37 4.2.1. Thông tin chung ........................................................................................... 37 4.2.1.1. Thông tin cơ bản về chủ hộ nuôi tôm ................................................. 37 4.2.1.2. Nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm ...................... 38 4.2.1.3. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật. ................................................ 39 4.2.1.4. Nguồn vốn sản xuất của chủ hộ .......................................................... 39 4.2.2. Thông tin sản xuất tôm thẻ chân trắng. ....................................................... 40 4.2.3. Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng .................................................................. 42 4.2.4. Kết quả sản xuất tôm thẻ chân trắng ........................................................... 44 4.2.5. Phân tích lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ................................... 45 4.3. Phân tích kết quả hồi qui ................................................................................. 47 4.3.1. Ma trận tương quan ...................................................................................... 47
- 4.3.2. Kiểm định mô hình ...................................................................................... 49 4.3.3. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................. 50 4.3.4. Kiểm định phương sai thay đổi..................................................................... 50 4.4. Kết luận........................................................................................................... 52 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................................... 54 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 55 5.1. Kết luận........................................................................................................... 55 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 56 5.2.1. Đối với nông hộ ............................................................................................ 56 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 57 5.3. Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NLTS Nông lâm thủy sản TĐT Tổng điều tra TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh KT-XH Kinh tế - Xã hội THPT Trung học phổ thông ĐVT Đơn vị tính UBND Ủy ban nhân dân TCT Thẻ chân trắng
- DANH MỤC BẢNG Bảng 4. 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 ............................................. 33 Bảng 4. 2: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017 ............................................ 33 Bảng 4. 3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2013-2017 ........................................... 34 Bảng 4. 4: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017 ...................................................................................................................... 35 Bảng 4. 5: Tình hình thả nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2017 ........................................ 35 Bảng 4. 6: Tình hình tôm bệnh năm 2013-2017............................................................ 37 Bảng 4. 7: Số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng từ dữ liệu thu thập 2018 .............................. 38 Bảng 4. 8: Số nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm nuôi tôm....................................... 39 Bảng 4. 9: Tập huấn kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ...................................... 39 Bảng 4. 10: Nguồn vốn của chủ hộ ............................................................................... 40 Bảng 4. 11: Thông tin sản xuất ...................................................................................... 41 Bảng 4. 12: Thông tin con giống ................................................................................... 41 Bảng 4. 13: Phương thức và hình thức nuôi .................................................................. 42 Bảng 4. 14: Chi phí sản xuất tôm trong 1 vụ nuôi......................................................... 44 Bảng 4. 15: Kết quả sản xuất ......................................................................................... 45 Bảng 4. 16: Lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng ............................................................ 46 Bảng 4. 17: Kiểm định sự tương quan giữa các biến .................................................... 48 Bảng 4. 18: Kết quả hồi quy mô hình ............................................................................ 49 Bảng 4. 19: Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................... 50 Bảng 4. 20: Khắc phục phương sai thay đổi.................................................................. 51
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm TCT ..................... 21 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 25 Hình 4.1: Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ ........................................................................ 31 Hình 4.2: Tình hình nuôi tôm thẻ 2013-2017 ................................................................ 36 Hình 4.3: Sản lượng tôm thẻ chân trắng 2013-2017 ..................................................... 36 Hình 4.4: Cơ cấu số hộ lời, lỗ nuôi tôm TCT ................................................................ 47
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực và có vị thế quan trọng đối với sự phát triển nhiều mặt của Nam bộ và cả nước, trong đó có ngành thủy sản, ngành có sự đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) đạt 12.440 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 5,7% so năm 2015. Trong giai đoạn 2011-2016, NLTS Thành phố tăng bình quân 5,54%/năm cao gấp 2,2 lần mức tăng bình quân NLTS của cả nước (NLTS cả nước tăng bình quân 2,55%/năm), trong đó ngành thủy sản tăng bình quân 8,8%/năm. Giá trị ngành NLTS theo giá hiện hành 2016 đạt 18.502 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng thủy sản chiếm 26%. Theo kết quả tổng điều tra (TĐT) 2016, toàn thành phố có 4.419 hộ thủy sản, giảm 2.076 hộ (-31,96%) so cùng kỳ năm 2011, trong đó Cần Giờ là huyện nuôi trồng thùy sản chủ yếu với 3.564 hộ (chiếm 80,65% tổng số hộ thủy sản Thành phố) giảm 1.520 hộ (-29,9%) so cùng kỳ năm 2011. Số hộ thủy sản trong giai đoạn 2011- 2016 giảm bình quân 7,41%/năm, trong đó huyện Cần Giờ giảm 6,86%/năm. Trong những năm gần đây, số hộ nuôi tôm Cần Giờ có xu hướng giảm, do điều kiện môi trường nuôi không đảm bảo, hiệu quả kinh tế không ổn định làm giảm số hộ nuôi thủy sản. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo kết quả TĐT 2016 của toàn thành phố có 3.822 ha, giảm 1.637 ha (-30,0%) so cùng kỳ năm 2011. Trong giai đoạn 2006-2011 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm bình quân 0,6%/năm, đến giai đoạn 2011-2016 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tiếp tục giảm bình quân 6,9%/năm, trong đó diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ có 2.963 ha (chiếm 77,5% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng toàn Thành phố). Tại thời điểm 01/7/2016, Thành phố có 3.434 hộ nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, trong đó có 1.793 hộ nuôi tôm, 1.206 hộ nuôi cá và 449 hộ nuôi thủy
- 2 sản khác. So với cùng kỳ năm 2011, số hộ nuôi thủy sản không sử dụng lồng bè giảm 1.825 hộ (-34,7%), hộ nuôi tôm giảm 713 hộ (-28,5%), hộ nuôi cá giảm 1.060 hộ (-46,7%) và hộ nuôi khác tăng 116 (+32,3%). Toàn Thành Phố chỉ có hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ có ngành thủy sản nuôi trồng phát triển mạnh, đặt biệt là nghề nuôi tôm. Nhưng đối với huyện Nhà Bè, do điều kiện tự nhiên và địa lý nên phần lớn các khu vực chưa có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, phần lớn các hộ nuôi không có ao lắng, ao xử lý nước thải và bùn thải, công trình ao không đảm bảo nuôi thâm canh do đó không hội đủ các điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định tại Quyết định số 456/QĐ-BNN-PTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với huyện Cần Giờ sau khi khảo sát 04 xã phía Bắc, xác định được 03 vùng về cơ bản đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch nuôi tôm chân thẻ trắng gồm: + Xã Tam Thôn Hiệp: khu vực nuôi thủy sản 3 thuộc ấp An Lộc và ấp An Phước. + Xã An Thới Đông: thuộc ấp Doi Lầu, kéo dài từ khu vực Tắc Cá Cháy đến giáp khu Ba Gậy (xã Lý Nhơn). + Xã Lý Nhơn: thuộc ấp Lý Hoà Hiệp, khu vực Bao Đồng, Vàm Sát kéo dài từ Vàm Sát đến Đồng Tròn. Riêng đối với 03 xã phía Nam, tùy theo đặc điểm cụ thể của từng khu vực, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức thẩm định điều kiện của từng cơ sở để phát triển nuôi tôm chân trắng. Tuy nhiên, trước thực trạng nghề nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đối mặt với khó khăn và thách thức lớn, số hộ nuôi tôm ngày càng giảm, diện tích nuôi tôm ngày càng thu hẹp do các nguyên nhân: dịch bệnh ngày càng nhiều; chất lượng con giống thấp; giá thức ăn luôn tăng, không kiểm soát được; thuốc thú y, thủy sản kém chất lượng; giá tôm không ổn định, tiêu thụ khó; kỹ thuật nuôi tôm thấp, kinh nhiệm nuôi chủ yếu là tự nghiên cứu… Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến năng suất sản lượng tôm nuôi trên địa bàn huyện, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm. Năm
- 3 2017 so với cùng kỳ năm 2016, hiệu quả nghề nuôi tôm bằng 80,6% (thu nhập bình quân 88,4 triệu đồng/ha), do năng suất bình quân đạt 3,24 tấn/ha (giảm 0,64 tấn/ha), diện tích tôm bệnh (155,7 ha) tăng 50,3%, một số hộ nuôi phải thu hoạch sớm để giảm chi phí thức ăn và tránh dịch bệnh, giá tôm thương phẩm không ổn định nên hiệu quả nghề nuôi đạt thấp. Từ nhưng khó khăn của nghề nuôi tôm nêu trên, nên tác giả chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Cần Giờ, Tp.HCM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thống kê kinh tế, nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu là nền tảng để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi tại huyện Cần Giờ hiện tại và trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và chính sách chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ trên địa bàn. Cụ thể có 2 mục tiêu chính: + Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. + Xem xét và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng? Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ trân trắng như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- 4 Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có thu hoạch trong năm 2018 tính trong một vụ nuôi tôm tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Trường hợp trong năm hộ chỉ nuôi 01 vụ thì sẽ thu thập số liệu vụ đó; trường hợp hộ nuôi 02 vụ trở lên thì sẽ thu thập dữ liệu của vụ gần thời gian điều tra nhất. Phạm vi thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018. + Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp trong tháng 9/2018. + Xử lý dữ liệu và hoàn chỉnh luận văn từ ngày 1/10 đến ngày 15/11. + Nộp luận văn ngày 20/11/2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê mô tả và so sánh dùng để đo lường thực trạng của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, các chỉ tiêu đo lường bao gồm: giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của các biến, tỷ lệ phần trăm. + Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính dùng để xác định mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Công cụ phân tích sử dụng phần mềm Excel và Stata phiên bản 12.0. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài giúp đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, đánh giá được những mặt khó khăn, thuận lợi và những tồn tại mà các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng gặp phải trong quá trình nuôi. Từ đó giúp cho các cấp quản lý kịp thời đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Cần Giờ nói riêng và ngành thủy sản nói chung.
- 5 Qua phân tích đề tài, xác định được các yếu tố và mức độ từng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng, từ đó tập trung đầu tư các khâu then chốt, hiệu quả để hạn chế chi phí, tăng nguồn thu nhập cho hộ nuôi tôm. Ngoài ra, đề tài còn giúp cho chính quyền địa phương chọn ra những giải pháp phù hợp trong quản lý nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. 1.7. Kết cấu đề tài Luận văn dự kiến gồm có 5 chương như sau: --------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Tóm tắt chương 1 Chương này nhằm trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa của đề tài. Từ đó đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và sẽ được làm rõ trong suốt đề tài. Sau cùng là phần trình bày bố cục của đề tài nghiên cứu.
- 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ Khái niệm hộ: Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung, họ có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng, có hoặc không quỹ thu – chi chung. (Sổ tay nghiệp vụ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, 2016) Một hộ thường sử dụng toàn bộ hay một phần của một đơn vị nhà ở, nhưng cũng có những hộ sống trong một đơn vị nhà ở nhưng không ăn chung với nhau, mỗi nhóm người như vậy được tính là một hộ. Trường hợp có hai gia đình hoặc có hai nhóm người trở lên ở chung trong một đơn vị nhà ở nhưng không ăn chung với nhau, mỗi nhóm người như vậy được tính là một hộ. Trường hợp hai nhóm người tuy ăn chung nhưng lại ngủ riêng ở hai đơn vị nhà ở khác nhau, thì hai nhóm này được tính là hai hộ khác nhau. Nông hộ: là hộ mà trong đó các thành viên dành phần lớn thời gian tham gia các hoạt động nông nghiệp. Kinh tế hộ: là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Trong kinh tế nông hộ, lao động gia đình chủ yếu sử dụng đất đai và các yếu tố sản xuất khác để tạo ra thu nhập thuần cao nhất. 2.1.2. Lý thuyết hiệu quả kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ: 𝐄𝐄𝐢 = 𝐓𝐄𝐢 ∗ 𝐀𝐄𝐢
- 7 Trong đó: EEi: hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất thứ i TEi: hiệu quả kỹ thuật của nhà sản xuất thứ i AEi: hiệu quả phân bổ của nhà sản xuất thứ i + Hiệu quả kỹ thuật: là số sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính đến các yếu tố giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. + Hiệu quả kinh tế: chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ nguồn lực được sử dụng là tối đa. Điều đó có ý nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao
- 8 động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. 2.1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. 2.1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau: + Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. 𝐇 = 𝐐/𝐂 Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: khối lượng sản phẩm thu được C: Chi phí bỏ ra Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định. + Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
- 9 𝐇 = 𝚫𝐐/𝚫𝐂 Trong đó: Q: Khối lượng tăng thêm C: Chi phí tăng thêm Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận. + Quan điểm 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %. 𝐇 = (%𝚫𝐐)/(%𝚫𝐂) Trong đó: % Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được % C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra 2.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. 𝒏 𝑮𝑶 = ∑ 𝑸𝒊𝑷𝒊 𝒊=𝟎 Trong đó: Pi: đơn giá/sản phẩm Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm. TC = IC + A + CL Trong đó: IC: Chi phí trung gian CL: Chi phí ngày công lao động và các vật chất tự có. A: Khấu hao tài sản cố định
- 10 Chi phí trung gian (IC) : Là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê. IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài) Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. VA = GO - IC Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất. MI = VA – A – Thuế Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa doanh thu và chi phí. LN = GO – TC Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị diện tích (GO/S): Chỉ tiêu này cho biết trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị diện tích (VA/S): Chỉ tiêu này cho biết trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể gọi là “hiệu quả sử dụng đồng vốn”. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Thu nhập hổn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập hỗn hợp.
- 11 Lợi nhuận tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian(LN/IC): Thể hiện 1 đơn vị chi phí mua ngoài bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất. GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất. VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện tích phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.1.3. Mô hình lý thuyết về nghiên cứu hiệu quả sản xuất 2.1.3.1. Hàm sản xuất Hàm sản xuất là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc là sản lượng, còn biến số độc lập là các mức đầu vào.Thông thường hàm sản xuất được viết dưới dạng: Y = f(X1,X2,...,Xn) Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và Xi = (X1,X2,…,Xn) là các yếu tố đầu vào. Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các biến đầu vào được xem có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng. Hàm sản xuất Cobb-Douglas cho phép kết hợp các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra một mức sản lượng theo nhiều cách khác nhau. Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm, nhưng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặt biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Ông Cobb và Douglas thấy rằng logarithm của sản lượng (Y) và các yếu tố đầu vào (xi) có quan hệ tuyến tính. Do vậy Hàm Cobb-Douglas còn có dạng: LnY = LnB0 + B1LnX1 + B2LnX2 +…+ BkLnXk+ ei
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn