Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2025
lượt xem 6
download
Đề tài tổng hợp cơ sở lý luận về kinh tế tri thức, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức; thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM và nguyên nhân của thực trạng; đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2015-2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2025
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG NAM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015-2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Tháng 11/2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG NAM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015-2025 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Sáng TP. Hồ Chí Minh – Tháng 11/2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2025” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Các kết quả nghiên cứu của người khác được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn NGUYỄN CÔNG NAM
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC ........................................... 11 1.1. KINH TẾ TRI THỨC ......................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm kinh tế tri thức .............................................................................. 11 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức .................................................. 14 1.1.3. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức...................................... 17 1.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ................................................................ 22 1.2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực ........................................................................ 22 1.2.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 24 1.2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 25 1.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 27 1.3. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ................................................. 29 1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC ................................................................... 31
- 1.5. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC ................................................ 34 1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................34 1.5.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ ................................................................................. 35 1.5.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ...........................................................................36 1.5.4. Kinh nghiệm của Malaysia .............................................................................37 1.5.5. Kinh nghiệm của Singapore ...........................................................................38 1.5.6. Kinh nghiệm của Thái Lan .............................................................................39 1.6. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .............................................................................................................. 39 1.6.1. Kinh nghiệm của TP. Hà Nội .........................................................................39 1.6.2. Kinh nghiệm của TP. Đà Nẵng ......................................................................40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM .......44 2.1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TPHCM .............................................. 44 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 44 2.1.2. Tiềm năng kinh tế ........................................................................................... 45 2.1.3. Dân số .............................................................................................................46 2.1.4. Lao động .........................................................................................................47 2.1.5. Đánh giá chung về tình hình kinh tế – xã hội................................................. 48 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM GIAI ĐOẠN 2009-2014 ..50 2.2.1. Thực trạng về tiếp nhận tri thức .....................................................................50
- 2.2.2. Thực trạng về tạo ra tri thức ........................................................................... 51 2.2.3. Thực trạng về phổ biến tri thức ...................................................................... 53 2.2.4. Thực trạng về sử dụng tri thức ....................................................................... 54 2.2.5. Thực trạng về đầu tư tri thức .......................................................................... 56 2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM .......................................... 57 2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 57 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ............................................................ 62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM GIAI ĐOẠN 2015-2025 ........................................................................................................ 67 3.1. CÁC QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA TPHCM ........................................ 67 3.1.1. Quan điểm phát triển nhân lực ....................................................................... 67 3.1.2. Mục tiêu phát triển ......................................................................................... 68 3.1.3. Luận chứng phát triển nhân lực TPHCM ....................................................... 69 3.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC ............................................................................................... 69 3.2.1. Điểm mạnh ..................................................................................................... 69 3.2.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 70 3.2.3. Thời cơ ........................................................................................................... 71 3.2.4. Thách thức ...................................................................................................... 72 3.2.5. Xu hướng chính về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức ........................................................................................................................ 72
- 3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM GIAI ĐOẠN 2015-2025 ..74 3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ................................ 74 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo thị trường lao động ........................................................................................................................ 76 3.3.3. Giải pháp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng ICT ............................................77 3.3.4. Giải pháp phát triển đội ngũ công nhân tri thức .............................................77 3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo ...79 3.3.6. Kiến nghị đối với chính quyền TPHCM ........................................................ 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức ...........................................................................................................32 Bảng 2.1: Cung nhân lực TPHCM giai đoạn 2010-2014...............................51 Bảng 2.2: So sánh các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức của TPHCM với các nước phát triển .........................................58 Bảng 2.3: Kết quả đạt được về phát triển nguồn nhân lực TPHCM so với yêu cầu của kinh tế tri thức ..............................................................................................61 Bảng 2.4: Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP tại TPHCM .................62 DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Tỷ lệ lực lượng lao động TPHCM phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ......................................................................................................................50 Hình 2.2: Số thuê bao Internet băng thông rộng trên 100 dân tại TPHCM ...53 Hình 2.3: Cơ cấu lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên chia theo nghề nghiệp tại TPHCM ................................................................................................................55 Hình 2.4: Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của TPHCM .........56 Hình 2.5: Tỷ lệ chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của TPHCM ........................57
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank) APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) ICT: Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies) ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) R&D: Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) TFP: Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity) TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme) UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank) WBI: Viện Ngân hàng Thế giới (World Bank Institute)
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà sự phát triển của nó dựa chủ yếu vào tri thức – trí tuệ; trong đó, tri thức quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế. Trong kinh tế tri thức, tri thức được tạo ra, lan tỏa trong nguồn nhân lực và tăng lên không ngừng khi được sử dụng. Tại Việt Nam, xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đã được đề cập đến từ rất sớm và chính thức được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng lần đầu tiên vào năm 2001 (Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX). Theo đó, Việt Nam chú trọng và từng bước xây dựng kinh tế tri thức để theo kịp đà phát triển của thế giới. Quan điểm này tiếp tục được duy trì cho đến hiện nay. Để thúc đẩy và phát triển kinh tế tri thức, một trong những yếu tố quan trọng nhất, đó là phát triển nguồn nhân lực, chú trọng giáo dục, đào tạo kỹ năng nhằm nâng cao tri thức cho nguồn nhân lực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số nền kinh tế tri thức (KEI) của Việt Nam năm 2012 là 3,4 điểm, xếp hạng 104/146; trong đó, chỉ số về giáo dục và đào tạo, chỉ số thể hiện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chỉ đạt 2,99 điểm, xếp hạng 105, thấp và không có nhiều cải thiện qua nhiều năm. Điều này cho thấy việc phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Từ thực tế trên, đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực như thế nào để hình thành và phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hiện nay của nước ta. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM. Để thực hiện mục tiêu này, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể, bao gồm:
- 2 - Tổng hợp cơ sở lý luận về kinh tế tri thức, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức; - Thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM và nguyên nhân của thực trạng; - Đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2015-2025. 3. Tổng quan nghiên cứu Kinh tế tri thức là xu thế phát triển của xã hội loài người trong thời đại ngày nay. Để phân tích và tìm hiểu về hình thái kinh tế mới này, đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân được thực hiện. Trong số đó, những nghiên cứu về đặc trưng của kinh tế tri thức, các yếu tố thúc đẩy hình thành và phát triển kinh tế tri thức có giá trị tham khảo rất lớn đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển và có chiến lược phát triển hướng đến kinh tế tri thức như Việt Nam. Để xây dựng khung phân tích nhằm lượng hóa nền kinh tế tri thức, OECD bắt đầu biên soạn các chỉ số thống kê có liên quan từ năm 1996. Sau khi mở rộng và điều chỉnh, OECD (2001) đã đưa ra năm yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức như sau: - Một là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cởi mở tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả; - Hai là sự phổ biến của công nghệ thông tin và truyền thông; - Ba là thúc đẩy sự đổi mới; - Bốn là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực (hoặc vốn con người); - Năm là khuyến khích tạo lập doanh nghiệp mới. Ủy ban Kinh tế APEC (2000) lập luận rằng trong nền kinh tế tri thức, sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức là động lực chính của tăng trưởng, tạo ra của cải và việc làm. Ý tưởng về một xã hội dựa trên tri thức không chỉ hoàn toàn là tri thức về công nghệ, mà còn bao gồm cả tri thức về văn hóa, xã hội và quản lý.
- 3 Từ đó, APEC đã đưa ra một khung phân tích được phát triển dưới dự án “Hướng đến các nền kinh tế tri thức trong APEC” (Towards Knowledge-based Economies in APEC). Mục đích của dự án là cung cấp cơ sở phân tích hữu ích cho việc thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tri thức, việc tạo ra và phổ biến tri thức giữa các nền kinh tế APEC. Theo đó, kinh tế tri thức được biểu hiện qua hai nhóm khía cạnh: Cường độ tri thức và Nền tảng tri thức. Cường độ tri thức đo lường bằng tỷ lệ đóng góp vào GDP của các ngành công nghiệp tri thức và tỷ trọng của công nhân tri thức trong lực lượng lao động. Nền tảng tri thức đo lường bằng các chỉ số đánh giá về Hệ thống đổi mới sáng tạo, Phát triển nguồn nhân lực, Cơ sở hạ tầng ICT, Môi trường kinh doanh. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lao động trí óc với kiến thức chuyên môn và tư duy sáng tạo tăng lên nhanh chóng. Để thích nghi với xu hướng mới này trong thị trường lao động, yếu tố quan trọng là đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp ổn định thị trường lao động thông qua việc giảm khoảng cách tri thức giữa những người lao động. WBI đã triển khai chương trình “Tri thức cho phát triển” (Knowledge for Development – K4D). WBI định nghĩa nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó việc sử dụng hiệu quả tri thức là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tri thức được tiếp nhận, tạo ra, phổ biến và sử dụng có hiệu quả để thúc đẩy kinh tế phát triển. Bốn trụ cột trong khung phân tích của WBI bao gồm: Một là Cơ chế kinh tế và thể chế; Hai là Giáo dục và đào tạo; Ba là Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông; Bốn là Hệ thống đổi mới sáng tạo (WB, 2007). Tại Hội nghị thường niên lần thứ 39 vào năm 2006 của ADB, một hội thảo về kinh tế tri thức đã được tổ chức. Thông điệp từ các diễn giả chỉ ra rằng những quốc gia đang phát triển mà không có sự chuyển đổi hiệu quả đến kinh tế tri thức sẽ càng tụt hậu so với các quốc gia tiên tiến, làm gia tăng thêm khoảng cách giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Để thành công trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh và toàn cầu hóa ngày nay, các quốc gia phải có cơ sở hạ tầng ICT tiên tiến, một lực lượng lao động có trình độ cao, những chương trình nghiên cứu và đổi mới một cách năng động và môi trường thể chế, pháp luật hỗ trợ hiệu quả. Tổng kết hội thảo, ADB
- 4 phát hành tài liệu “Tiến đến kinh tế tri thức: Kinh nghiệm của Châu Á” (Moving Toward Knowledge-Based Economies: Asian Experiences), trong đó xem xét và tổng kết sáng kiến của các quốc gia trong việc tiếp cận và thúc đẩy kinh tế tri thức tại Châu Á. Tài liệu “Cách tân Châu Á: thúc đẩy kinh tế tri thức” (Innovative Asia: advancing the knowledge-based economy) được ADB phát hành năm 2014 khuyến nghị rằng để thúc đẩy kinh tế tri thức, cần giảm sự tụt hậu và khoảng cách giữa các nền kinh tế bằng cách thực hiện: - Về đầu tư: Tăng cường R&D và đổi mới; Mở rộng cơ sở hạ tầng tri thức; Tăng cường hơn nữa nền tảng giáo dục và đào tạo. - Về chính sách: Cung cấp động lực kinh tế cho tri thức; Tạo điều kiện cho sự đổi mới phát triển mạnh mẽ; Giới thiệu những hệ thống giáo dục linh hoạt; Thúc đẩy cơ chế thị trường cho ICT. Như vậy, trên cơ sở phân tích và nghiên cứu về kinh tế tri thức, các tổ chức quốc tế đều thiết lập khung phân tích tương tự như nhau trong việc đo lường mức độ phát triển của một quốc gia hướng đến nền kinh tế tri thức, có thể tóm tắt trong bốn khía cạnh chính sau đây: Một là phát triển nguồn nhân lực; Hai là ICT; Ba là hệ thống đổi mới sáng tạo; Bốn là môi trường kinh doanh. Ở một nền kinh tế tri thức, vốn con người cũng như nguồn nhân lực có chất lượng cao là nền tảng. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong việc hình thành và phát triển của kinh tế tri thức. Tại Việt Nam, nghiên cứu về nguồn nhân lực đã được đưa giáo trình giảng dạy trình độ đại học (Quản trị nguồn nhân lực, Kinh tế nguồn nhân lực,…). Trong đó, những nội dung về quản trị nguồn nhân lực đề cập đến nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp; nội dung về kinh tế nguồn nhân lực đề cập đến nguồn nhân lực của quốc gia, nền kinh tế. Như vậy, nghiên cứu về kinh tế nguồn nhân lực là phù hợp nhất trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và kinh tế tri thức. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực xuất bản năm 2012 của Trường Đại học Kinh tế Quốc
- 5 dân được sử dụng làm tài liệu tham khảo chính cho nội dung nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của luận văn này. Đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung và tại TPHCM nói riêng, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo từ chủ trương của Đảng bộ TPHCM, từ các chính sách của chính quyền thành phố về phát triển nguồn nhân lực và từ các bài báo khoa học, luận văn thạc sỹ đã được thực hiện trong thời gian gần đây như: “Quy hoạch phát triển nhân lực TPHCM giai đoạn 2011-2020” của UBND TPHCM (2012) đưa ra những quan điểm, mục tiêu, đồng thời phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong vấn đề phát triển nhân lực TPHCM. Đây là những luận cứ quan trọng để tác giả phân tích và xây dựng các nhóm giải pháp phù hợp với chủ trương của Đảng và chính sách của chính quyền thành phố, có như vậy mới đảm bảo tính khả thi của các giải pháp đề ra. “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, một trong sáu chương trình đột phá của Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tiếp tục là một trong bảy chương trình đột phá của Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, phân tích kết quả thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TPHCM giai đoạn 2011-2015, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho giai đoạn 2015-2020. Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định, sẽ là tiền đề cho những bước đột phá trong phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của thành phố. Do đó, những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là những vấn đề cốt lõi trong việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nói chung, cũng như nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức nói riêng. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thanh Hương (2013) đề tài “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ này đến năm 2009”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển nguồn nhân lực về quy mô, cơ cấu, chất lượng, giáo dục – đào tạo; phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm
- 6 trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nêu lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực ở TPHCM, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TPHCM gồm có: Gắn đào tạo với sử dụng, thu hút người tài... nhằm phát triển nguồn nhân lực của thành phố đảm bảo về số lượng, chất lượng, hướng tới một cơ cấu nhân lực hợp lý; gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao; cải thiện trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nhận thức của nhân lực, trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Công Danh (2012) đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2020”. Kết quả nghiên cứu đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn TPHCM trên cả mặt chất và lượng, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế đồng thời đưa ra được nguyên nhân của những vấn đề, từ đó tấc giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực TPHCM gồm có: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực nhằm hai mục tiêu là nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và giải quyết việc làm; Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các ngành công nghiệp mũi nhọn; Điều chỉnh, bổ sung chính sách và pháp luật nhằm tạo động lực, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố. Hai luận văn trên tuy nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực tại TPHCM là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo rất lớn đối với những nghiên cứu tương tự về vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại TPHCM. Các bài báo khoa học “Những đột phá của Đà Nẵng về thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tái cơ cấu kinh tế” của Lê Hữu Ái và Nguyễn Phước Phúc (2012); “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội” của Trần Thị Hồng Việt (2012) cung cấp những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cao trong việc đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của TPHCM.
- 7 Đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực gắn với kinh tế tri thức, có thể kể đến những nghiên cứu sau: Sách “Kinh tế tri thức Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam” của Đặng Hữu (2004) tổng hợp cơ sở lý luận, đặc trưng của kinh tế tri thức. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số nước đã đi vào kinh tế tri thức, tác giả nhận định kinh tế tri thức là cơ hội lớn để Việt Nam rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua những giải pháp cụ thể đó là: Đổi mới doanh nghiệp; Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; Phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; Đổi mới cơ chế và chính sách. Trong đó, đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đòi hỏi nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài nhằm tạo nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế tri thức. Luận án tiến sỹ của Lê Thị Hồng Điệp (2009) đề tài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam” kết luận rằng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một điều kiện cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình từng bước tiếp cận và hình thành nền kinh tế tri thức của Việt Nam và cần được thực hiện cần được thực hiện toàn diện ở ba nội dung: gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tới để lực lượng này trở thành lực lượng đại chúng trong tổng lực lượng lao động; chuyển dịch cơ cấu nhân lực chất lượng cao theo hướng gia tăng lực lượng lao động chất lượng cao làm việc trong những ngành công nghiệp tri thức; hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu, đó là tố chất dân tộc, tố chất thích ứng và tố chất sáng tạo. Báo cáo của APEC (2000) nhận định, trong quá trình chuyển sang kinh tế tri thức, nhu cầu về lao động trí óc với kiến thức chuyên môn và tư duy sáng tạo tăng lên nhanh chóng. Để thích nghi với xu hướng mới này trong thị trường lao động, yếu tố quan trọng là đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp ổn định thị trường lao động thông qua việc giảm khoảng cách tri thức giữa những người lao động.
- 8 Sajit (2014) thông qua việc nghiên cứu vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các nền kinh tế tri thức tại Đông Á, cho rằng đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các yếu tố chính góp phần cho việc định hình và chuyển đổi sang kinh tế tri thức được xác định là: chất lượng của hệ thống giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho thị trường lao động; quản lý hiệu quả trong việc chuyển giao tri thức giữa các công ty và các trường đại học. Như vậy, tổng hợp những công trình nghiên cứu trên, những vấn đề đã nghiên cứu về kinh tế tri thức, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực là những tài liệu tham khảo quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực gắn với kinh tế tri thức đã đề cập đến ở trên giúp định hướng cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức tại TPHCM, qua tìm hiểu của tác giả, trong thời gian gần đây, chưa được thực hiện, hoặc nếu có, đã được thực hiện cách nay khá lâu và đã lỗi thời. Vì vậy, đề tài “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2025” là nghiên cứu mới và phù hợp với định hướng phát triển của địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM. b. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại TPHCM. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2009-2014; nghiên cứu giải pháp cho giai đoạn 2015-2025. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp luận
- 9 Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin: - Phương pháp biện chứng duy vật: khi xem xét các đối tượng nghiên cứu, phải trên cơ sở xem xét mối liên hệ giữa chúng với nhau, sự tác động lẫn nhau trong một quá trình không ngừng phát triển. - Phương pháp lôgíc thống nhất với lịch sử: Trong quá trình nghiên cứu, cần đảm bảo tính logic thống nhất với lịch sử; đòi hỏi việc nghiên cứu vừa phải xem xét các đối tượng nghiên cứu trong các giai đoạn phát triển của chúng, vừa phải tìm ra cái chung chi phối sự phát triển đó. b. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả: mô tả các vấn đề trong nghiên cứu, cung cấp cái nhìn tổng quan về nội dung nghiên cứu. - Nghiên cứu lịch sử: nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM và xác định nguyên nhân. - Nghiên cứu tương quan: đúc kết kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức để tham khảo khi xây dựng các nhóm giải pháp. - Nghiên cứu định tính: nghiên cứu trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và điều kiện tự nhiên cụ thể của TPHCM. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: xác định bản chất cốt lõi của các vấn đề nghiên cứu, đưa ra được những giải pháp khả thi tác động trực tiếp vào những vấn đề này nhằm thực hiện hóa mục tiêu nghiên cứu đặt ra. - Nguồn số liệu: để phân tích thực trạng, đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê Việt Nam, Cục thống kê TPHCM, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, các báo cáo tình hình kinh tế – xã hội hàng năm của UBND TPHCM; để so sánh, xây dựng thang đo các chỉ số, đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ WB, ADB, ILO; đề tài không sử dụng dữ liệu sơ cấp.
- 10 - Phương pháp thực hiện: hệ thống, tổng hợp cơ sở lý luận; thống kê – mô tả, so sánh, phân tích dữ liệu. - Công cụ phân tích, xử lý dữ liệu: số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và thực hiện phân tích thông qua bảng biểu, đồ thị. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức. - Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM. - Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2015-2025.
- 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC 1.1. KINH TẾ TRI THỨC 1.1.1. Khái niệm kinh tế tri thức Thuật ngữ kinh tế tri thức (knowledge economy) được đề cập đầu tiên bởi Fritz Machlup và Peter Drucker vào đầu những năm 1960, dựa trên những nghiên cứu về đóng góp và vai trò của tri thức trong nền kinh tế. Từ đó, thuật ngữ kinh tế tri thức ngày càng được chấp nhận rộng rãi và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Nhiều nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân đã được thực hiện nhằm tìm hiểu và giải thích cơ chế của nền kinh tế này. Tùy theo cách thức tiếp cận mà có nhiều định nghĩa cho khái niệm này. Để làm rõ nghĩa cho thuật ngữ kinh tế tri thức, có thể tiếp cận từ khái niệm của hai thuật ngữ kinh tế và tri thức. Kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia. Các hoạt động kinh tế thường được chia ra và đánh giá theo ba ngành kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Một hệ thống kinh tế là một tập hợp các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi phối các hoạt động kinh tế. Các hệ thống kinh tế thường được nói đến gồm kinh tế truyền thống, kinh tế kế hoạch, kinh tế thị trường, và kinh tế hỗn hợp. Tri thức là những hiểu biết và các kỹ năng mà con người tiếp nhận thông qua nhận thức, kinh nghiệm, quan sát và học tập. Tri thức được phân loại thành tri thức hiện (explicit knowledge) – tri thức ẩn (tacit knowledge), tri thức chủ quan – tri thức khách quan, tri thức biết – tri thức hành động; hoặc tri thức về sự vật, hiện tượng, tri thức về thế giới, xã hội, con người, tri thức về ai, khi nào, ở đâu, tri thức về kỹ năng và thực tiễn… Tri thức, không như các nguồn lực kinh tế khác, thường được xem là hàng hóa công. Công dụng của tri thức tăng lên theo quy mô trong hoạt động sản xuất, cho thấy đặc trưng và lợi thế của nó so với các nguồn lực khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 831 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn