intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những kết quả nghiên cứu có được sẽ là cơ sở để ban lãnh đạo ngân hàng đề ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sinh lợi tại ngân hàng trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  BÙI VĂN GIANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  BÙI VĂN GIANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. THÂN THỊ THU THỦY TP.Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Bùi Văn Giang Sinh ngày: 30/01/1989 Quê quán: xã Phƣớc Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Nơi công tác: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nam Đồng Nai Là học viên cao học lớp ngân hàng ngày 2 khóa 22. Đề tài: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Thân Thị Thu Thủy Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc ai công bố trƣớc đây. TP. HCM, ngày 18 tháng 07 năm 2016 Tác giả Bùi Văn Giang
  4. MỤC LỤC - Trang phụ bìa - Lời cam đoan - Mục lục - Danh mục bảng - Danh mục biểu đồ - Danh mục từ viết tắt CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 1 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 1 1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.7. Bố cục và kết cấu của luận văn....................................................................................... 4 1.8. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu........................................................................ 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......... 5 2.1. Lý thuyết về lợi nhuận và khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại ................... 5 2.1.1. Lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận........................................................................... 5 2.1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận................................................................................................ 5 2.1.1.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận ............................................................................................. 6 2.1.2. Khái niệm về khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại ........................................... 7 2.1.3. Các tỷ số đo lƣờng khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại................................... 7 2.1.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ................................................................................. 7 2.1.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ........................................................................... 9 2.1.3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên......................................................................................... 10 2.1.3.4. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên .............................................................................. 11 2.2. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại ................. 11
  5. 2.2.1. Các nhân tố vi mô ......................................................................................................... 11 2.2.1.1. Quy mô tổng tài sản ................................................................................................... 11 2.2.1.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ...................................................................... 12 2.2.1.3. Rủi ro tín dụng ........................................................................................................... 13 2.2.1.4. Tính thanh khoản ....................................................................................................... 14 2.2.1.5. Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản ......................................................................... 15 2.2.1.6. Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh .............................................................. 15 2.2.2. Các nhân tố vĩ mô ......................................................................................................... 16 2.2.2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ........................................................................................ 16 2.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát ............................................................................................................ 17 2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại .............................................................. 18 2.3.1. Nghiên cứu của Fatemeh Nahang, Maryam Khalili Araghi ........................................ 18 2.3.2. Nghiên cứu của Nsambu Kijjambu Frederick .............................................................. 19 2.3.3. Nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar ............................................................. 20 2.3.4. Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman ......................................... 21 2.3.5. Nghiên cứu của Trƣơng Quang Thông ........................................................................ 22 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 23 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM........................................................................... 24 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam...... 24 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................... 24 3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu .............................................................................. 25 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................................................... 25 3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................................................... 25 3.1.3.2. Hoạt động cho vay ..................................................................................................... 27 3.1.3.3. Hoạt động đầu tƣ chứng khoán.................................................................................. 28 3.1.3.4. Hoạt động góp vốn đầu tƣ dài hạn ............................................................................ 29 3.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................... 29
  6. 3.2. Thực trạng khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ....................................................................................................................... 30 3.2.1. Thực trạng thu nhập tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam……. ................................................................................................................................ 30 3.2.2.Thực trạng chi phí tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam……. ................................................................................................................................ 32 3.2.3. Thực trạng khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam . ............................................................................................................................... 34 3.2.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ............................................................................... 34 3.2.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ......................................................................... 35 3.2.3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên......................................................................................... 36 3.2.3.4. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên .............................................................................. 37 3.3. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ............................................................................................ 38 3.3.1. Quy mô tổng tài sản ...................................................................................................... 38 3.3.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ......................................................................... 38 3.3.3. Rủi ro tín dụng .............................................................................................................. 39 3.3.4. Tính thanh khoản .......................................................................................................... 41 3.3.5. Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản ............................................................................ 41 3.3.6. Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ................................................................. 42 3.3.7. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ........................................................................................... 43 3.3.8. Tỷ lệ lạm phát ............................................................................................................... 44 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 45 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................. 46 4.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................... 46 4.2. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 47 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 48 4.4. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 49 4.1.1. Thu thập số liệu............................................................................................................. 49 4.1.2. Kiểm định tính dừng ..................................................................................................... 49 4.1.3. Xây dựng phƣơng trình hồi quy ................................................................................... 51
  7. 4.1.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 51 4.5. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 52 4.6. Trình bày kết quả kiểm định ........................................................................................ 53 4.6.1. Phân tích tƣơng quan giữa các biến.............................................................................. 53 4.6.2. Kết quả hồi quy ............................................................................................................. 54 4.6.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................................. 57 4.7. Thảo luận kết quả về sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .............................................. 60 4.7.1. Quy mô tài sản của ngân hàng...................................................................................... 60 4.7.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ......................................................................... 61 4.7.3. Rủi ro tín dụng .............................................................................................................. 61 4.7.4. Tính thanh khoản .......................................................................................................... 62 4.7.5. Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ................................................................. 63 4.7.6. Tỷ lệ lạm phát ............................................................................................................... 63 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ......................................................................................................... 64 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .......................... 65 5.1 Định hƣớng về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ........................................................ 65 5.2. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ......................................................................................................... 66 5.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ...... 66 5.2.1.1 Gia tăng nguồn vốn huy động .................................................................................... 66 5.2.1.2 Tập trung đẩy mạnh huy động vốn dân cƣ ................................................................. 67 5.2.1.3 Đảm bảo an toàn thanh khoản .................................................................................... 69 5.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu………............................................................................................................................... 69 5.2.2.1 Gia tăng vốn chủ sở hữu ............................................................................................. 69 5.2.2.2 Xây dựng chiến lƣợc tăng vốn cụ thể trong từng giai đoạn, thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm ................................................................... 71
  8. 5.2.2.3 Kiểm soát tăng trƣởng tín dụng, rủi ro tín dụng......................................................... 72 5.2.3. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ lệ thu nhập lãi cận biên .............. 73 5.1.3.1. Gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ ............................................................................... 73 5.1.3.2. Tăng cƣờng huy động những nguồn vốn có chi phí thấp ......................................... 74 5.2.4. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên .... 75 5.2.4.1. Gia tăng nguồn thu từ các hoạt động truyền thống, không ngừng mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại .............................................................................. 75 5.2.4.2. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động .......................................... 77 5.3. Các giải pháp khác ......................................................................................................... 78 5.3.1. Tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành và khả năng quản trị rủi ro.......................... 78 5.3.2. Đầu tƣ phát triển công nghệ ......................................................................................... 78 5.3.3. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và marketing ngân hàng ................................. 79 5.3.4. Phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lƣới và kênh phân phối ............... 79 5.4. Khuyến nghị ................................................................................................................... 80 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ......................................................................................................... 81 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Cơ cấu huy động vốn tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.2 Cơ cấu tín dụng tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.3 Giá trị đầu tƣ chứng khoán tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.4 Giá trị đầu tƣ dài hạn tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.6 Cơ cấu thu nhập tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.7 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.8 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.9 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.10 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.11 Quy mô tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.12 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.13 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.14 Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên TTS tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.15 Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.16 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 4.1 Mô tả và cách tính các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Bảng 4.3 Hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả hồi quy từng biến phụ thuộc với tất cả các biến độc lập Bảng 4.5 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROA Bảng 4.6 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROE Bảng 4.7 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc NIM Bảng 4.8 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc NNIM Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình Bảng 5.1 Định hƣớng phát triển và hiệu quả kinh doanh tại BIDV giai đoạn 2016-2020
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Các chi phí tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm tại Việt Nam giai đoạn 2003-2015 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ lạm phát hàng năm tại Việt Nam giai đoạn 2003-2015
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BSC Công ty cổ phần Chứng khoán NHTM CP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin CPI Chỉ số giá tiêu dùng DPRR Dự phòng rủi ro FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTP Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing) GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị HĐV Huy động vốn MHB Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TTS Tổng tài sản VAMC Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM cổ phần phát triển ngày càng hoàn thiện và đa dạng hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã, đang và sẽ có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới đã đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống NHTM tại Việt Nam, thậm chí sẽ có không ít NHTM phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập, hoặc rời khỏi thị trƣờng nếu không đủ sức cạnh tranh. Trong giai đoạn 2011-2015, trƣớc những yếu kém, tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngành ngân hàng đã tập trung triển khai quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thông qua đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và đề án xử lý nợ xấu. Kết quả là một số ngân hàng yếu kém đã bị thâu tóm hoặc bị sáp nhập lại với các ngân hàng có năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Trong bối cảnh thị trƣờng vẫn còn gặp nhiều khó khăn thì một số ngân hàng khác tại Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định đƣợc vị thế, thƣơng hiệu ở cả trong và ngoài nƣớc, trong đó điển hình nhất là trƣờng hợp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Trƣớc tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng liên tục gặp khó khăn, BIDV vẫn liên tục nằm trong nhóm các ngân hàng dẫn đầu về quy mô, hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trƣởng. Cổ phiếu của BIDV luôn thu hút đƣợc sự quan tâm lớn của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với mức tăng trƣởng ấn tƣợng, thanh khoản luôn ở mức cao và thuộc nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trƣờng. Một trong những tiêu chí để xác định sức cạnh tranh và sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng tài chính chính là khả năng sinh lợi tại mỗi ngân hàng. Do việc phân tích khả năng sinh lợi là việc hết sức cần thiết vì vậy mỗi ngân hàng cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình kinh doanh của mình, tìm ra những nhân tố tác động tích cực đến khả năng sinh lợi để phát huy cũng nhƣ tìm ra những nhân tố tác động tiêu cực để hạn chế. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
  13. 2 Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” để tìm ra các nhân tố đã tác động đến khả năng sinh lợi tại BIDV trong thời gian qua. 1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại Đối với ngân hàng, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thƣớc đo chất lƣợng phản ánh trình độ quản lý mà còn là vấn đề sống còn của ngân hàng. Với xu thế hội nhập nhƣ hiện nay, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi ngân hàng kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng và phát triển quy mô hoạt động. Đối với ngân hàng, hiệu quả kinh doanh thƣờng đƣợc phản ánh cụ thể bằng kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân hàng nắm giữ hay còn gọi là khả năng sinh lợi tại ngân hàng. Cùng với xu thế hội nhập và tiến trình phát triển kinh tế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Vì vậy, các nhà quản lý cần có phƣơng hƣớng và biện pháp để nâng cao hơn khả năng sinh lợi, đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh để mang đến một cái nhìn tích cực đối với các nhà đầu tƣ cũng nhƣ khẳng định rõ nét hơn vị thế trên thị trƣờng tài chính ngân hàng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều đó, ngân hàng trƣớc tiên cần phải tìm hiểu xem các nhân tố nào ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng để có thể đƣa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp nhất với chi phí ít tốn kém nhất. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi có thể đến từ cả hai phía. Có thể xuất phát từ những đặc điểm nội tại của các ngân hàng nhƣng cũng có thể bắt nguồn từ những nhân tố khách quan trong những thời điểm nhất định. Các nhân tố vi mô của ngân hàng là toàn bộ các yếu tố thuộc về tiềm lực của ngân hàng mà ban quản trị ngân hàng có thể kiểm soát ở một mức độ nhất định và có thể sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phát triển phản ánh thực lực của ngân hàng trên thị trƣờng và việc đánh giá đúng tiềm năng cho phép ngân hàng xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng đƣợc các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Các nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội…là các nhân tố mà ngân hàng không thể kiểm soát đƣợc. Nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo những xu hƣớng khác nhau, vừa tạo cơ hội vừa hạn chế khả năng
  14. 3 thực hiện mục tiêu của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc các yếu tố này, đồng thời phải theo dõi xu hƣớng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên khả năng sinh lợi tại ngân hàng để có sự chuẩn bị ứng phó kịp thời. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng luôn là một trong những chủ đề luôn đƣợc quan tâm. Những kết quả nghiên cứu luôn mang tính ứng dụng cao và cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển cho ban lãnh đạo tại các ngân hàng. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Phân tích mức độ tác động của từng nhân tố vi mô và vĩ mô đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Đề xuất từng nhóm giải pháp cụ thể để thúc đẩy nhân tố tác động tích cực, hạn chế nhân tố tác động tiêu cực đến từng tỷ số đo lƣờng khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam? Mức độ tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ra sao? Để thúc đẩy các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động tích cực đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cần đề ra những giải pháp cụ thể nào? 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: là các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2003-2015. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu: phân tính định tính và phân tích định lƣợng.
  15. 4 - Phƣơng pháp phân tích định tính: Từ các dữ liệu nghiên cứu, thực hiện mô tả và phân tích đặc điểm, xu hƣớng của các nhân tố vi mô và vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thông qua bảng số liệu và đồ thị. - Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố vi mô và vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy Ordinary Least Square (OLS) thông qua sự hỗ trợ của phần mềm EVIEWS 8.1 1.7. Bố cục và kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 5 chƣơng: - Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. - Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại. - Chƣơng 3: Thực trạng về khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. - Chƣơng 4: Phƣơng pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu. - Chƣơng 5: Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 1.8. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Thông qua những phân tích, đánh giá sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo của NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam một cái nhìn tổng quan về thực trạng khả năng sinh lợi cũng nhƣ các nhân tố có tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng trong giai đoạn 2003- 2015. Bên cạnh đó, với những kết quả nghiên cứu có đƣợc sẽ là cơ sở để ban lãnh đạo ngân hàng đề ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sinh lợi tại ngân hàng trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.
  16. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Chƣơng 1 đã đƣa ra tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu, phƣơng pháp và ý nghĩa của đề tài. Tuy nhiên, để có thể đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu cần phải dựa trên một nền tảng lý thuyết khoa học vững chắc đã đƣợc kiểm chứng bởi các học giả ở cả trong và ngoài nƣớc. Vì vậy ở chƣơng 2 sẽ tập trung đề cập đến lý thuyết về khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại để từ đó tìm ra đƣợc các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi cũng nhƣ đề ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất cho đề tài. 2.1. Lý thuyết về lợi nhuận và khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại 2.1.1. Lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận 2.1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận Mục tiêu truyền thống và quan trọng của ngƣời chủ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy những nhà kinh tế trong các phân tích của họ đều lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích cuối cùng. Đây cũng là chỉ tiêu khá quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến các tỷ số dùng để đo lƣờng khả năng sinh lợi tại các NHTM, do đó trƣớc khi phân tích khả năng sinh lợi tại ngân hàng các nhà quản lý thƣờng lấy lợi nhuận làm tiền đề nghiên cứu đầu tiên. Theo Karl Marx, giá trị thặng dƣ hay phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá trong đó lao động thặng dƣ chính là lao động không đƣợc trả công của công nhân đã đƣợc vật chất hoá thì gọi là lợi nhuận. Theo nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì định nghĩa lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi ra hoặc lợi nhuận đƣợc định nghĩa nhƣ là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Nhƣ vậy, từ nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới có thể khái quát đƣợc rằng lợi nhuận chính là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà một cá nhân hoặc tổ chức bỏ ra để đạt đƣợc thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với ngân hàng, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng. Hoạt động tín dụng sẽ tạo ra nguồn thu từ lãi cho ngân hàng bao gồm lãi từ cho vay khách hàng, lãi từ đầu tƣ kinh doanh chứng khoán nợ, lãi từ cho thuê tài chính và một số khoản thu khác từ hoạt động tín dụng…Trong đó lãi từ cho vay khách hàng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống về cho vay, ngân hàng còn
  17. 6 có những khoản thu khá lớn từ các hoạt động khác nhƣ: hoạt động dịch vụ (bao gồm các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, bảo hiểm…), hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối, hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán và một số hoạt động khác nhƣ: thu hồi xử lý nợ xấu, các nghiệp vụ mua bán nợ...Các nguồn thu từ những hoạt động trên gọi chung là thu nhập ngoài lãi hay thu nhập phi tín dụng (Fadzlan Sufian, 2011). 2.1.1.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận - Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi (Earnings before interest and taxes - EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu đƣợc lợi nhuận. EBIT đƣợc tính bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhƣng chƣa trừ tiền lãi và thuế thu nhập doanh nghiệp. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT đƣợc sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đã loại bỏ đƣợc lãi vay và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của các ngân hàng và giúp các nhà đầu tƣ có thể so sánh đƣợc hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng cũng nhƣ với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực khác. Công thức tính: EBIT = Thu nhập - Chi phí hoạt động = Tổng doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí - Lợi nhuận trƣớc thuế (Earnings before tax - EBT) là tổng lợi nhận kế toán trƣớc khi trừ đi số thuế thu nhập ƣớc tính phải trả. Lợi nhuận trƣớc thuế đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính nhờ giúp loại bỏ đƣợc ảnh hƣởng của yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp do thuế thu nhập vốn có thể khác nhau theo từng khu vực, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề…Điều này sẽ giúp đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn mà không bị vấn đề thuế làm thiên lệch. Công thức tính: EBT = Lợi nhuận từ SXKD + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng + Lợi nhuận từ dịch vụ + Lợi nhuận khác - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Earnings after tax - EAT) là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nƣớc. Lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với ngân hàng cũng nhƣ dùng để phân chia cổ tức cho các cổ đông. Công thức tính: EAT = Lợi nhuận trƣớc thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp
  18. 7 - Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (Earning Per Share - EPS) là phần lợi nhuận phân bổ cho mỗi cổ phần thông thƣờng đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. EPS đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Công thức tính: EPS = (Lợi nhuận ròng - Tổng cổ tức ƣu đãi)/Tổng cổ phiếu thƣờng 2.1.2. Khái niệm về khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại Khả năng sinh lợi tại ngân hàng là thƣớc đo phản ánh khả năng tạo ra thu nhập trong việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định đƣợc đại diện thông qua một tập hợp các tỷ số nhƣ: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên…. Đối với nhà quản lý, khả năng sinh lợi tại ngân hàng là một trong những tỷ số quan trọng và thiết thực nhất khi nó cung cấp các thông tin cần thiết về khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng để từ đó ban giám đốc có thể đƣa ra những giải pháp kịp thời nhằm tạo ra những nguồn thu nhập lớn hơn trong các giai đoạn phát triển tiếp theo cho ngân hàng. Đối với chủ sở hữu và nhà đầu tƣ thì khả năng sinh lợi tại ngân hàng là mối quan tâm lớn vì khi đầu tƣ vào bất kỳ một ngân hàng nào, nguồn thu chính của chủ sở hữu và các nhà đầu tƣ là cổ tức mà cổ tức cao hay thấp lại phụ thuộc khá nhiều vào khả năng sinh lợi hàng năm tại ngân hàng. 2.1.3. Các tỷ số đo lƣờng khả năng sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại 2.1.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Asset - ROA) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà ngân hàng kiếm đƣợc trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó. Khả năng sinh lợi trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, tỷ lệ này càng cao so với các đơn vị khác trong cùng ngành sẽ cho thấy đƣợc ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, tiềm năng phát triển cao. Công thức tính: Lợi nhuận sau thuế ROA = (2.1) Tổng tài sản Từ công thức (2.1) ROA còn có thể đƣợc phân tích theo mô hình 2 nhân tố hoặc mô hình 3 nhân tố cụ thể nhƣ sau: + Mô hình 2 nhân tố:
  19. 8 Lợi nhuận sau thuế Tổng thu hoạt động ROA = x Tổng thu hoạt động Tổng tài sản = Tỷ lệ lãi ròng cận biên x Hiệu suất sử dụng tài sản + Mô hình 3 nhân tố: ROA = LNsau thuế LN trƣớc thuế Tổng thu hoạt động x x LN trƣớc thuế Tổng thu hoạt động Tổng tài sản Hiệu quả quản Hiệu quả kiểm Hiệu suất sử = x x trị thuế soát chi phí dụng tài sản Nhƣ vậy, ROA sẽ phụ thuộc vào chính sách thuế, hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả quản trị tài sản. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức kinh tế khác sẽ chịu tác động lớn từ mức thuế suất của Chính phủ ban hành, vì vậy trong những giai đoạn có biến động về thuế thì ROA tất nhiên cũng sẽ chịu sự tác động theo. Tuy nhiên, việc quyết định đối với chính sách thuế hoàn toàn thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc nên để gia tăng ROA cho ngân hàng, ban giám đốc ngân hàng chỉ có thể thực hiện thông qua việc kiểm soát tốt các chi phí hoặc gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí, ngân hàng cần phải tiết giảm tối đa các chi phí quản lý nhƣng vẫn phải đảm bảo đƣợc tính hiệu quả và hợp lý nhằm tránh gây các tác động xấu đến việc vận hành các hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể nâng cao ROA thông qua việc gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản bằng cách đầu tƣ vào các lĩnh vực có mức sinh lợi cao đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp để gia tăng mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tích cực đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đẩy mạnh các nguồn thu từ phi tín dụng và giảm dần các hoạt động đầu tƣ có rủi ro cao. Không giống nhƣ tỷ suất sinh lợi khác, đo lƣờng ROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của ngân hàng bao gồm những phát sinh từ các khoản nợ cũng nhƣ những phát sinh từ các khoản đóng góp của các cổ đông. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý: + Đối với ngân hàng có quy mô tài sản quá lớn trong khi tỷ trọng nợ phải trả cao thì tỷ số này thƣờng rất thấp do chi phí huy động cao làm lợi nhuận thấp.
  20. 9 + ROA tăng là tốt nếu ngân hàng tăng VCSH, giảm nợ phải trả làm giảm chi phí huy động nên lợi nhuận đạt đƣợc cao hơn. + ROA tăng là dấu hiệu thể hiện ngân hàng làm ăn không hiệu quả nếu ngân hàng giảm huy động vốn do hoạt động cho vay và đầu tƣ bị thu hẹp, lợi nhuận giảm nhƣng giảm thấp hơn tốc độ giảm của TTS. + ROA giảm không phải là dấu hiệu xấu nếu việc giảm là do ngân hàng tăng VCSH nên TTS tăng, nhƣng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tăng quy mô TTS. + ROA giảm là dấu hiệu xấu nếu ngân hàng tăng huy động, giảm VCSH do kinh doanh lỗ vốn, hoặc hoạt động kinh doanh mở rộng những đầu tƣ vào những lĩnh vực không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng, thậm chí còn giảm so với trƣớc. 2.1.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity- ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là số tiền lợi nhuận thu đƣợc dựa trên số vốn bỏ ra của chủ sở hữu ngân hàng. Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm đƣợc của một ngân hàng so với tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Công thức tính: Lợi nhuận sau thuế (2.2) ROE = Vốn chủ sở hữu Từ công thức (2.2) ROE còn có thể đƣợc phân tích theo mô hình 2 nhân tố cụ thể nhƣ sau: LN sau thuế LN sau thuế TTS ROE = = x VCSH TTS VCSH = ROA x Tỷ lệ đòn bẩy tài chính Theo phƣơng pháp phân tích trên, ROE bao gồm hai thành phần chủ yếu là ROA và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Muốn tăng ROE ngân hàng có thể thực hiện gia tăng ROA bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hoặc nâng cao hiệu quả quản lý các chi phí tại ngân hàng. Giải pháp thứ hai là gia tăng tỷ lệ tổng tài sản trên VCSH đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhiều hơn để nâng cao tỷ suất sinh lợi trên VCSH. Tuy nhiên, việc gia tăng đòn bẩy tài chính sẽ gia tăng các rủi ro đi kèm và có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, vì vậy việc gia tăng tỷ lệ đòn bẩy hay nói chính xác hơn là gia tăng tỷ lệ tổng tài sản trên VCSH thực tế là một biện pháp mang tính đánh đổi và chƣa chắc sẽ làm cải thiện đƣợc ROE tại ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2