Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích - chi phí nhà máy điện Phước Thể Bình Thuận
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư có xem xét tác động của lạm phát, phân tích hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của dự án từ đó đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp với tình hình phát triển điện năng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích - chi phí nhà máy điện Phước Thể Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- NGUYỄN NGỌC THI PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ NHÀ MÁY ĐIỆN PHƯỚC THỂ BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số:60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. CAO HÀO THI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
- - i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp HCM, ngày 25 tháng 05 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Thi
- - ii- LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến T.S Cao Hào Thi và T.S Nguyễn Quốc Toàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và những gì đạt được hôm nay, tôi không thể quên được những công lao giảng dạy và hướng dẫn những kiến thức quý báu của các Thầy, Cô của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua. Chân thành cảm ơn các Anh, Chị, Bạn bè và đặc biệt là Gia đình đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô, Bạn bè và Đồng nghiệp. Học viên Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyễn Thị Ngọc Thi
- - iii- TÓM TẮT Nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng trong thế kỷ hai mươi mốt, Việt Nam không ngừng gia tăng năng lực cấp điện. Tuy nhiên, với nguồn năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng khan hiếm, đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng tìm nguồn năng lượng thay thế. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng tái tạo “sạch” đang được thế giới sử dụng ngày càng nhiều và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng gió khá cao (so với ba nước Campuchia, Thái Lan và Lào). Chính vì vậy những năm gần đây, những dự án về năng lượng gió đã được nhiều nhà đầu tư trong nước liên kết với nước ngoài xin cấp phép xây dựng tại những khu vực được đánh giá là có tiềm năng gió tốt. Và dự án nhà máy phong điện Phước Thể, Bình Thuận là một trong những dự án nằm trong số đó. Mục tiêu của đề tài là phân tích tài chính dự án theo hai quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư có xét đến yếu tố lạm phát, từ đó tiến hành phân tích rủi ro nhằm nhận diện những biến có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành phân tích kinh tế và xã hội của dự án nhằm đánh giá tính khả thi của dự án đối với nền kinh tế, từ đó xác định những đối tượng hưởng lợi và chịu thiệt từ dự án. Kết quả phân tích dự án cho thấy NPV tài chính của dự án âm chứng tỏ dự án không khả thi về mặt tài chính. Tuy nhiên, NPV kinh tế của dự án lại đạt 118,80 tỷ đồng, IRR = 11,25% > 10% nên có thể thấy đây là một dự án đáng được Nhà nước tài trợ để thực hiện. Kết quả phân tích rủi ro cho thấy, dự án nhạy cảm với giá bán điện, tình trạng bán CER, hệ số công suất, tỷ lệ lạm phát USD. Do vậy, để có thể khuyến khích chủ đầu tư tiếp tục đầu tư vào dự án phong điện Phước Thể nói riêng và những dự án năng lượng gió nói chung, Nhà nước cần thực hiện một số chính sách nhằm giúp nhà đầu tư có thể thu được một khoản lợi nhuận hợp lý để có thể an tâm đầu tư, từ đó từng bước phát triển ngành năng lượng gió tại Việt Nam.
- - iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT ..............................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ...................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ ................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1 1.1.1 Lý do hình thành dự án ................................................................................. 1 1.1.2 Lý do hình thành đề tài ................................................................................. 4 1.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 7 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 7 1.4 Phạm vi của đề tài ......................................................................................... 8 1.5 Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 8 1.6 Bố cục luận văn ............................................................................................ 9 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN & PHƯƠNG PHÁP LUẬN...................................... 10 2.1 Tổng quan về năng lượng gió ...................................................................... 10 2.1.1 Lịch sử năng lượng gió ............................................................................... 10 2.1.2 Năng lượng gió trên thế giới ....................................................................... 10 2.1.3 Tình hình phát triển năng lượng gió tại Việt Nam ....................................... 12 2.2 Các quan điểm và phương pháp phân tích dự án ......................................... 14 CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................................................... 16 3.1 Giới thiệu dự án .......................................................................................... 16 3.2 Đặc điểm của dự án..................................................................................... 16 3.2.1 Mục tiêu của dự án...................................................................................... 17
- - v- 3.2.2 Quy mô của dự án ....................................................................................... 17 3.3 Giới thiệu chủ đầu tư .................................................................................. 17 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......................................... 19 4.1 Lập biểu đồ dòng tiền tệ .............................................................................. 19 4.1.1. Giới thiệu các thông số vĩ mô...................................................................... 19 4.1.2. Các cơ sở xác định chi phí của dự án .......................................................... 20 4.1.3. Các cơ sở xác định doanh thu của dự án...................................................... 21 4.1.4. Kế hoạch vay vốn và trả lãi ......................................................................... 23 4.1.5. Báo cáo thu nhập ........................................................................................ 23 4.1.6. Lập biểu đồ dòng tiền tệ .............................................................................. 24 4.2 Tính toán phân tích tài chính ........................................................................ 25 4.3 Phân tích kết quả ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH RỦI RO ...................................................................... 27 5.1 Phân tích độ nhạy một chiều ....................................................................... 27 5.1.1. Biến thiên của NPV theo giá bán điện ......................................................... 27 5.1.2. Biến thiên của NPV theo hệ số công suất .................................................... 29 5.1.3. Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát VND ............................................. 30 5.1.4. Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát EUR .............................................. 31 5.1.5. Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát USD .............................................. 32 5.1.6. Biến thiên của NPV theo tốc độ tăng giá điện ............................................. 32 5.1.7. Biến thiên của NPV theo kịch bản về CER ................................................. 33 5.2 Phân tích kịch bản ....................................................................................... 34 5.3 Mô phỏng Monte Carlo ............................................................................... 35 5.4 Phân tích kết quả ......................................................................................... 36 CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI .................................................. 37 6.1 Phân tích kinh tế ......................................................................................... 37 6.1.1. Phân tích hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế ............................ 37 6.1.2. Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực ....................................................... 40
- - vi- 6.2 Xác định dòng tiền kinh tế của dự án .......................................................... 42 6.3 Phân tích kết quả ......................................................................................... 43 6.4 Phân tích xã hội .......................................................................................... 43 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 47 7.1 Khuyến nghị chính sách .............................................................................. 47 7.1.1 Hỗ trợ cho chủ đầu tư ................................................................................. 47 7.1.2 Hỗ trợ cho người dân bị giải tỏa .................................................................. 48 7.2 Kết luận ...................................................................................................... 49 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 53
- - vii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt AGECO : Asia Green Energy Company BOO : Build Own Operate B.O : Build Operate CER : Certified Emission Reductions CFi : Conversion Factor i CO2 : Cacbon đioxit dB : Đề-xi-ben DSCR : Debt Service Coverage Ratio DTU : Technical University of Denmark ĐT & PT : Đầu tư và phát triển ĐVT : Đơn vị tính EOCK : Economic Opportunity Cost of Capital EUR : Euro EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam EWEA : The European Wind Energy Association FEP : Foreign Exchange Premium GW : Gi-ga-oát GWEC : Global Wind Energy Council IPP : Independent Power Producer IEA : International Energy Agency IMF : International Monetary Fund IRR : Internal Rate of Return KV : Ki-lô-volt KWh : Ki-lô-oát-giờ MARR : Minimum Attractive Rate of Return MVA : Mêga Volt Ampe
- - viii- MW : Mê-ga-oát NPV : Net Present Value O&M : Operation and Maintenance TKV : Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam TMDV : Thương mại dịch vụ TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TWh : Tê-ra-oát-giờ UBKT : Ủy ban kinh tế USD : US Dollar VND : Việt Nam đồng WACC : Weighted Average Cost of Capital WB : World Bank WWEA : World Wind Energy Association
- - ix- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Sản lượng điện tiêu thụ từ năm 2000 – 2008 (TWh) ............................... 1 Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam từ năm 2003 – 2008 (MW) ................. 2 Bảng 1.3 Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng của Việt Nam (2006 - 2020) ....... 3 Bảng 1.4 Ưu, nhược điểm của từng nguồn năng lượng .......................................... 5 Bảng 1.5 Suất đầu tư của các nhà máy điện tại Việt Nam ...................................... 7 Bảng 2.1 Tài nguyên năng lượng gió ở Đông Nam Á .......................................... 13 Bảng 4.1 Sản lượng điện sản xuất thực tế (tính bình quân cho 1 turbine) ............. 22 Bảng 4.2 Ngân lưu ròng dự án và chủ sở hữu ...................................................... 24 Bảng 4.3 Kết quả phân tích tài chính ................................................................... 25 Bảng 5.1 Biến thiên của NPV theo giá điện ......................................................... 28 Bảng 5.2 Biến thiên của NPV theo hệ số công suất .............................................. 29 Bảng 5.3 Kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát VND .................................................. 30 Bảng 5.4 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tỷ lệ lạm phát VND ................ 31 Bảng 5.5 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tỷ lệ lạm phát EUR ................ 31 Bảng 5.6 Kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát USD ................................................... 32 Bảng 5.7 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tỷ lệ lạm phát USD ................ 32 Bảng 5.8 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tốc độ tăng giá điện ................ 33 Bảng 5.9 Kết quả biến thiên của NPV theo kịch bản về CER ............................... 33 Bảng 5.10 Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp ..................................................... 34 Bảng 6.1 Kết quả tính toán các chỉ số CFi ............................................................ 40 Bảng 6.2 Kết quả phân tích tác động ngoại tác của từng hạng mục trong dự án ... 44 Bảng 6.3 Kết quả phân phối thu nhập .................................................................. 45
- - x- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Năng lực điện gió hàng năm của thế giới (ĐVT: MW) .............................. 6 Hình 1.2 Suất đầu tư năng lượng gió tại các quốc gia (năm 2006) ........................... 6 Hình 2.1 Công suất lắp đặt của thế giới (MW) ....................................................... 11 Hình 2.2 Tỷ trọng năng lực lắp đặt mới của từng châu lục ..................................... 12 Hình 5.1 Biến thiên NPV theo giá bán điện ........................................................... 28 Hình 5.2 Biến thiên NPV theo hệ số công suất ...................................................... 30 Hình 5.3 Kết quả mô phỏng Monte Carlo theo hai quan điểm phân tích ................ 35
- - 1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.1.1 Lý do hình thành dự án Phát triển, đa dạng hóa nguồn năng lượng luôn là chính sách quốc gia hàng đầu ở Việt Nam và ở hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia “nghèo” về năng lượng, tốc độ tăng sản lượng điện tiêu dùng qua các năm đạt mức rất thấp. Số liệu thống kê đã nói lên tình trạng đó, tại thời điểm năm 1995, tổng lượng điện tiêu dùng đạt 11,2 TWh, tương ứng với 156 KWh/người/năm. Năm 2008 sản lượng điện tiêu dùng đã tăng lên 65,9 TWh gấp 6 lần so với năm 1995, tương ứng với 800 KWh/người/năm, thể hiện theo từng khu vực kinh tế ở Bảng 1.1. Và nếu so sánh với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có mức tiêu thụ bình quân đầu người là 1.343 KWh/năm và các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trên thế giới với mức tiêu thụ trung bình là 1.225 KWh/người/năm1 thì mức tiêu thụ điện trên đầu người của Việt Nam ở mức rất thấp. Bảng 1.1 Sản lượng điện tiêu thụ từ năm 2000 – 2008 (TWh) Ngành 2000 2004 2006 2008 Công nghiệp và xây dựng 9,1 17,9 24,3 33,0 Nông nghiệp 0,4 0,6 0,6 0,7 Quản lý và tiêu dùng sinh hoạt 11,0 17,7 22,0 26,7 Thương mại và khác 1,9 3,5 4,4 5,6 (Nguồn: WB, Report No: 47209-VN, 04/2009, [23]) Theo dự báo của Ủy Ban Kinh tế về kế hoạch phát triển nguồn điện quốc gia trong giai đoạn từ 2006 – 2015 có xét đến năm 2025 thì nhu cầu tiêu thụ điện năng hàng năm sẽ tăng từ 17% - 22%. Nhu cầu sử dụng điện năng đến năm 2015 dự báo sẽ tăng cao và vượt mức 150 TWh nên để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện Việt Nam có 1 Nguồn: WB, Report No: 47209-VN, 04/2009 [23]
- - 2- thể phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, nếu như không có các nguồn năng lượng khác bổ sung. Năng lực cung cấp điện của Việt Nam gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ điện trong nước được cung cấp chủ yếu bởi tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), song năng lực cung cấp điện của EVN tăng khá chậm và tính đến năm 2008 EVN chỉ đáp ứng được 2/3 tổng công suất, phần còn lại được cung cấp bởi các nhà cung cấp điện độc lập IPP/BOO kể cả điện nhập khẩu từ Trung Quốc, Lào. Cơ cấu năng lực các nguồn điện của Việt Nam thể hiện qua Bảng 1.2. Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam từ năm 2003 – 2008 (MW) Nguồn điện 2003 2004 2005 2006 2007 2008 EVN sở hữu Thủy điện 4.121 4.121 4.155 4.583 4.393 5.257 Nhiệt điện than 1.185 1.295 1.245 1.245 1.545 1.545 Nhiệt điện dầu và khí 2.713 3.161 3.137 3.590 3.448 3.563 Khác (1) 454 454 Tổng EVN 8.019 8.577 8.537 9.418 9.840 10.819 Sở hữu các đơn vị khác Thủy điện - - 298 326 241 Nhiệt điện than - 155 138 370 225 Nhiệt điện dầu và khí 1.252 1.305 1.914 1.936 4.005 Khác(2) 72 42 168 307 574 Tổng các đơn vị khác 1.324 1.502 2.518 2.939 3.668 5.045 Tổng nền kinh tế 9.343 10.079 11.055 12.357 13.508 15.864 Ghi chú: (1) Thủy điện nhỏ, dầu diesel (2) Bao gồm điện sinh học, thủy điện nhỏ, hoặc điện nhập khẩu từ những quốc gia khác (Nguồn: WB, Report No: 47209-VN, 04/2009, [23]) Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt năng lượng do nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng nhanh. Năng lực cấp điện của Việt Nam dự báo phải đạt 40.700 MW vào năm 2015 và 60.300 MW vào năm 2020 mới đủ khả năng đáp ứng lượng điện cần thiết cho cả nước. Bảng 1.3 thể hiện tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện năng ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2020.
- - 3- Bảng 1.3 Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng của Việt Nam (2006 - 2020) Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2010 2015 2020 hàng năm từ 2006 – 2010 (%) Nhu cầu điện năng TWh 59 113 190 294 16 Tải trọng cao điểm MW 11.000 19.117 31.495 n/a 12 Công suất yêu cầu MW 12.357 24.919 40.700 60.300 15 (Nguồn: WB, Report No: 47209-VN, 04/2009, [23]) Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện của Việt Nam chưa bám sát vào nhu cầu tiêu thụ điện năng dự kiến. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên tại các địa phương, nhất là vào những mùa khô trong những năm vừa qua do sản lượng điện sản xuất ra thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Theo dự báo của các chuyên gia ngành điện thì đến năm 2015, tất cả các nguồn thủy điện sẽ được khai thác hết công suất. Việc đầu tư một cách tràn lan vào thủy điện (nhất là những thủy điện vừa và nhỏ) đã gây ra tình trạng suy thoái môi trường, phá rừng và tiềm ẩn những nguy cơ xả lũ gây ngập lụt do chủ đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận khi không thực hiện xả nước trước khi lũ về. Trong khi đó, tài nguyên than cũng đang dần cạn kiệt, việc khai thác nguồn nhiệt điện than cũng gây ra hiệu ứng nhà kính khi thải ra một lượng lớn lớn khí CO2 vào môi trường. Theo dự báo của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2015 nhu cầu về than sẽ tăng cao, trữ lượng than trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế và sẽ thiếu khoảng 25 triệu tấn than, năm 2020 là 70 triệu tấn. Từ những dự báo trên có thể thấy đến năm 2012 Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than2. Mỗi nguồn năng lượng đều có những ưu và nhược điểm nhất định trong việc lựa chọn nguồn cung cấp. Qua các thông tin tổng hợp từ các website “WADE - World Alliance for Decentralized Energy” [32], “Global greenhouse warming.com” [26], “VARANS: Cục an toàn bức xạ và hạt nhân” [30],... ưu và nhược điểm của mỗi nguồn năng lượng được tổng hợp ở Bảng 1.4. Tìm kiếm và phát triển nguồn năng 2 Công văn số 1140/UBKT12 ngày 07/11/09 của UBKT trình Quốc hội về báo cáo khảo sát “Việc thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện đến năm 2015”,[6]
- - 4- lượng tái tạo nhằm thay thế cho năng lượng hóa thạch và thủy điện ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với Việt Nam. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tiềm năng về năng lượng gió khá lớn. Trong số các khu vực được đánh giá là có tiềm năng gió cao thì huyện Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận là một trong những nơi phù hợp với việc phát triển nguồn năng lượng gió, vận tốc gió bình quân ở độ cao 65m từ 7 – 8m/s (Wind Energy Resource Atlas of Southeast Asia, WB, 09/2001, [22]). Đây chính là lý do tại sao huyện Tuy Phong là địa điểm thích hợp để phát triển năng lượng gió. Và dự án nhà máy phong điện Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được thành lập trên cơ sở đó. 1.1.2 Lý do hình thành đề tài Xu hướng sử dụng năng lượng gió trên thế giới ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Từ năm 2005 – 2008, công suất lắp đặt điện gió toàn cầu tăng gấp ba từ 59.024MW (năm 2005) lên 159.213MW (năm 2009). Trên thế giới, hiện có 82 quốc gia đã sử dụng điện gió làm nguồn cung cấp năng lượng thương mại, đứng đầu về sản lượng gió theo thứ tự là Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia vào việc sản xuất nguồn năng lượng từ gió này (Quý IV năm 2009, dự án nhà máy phong điện 1 của Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động giai đoạn một với năm turbine). Năng lực cung cấp điện gió của thế giới qua các năm được thể hiện trong Hình 1.1. Năng lượng gió là nguồn năng lượng “sạch”, song trong quá trình hoạt động các turbine sẽ phát ra tiếng ồn, gây ngoại tác tiêu cực đến người dân sinh sống quanh khu vực. Vì vậy, các nhà máy phong điện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nằm ở xa khu dân cư. Ở Việt Nam các dự án phong điện hầu hết có quy hoạch nhà máy gần khu vực dân cư sinh sống.
- - 5- Bảng 1.4 Ưu, nhược điểm của từng nguồn năng lượng Nguồn điện Ưu điểm Nhược điểm Lượng tiêu hao nhiên liệu lớn Thải các chất độc hại như NOX, SO2, CO2 và tro Giá than ổn định và cạnh tranh với giá dầu Ô nhiễm thủy ngân Tận dụng tro xỉ làm chất phụ gia hoặc vật liệu Nhiệt điện Chi phí hoạt động cao Chuyển đổi thành nguyên liệu hoặc khí lỏng than Nguồn nhiên liệu không dồi dào, không tái tạo Giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Tác động đến môi trường, thay đổi cảnh quan Đòi hỏi ít không gian xây dựng Công suất phát điện chậm Tính phân tán và không ổn định Trữ lượng nguồn khí lớn Chi phí hoạt động cao Sạch so với than, dầu và ít gây ô nhiễm Nguồn nhiên liệu không dồi dào và không tái tạo Nhiệt điện khí Ít hơn 70% carbon dioxide so với nhiên liệu hóa Tác động đến môi trường do phát thải khí CO2 (gas) thạch khác Công suất phát điện chậm Giúp cải thiện chất lượng không khí và nước Giá thành sản xuất cao Không tốn kém so với than đá Tính phân tán và không ổn định Chi phí hoạt động cao Nguồn năng lượng dồi dào, dễ vận chuyển và dễ sử Tác động gây ô nhiễm đến môi trường Nhiệt điện dầu dụng Công suất phát điện chậm Dễ lựa chọn địa điểm xây dựng Tính phân tán và không ổn định Nguồn nhiên liệu không tái tạo Phụ thuộc vào mực nước, thời tiết Hạn chế giá thành nhiên liệu Ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái Tuổi thọ lớn hơn nhà máy nhiệt điện Ảnh hưởng đến môi trường do khí gas gây hiệu ứng Chi phí nhân công thấp nhà kính phát ra từ đập Thủy điện Thực hiện nhiều chức năng (tưới tiêu, kiểm soát lũ, Ảnh hưởng đến dân cư và sự mất đi sự gắn bó về giải trí, du lịch) mặt lịch sử Nguồn năng lượng có thể phục hồi Sự đổi hướng của dòng sông Nguy cơ xả nước hay vỡ đập Dễ lắp đặt và có chi phí vốn thấp với các hệ thống lớn Giá khí biến động Turbin khí chu Giảm thiểu trong việc phát thải khí CO2 Giảm hiệu suất khi nhiệt độ cao trình hỗn hợp Sản lượng cao hơn Chi phí cao cho các hệ thống nhỏ Tạo ra các phụ phẩm hóa chất sử dụng trong công Có thể gây ra mùi khó chịu nghiệp, giao thông và nhiên liệu Không gây ô nhiễm môi trường Phụ thuộc vào chế độ gió, vận tốc gió phải lớn hơn Không tiêu tốn nhiên liệu 7mph Không tổn thất chi phí vận hành Giá thành sản xuất cao cho turbin công suất nhỏ Nguồn năng lượng vô tận Tác động tới nơi cư trú của động vậy hoang dã, hệ Phong điện Dễ chọn địa điểm và tiết kiệm xây dựng thực vật, đất đai và chất lượng nước Lợi ích cho cộng đồng địa phương (thu nhập, việc Tuổi thọ hữu ích thấp làm) Gây tiếng ồn tác động đến khu vự dân cư sinh sống Sử dụng đa dạng cho các đối tượng người dân hoặc Sản lượng cung cấp điện hạn chế đối với một tuabin doanh nghiệp Theo ước tính của Ủy ban năng lượng quốc tế thì suất đầu tư để lắp đặt 1KW phong điện là trên 1.700 USD (theo mức giá năm 2007). Suất đầu tư này lại khác nhau giữa các quốc gia và giữa các kích cỡ khác nhau của turbine. Hình 1.2 thể hiện suất đầu tư khác nhau của các quốc gia, trong đó, Đan Mạch có chi phí đầu tư thấp nhất
- - 6- và cao nhất là Anh, Đức, Canada với suất đầu tư cao hơn Đan Mạch từ 20% - 30% (theo mức giá năm 2006). Công suất điện gió hàng năm của thế giới, 1991 – 2007, MW Phần còn lại của thế giới C.Âu Tổng Hình 1.1 Năng lực điện gió hàng năm của thế giới (ĐVT: MW) (Nguồn: EWEA (2009), Wind Energy – The facts, trang 3, [16]) Tổng chi phí đầu tư , bao gồm turbine, nền móng và nối lưới (khác nhau về kích thước turbine và quốc gia lắp đặt) Ý Anh Hà Bồ Đức Nhật HyÝ Tây Ca Đan Mỹ Na Lan Đào Lạp Ban Na Mạch Uy Nha Nha Đa Hình 1.2 Suất đầu tư năng lượng gió tại các quốc gia (năm 2006) (Nguồn: EWEA (2009), Wind Energy – The facts, trang 201, [16])
- - 7- Tuy nhiên, suất đầu tư của một số nhà máy điện khác lại khá thấp. Theo thống kê trong Bảng 1.5 thì suất đầu tư của các nhà máy thủy điện tại Việt Nam là tốn kém nhất (1.200 – 1.400 USD/KW) nhưng vẫn thấp hơn so với suất đầu tư của các nhà máy phong điện. Bảng 1.5 Suất đầu tư của các nhà máy điện tại Việt Nam Suất đầu tư của các nhà máy điện tại Việt Nam (USD/KW) Nhiệt điện than 1.100-1.300 Nhiệt điện dầu 850-900 Thủy điện lớn 950-1200 Thủy điện nhỏ 1.200-1400 Turbine khí chu trình hỗn hợp 650-700 (Nguồn: PECC3, Báo cáo đầu tư nhà máy điện trấu Lấp Vò, Đồng Tháp, 2009, [7]) Như vậy, năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo “sạch” không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính như nhiệt điện, không phá rừng làm suy thoái môi trường như thủy điện nhưng lại có suất đầu tư quá cao khiến cho các nhà đầu tư e ngại. Do đó, liệu việc đầu tư vào các dự án phong điện tại Việt Nam nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng có thật sự đem lại hiệu quả kinh tế hay không? Vì lý do trên, đề tài này được thực hiện với mục đích đánh giá hiệu quả nguồn năng lượng gió thông qua việc phân tích lợi ích – chi phí dự án nhà máy phong điện Phước Thể, Bình Thuận. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư có xem xét tác động của lạm phát, phân tích hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của dự án từ đó đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp với tình hình phát triển điện năng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Thông qua tình huống cụ thể nhà máy phong điện Phước Thể, Bình Thuận câu hỏi đặt ra là Nhà nước có nên cấp phép dự án nhà máy phong điện Phước Thể, Bình
- - 8- Thuận hay không? Để có thể trả lời được câu hỏi này thì dự án phải thỏa mãn hai câu hỏi: - Dự án có mang lại hiệu quả về mặt tài chính và kinh tế hay không? - Nếu dự án chỉ hiệu quả về mặt kinh tế nhưng không hiệu quả về mặt tài chính thì Nhà nước cần phải có những chính sách gì để hỗ trợ cho những đối tượng bị thiệt hại từ dự án nhằm giúp cho dự án phong điện Phước Thể nói riêng và ngành năng lượng gió nói chung có thể phát triển? 1.4 Phạm vi của đề tài Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích tính hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế và xã hội thông qua việc phân tích bộ số liệu đầu vào, phân tích tài chính có xét đến lạm phát, xác định suất chiết tính MARR, phân tích rủi ro có xem xét phân phối xác suất của các biến đầu vào, phân tích kinh tế và xã hội trên cơ sở định lượng theo phương pháp hệ số chuyển đổi giá và phân tích ngoại tác. 1.5 Thu thập dữ liệu Toàn bộ các dữ liệu được sử dụng chủ yếu thu thập từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp bao gồm: Số liệu tổng quát về tình hình cung cầu điện tại Việt Nam được thu thập từ những báo cáo của Ngân hàng Thế giới và các báo cáo của EVN. Thu thập thông tin dữ liệu từ những dự án phong điện đã được thực hiện và hoàn tất tại Việt Nam, những dự án phong điện tại các nước trên thế giới và các số liệu từ báo cáo đầu tư dự án nhà máy phong điện Phước Thể, Bình Thuận, 2009. Trên cơ sở đó, ước tính cho dự án phong điện Phước Thể, Bình Thuận. Ngoài ra, các số liệu về giá đất thị trường được thu thập thông qua khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; các số liệu khảo sát mức sẵn lòng chi trả của người dân nhập cư trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM.
- - 9- Từ các số liệu thu thập được, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp phân tích dự án và phân tích rủi ro để đánh giá tính hiệu quả của dự án phong điện trong thời điểm hiện tại. 1.6 Bố cục luận văn Luận văn bao gồm bảy chương với bố cục như sau: Chương 1 giới thiệu về cơ sở hình thành dự án và đề tài đồng thời đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu và bố cục của luận văn. Chương 2 trình bày tổng quan về năng lượng gió trên thế giới và ở Việt Nam, phương pháp và quan điểm sử dụng trong phân tích tài chính, kinh tế và xã hội của dự án. Chương 3 mô tả dự án thông qua việc giới thiệu thiệu sơ lược về chủ đầu tư và dự án, đồng thời trình bày những đặc điểm chính của dự án. Chương 4 phân tích tài chính dự án bao gồm việc lập biểu đồ dòng tiền, tính toán phân tích tài chính và phân tích kết quả thu được. Chương 5 phân tích rủi ro thông qua những yếu tố tác động tạo nên rủi ro cho dự án bằng việc phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích Monte Carlo và phân tích các kết quả thu được. Chương 6 phân tích kinh tế - xã hội bao gồm phần trình bày báo cáo kết quả ngân lưu kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án. Chương 7 trình bày những ý nghĩa chính sách rút ra từ những phân tích bên trên và kết luận của đề tài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn