intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH VŨ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHẬM NỘP THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Huỳnh Phước CẦN THƠ 12/2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào khác và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tác giả luận văn
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa CQT Cơ quan thuế CNKD Cá nhân kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng KKKTT-TH Kê khai kế toán thuế - tin học LPX Liên phường xã HKD Hộ kinh doanh NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước MST Mã số Thuế SXKD Sản xuất kinh doanh THNVDT Tổng hợp nghiệp vụ dự toán TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân UBND Ủy ban nhân dân
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu............................................................. 3 1.3.2 Giới hạn vùng nghiên cứu ................................................................... 3 1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu ............................................................ 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 1.4.2 Đối tượng khảo sát ............................................................................... 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 1.6 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI............................................................ 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 6 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM .................................................................................... 6 2.1.1 Sơ lược về hộ kinh doanh cá thể ......................................................... 6 2.1.2 Tuân thủ thuế ....................................................................................... 9 2.1.3 Quản lý thuế của cơ quan thuế ......................................................... 13 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 14 2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................... 14
  5. 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở một số quốc gia.................................................................................................................. 25 2.2.3 Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 28 2.2.4 Xây dựng thang đo nghiên cứu ......................................................... 29 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 31 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 33 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 33 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu..................................................................... 33 3.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu .............................................. 34 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 41 4.1 MÔ TẢ VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................... 41 4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Bình Thủy ........................................ 41 4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH ..................................................................................................... 43 4.2.1 Lập kế hoạch thực hiện thu thuế ...................................................... 43 4.2.2 Tình hình quản lý thu và nộp thuế của CNKD trên địa bàn quận Bình Thủy .................................................................................................... 46 4.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NỘP CHẬM TIỀN THUẾ CỦA HKD ................................................................................................ 49 4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................... 49 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................. 52 4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo .......................................................... 54 4.3.4 Thảo luận kết quả hồi quy ................................................................ 67 4.3.5 Các nhân tố tác động đến chậm nộp tiền thuế ................................ 70
  6. 4.4 MỘ SỐ CƠ SỞ ĐỀ RA KHUYẾN NGHỊ ................................................... 71 4.4.1 Quan điểm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của Chi cục Thuế ....................................................................................................................... 71 4.4.2 Phương hướng nâng cao hiệu lực công tác quản lý thu thuế ......... 71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 73 5.1 KẾT LUẬN..................................................................................................... 73 5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 74 5.2.1 Tạo môi trường thuận lợi để HKD hoạt động và phát triển .......... 74 5.2.2 Điều chỉnh đơn giản các quy định về thuế đối với HKD ................ 74 5.2.3 Thay đổi cơ chế quản lý thuế đối với HKD ..................................... 75 5.2.4 Hoàn thiện thủ tục hành chính thuế................................................. 75 5.2.5 Tăng cường giám sát việc tuân thủ nộp thuế đúng hạn ................. 76 5.2.6 Các khuyến nghị hỗ trợ quản lý thuế ............................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 2: Kết quả xử lý số liệu Phụ lục 3: Danh sách hộ kinh doanh Phụ lục 4: Danh sách lãnh đạo đội thuế phường
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 28 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 32 Hình 4.1: Sơ đồ quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy .......................... 43
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cấp độ tuân thủ ..................................................................................... 12 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ......................................................... 19 Bảng 2.3: Thang đo nghiên cứu ............................................................................. 29 Bảng 4.1: Tình hình thu thuế hộ kinh doanh ......................................................... 46 Bảng 4.2: Tình hình nợ thuế .................................................................................. 47 Bảng 4.3: Tình hình phạt chậm nộp thuế............................................................... 48 Bảng 4.4: Kết quả thu ngân sách ........................................................................... 49 Bảng 4.5: Mô tả mẫu ............................................................................................. 49 Bảng 4.6: Kiểm định KMO ................................................................................... 52 Bảng 4.7: Hệ số tải nhân tố.................................................................................... 52 Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố ............................................................................ 53 Bảng 4.9: Kiểm định độ tin cậy thang đo Mức thuế phải nộp ............................... 54 Bảng 4.10: Các yếu tố tác động đến nhân tố Mức thuế phải nộp .......................... 55 Bảng 4.11: Kiểmđịnh thang đo cơ sở vật chất của cơ quan thuế .......................... 57 Bảng 4.12: Các yếu tố tác động đến nhân tố cơ sở vật chất của cơ quan thuế ...... 58 Bảng 4.13: Kiểm định thang đo năng lực quản lý ................................................. 59 Bảng 4.14: Các yếu tố tác động đến nhân tố năng lực quản lý của cơ quan thuế . 60 Bảng 4.15: Kiểm định độ tin cậy thang đo Thủ tục hành chính thuế .................... 61 Bảng 4.16: Các yếu tố tác động đến nhân tố thủ tục hành chính thuế................... 62 Bảng 4.17: Các biến quan sát ................................................................................ 64 Bảng 4.18: Kiểm định Munibus ............................................................................ 64 Bảng 4.19: Mức độ dự báo của mô hình ............................................................... 65 Bảng 4.20: Kết quả hồi quy lần 1 .......................................................................... 66 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy lần 2 .......................................................................... 67
  9. TÓM TẮT Luận văn này được thực hiện với mục tiêu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”. Trong đó việc nộp chậm thuế thể hiện việc hộ kinh doanh cá thể nộp đúng hạn, chậm hoặc trốn thuế. Để thực hiện luận văn này tác giả sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu đã sử dụng thông tin dữ liệu từ 216 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Bình Thuỷ để khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thu được cho ta thấy các yếu tố như kinh nghiệm quản lý, vị trí kinh doanh, trình độ chuyên môn và thuế TNCN, thuế GTGT đều làm tăng khả năng nộp thuế đúng hạn của hộ kinh doanh ở quận Bình Thủy. Từ đó tác giả cũng đề xuất các kiến nghị xây dựng giải pháp để nâng cao khả năng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
  10. ABSTRACT This thesis is conducted with the objective "Analysis of factors affecting on the delayed tax payment for individual business households in Binh Thuy district, Can Tho city". In which the late payment shows that the individual business household does not pay on time, late or evade tax. To implement this thesis, the author used both qualitative and quantitative methods. The study used datasets from 216 individual business households in Binh Thuy district to survey based on the designed questionnaires. The collected data was processed by SPSS software to evaluate the reliability by using Cronbach’s Alpha coefficient, Exploratory Factor Analysis (EFA), linear regression analysis and hypothesis testing. The research results show that the factors such as management experience, business location, professional expertise and personal income tax, VAT all increase the ability of individual business households to pay tax on time in Binh Thuy district. Hence, the author proposed recommendations to build solutions to improve the ability of tax collection for individual business households.
  11. 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lịch sử hình thành và phát triển ở các quốc gia, thuế luôn đóng vai trò quan trọng, là công cụ trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) trong mọi thời kỳ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, quản lý thuế theo những cách thức khác nhau để đạt được các mục tiêu: nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu; thu đúng, thu đủ, kịp thời; đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Những năm qua, chúng ta đã có những bước tiến bộ trong việc cải cách cơ chế quản lý thuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, quản lý thuế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, số thu từ thuế tăng đều qua các năm, luôn trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường của cả nước, Đảng ta luôn coi trọng thành phần kinh tế tư nhân, luôn tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển và thực tế những năm qua với một cơ chế đơn giản, năng động, lực lượng hộ kinh doanh cá thể của cả nước đã không ngừng lớn mạnh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Để phát huy vai trò quan trọng của thuế trong cơ chế thị trường, hệ thống thuế phải bao quát được mọi nguồn thu có thể khai thác. Trong đó không thể không quan tâm đến vấn đề nợ đọng "chậm nộp tiền thuế". Vì đây là vấn đề tồn tại trong thực tế của các cơ quan thuế nói chung, ngành thuế thành phố Cần Thơ nói riêng. Từ đó, hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện một trong các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tăng phúc lợi cho người dân. Vì vậy, việc hạn chế nợ đọng, hậu quả nợ đọng và xử lý nợ đọng là công việc thường xuyên và bức xúc của Ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Trong
  12. 2 những năm qua, công tác quản lý nợ thuế đã có những chuyển biến tích cực, Ngành thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Bên cạnh đó đã ban hành các quy trình quản lý nợ và quy trình cưỡng chế nợ thuế, Ngành thuế đã đẩy mạnh công tác tổ chức các khóa đào tạo các kỹ năng về quản lý và triển khai ứng dụng tin học vào công tác quản lý nợ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, dư chấn của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, tỷ lệ lạm phát còn diễn biến phức tạp của tỷ giá và lãi suất làm cho môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng, kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến nợ liên tục tăng cao, từ đó cơ chế quản lý mới đòi hỏi phải có những chuyển biến về nhận thức, quan điểm để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đã đề ra. Mục tiêu của Bộ Tài chính đặt ra không để nợ đọng thuế vượt quá 5% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, kết quả đạt được việc thu hồi nợ đọng thuế tại nhiều địa phương còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu thu nợ đã đề ra, số nợ thuế vẫn tăng qua các năm từ các cá nhân và hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, qua các báo cáo về tình hình nợ đọng tiền thuế của các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ, thì tỷ lệ nợ đọng từ hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy có chiều hướng tăng hơn so với các quận, huyện khác. Từ đó, để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thuế, trong đó mục tiêu thu hồi nợ thuế ở các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không kém phần quan trọng đối với Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” từ đó đề xuất các khuyến nghị nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nhằm giúp Chi cục Thuế quận Bình Thủy nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao
  13. 3 hiệu quả thu thuế trên địa bàn, đồng thời góp phần nhỏ trong cải cách thủ tục hành chính ngành thuế. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài được nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng quản lý thuế và tình hình chậm nộp thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 3: Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Công tác quản lý thuế và tình hình chậm nộp thuế của hộ kinh doanh tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ như thế nào? Câu hỏi 2: Nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ? Câu hỏi 3: Cần có những khuyến nghị nào để hạn chế việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ? 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào đánh giá mức độ ảnh hưởng về sự tuân thủ nộp thuế của hộ kinh doanh theo phương pháp tính thuế khoán và đề nghị một số giải pháp giúp nâng cao tính tuân thủ về thuế của hộ kinh doanh để nâng cao hiệu quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Giới hạn vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu Số liệu thực tế về thuế đối với hộ kinh doanh của Chi cục thuế quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019.
  14. 4 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Đối tượng khảo sát Là hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ thuộc diện phải nộp thuế theo quy định. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được nghiên cứu bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng: Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng các câu hỏi mở nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh. Bảng câu hỏi mở được sử dụng phỏng vấn và thảo luận nhóm để dự kiến mô hình nghiên cứu, xác định thang đo và các khái niệm có liên quan cho phù hợp. + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được thu thập dữ liệu từ trong ngành Thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thuế Bình Thuỷ; Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thành phố; Số liệu hộ kinh doanh từ phòng Tài chính - kế hoạch quận; Cục Thống kê thành phố Cần Thơ. + Phương pháp tổng hợp: Tiến hành tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so sánh số liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu nêu trên để đánh giá sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế của hộ kinh doanh và hệ thống quản lý thuế của Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thuế Bình Thuỷ. Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu xác suất. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm nộp tiền thuế đối với hộ kinh doanh. Ngoài ra, Tác giả phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu đối với các biến kiểm soát thuộc về đặc điểm của hộ kinh doanh về độ tuổi, nghành nghề, giới tính, kinh nghiệm, vị trí kinh doanh, nhân khẩu, thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.
  15. 5 1.6 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI Cấu trúc dự kiến của đề tài nghiên cứu là 5 chương. Chương 1. Đặt vấn đề Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận và kiến nghị
  16. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1 Sơ lược về hộ kinh doanh cá thể 2.1.1.1 Khái niệm về hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương (Chính phủ, 2015). Mặc khác, Tổng cục Thuế ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh cũng là cá nhân kinh doanh: “Cá nhân kinh doanh là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây được gọi là hộ kinh doanh cá thể). “Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán”: là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định, không bao gồm: cá nhân cho thuê tài sản; cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh; cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp. (Tổng cục Thuế, 2015) 2.1.1.2 Đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh cá thể a. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể mang tính chất của một hộ gia đình, thể hiện ở tính tư hữu về tư liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quy trình sản xuất đến phân phối tiêu thụ, do đó mang tính tự chủ cao, sử dụng lao động là những người trong gia đình.
  17. 7 Quy mô nhỏ lẻ, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế, quản lý chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Số lượng hộ kinh doanh lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức hoạt động, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động. Ý thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp. Mặt khác, kinh tế hộ cá thể rất linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế. Có kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ, qua đó cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu. Kinh tế hộ cá thể đã tận dụng được lực lượng lao động dồi dào, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia. Do đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. b. Vai trò của hộ kinh doanh cá thể Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì kinh tế cá thể giữ vai trò hết sức quan trọng và chiếm một vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian vừa qua, thành phần kinh tế này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất và đời sống. Khu vực kinh tế này không chỉ cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm cho nhu cầu xã hội, mà còn đem lại nguồn thu cho NSNN. Sự phát triển ngày càng cao của thành phần kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh vòng quay vốn trong nền kinh tế và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế cá thể dựa vào vốn, sức lao động của bản thân và hộ gia đình là chính nên quy mô nhỏ bé, tản mạn rời rạc, điều kiện áp dụng khoa học tiên tiến hạn chế. Chính vì vậy cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần kinh tế này hoạt động hiệu quả.
  18. 8 2.1.1.3 Các sắc thuế và cách tính thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể - Thuế môn bài: Theo Mục 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ thì mức thuế môn bài đối với cá nhân kinh doanh được quy định theo 3 bậc, như sau: + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm; + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm; + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm. - Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn quản lý cho cá nhân kinh doanh) của Chính phủ xác định: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT Tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: (i) phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%; (ii) dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%; (iii) sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%; (iv) hoạt động kinh doanh khác là 2%; - Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN): Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC cho đồng bộ (Thông tư hướng dẫn quản lý cho cá nhân kinh doanh), theo đó: Cá nhân, cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ % x doanh thu khoán. Tỷ lệ tính thuế TNCN đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau: (i) phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5%; (ii) dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 2%; (iii) sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 1,5%; (v) hoạt động kinh doanh khác là 1%.
  19. 9 2.1.2 Tuân thủ thuế 2.1.2.1 Một số khái niệm tuân thủ thuế được sử dụng trong nghiên cứu Theo Holopainen, V. (2004), “Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế” Theo cơ quan thuế Australia (ATO), “tuân thủ thuế là việc người nộp thuế (NNT) đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của toà án” Theo Mc Barnet, (2005) nghiên cứu rằng dựa vào mục đích và lợi ích của mình, người nộp thuế có thể lựa chọn một trong 4 phương án sau (1) tuân thủ mục đích của luật (2) thoả hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế cụ thể nào đó hoạt động trong những hoàn cảnh nhất định và tuân thủ luật theo cách mà các mục tiêu được tuyên bố của luật có thể không thực hiện được (3) chuyển đổi các quyết định luật theo cách cụ thể, tạo điều kiện tích cực cho việc trốn thuế (4) phá vỡ hoặc không tuân thủ luật với hy vọng không bị phát hiện bằng cách thiết lập hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ sự kiểm tra nào. Theo Mc Barnet, các NNT có số nộp lớn có xu hướng là “có học” trong việc lựa chọn sự tuân thủ, họ có xu hướng chọn cách trốn thuế theo phương án thứ hai và thứ ba, còn NNT có số phải nộp nhỏ lựa chọn phương án trốn thuế theo cách thứ tư. Do vậy, tuân thủ thuế nghĩa là tuân thủ mục đích của luật trong khi đảm bảo tăng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có thể được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, khái niệm tuân thủ thuế vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế Quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết người nộp thuế về bản chất là không tự nguyện tuân thủ, và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Cách tiếp cận cưỡng chế tuân thủ luật và cách tiếp cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trốn thuế chứ không hướng vào việc tăng cường sự tuân thủ thuế. Nghiên cứu khái niệm tuân thủ thuế thông qua việc tập trung vào sự không tuân thủ, và tính cưỡng chế tuân thủ là quá đơn giản.
  20. 10 Từ đó có thể định nghĩa sự tuân thủ thuế của NNT là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian. Như vậy khái niệm tuân thủ trên được đo bằng 3 yếu tố (1) tính đầy đủ, (2) tính tự nguyện và (3) yếu tố thời gian. Một số cơ quan thuế hiện dành sự quan tâm đến việc tại sao một số NNT trốn thuế và tránh thuế hơn là tại sao họ lại tuân thủ thuế. Tuy nhiên, theo chuẩn mực thì đối tượng tuân thủ hơn là không tuân thủ. Vì vậy, để hệ thống quản lý thu thuế có hiệu quả, cơ quan quản lý thu thuế cần đạt được sự vui lòng hợp tác của đa số NNT đảm bảo sự tuân thủ ở mức cao nhất, tối thiểu hoá các hành vi không tuân thủ mục đích của luật đặc biệt là tránh thuế. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định nghĩa vụ của NNT gồm: Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt NNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định (Quốc Hội, 2006). Trong nghiên cứu này tuân thủ thuế được hiểu là làm đúng theo quy định của luật định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2