intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận về thị trường sản phẩm tài chính phái sinh nói chung và thị trường hoán đổi lãi suất nói riêng; phân tích các nội dung về mục đích, lợi ích, rủi ro của các bên khi tham gia vào hợp đồng hoán đổi lãi suất; nghiên cứu cách định giá cơ bản nhất của một hợp đồng hoán đổi lãi suất thông thường; đề xuất những giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng cũng như các công cụ tài chính phái sinh nói chung tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------------- NGUYỄN TỪ NHU PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------------- NGUYỄN TỪ NHU PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS TRẦN HUY HOÀNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Kính gửi : Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Tôi tên là NGUYỄN TỪ NHU, là tác giả của luận văn thạc sĩ “PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”. Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi tìm hiểu và tập hợp các kiến thức về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp có thể áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trân trọng. Học viên Nguyễn Từ Nhu
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT ................ 4 1.1 Khái quát về thị trường các công cụ tài chính phái sinh: .............................................. 4 1.1.1 Giới thiệu các công cụ tài chính phái sinh: ............................................................. 4 1.1.2 Vai trò của thị trường các công cụ tài chính phái sinh: ........................................... 5 1.2 Khái niệm về hoán đổi : .................................................................................................... 6 1.2.1 Khái niệm : .............................................................................................................. 6 1.2.2 Phân loại hoán đổi : ................................................................................................. 6 1.3 Giới thiệu về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất : ...................................................................... 7 1.3.1 Khái niệm : .............................................................................................................. 7 1.3.2 Mục đích thực hiện hoán đổi lãi suất :..................................................................... 9 1.3.3 Phân loại hợp đồng hoán đổi lãi suất :................................................................... 14 1.3.4 Cơ chế thực hiện hoán đổi lãi suất : ...................................................................... 16 1.4 Định giá hoán đổi lãi suất : ............................................................................................. 24 1.4.1 Định giá hoán đổi lãi suất cơ bản : ........................................................................... 24 1.4.2 Định giá hoán đổi tiền tệ chéo : ................................................................................ 28 Chương 2 : THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................................................................ 30 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: ........................................... 30 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : ....................................................................................................................................... 30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : .. 31 2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ điển hình : ............................................................................ 31 2.2 Thực trạng giao dịch hoán đổi lãi suất trên thế giới : .................................................. 32 2.2.1 Sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh trên thế giới qua các năm : ............................................................................................................................... 32 2.2.2 Tình hình giao dịch hoán đổi lãi suất trên thế giới trong thời gian qua : ............... 35 2.3 Sự cần thiết của việc phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Việt Nam : .............. 38 2.3.1 Sự phát triển tất yếu các công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay : ..................................................................................................................... 38 2.3.2 Sự cần thiết của việc phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Việt Nam : ........... 40 2.4 Thực trạng giao dịch hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam :. ............................................................................................................................................... 43
  5. 2.4.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Việt Nam : ................. 43 2.4.2 Thực trạng giao dịch hoán đổi lãi suất tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM :...... 44 2.4.3 Thực trạng giao dịch hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : ................................................................................................................................................ 49 2.5 Đánh giá về tình hình giao dịch hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : .............................................................................................................................. 53 2.5.1 Những mặt đạt được : ............................................................................................. 53 2.5.2 Những mặt hạn chế : ............................................................................................... 54 Chương 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. .................................................... 56 3.1 Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các giao dịch hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng BIDV : ........................................................................................................................... 56 3.1.1 Những thuận lợi bước đầu : ...................................................................................... 56 3.1.2 Những khó khăn tồn đọng : ...................................................................................... 57 3.2 Các giải pháp phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng BIDV: ............. 59 3.2.1 Về phía cơ quan quản lý Nhà nước : ........................................................................ 59 3.2.1.1 Cụ thể hóa các căn cứ pháp lý cho giao dịch hoán đổi lãi suất tại Việt Nam : 59 3.2.1.2 Tiếp tục tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi hơn nữa cho tất cả các TCTD và NHTM : .............................................................................................................................. 59 3.2.3 Về phía doanh nghiệp : ............................................................................................. 60 3.2.3 Về phía ngân hàng : .................................................................................................. 61 3.2.3.1 Có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu vào nghiệp vụ hoán đổi lãi suất:..................................................................................................................................... 61 3.2.3.2 Xây dựng sản phẩm : ....................................................................................... 63 3.2.3.3. Xây dựng quy mô thị trường : ........................................................................ 65 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 67
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Libor : The London Interbank Offered Rates. Sibor : The Singapore Interbank Offered Rates. BIS : Ngân hàng Thanh toán quốc tế. NHTM : Ngân hàng thương mại.
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : So sánh tổng hợp kết quả của công ty A và công ty B. Bảng 1.2 : Các cơ hội vay của hai doanh nghiệp A và B. Bảng 1.3 : Kết quả sau khi thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất của hai doanh nghiệp A và B. Bảng 2.1 : Khối lượng giao dịch các công cụ phái sinh. Bảng 2.2 : Doanh số hợp đồng hoán đổi và kỳ hạn chi tiết theo thời hạn hợp đồng tính đến cuối năm 2010. Bảng 2.3 : Khối lượng giao dịch hoán đổi lãi suất từ các định chế tài chính năm 2010 Bảng 2.4 : Khối lượng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng BIDV giai đoạn 2008 – 2010.
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa ngân hàng X và công ty tài chính Y. Hình 1.2 : Hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa công ty A và công ty B. Hình 1.3 : Cơ chế hoán đổi lãi suất hoàn chỉnh của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B. Hình 1.4 : Tình hình đơn vị A và B trước khi hoán đổi lãi suất. Hình 1.5 : Hoán đổi lãi suất giữa đơn vị A và ngân hàng X. Hình 1.6 : Hoán đổi lãi suất giữa B và ngân hàng X. Hình 1.7 : Cấu trúc của hợp đồng hoán đổi lãi suất Hình 1.8 : Cấu trúc của hợp đồng hoán đổi lãi suất hoàn chỉnh. Hình 1.9 : Dòng tiền của hoán đổi Vanilla thuần nhất có thời hạn 1 năm thanh toán hàng quý được phân tích theo trái phiếu có lãi suất cố định và thả nổi.
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1 : Doanh số giao dịch các sản phẩm phái sinh Biểu đồ 2.2 : Khối lượng giao dịch các sản phẩm phái sinh theo đồng tiền Biểu đồ 2.3 : Doanh số hợp đồng hoán đổi lãi suất qua các năm
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài : Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng tính bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, lãi suất của các đồng tiền cũng có sự biến đổi mạnh buộc các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính cũng như phi tài chính phải đối mặt với những rủi ro do sự thay đổi lãi suất gây ra. Điều đó cũng đang đặt ra những yêu cầu cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và sử dụng các biện pháp nhằm quản lý một cách có hiệu quả dạng rủi ro này. Bên cạnh các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và các quyền chọn, các định chế tài chính và phi tài chính còn sử dụng một công cụ tài chính phái sinh quan trọng khác để quản lý rủi ro, đó là các hợp đồng hoán đổi. Kể từ giao dịch hoán đổi tiền tệ đầu tiên giữa đồng USD và các đồng tiền Châu Âu (Francs Thụy Sĩ và DM) được thực hiện giữa công ty nổi tiếng IBM và Ngân hàng thế giới vào tháng 8/1981 với doanh số giao dịch 290 triệu USD, thị trường giao dịch hoán đổi đã phát triển nhanh chóng với các loại hoán đổi đa dạng : hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất và giao dịch hoán đổi kết hợp giữa tiền tệ và lãi suất. Số dư giao dịch của thị trường hoán đổi hiện nay đã lên tới hàng chục nghìn tỷ USD hằng năm, trong đó các giao dịch hoán đổi lãi suất chiếm hơn 70%. Việc sử dụng các công cụ phái sinh như là phương tiện bảo hiểm rủi ro đang trở thành xu thế trên các thị trường tài chính các nước. Trong trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế, các phương tiện bảo hiểm rủi ro hiện đại có khả năng hạn chế chi phí cơ hội của các hình thức dự phòng rủi ro truyền thống cũng đã bắt đầu được áp dụng ở khu vực ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Xuất phát từ những ý tưởng trên mà tôi chọn đề tài “PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đi đầu trong triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường, trong đó có sản phẩm hoán đổi lãi suất, góp phần vào sự phát triển của thị trường các sản phẩm phái sinh ở Việt Nam.
  11. 2 Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã gặp không ít khó khăn. Vì vậy đề tài này hiện nay là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu cơ sở lý luận về thị trường sản phẩm tài chính phái sinh nói chung và thị trường hoán đổi lãi suất nói riêng. Phân tích các nội dung về mục đích, lợi ích, rủi ro của các bên khi tham gia vào hợp đồng hoán đổi lãi suất. Nghiên cứu cách định giá cơ bản nhất của một hợp đồng hoán đổi lãi suất thông thường. Nhìn nhận thực trạng thị trường các công cụ phái sinh, cụ thể là tình hình sử dụng hoán đổi lãi suất để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tầm quan trọng của sản phẩm này đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Đánh giá hoạt động nghiệp vụ này tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua, thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế khi cung ứng hợp đồng hoán đổi lãi suất cho khách hàng. Từ thực tế đánh giá đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng cũng như các công cụ tài chính phái sinh nói chung tại đây. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình thị trường sản phẩm phái sinh, sản phẩm hoán đổi lãi suất trên thế giới và ở Việt Nam, tình hình cung ứng sản phẩm hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này tại Ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng cung ứng sản phẩm hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  12. 3 4. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, đánh giá để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu . 5. Ý nghĩ khoa học và thực tiễn : Luận văn giải thích những kiến thức cơ bản, cụ thể và dễ hiểu nhất về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thế giới, tại Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, những mặt đạt được và hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tế nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động này tại Việt Nam và tại Ngân hàng. Mong rằng với những nội dung được trình bày, luận văn sẽ đóng góp phần nào vào việc giúp cho nghiệp vụ hoán đổi lãi suất được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp như một công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá và lãi suất hiệu quả. 6. Kết cấu của luận văn : Lời mở đầu. Chương 1 : Giới thiệu chung về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. Chương 2 : Thực trạng giao dịch hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 3 : Những giải pháp phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kết luận. Tài liệu tham khảo.
  13. 4 Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT. 1.1 Khái quát về thị trường các công cụ tài chính phái sinh: 1.1.1 Giới thiệu các công cụ tài chính phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn : Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận mua bán một loại tài sản ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với mức giá nhất định. Hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, đây là những thỏa thuận cá nhân (qua OTC) giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa một tổ chức tài chính và khách hàng là công ty. Một bên của hợp đồng chuyển giao ở vị thế dài hạn và đồng ý mua tài sản với mức giá xác định vào một ngày cụ thể. Bên kia ở vị thế ngắn hạn và đồng ý bán tài sản vào cùng một ngày với cùng mức giá. Ngày giao hàng của hợp đồng có thể là bất kỳ ngày nào thuận tiện cho hai bên. Thông thường, đối với hợp đồng kỳ hạn, ngày chuyển giao được xác định riêng biệt theo từng hợp đồng. Hợp đồng giao sau : Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định (Thị trường future và option). Hợp đồng quyền chọn : Hợp đồng quyền chọn được trao đổi trên thị trường với thời hạn ngắn hơn trong hợp đồng giao sau. Tuy nhiên, hợp đồng này khá phổ biến đối với các nhà đầu tư. Có hai kiểu hợp đồng quyền chọn cơ bản : Call (chọn mua) và Put (chọn bán). Một quyền chọn mua trao cho người mua quyền mua một tài sản vào một ngày xác định với một giá nhất định. Tương tự, một quyền chọn bán trao cho người mua quyền bán một tài sản vào một ngày xác định với một giá nhất định. Giá cả của hợp đồng được biết là giá thực hiện, ngày thực hiện hợp đồng là ngày đáo hạn. Option Châu Âu chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn, Option của Mỹ có thể thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trước ngày đáo hạn.
  14. 5 Có thể nhấn mạnh là hợp đồng quyền chọn trao cho người giữ nó một quyền để thực hiện. Người nắm giữ không nhất thiết phải thực hiện quyền này. Điều đó phân biệt hợp đồng quyền chọn với hợp đồng giao sau. Người nắm giữ hợp đồng giao sau dài hạn được quyền mua tài sản với giá nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai. Ngược lại, người mua hợp đồng quyền chọn có quyền lựa chọn mua (hay không mua) tài sản với giá nhất định vào thời điểm xác định trong tương lai. Người ta không phải tốn chi phí (ngoại trừ tiền ký quỹ theo yêu cầu) khi tham gia hợp đồng giao sau, nhưng đối với hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư phải trả trước tiền lệ phí hay còn gọi là giá của hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là thoả thuận bao gồm hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán cho bên còn lại vào những ngày cụ thể. 1.1.2 Vai trò của thị trường các công cụ tài chính phái sinh: Quản trị rủi ro : Giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hoá cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay gia tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ một nhà đầu tư có thể mua một tài sản giao ngay và tiến hành ký hợp đồng bán giao sau hay bán một quyền chọn mua sẽ giúp làm giảm rủi ro cho việc nắm giữ tài sản. Thị trường sản phẩm phái sinh vì lẽ đó cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ. Vì lợi ích rằng thị trường này rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư nên các nhà đầu tư sẵn lòng cung cấp vốn nhiều hơn cho thị trường tài chính, đồng thời cũng tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Thông tin hiệu quả hình thành giá : Các thị trường kỳ hạn và giao sau là nơi cung cấp thông tin rất quan trọng về giá cả. Đặc biệt, thị trường giao sau được xem như một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Giá hợp đồng giao sau và kỳ hạn cũng chứa đựng những thông tin về những gì mà người ta mong đợi về giá giao
  15. 6 ngay trong tương lai. Do đó, thị trường giao ngay và kỳ hạn cung cấp những thông tin hiệu quả để hình thành giá. Các lợi thế về hoạt động : Chi phí giao dịch thấp hơn. Có tính thanh khoản cao hơn. Cho phép nhà đầu tư bán khống dễ dàng. Thị trường hiệu quả : Thị trường giao ngay vẫn có thể hiệu quả ngay cả khi không có thị trường các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, thị trường sản phẩm phái sinh vẫn cho phép tìm kiếm không ít các cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất, tỷ giá và đem lại lợi nhuận. 1.2 Khái niệm về hoán đổi : 1.2.1 Khái niệm : Như đã trình bày ở những phần trên, trong thị trường tài chính phái sinh có rất nhiều công cụ tài chính với tính phổ biến lần lượt là giao dịch quyền chọn, hợp đồng tương lai và nghiệp vụ hoán đổi. Một công ty có thể hoán đổi dòng tiền cho các công ty khác. Ví dụ, khi công ty đang có một khoản vay với lãi suất cố định, cùng lúc một công ty khác có thể đang chịu một khoản vay với lãi suất thay đổi, và các bên đều mong muốn có được vị thế như của bên kia. Thay vì hủy bỏ các khoản vay đang có (nếu có thể, sẽ tốn chi phí khá lớn) thì hai bên sẽ thỏa thuận hoán đổi dòng tiền : công ty thứ nhất sẽ chi trả khoản vay dựa trên lãi suất thả nổi cho công ty thứ hai và ngược lại công ty thứ hai sẽ có dòng tiền trả nợ vay dựa trên lãi suất cố định. Với hoạt động này, mỗi bên đã chuyển đổi được hình thái nợ cho nhau. Từ đó ta có thể định nghĩa : “Hoán đổi là một sản phẩm phái sinh tài chính bao gồm hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán cho bên còn lại vào những ngày cụ thể”. 1.2.2 Phân loại hoán đổi : Hoán đổi được chia là bốn loại :
  16. 7 Hoán đổi tiền tệ (Currency Swap) : Các bên thực hiện thanh toán theo tỷ giá hiện tại hoặc tỷ giá kỳ hạn cho bên còn lại trên những đồng tiền khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ ở hai thời điểm hiện tại và tương lai. Hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap) : Hai bên giao dịch thực hiện các chuỗi thanh toán cho bên còn lại, cả hai khoản thanh toán được thực hiện trên cùng một loại đồng tiền. Một bên thanh toán theo lãi suất thả nổi, bên còn lại có thể thanh toán theo lãi suất thả nổi hay cố định. Số tiền gốc là cơ sở thanh toán không bị hoán đổi. Hoán đổi chứng khoán (Equity Swap) : Tối thiểu một trong hai phía thực hiện việc thanh toán dựa trên giá chứng khoán, danh mục chứng khoán, hoặc chỉ số chứng khoán khác, hoặc một lãi suất nào đó, hoặc là kết quả thanh toán được cố định. Hoán đổi hàng hóa (Commodity Swap): Một trong hai, hoặc cả hai khoản thanh toán được dựa vào giá cả hàng hóa chẳng hạn như vàng, cà phê, …Khoản thanh toán còn lại thường được cố định và có thể xác định trên một vài loại tài sản có giá biến động. 1.3 Giới thiệu về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất : 1.3.1 Khái niệm : Ngày 29/12/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định số 62/2006/QĐ – NHNN ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, thay thế cho quyết định số 1133/2003/QĐ – NHNN đã ban hành vào ngày 30/09/2003 trước đó. Với quyết định mới này, các NHTM và khách hàng tiếp tục có thêm một cơ sở pháp lý mới và hoàn chỉnh hơn để có thể sử dụng hoán đổi lãi suất như là một công cụ bảo hiểm rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng theo đó ngân hàng hoặc công ty có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi vay giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt
  17. 8 quan trọng khi nào chúng ta có khoản vay hoặc đầu tư tài chính khá lớn theo lãi suất thả nổi trên thị trường. Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Theo quyết định 62/2006/QĐ – NHNN định nghĩa giao dịch hoán đổi lãi suất như sau : “Giao dịch hoán đổi lãi suất là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất hoán đổi đã cam kết trên cùng một khoản vốn gốc nhất định trong cùng một khoảng thời gian nhất định”. Khoản vốn gốc của một giao dịch hoán đổi lãi suất là số tiền mà các bên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất thỏa thuận làm cơ sở để tính số lãi phải trả, số lãi được nhận và số lãi ròng hoán đổi lãi suất. Số lãi ròng từng kỳ của một hợp đồng hoán đổi lãi suất là chênh lệch giữa số lãi được nhận và số lãi phải trả của từng kỳ thanh toán của hợp đồng đó. Kỳ hạn thanh toán số lãi ròng là khoảng thời gian trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất có hiệu lực đã được thoả thuận giữa các bên, mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, các bên thực hiện việc thanh toán cho nhau số lãi ròng. Các trường hợp giao dịch hoán đổi lãi suất được phép thực hiện: Hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ). Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, trong đó việc trao đổi vốn gốc đầu kỳ do các bên thỏa thuận thực hiện hoặc không thực hiện, nhưng bắt buộc phải có trao đổi vốn gốc vào cuối kỳ theo tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, trong đó các bên có thể thỏa thuận về thời điểm trong tương lai mà kể từ thời điểm đó giao dịch bắt đầu có hiệu lực thanh toán.
  18. 9 Hoán đổi lãi suất cộng dồn, trong đó số lãi phải trả và được nhận được tính theo các mức lãi suất đã thỏa thuận có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá và lãi suất của thị trường. 1.3.2 Mục đích thực hiện hoán đổi lãi suất : Một hoán đổi lãi suất góp phần làm giảm thiểu rủi ro do biến động lãi suất dự tính : Để thấy rõ tác dụng này của hợp đồng hoán đổi lãi suất, hãy xét liệu hai bên trong ví dụ sau có lợi gì khi tham gia vào hợp đồng hoán đổi này. Câu trả lời là hai bên đều phòng ngừa được rủi ro lãi suất. Ngân hàng X đồng ý trả cho công ty tài chính Y một lãi suất cố định 7% trên 1 triệu USD tiền gốc danh nghĩa trong 10 năm tới và công ty tài chính Y đồng ý trả cho ngân hàng mức lãi của kỳ phiếu kho bạc cộng với 1% trên 1 triệu USD tiền gốc danh nghĩa trong cùng thời kỳ. Hình 1.1 : Hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa ngân hàng X và công ty tài chính Y. Lãi cố định trong 10 năm 7% * 1 triệu USD Trả Nhận Công ty Ngân hàng X tài chính Y Nhận Trả Lãi suất biến đổi trong 10 năm (Lãi suất kỳ phiếu +1%) * 1 triệu USD
  19. 10 Giả sử ngân hàng X có ý định vay ngắn hạn và sau đó cho vay dài hạn đang có tình trạng tài sản nhạy cảm với lãi suất ít hơn nợ nhạy cảm với lãi suất là 1 triệu USD. Trong trường hợp này, nếu lãi suất trên thị trường tăng, mức tăng chi phí của ngân hàng sẽ lớn hơn mức tăng tiền lãi nhận được từ tài sản (mà chủ yếu là có lãi suất cố định), kết quả làm giảm lãi suất biên thuần và do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng X. Để tránh rủi ro lãi suất, ngân hàng X muốn chuyển 1 triệu USD tài sản có lãi suất cố định thành 1 triệu USD tài sản nhạy cảm với lãi suất, tức là làm cho tài sản nhạy cảm với lãi suất bằng nợ nhạy cảm với lãi suất. Do đó loại trừ được độ vênh (Gap) giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nợ nhạy cảm với lãi suất. Điều này có thể thực hiện được khi ngân hàng X tham gia vào hợp đồng hoán đổi lãi suất. Bằng cách đổi thu nhập từ 1 triệu USD có lãi suất cố định lấy thu nhập từ 1 triệu USD theo lãi suất kỳ phiếu kho bạc, ngân hàng đã chuyển thu nhập từ 1 triệu USD tài sản có lãi suất cố định thành thu nhập từ 1 triệu USD tài sản nhạy cảm với lãi suất. Bây giờ, nếu lãi suất tăng, mức tăng thu nhập từ các tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng bằng với mức tăng lên của chi phí nhạy cảm với lãi suất từ các khoản nợ, dẫn đến lãi suất biên và lợi nhuận của ngân hàng X không đổi. Về phía công ty tài chính Y, do thường phát hành trái phiếu dài hạn để tăng ngân quỹ và sử dụng chúng cho vay ngắn hạn nên nhận thấy rằng công ty đang ở tình thế ngược lại với ngân hàng X. Công ty tài chính Y có tài sản nhạy cảm với lãi suất lớn hơn nợ nhạy cảm với lãi suất là 1 triệu USD. Do vậy, công ty nhận thấy rằng : một sự suy giảm lãi suất sẽ dẫn đến một mức giảm lớn hơn trong thu nhập từ các tài sản có so với mức giảm chi phí từ các khoản nợ, do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Bằng cách tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất, công ty tài chính Y sẽ loại trừ được rủi ro lãi suất này do đã đổi 1 triệu USD thu nhập nhạy cảm với lãi suất thành 1 triệu USD thu nhập có lãi suất cố định. Trong trường hợp này khi lãi suất giảm, mức giảm trong thu nhập nhạy cảm với lãi suất sẽ nhỏ đi và được bù đắp bằng mức giảm trong chi phí nhạy cảm với lãi suất từ các khoản nợ và làm cho lợi nhuận không đổi.
  20. 11 Giảm chi phí tài chính (thông thường là chi phí vay) cho các khoản nợ : Hợp đồng hoán đổi lãi suất với những ưu điểm của mình thường được các định chế tài chính sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ngoài ra các hợp đồng hoán đổi lãi suất còn có một ưu điểm quan trọng là có thể cho phép các công ty phi tài chính khai thác được những lợi thế so sánh của mình trong việc vay trên thị trường các khoản nợ có lãi suất biến đổi và lãi suất cố định. Hãy xét ví dụ sau : Giả sử công ty A có vị thế tín dụng tốt hơn và do vậy có thể vay 1 triệu USD hoặc với lãi suất biến đổi theo lãi suất cơ bản (giả sử bằng lãi suất kỳ phiếu kho bạc cộng 2%), hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất cố định là 7%. Trong khi đó công ty B có thể vay 1 triệu USD với lãi suất cơ bản cộng 0.5% (lãi suất kỳ phiếu kho bạc cộng 2.5%) hoặc vay với lãi suất cố định 9%. Như vậy công ty A có lợi thế so sánh trong việc vay với lãi suất cố định trong khi công ty B có lợi thế so sánh trong việc vay nợ với lãi suất biến đổi. Giả sử hai công ty này thực hiện một hợp đồng hoán đổi lãi suất như sau : công ty A tiến hành phát hành trái phiếu với lãi suất cố định 7% và đồng ý trả cho công ty B một lãi suất biến đổi theo lãi suất cơ bản. Trong khi đó, công ty B có thể vay với mức lãi suất cơ bản cộng 0.5% và đồng ý đổi lại cho công ty A mức lãi suất cố định 8%. Hình 1.2 : Hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa công ty A và công ty B. (LS kỳ phiếu Phát + 2%) * 1tr hành 1 USD (LS kỳ phiếu + Vay 1tr tr USD Lãi cố LS biến 2.5%) * 1tr USD USD với trái định đổi lãi suất Công Công biến đổi phiếu ty ty là (lãi với lãi 7% * 1tr LS biến suất kỳ A Lãi cố B đổi suất cố USD định phiếu + 2.5%) định 7% * 1tr USD
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0