Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phản ứng của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với thông báo thoái vốn nhà nước - Nghiên cứu các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM
lượt xem 5
download
Nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về phản ứng của giá chứng khoán trước những thông báo có liên quan đến công ty như: thông báo trà cổ tức, thông báo sáp nhập cổ phiếu, thông báo tái cơ cấu công ty.... đã được Việt Nam và các nước trên thế giới thực hiện khá nhiều.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phản ứng của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với thông báo thoái vốn nhà nước - Nghiên cứu các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- TRƯƠNG BÍCH TRÂM PHẢN ỨNG CỦA GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VỚI THÔNG BÁO THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC- NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TY TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- TRƯƠNG BÍCH TRÂM PHẢN ỨNG CỦA GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VỚI THÔNG BÁO THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC- NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TY TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành: Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ XUÂN VINH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Phản ứng của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với thông báo thoái vốn nhà nước- nghiên cứu các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Xuân Vinh. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Ngoại trừ những công trình khoa học được công bố liên quan đến nội dung luận văn, luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 TRƯƠNG BÍCH TRÂM
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: ........................................................1 1.2. Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu ........ Error! Bookmark not defined. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................2 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................3 1.7. Ý nghĩa khoa học đề tài: .................................................................3 1.8. Kết cấu luận văn..............................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................6 2.1. Lý thuyết về lợi nhuận bất thường .................................................6 2.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả........................................................6 2.1.2 Giả thuyết sự kiện bất thường ........................................................8 2.1.3 Giả thuyết hiệu ứng gây nhiễu .......................................................9 2.2. Lý thuyết mô hình lợi nhuận thông thường ..................................9 2.2.1 Lý huyết quy luật ngẫu nhiên:.....................................................13 2.2.2 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM): ...... Error! Bookmark not defined. 2.3. Lý thuyết tài chính hành vị: ...........................................................9 2.4 Lý thuyết cổ phần hóa: .................................................................16 2.4.1 Khái niệm: ......................................................................................16
- 2.4.2 Tính tất yếu khách quan của cổ phần hóa DNNN.Error! Bookmark not defined. 2.4.3 Lý do quá trình CPH DNNN ở Việt Nam: ..................................16 2.4.4 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa............... Error! Bookmark not defined. 2.4.5 Mối quan hệ tác động qua lại giữa TTCK với CPH DNNN trên một số khía cạnh: .....................................................................................................17 2.4.6 Thoái vốn ....................................................................................17 2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan: .........................................19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC ................................24 3.1 Thực trạng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 ........................................................................................................24 3.2 Thực trạng thoái vốn nhà nước của các công ty trên sàn chứng khoán ........................................................................................................29 3.3 Thực trạng chính sách của Chính phủ về thị trường chứng khoán .31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..............................33 4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu: ............................................................33 4.1.1 Các bước thu thập dữ liệu: .........................................................33 4.1.2 Kết luận: .........................................................................................34 4.2 Phương pháp nghiên cứu: ............................................................34 4.2.1 Ngày sự kiện: ..............................................................................35 4.2.2 Cửa sổ sự kiện: ............................. Error! Bookmark not defined. 4.2.3 Đo lường phản ứng của giá: ......... Error! Bookmark not defined. 4.2.4 Phương pháp kiểm định ................ Error! Bookmark not defined. 4.3 Kết quả nghiên cứu.............................................................................38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .................................................................45 5.1. Kết luận..........................................................................................45 5.2. Hàm ý .............................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Lợi nhuận bất thường AAR Average Abnormal Return trung bình AR Abnormal Return Lợi nhuận bất thường Cumulative Average Lợi nhuận bất thường CAAR Abnormal Return trung bình tích lũy Mô hình định giá tài CAPM Capital Asset Price Model sản vốn Cumulative Abnormal Lợi nhuận bất thường CAR Return tích lũy CK Chứng khoán CPH Cổ phần hóa CTCP Công ty cổ phần Doanh nghiệp nhà DNNN nước ETF Exchange Traded Fund Quỹ đầu tư giao dịch Giả thuyết thị trường EHM Efficient Market Hypothesis hiệu quả Sở giao dịch chứng HNX Hanoi Stock Exchange khoán Hà Nội Sở giao dịch chứng HoChiMinh Stock HOSE khoán Thành phố Hồ Exchange Chí Minh Phát hành cổ phiếu lần IPO Initial Public Offering đầu OLS Ordinary Lease Square Phương pháp bình
- phương bé nhất thông thường Thị trường phi tập OTC Over the Counter trung Tổng công ty đầu tư và State Capital and SCIC kinh doanh vốn nhà Investment Corporation nước SXKD Sản xuất kinh doanh Thị trường giao dịch chứng khoán của các Unlisted Public Company UPCOM công ty chứng khoán Market đại chúng chưa niêm yết Thị trường chứng TTCK khoán
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Lợi nhuận bất thường trung bình ( ARt ) với kiểm định t-test trong cửa sổ sự kiện [-20, +20] Bảng 2: Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy trong các giai đoạn trước sự kiện, quanh thời gian xảy ra sự kiện, sau sự kiện.
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP 2011-2016 Biểu đồ 2: Diễn biến giá và lạm phát 2011-2016 Biểu đồ 3: Tổng số lượng công ty niêm yết trên thị trường. Biểu đồ 4: Giá trị vốn hóa thị trường –quy đổi ra đồng USD Biểu đồ 5: Giá trị vốn hóa thị trường % trên phần trăm GDP Biểu đồ 6: Tổng giá trị giao dịch chứng khoán – quy đổi ra đồng USD Biểu đồ 7: Kết quả đấu giá trên sàn HOSE (2011-2015) Biểu đồ 8: Kết quả đấu giá trên sàn HNX (2011-2015)
- TÓM TẮT Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để nghiên cứu phản ứng của thị trường khi thông báo thông tin thoái vốn nhà nước. Phản ứng thị trường được đo lường thông qua giá giao dịch cổ phiếu. Dữ liệu được sử dụng bao gồm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 03/2012 đến tháng 03/2017. Áp dụng các phương pháp kinh tế lượng, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính. Kết quả cho thấy tồn tại lợi nhuận bất thường khi công bố thông tin thoái vốn nhà nước. Điều này chỉ ra rằng thị trường Việt Nam không hiệu quả ở dạng vừa, cụ thể thị trường phản ứng chậm thông qua giá cổ phiếu tăng trong một giai đoạn sau đó. Việc giá trị lợi nhuận bất thường lớn hơn không và có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn sau thông báo thoái vốn giúp ta có thể kết luận rằng nhà đầu tư coi thông tin thoái vốn nhà nước là một thông tin tốt giúp nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu phần nào cho thấy sự tương đồng giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán của các nước phát triển trên thế giới. Phần lớn các nghiên cứu thực hiện ở các nước phát triển đều cho thấy thị trường có phản ứng khi công bố thông tin giao dịch cổ phiếu, thông qua sự tồn tại của lợi nhuận bất thường và khối lượng giao dịch bất thường. Như vậy, đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam đây có thể là một tín hiệu tốt cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam là kênh đầu tư và tìm kiêm lợi nhuận tốt. Từ khóa: Thoái vốn nhà nước, nghiên cúu sự kiện, phương pháp sự kiện
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: Những năm trở lại đây, khu vực tài chính đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế, là cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư và một bên là doanh nghiệp cần vốn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng sôi động và có những bước chuyển đổi mạnh mẽ để hội nhập thế giới, trong đó kênh đầu tư vào chứng khoán luôn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư, chuyên gia cũng như nhà nghiên cứu tham gia. Việc đưa ra cơ sở lựa chọn chứng khoán để đầu tư hiệu quả là điều mà nhiều nhà đầu tư, nhả nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công thức chung nào nhằm giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận vượt trội khi đầu tư vào chứng khoán. Việc nghiên cứu hiện tượng có lợi nhuận bất thường xung quanh ngày công bố thông tin mua bán cổ phiếu đã được thực hiện khá nhiều ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ như Anh, Mỹ,Canada…nhằm giúp nhà đầu tư nhận diện cơ hội đầu tư và tìm kiếm lơi nhuận. Việc đo lường phản ứng của giá thị trường chứng khoán với thông báo thoái vốn nhà nước là đề tài cần nghiên cứu không những có ý nghĩa học thuật mà có có ý nghĩ thực tiễn cao. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá mới mẻ so với các nước phát triển trên thế giới do vậy các quy luật về phản ứng của thị trường trước thông báo mua bán cổ phiếu có thể có sự khác biệt so với thị trường chứng khoán ở các nước phát triển. Hay nói cách khác việc nghiên cứu sự thay đổi của thị trường chứng khoán trước thông tin mua bán cổ phiếu lấy dữ liệu từ các nước đang phát triển có kỳ vọng không tương đồng với các phát hiện xảy ra ở các nước phát triển.
- 2 Thêm vào đó, trong vòng 5 năm trở lại đây, thực hiện theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015, hiện tượng nhà nước thoái vốn hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian gần đây ít nhiều cũng gây ra những tác động đến quyết định đầu tư qua đó ảnh hưởng đến giá cố phiếu trên thị trường. Đỉnh điểm là năm 2014 và 2015 khi mà Tổng số phiên thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thực đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2015, ghi nhận 143 phiên với tổng lượng cổ phần chào bán là 1,52 tỷ cổ phần. Hiện tượng này ít nhiều cũng gây ra những tác động đến quyết định đầu tư qua đó ảnh hưởng đến giá cố phiếu trên thị trường. Do đó tác giả chọn đề tài “Phản ứng của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với thông báo thoái vốn nhà nước- nghiên cứu các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu xem xét phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu khi có thông báo thoái vốn nhà nước tại thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu nhằm mục đích tập trung trả lời cho câu hỏi nghiên cứu dưới đây: Thông qua chỉ số lợi nhuận bất thường để xác định có hay không phản ứng của thị trường khi có thông báo thoái vốn nhà nước? Phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu khi có thông báo thoái vốn nhà nước như thế nào? Mức độ và chiều hướng tác động của sự kiện thoái vốn nhà nước đến giá cổ phiếu như thế nào?
- 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là phân tích sự biến động của giá xung quanh ngày công bố thông báo thoái vốn nhà nước. Phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết có thông báo thoái vốn nhà nước được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn từ đầu tháng 03 năm 2012 đến hết tháng 3 năm 2017. Danh sách gồm có 51 công ty trình bày ở phụ lục A1 và 158 sự kiện thoái vốn được trình bày ở phụ lục A2 ở cuối luận văn. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ và giải quyết các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ở trên, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình nghiên cứu sự kiện, ước lượng mô hình hồi quy OLS và phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê cho dữ liệu để giải quyết các vấn đề đặt ra. Trong đó: Phương pháp nghiên cứu sự kiện được sử dụng ở đây nhằm xác định phản ứng của thị trường thông qua giá của cổ phiếu được thể hiện bởi lợi nhuận bất thường của cổ phiếu xung quanh ngày thông báo thoái vốn nhà nước. Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê là được sử dụng để hỗ trợ trong việc khẳng định một kết quả có đủ độ tin cậy. Qua đó, giúp cho việc kết luận liệu lợi nhuận bất thường xung quanh ngày thông báo thoái vốn nhà nước có mang tính chất thống kê và đủ độ tin cậy để đưa ra kết luận hay không. 1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về phản ứng của giá chứng khoán trước những thông báo có liên quan đến công ty như: thông báo trà cổ tức, thông báo sáp nhập cổ phiếu, thông báo tái cơ cấu công ty… đã được Việt Nam và các nước trên thế giới thực hiện khá nhiều..
- 4 Tuy nhiên, nghiên cứu về sự kiện thoái vốn nhà nước vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Hơn nữa, việc nhà nước thoái vốn hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian gần đây theo đề án phát triển của nhà nước ít nhiều cũng gây ra những tác động đến quyết định đầu tư qua đó ảnh hưởng đến giá cố phiếu trên thị trường. Do vậy, kết quả đề tài này sẽ có ý nghĩa thực tiễn cũng như có sự đóng góp nhất định vào cơ sở lý luận liên quan sự kiện thoái vốn nhà nước nói riêng và lĩnh vực tài chính tại Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu giúp cho nhà quản lý cũng như nhà đầu tư cân nhắc quản lý danh mục đầu tư của mình tốt hơn, và nắm bắt tốt cơ hội đầu tư, đưa ra các chiến lược quyết định đầu tư nhanh chóng nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho phép đánh giá tính minh bạch của thị trường qua việc chỉ ra có hay không hiện tượng rò rỉ thông tin làm ảnh hưởng giá cổ phiếu , qua đó góp phần giúp cho cơ quan nhà nước quản lý về thị trường chứng khoán sẽ có cơ sở để điều chỉnh những chính sách có liên quan nhằm tạo lập một thị trường minh bạch, lành mạnh và phát triển bền vững. 1.7. Kết cấu luân văn Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo trình tự sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên,các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn khi thực hiện đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các bẳng chứng nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như trong nước về việc thông báo thoái vốn nhà nước tác động lên giá chứng khoán của công ty.
- 5 Trong chương này, tác giả sẽ tình bày tổng hợp cơ sở lý thuyết và những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước về tác động của việc thông báo thoái vốn Nhà nước lên giá chứng khoán. Chương 3: Thực trạng vấn đề nghiên cứu về thoái vốn nhà nước Trong chương này, tác già sẽ trình bày cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế trong nước và cụ thể hơn là tình hình biến động trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế. Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, mô tả các đặc điểm của mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu để thực hiện nghiên cứu từ đó trình bày kết quà nghiên cứu và nhận xét đánh giá kết quả vừa được tìm thấy. Chương 5: Kết luận vá hàm ý. Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu và đánh giá tính thực tiễn của đề tài đối với nền kinh tế.
- 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THOÁI VỐN VÀ LỢI NHUẬN BẤT THƯỜNG 2.1. Lý thuyết về lợi nhuận bất thường Trong phần này, tác giả tổng hợp một số giả thuyết cơ bản trong việc xác định lợi nhuận bất thường, bao gồm giả thuyết thị trường hiệu quả, giả thuyết sự kiện bất thường, giả thuyết hiệu ứng gây nhiễu. 2.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả Giả thuyết đầu tiên và có thể coi là giả định cốt lõi đó là thị trường là hiệu quả, giả định này là phần chính trong kinh tế và tài chính được Bromiley, Govekar, and Marcus tổng kết vào năm 1988. Điều này đã được chứng thực bởi vì giả định này cung cấp cơ sở lý thuyết nền tảng cho việc sử dụng mô hình sự kiện. Thị trường hiệu quả hàm ý rằng giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin có liên quan sẵn có trên thị trường chứng khoán. Điều này có nghĩa là, những thông tin tài chính nào, ngay cả những thông tin mới nhất đến tai nhà đấu tư thì cũng sẽ ngay lập tức thể hiện lên giá cổ phiếu. Qua đó nhà nghiên cứu có thể xác định tầm quan trọng của sư kiện bằng cách đo lường ảnh hưởng của nó lên giá chứng khoán một cách chắn chắn. Để làm được điều đó, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích sự biến động của giá trong một khoản thời gian nhất định trước và sau ngày xảy ra sự kiện, và khoản thời gian này được gọi là cửa sổ sự kiện “event window”. Giả thuyết về hiệu quả của thị trường rất khó để đối chiếu với việc sử dụng một cửa sổ sự kiện trong thời gian dài. Việc sử dụng các cửa sổ sự kiện trong thời gian dài trong nhiều nghiên cứu hàm ý rằng một số nhà nghiên cứu không tin rằng tác động của sự kiện được nhanh chóng phản ánh vào giá cổ phiếu. Điều này có thể được diễn giải là vi phạm giả thiết về hiệu quả của thị trường. Trong một số trường hợp, có thể hợp lý khi cho rằng thông tin được tiết lộ cho nhà đầu tư một cách chậm chạp trong một khoảng thời gian. Ví dụ như: khi sự kiện mua lại cổ phiếu, thông tin về số lượng người mua tiềm năng và đánh giá mục tiêu có thể được tiết lộ trong một
- 7 khoảng thời gian tương đối dài. Trong trường hợp này, nhiệm vụ của nhà nghiên cứu để giải thích tại sao hiệu quả sẽ không được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện là không phù hợp. Malkiel & Fama (1970) đã tổng hợp các dạng phổ biến về hiệu quả của thị trường. Lý thuyết này cho rằng thị trường được xem là hiệu quả khi các thông tin sẵn có trên thị trường phản ảnh ngay vào giá của chứng khoán và nhà đầu tư sẽ không có cơ hội tìm thấy lợi nhuận từ việc biến động giá. Cũng theo thuyết này thì hầu hết lợi nhuận từ cổ phiếu tuân theo phân phối chuẩn và giá cổ phiếu là không thể dự đoán trước được.Thị trường hiệu quả được phân chia ra thành ba dạng hiệu quả. Đó là thị trường hiệu quả dạng yếu, thị trường hiệu quả dạng trung bình và thị trường hiệu quả dạng mạnh. Thị trường hiệu quả dạng yếu: Lý thuyết này cho rằng giá chứng khoán hiện tại là sự phản ánh đầy đủ các thông tin quá khứ, bao gồm các mức giá trong quá khứ, lợi suất cũng như sự thay đổi giá trong quá khứ... đây được coi là thông tin dạng yếu của thị trường chứng khoán Điều này có nghĩa là, lợi suất – suất sinh lời cũng như các thông tinh khác của chứng khoán trong quá khứ không có mối liên hệ với tương lai. Nói cách khác, bằng những căn cứ từ thông tin trong quá khứ ta không thể dự báo được giá chứng khoán trong tương lai có thể kiếm được lợi nhuận vượt trội hay không. Thị trường hiệu quả dạng trung bình: Lý thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình cho rằng các thông tinh trên thị trường sẽ nhanh chóng trước tác động đến giá chứng khoán, tức là giá chứng khoán hiện tại là kết quả phản ánh đầy đủ mọi thông tin công khai trong hiện tại (hoặc lân cận với hiện tại), cũng như trong quá khứ. Thị trường hiệu quả dạng mạnh:
- 8 Lý thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh cho rằng tất cả các thông tin từ nội bộ đến công khai tác động trực tiếp lên giá chứng khoán. Như vậy trong một thị trường hiệu quả dạng mạnh thì dù các thông tin đó có được phổ biến ra công chúng hay không sẽ không thể thu được lợi nhuận vượt trội so với người khác. Trong thị trường hiệu quả luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Nguyên tắc của cơ chế kinh doanh chênh lệch giá là khi giá của các tài sản tài chính trên thị trường không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những yếu tố cơ bản), dẫn đến hiện tượng định giá sai trên thị trường, khi đó sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Như vậy,hoạt động kinh doanh chênh lệch giá là tại cùng một thời điểm thực hiện hành động mua và bán cùng một loại chứng khoán trên hai thị trường khác nhau để hưởng lợi nhuận từ sự khác biệt giá của chúng (Bodie et al. 2011). Còn (Madura 2011) thì cho rằng có thể định nghĩa kinh doanh chênh lệch giá là việc tận dụng sự khác biệt giữa các giá niêm yết để kiếm lời mà không chịu rủi ro và điều này sẽ chấm dứt cho đến khi nào các mức giá được điều chỉnh thống nhất với nhau. Giá của cổ phiếu có thể cao trong một thị trường nhưng cùng lúc đó có thể thấp trong một thị trường khác. Hoạt động mà các nhà đầu tư mua tài sản bị định giá thấp và bán tài sản được định giá cao sẽ làm cho giá thi trường trở về trạng thái cân bằng. 2.1.2 Giả thuyết sự kiện bất thường Giả định thứ hai được dựa trên ý tưởng rằng một sự kiện được công bố rộng rãi trên báo chí. Thị trường trước đây không có thông tin về sự kiện này, và nhà đầu tư thu được thông tin từ thông báo. Lợi nhuận bất thường có thể được giả định là kết quả của thị trường chứng khoán phản ứng với thông tin mới. Nó có khả năng là một sự kiện đã được dự đoán hoặc thông tin rò rỉ ra thị trường trước một thông báo chính thức. Hiện tượng rò rỉ thông tin này làm cho việc sử dụng mô hình nghiên cứu sự kiện trở nên không chắn chắn bởi vì rất khó để xác định được thời điểm nào nhà
- 9 đầu tư nhận biết được thông tin mới. Ví dụ như: thông tin về thay đổi quyền kiểm soát doanh nghiệp và thu nhập quản lý cấp cao có thể được tiết lộ ra thị trường trước khi các sự kiện được chính thức công bố. (cf, (Beatty & Zajac 1987); (Chatterjee 1986); (Mahoney 1995). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiếm khi giải quyết vấn đề này trong các nghiên cứu vì những chủ đề như vậy không tập trung vào các chủ đề kiểm soát doanh nghiệp. 2.1.3 Giả thuyết hiệu ứng gây nhiễu Giả thuyết thứ ba dựa trên tuyên bố rằng một nhà nghiên cứu đã cô lập tác động của một sự kiện từ những ảnh hưởng của các sự kiện khác. Đây có lẽ là giả thuyết quan trọng nhất của phương pháp luận. Giả định rằng không có ảnh hưởng gây nhiễu từ các sự kiện khác. Các sự kiện gây nhiễu có thể bao gồm tuyên bố cổ tức, thông báo về việc sáp nhập sắp xảy ra, ký kết một hợp đồng chính của chính phủ, tuyên bố sản phẩm mới, nộp đơn kiện thiệt hại lớn, tuyên bố thu nhập không mong muốn và thay đổi nhân sự chủ chốt. Bất kỳ sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong một cửa sổ sự kiện. Cửa sổ sự kiện càng dài thì các nhà nghiên cứu càng khó khẳng định rằng họ đã kiểm soát được các hiệu ứng gây nhiễu. Các nhà nghiên cứu dường như không nhạy cảm với vấn đề này. Các tác giả của nhiều nghiên cứu sử dụng các cửa sổ dài đã không nêu rõ liệu chúng có kiểm soát cho các hiệu ứng gây nhiễu hay không. 2.2. Lý thuyết mô hình lợi nhuận thông thường 2.2.1 Quy luật bước nhảy ngẫu nhiên Theo Bodie et al. (2011), thuật ngữ bước ngẫu nhiên “Random walk” là trường hợp sự thay đổi của giá cổ phiếu là ngẫu nhiên không thể dự báo trước, nói cách khác sự thay đổi tiếp theo của giá cổ phiếu không có mối tương quan. Giá trị nội tại của cổ phiếu được tính toán dựa trên nguyên tắc chiết khấu dòng tiền hoặc cổ tức trong tương lai. Khi thông tin tốt xuất hiện, nhà đầu tư sẽ điều chỉnh dự báo dòng tiền và cổ tức theo chiều tăng khiến giá cổ phiếu tăng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn